[Funland] Tại sao VN không nhập nhiều xăng dầu từ Nga?

datbq

Xe tải
Biển số
OF-206699
Ngày cấp bằng
19/8/13
Số km
453
Động cơ
321,772 Mã lực
VN có hệ thống ngân hàng kết nối trực tiếp với hệ thống ngân hàng của Nga (Mir) & Trung, không thông qua hệ thống tài chính của Mỹ, nên Mỹ không ngăn được giao dịch Việt-Nga đâu. Việt cũng có FTA với khối kinh tế Á-Âu của Nga & đồng minh luôn. Vấn đề chính là Việt nằm ngay cạnh công xưởng thế giới, & xa vùng phía Tây (vùng phát triển) của Nga, nên nhu cầu giao thương ít (logistic từ Trung & Ấn lợi hơn, & cần hàng thì mua trực tiếp từ Trung chứ chạy sang Nga làm gì cho xa). Các mặt hàng tiềm năng Việt có thể mua từ Nga (năng lượng, phân bón, lương thực cho chế biến thức ăn chăn nuôi) thì đi mua của Indo, Ấn, Úc, Malay, Trung Đông gần hơn.
Thực tế là Việt vẫn làm ăn với Nga bình thường, chỉ là doanh số ít quá nên không ai quan tâm (chẳng bằng số lẻ so với TQ, EU, Nhật, Hàn, ASEAN).
Ngân hàng liên doanh Việt Nga (VRB) bên Việt do BIDV đại diện đã thanh toán trực tiếp đồng Rup với đối tác Nga lâu rồi
 

congchi

Xe điện
Biển số
OF-538226
Ngày cấp bằng
23/10/17
Số km
2,580
Động cơ
211,904 Mã lực
Cụ xem tàu chở dầu thành phẩm của VN có bao nhiêu con, cỡ bao nhiêu vạn? 1 cái bồn đúng là 20k, nhưng một ngày tiêu thụ bao nhiêu? Có phải lúc nào cũng trống? Các tàu MR toàn đi chở thuê hay làm tàu trung chuyển thôi.
Cụ nói vậy chứng tỏ chả biết gì về kho vận xăng dầu của VN rồi.
 

Embebandiem

Xe tăng
Biển số
OF-578472
Ngày cấp bằng
10/7/18
Số km
1,418
Động cơ
148,856 Mã lực
Tuổi
53
Dầu Thô (Crude Oil), phải qua nhà máy lọc dầu để thành xăng và các chế phẩm khác.
Ở VN, có 2 nhà máy lọc dầu:
1. Dung Quất, sử dụng 2 loại WTI (Mỹ); Bonny Light (Nigeria); và dầu từ mỏ Bạch Hổ
2. Nghi Sơn, chỉ sử dụng dầu thô nhập từ Kuwait

Nếu so với Ấn Độ, thì nhu cầu lọc dầu nội địa của VN rất nhỏ
Năng lực lọc dầu của Ấn (5tr thùng/ngày), còn Vietnam (150,000 thùng/ngày)

Như vậy, có thể thấy:
1. Nếu VN nhập xăng từ Nga, thì qua các hàng rào thuế, giá bán ra cũng ko khác hiện hành.
2. Nếu nhập dầu thô, thì nhà máy Nghi Sơn ko dùng, còn Dung Quất ko dùng loại dầu của Nga (Urals). Như vậy VN nếu nhập thô từ Nga để tận dụng giá rẻ, thì sau phải bán qua các nhà máy lọc dầu khác chứ nội địa ko dùng đc. Mà VN thì ko có kinh nghiệm trong vđề Oil Trading này, hơn nữa VN đang bình thường hóa quan hệ với Mỹ, EU tự dưng lại thành bia đỡ đạn

3. Các mỏ dầu ở VN, đều có cổ phần của cty dầu khí nc ngoài, do vậy, nhà máy lọc dầu nội địa, muốn đặt dầu thô, phải đấu thầu. Các liên doanh dầu khí sẽ ưu tiên các đơn đặt hàng giá cao hơn, do vậy đôi khi có nghịch lí là nhập khẩu từ các Oil Traders sẽ rẻ hơn đấu thầu từ các liên doanh dầu nội địa.

Vầy mới thấy, nguồn tài nguyên quốc gia, mà ko làm chủ đc như Nga, thì giá cả nội địa sẽ biến động rất nhiều. Mà muốn làm chủ đc thì cần rất nhiều chất xám. Nhiều cụ trên này hay chửi đổng chuyện "đào, múc, xúc, bán" nhưng đó là chuyện của công nghệ đào tài nguyên dùng tay, đãi vàng bằng rổ. Còn khai khoáng chuyên nghiệp thì nó và công nghệ đi đôi với nhau
 

Ếch

Xe tăng
Biển số
OF-84459
Ngày cấp bằng
7/2/11
Số km
1,391
Động cơ
-15,135 Mã lực
Cụ nói vậy chứng tỏ chả biết gì về kho vận xăng dầu của VN rồi.
Khả năng cụ ý là Captain nên chỉ tính về tàu thôi, nhưng level Master Mariner thì nên thông thuộc thêm kiến thức về thương mại hàng hải nữa.

Kể cả trước cuộc chiến Nga-Ukr thì VN cũng mua rất ít hàng Nga. Các đầu mối nhập khẩu ở VN bây giờ, tư nhân vốn 100% đầy ra, nếu bài toán kinh tế hiệu quả thì họ mua ngay, chả cần chờ nhà nước chỉ đạo. Kích cỡ kho bồn, cầu cảng, đội tàu chỉ là một yếu tố. Một ví dụ: VN đã có lịch sử mua dầu thành phẩm từ Kuwait cách đây đến cả 20 năm và kéo dài tầm 15 năm. Sử dụng tàu 100k tấn vận chuyển về từ Kuwait về VN, rồi chuyển tải (sang mạn tại khu neo, không cần cầu cảng) sang các tàu nhỏ hơn (3-4k đến 30-40k tấn) đưa về các cảng đầu mối. Trong khi khoảng cách từ Kuwait về VN dài gấp đôi từ Nakhodka. Vụ này dừng lại khi VN bỏ dùng xăng dầu có hàm lượng lưu huỳnh cao và nguồn cung từ Kuwait ko đáp ứng đủ nhu cầu đơn hàng (dầu thô vùng vịnh là dầu chua, hàm lượng lưu huỳnh cao, lọc sâu để ra hàng có phẩm cấp cao sẽ vướng công nghệ, tốn kém... tựu chung cũng qui về tiền cả).

Mua hàng Nga vướng 1 số yếu tố:
- Giá: giá gốc hàng Nga không đắt, nhưng ưu đãi thuế rất hạn chế do các hiệp định thương mại nếu so với các đối tác trong khu vực, nên lại thành cao hơn (tiền).
- Tiêu chuẩn kỹ thuật: thời bao cấp ta dùng toàn hàng LX nên tiêu chuẩn chả vấn đề gì. LX đổ, ta hội nhập và dần phải theo các tiêu chuẩn quốc tế, ISO, Euro, bla bla, trong khi Nga vẫn chơi 1 mình 1 kiểu nên tiêu chuẩn dần vênh nhau. Thêm nữa xăng dầu lọc ra theo nguồn dầu thô đầu vào và công nghệ của nhà máy, thay đổi để có đầu ra khác nhau là rất tốn kém, có khi ko hiệu quả (lại tiền).
- Sự an toàn nguồn cung (an ninh năng lượng): Nga giờ thế yếu hơn LX nhiều, nhạy cảm và dễ tổn thương trong các mối quan hệ quốc tế. Phụ thuộc (kể cả 1 phần) vào Nga là có nguy cơ khá mệt, tầm VN chưa theo được, phải đủ hùng mạnh và có những ưu thế nắm được 1 góc bàn cờ thế giới (kiểu Ấn độ, China), hoặc dạng chí phèo sắp chết, thì mới nên đánh đu. Đơn giản khi vụ Ukr xảy ra, nếu VN có một tỷ lệ đáng kể nguồn cung phụ thuộc vào các hợp đồng dài hạn mua xăng dầu từ Nga, thì:
1. Mua tiếp từ Nga: khả năng rất cao sẽ bị ăn đòn trừng phạt, mà món này ta ăn đủ rồi, mệt nhắm.
2. Bỏ, đi mua chỗ khác: chết với bọn con buôn hút máu, nó ép giá cho thọt hột lên cổ. Mà không mua thì cấp trên phang chết, rút phép thông công ngay.
Chung qui là lại chết tiền.

Túm lại em toàn nói về tiền, tiền, tiền. Dưng ko có tiền thì Kilo, Gepard nó ko tự bơi đến, SU, Bastion-P, T-90S ko tự nhiên chui vào kho; các bãi đá ngầm ngoài khơi không tự bồi đắp thành đảo nổi, thành sân bay; đội tàu CS biển, kiểm ngư đi đâm va chết thôi ngoài kia không phải do thần đèn búng tay mà thành, rồi còn bao nhiêu cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội... Tầm của em không dám bàn về thu/chi ngân sách, thuế cao/thấp, tham nhũng vặt/ko vặt... mấy việc vĩ mô đó các cụ mợ đang bàn và chỉ đạo sáng suốt trên OF rồi. Chỉ múa may mấy ý chủ quan theo mạch của thớt thôi ạ.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top