Thưa với cụ là kô phải nước nào cũng cho max 200km/h, chắc chỉ có bọn Đức. Vấn đề ko phải hạ tầng mà là ý thức, mà trên nữa là ý thức của xxx. Các chú ý chỉ muốn vịn quá tốc cho nó dễ ăn, còn dưới tốc thì khó ăn hơn, khó có bằng chứng hơn. Ví dụ ai bắt em : 50 cây chuối, em cãi: xe trước cũng 50 thì em chạy vào mắt à, lằng nhằng thế nên xxx kệ. Cần phải có nhiều ảnh, nhiều clip để chứng minh được 1 anh ko chịu nhường đường, đi chậm và bám trái mặc dầu đường thoáng, còn quá tốc ư ?.. chỉ cần cái ảnh là xong.
Em đảm báo một khi xxx bắt lỗi bám trái chạy chậm, chỉ vài tháng sau là đỡ hẳn xe lờ đờ bám trái vì tin lành đồn xa, tin dữ đồn xa, các tài xế kiểu gì cũng rỉ tai nhau mà đi đúng.
Không hẳn vì cái
ý thức bám trái của các ông rùa bò, các bác ạ.
Vì có lẽ Việt Nam là nước duy nhất trên địa cầu phân làn theo loại phương tiện mà không theo Tốc độ.
Ví dụ thì đầy, Đường 5 Hà Nội đi Hải Phòng, đoạn gần Hà Nội chẳng hạn.
Cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ còn chó má hơn: Làn phải chỉ cho 60-80, làn trái 80-100.
Thói quen (hoặc ý thức) của các nhà nàm nuật là: Bên trái dành cho ô tô.
Thế nên mới có một số ông (có thể theo order của XXX), cứ bám bên trái, cứ đi 45-50 / 80kmh thôi.
Bác nào vượt phải thì cứ việc, sẽ có Cán bộ tiếp dân, ngay và luôn.
Còn bác học bọn tây: Nó ghi rất rõ - đào tạo rất rõ: Làn bên trái để vượt. Hết.
Chừng nào vượt xong, đi ngay về làn bên phải.
Ông thầy dậy tôi có câu rất hay : Mày lang thang bên trái làm giề. Về ngay.
Ông nào lang thang bên trái, nó vồ được, nó phạt ngay tắp lự, tội cản trở giao thông.
Còn nếu ông nào chỉ lang thang ở đấy thôi mà chưa cản trở ai cả, nó cũng gửi 1 Thông báo nhắc nhở.
Tất nhiên, 2 làn của nó tốc độ như nhau, nên ông nào vượt xong cũng về bên phải hết mà không cần giảm tốc như trên đường Pháp Vân.
Ông anh tôi bị 1 lần: Đi 100 trên Pháp Vân, bên trái. 1 ông đòi vượt, ông ấy về phải nhường rồi quay lại ngay.
XXX vẫy cả hai ông lại, tội Quá tốc độ.
Với ông anh tôi là chạy 100/80 trên làn bên phải.
Thế đấy. XXX thay vì hỗ trợ giao thông thì chỉ nhăm nhăm nghĩ ra những cái bẫy để rình rập.