Qua cuộc đó cũng "lộ" ra cái tầm của DN Việt
Không ít ông chém rầm rầm nhớn này nhớn nó, dưng khi CP xác định ông nhớn để họp thì ếc được cp coi là nhớn (xét trong lĩnh vực mời hôm đó nhé)
Chém cũng vượt tầm
Hay quá! Cá nhân Thỏ nghĩ cái " Tầm " ở đây phải là Hoạch định chứ không đơn thuần chỉ là tài chính ( vì thực ra cũng toàn đi vay cả, điều này thì sinh viên năm 1 Kinh tế cũng học
)
Sự thừa mứa của nền sản xuất hiện đại thế giời phải là tiền đề để tư duy hoàn toàn khác đi so với trước đây: thay vì tự hỏi nên làm gì, thì bây giờ, câu hỏi nên đặt ra là không nên làm những gì?!
Thỏ xin đơn cử những gì mà thiển ý Thỏ nom thấy để minh chứng (chém gió cho oách chứ giờ được làm quan chức chắc Thỏ chén kinh hơn anh Thọ, anh Hoàng... thề
)
Chắc các bác đều nhớ hộp cao Sao Vàng thần thánh hoặc cái võng Duy Lợi và gần đây nhất là Phở Thìn? Thỏ đảm bảo chả ai trong chúng ta có thể không có thời gian để lậm các khẩu hiệu về lòng tự hào dân tộc chứa đựng trong các sản phẩm này (vì còn mải thời gian tiêu thụ chúng?) nhưng đó đều là những thứ, những cái tên đã có đời sống riêng hàng chục năm trong sinh hoạt của bất kỳ người Việt nào, cũng như khiến quốc tế thích thú vì sự tiện lợi và chất lượng không thua thằng nào.
Tất nhiên là sức chú ý dành cho các tập đoàn ngàn tỷ với mộng lớn sản xuất ô tô, điện thoại, hàng không vẫn sẽ chiếm đa số và nền kinh tế hầu như đặt niềm tin cả vào những người khổng lồ như vậy. Nhân lực, tiền bạc lẫn khả năng huy động vốn của họ đều vượt trội chứ, kinh khủng lắm chứ.
Nhưng, những người len lỏi vào ngách nhu cầu của thị trường có sức mạnh riêng của họ: Một công ty bất động sản hay ô tô lớn hay là một hãng hàng không rất dễ phá sản nếu bị ném vào guồng quay cạnh tranh rất khốc liệt hiện tại (nơi mà thị trường các công ty bất động sản, hãng hàng không tài chính mọc như nấm), nhưng những thương hiệu kiểu cao Sao Vàng, võng xếp và phở Thìn thì rất khó chết đấy vì chúng đã bám rễ được vào đời sống mà nói thẳng, dù có vẻ chói chát, là các công ty, tập đoàn lớn hoàn toàn không dễ để tìm ra " công thức" để tồn tại lâu, bền như vậy và chưa chắc các cty, tập đoàn khủng kia muốn đầu tư vào cao, phở, võng đã được như vậy.
Va như vậy, đầu tiên nhìn rộng ra với tư cách một phần của nền kinh tế quốc gia, những thương hiệu sản xuất “ngách” thường tránh được một cuộc khủng hoảng thừa: có những mặt hàng thế giới đã sản xuất quá nhiều rồi, với lịch sử hàng trăm năm và cạnh tranh kiểu tay mới có thể dẫn đến lãng phí các nguồn lực.
Và nếu cần một sản phẩm để “bày tỏ” căn tính Việt Nam thì có lẽ chúng ta nên nhìn sâu vào bên trong, hơn là bên ngoài.
Điện thoại, ô tô, hay những căn biệt thự, khu resort, sân bay là những ngành sản xuất mà cả thế giới đang cật lực chạy đua cùng những tiêu chuẩn của nó được đặt ra đã hàng chục năm, với một lịch sử và nền tảng không dễ gì cạnh tranh. Quan trọng hơn, nó không nói về căn tính của chúng ta, nếu cần phải tìm những biểu tượng quốc gia.
Tất nhiên, điều này không có nghĩa là Thỏ cho răngf chỉ nên bán phở và làm võng mà không nghiên cứu hướng đến những sản phẩm có tính công nghệ cao hơn. Nhưng, những sản phẩm nhỏ bé đã sống hàng chục năm trong sinh hoạt của chúng ta cũng có thể mang đến những bài học: tập hợp rất nhiều những ý tưởng nhỏ đi vào ngách của thị trường có thể tạo ra một nền kinh tế lành mạnh, tập trung, và quan trọng hơn nữa, nếu chúng ta cần một điều-gì-đó thật “Việt Nam”, với tư cách một tính từ, thì thành công của cao Sao Vàng hay võng xếp, phở Thìn có thể là những dẫn chứng cực kỳ sống động. Cái Tầm là ở chỗ này!
Thôi Thỏ lại ngồi xin nghe ý kiến khác