[Funland] Tại sao trang trí đền chùa bằng chữ nho

jake90

Xe điện
Biển số
OF-17310
Ngày cấp bằng
13/6/08
Số km
2,269
Động cơ
527,326 Mã lực
Nơi ở
Hà Lội phố
Phật giáo VN ảnh hưởng bởi Phật giáo Trung Quốc từ xa xưa cụ ạ, ví dụ như là các chùa ở VN chủ yếu theo bên Bắc Tông (Thiền tông, tịnh độ, mật tông...), còn nếu theo Phật giáo nguyên thủy từ thời Đức Phật là Nam tông như mấy nước Lào, Thái, Cam ạ
 

autobahn-hanoi

Xe tăng
Biển số
OF-62019
Ngày cấp bằng
16/4/10
Số km
1,939
Động cơ
469,024 Mã lực
Nơi ở
Ngã 3 đường
các cụ còn chả tức bằng em, hôm rồi theo ông ngoại về đóng tiền họ khánh thành nhà thờ ở Ninh Bình, mới xây xong, to uỳnh, miẹ toàn ghi chữ nho, em đọc chả hiểu gì, em hỏi sao lại ghi chữ nho, vì đâu phải tiếng Việt, họ bảo là văn tự cổ ghi tiếng nho nên giờ vẫn ghi thế....
 

HAILINHDUY

Xe điện
Biển số
OF-382091
Ngày cấp bằng
10/9/15
Số km
2,609
Động cơ
264,230 Mã lực
Theo ý kiến của em thì đình chùa, miếu mạo... cũ được xây dựng từ trước khi chữ quốc ngữ ra đời.
Các đình chùa xây mới sau này, đều lấy theo mẫu cũ nên vậy thôi ạ!
Tuyền thờ các cụ ngày xưa nên phải viết chữ Nho chứ viết la tinh như bây giờ các cụ đọc sao nổi.
Để ta đọc còn hiểu, từ xưa đã làm gì có chữ quốc ngữ ở VN
Em có cùng ý kiến với các cụ! :-bd


 

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
19,026
Động cơ
551,118 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
Có một cái trắc trở cho văn hóa nước mình, là lịch sử mấy nghìn năm cha ông các cụ chúng mình đã sống, chiến đấu, lao động và học tập theo tấm gương bác Khâu vĩ đại. Tài sản đến bây giờ còn lại không được bao nhiêu, mà trong đó mặt tốt đẹp cũng nhiều mà mặt ********* cũng lắm.

Tuy nhiên, chữ nghĩa và đạo lý thì là những giá trị tốt đẹp đáng gìn giữ. Đình chùa miếu mạo nếu là trùng tu sửa chữa rất nên giữ nguyên bài trí thời các cụ, chữ Do là một phần vốn quý ấy cần bảo trì gìn giữ. Dù con cháu không đọc được, cũng sẽ tìm được cách đẻ mà hiểu, từ bấy có cái mà biết về cha ông các cụ ngày xưa.

Còn nếu là xây dựng mới, thì nên dùng những tích mới chuyện mới, sử dụng chữ cuốc ngữ cho phù hợp hoàn cảnh mới. Ví dụ như làng nào đất chật người đông, lại bỏ bê nghề mần ruộng kéo nhau đi Hàn cuốc Đài cuốc Mai lai cuốc làm thuê, hoặc như lang thang Đồng Xuân Bắc Qua cầu Mai Động cầu Trung Tự dặt dẹo cù bơ cù bất thì cũng nên xây dựng lại Đình làng cho hợp phong thủy đời nay, vừa gìn giữ cái văn hóa hương thôn cho con cháu nhớ ề quê hương bản quán, nhân thế hưởng ứng phong trào phát triển nông nghiệp sạch và cổ vũ việc sinh đẻ quế hoạch, sẽ làm mấy câu đối mà đặp vào cổng chào như dưới đây ví dụ:

Cổ động nông nghiệp sách thì : Giai tài oánh dậm ku đen bóng - Gái đảm mò cua bẹn xanh dêu

Hưởng ứng sinh đẻ quế hoạch thì: Giai khôn kén vợ đặt vòng - Gái đảm tìm chồng thắt ống dẫn bia

Chả hạn thế!

Oi! Lòng dạ Anh Trỏng m.ông mênh quá
Anh họi thế bố con lào thằng lào chọc đc?
Anh có thể thu gọn theo chuyên đề đc hông?
 

dexom

Xe trâu
Biển số
OF-63376
Ngày cấp bằng
5/5/10
Số km
31,361
Động cơ
1,000,399 Mã lực
Nơi ở
Thiên Đường
Chữ Nho là chữ của các cụ nhà mình nhé.
 

LeHoang_Tx

Xe điện
Biển số
OF-191996
Ngày cấp bằng
1/5/13
Số km
3,038
Động cơ
350,760 Mã lực
Nơi ở
NCT HN
Từ thời xưa xửa, người Việt chúng mình có tiếng nói riêng, việc có chữ viết riêng hay không thì không có chứng cứ xác đáng, đa số ý kiến nghiên cứu và các bằng cớ khảo cổ cho thấy ta không có chữ viết cho đến tận thời Bắc thuộc, giai đoạn này người Tàu đưa chữ Hán vào và người bên ta tiếp nhận, sử dụng như chữ viết chính thức.
Tuy nhiên, rất tài là ở chỗ người Việt bản địa vẫn gìn giữ và phát triển tiếng nói riêng của nước mình, ngay cả chữ Hán cũng được phát âm theo cách phát âm của người mình. Bởi thế, dân tộc Việt Nam đã không thể bị đồng hóa trước sự xâm lăng tưởng như không gì có thể chống cự từ phương Bắc trong suốt một nghìn năm chiếm đóng.
Và cũng từ việc duy trì được tiếng nói dân tộc, cha ông ta mới có thể đưa ra chữ Nôm, dùng ký tự Hán để ký âm tiếng ta. Mặc dù về kỹ thuật thì lôm côm nhưng nó là bằng chứng rằng tiếng ta là linh hồn của dân tộc ta, "tiếng Việt còn thì nước ta còn" là thế. Mới thấm câu hát "Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời".
Ví dụ của bác về chữ Thiên - Trời là chưa đầy đủ.
Thiên là phát âm Việt Nam chữ Tian của Hán, "Trời" là tiếng Việt của người Việt. "Thiên" tương đương với "Trời" chứ không phải đọc Thiên ra Trời. Trong các văn bản thời kỳ đầu tiên các giáo sĩ TCG xây dựng bộ chữ cái La tinh để ký âm tiếng Việt chứ không phải để ký âm chữ Hán. Ví dụ "Trời: ban đầu là Blời rời đến Lời rồi đến Trời , bây giờ ta hay nghe các cụ gọi là "Giời". Đó là quá trình chuyển hóa ký âm theo với sự phát triển của ngôn ngữ. Nhưng chữ Thiên từ thuở nó nhập cảnh Việt Nam đến giờ nó vẫn mang cái âm đó như từ nới sản xuất.
Em phải trích dẫn lại đầy đủ, không thiếu li lai nào của cụ!
Chỗ bôi đậm: Cụ nêu được và đúng từ "Blời" là là một ví dụ điển hình của quá trình biến đổi ngữ âm và ký xướng âm hình thành chữ Việt mẫu tự latin!
Cám ơn cụ nhiều (Mời rượu cụ mà OF chưa cho - Nợ vậy) >:D<.
 

Minh Râu 99

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-362179
Ngày cấp bằng
9/4/15
Số km
1,801
Động cơ
270,400 Mã lực
Nơi ở
Ha noi
Thế nó mới huyền bí và các ông thầy cúng không thất nghiệp cụ nhoé.
 

MiTa

Xe cút kít
Biển số
OF-30644
Ngày cấp bằng
5/3/09
Số km
16,529
Động cơ
678,653 Mã lực
Các chùa ngoài đảo giờ ko dám sd chữ đấy nữa rồi, viết chữ Việt bây giờ luôn cho bọn c.hó nó đỡ nhận vơ.
 

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
19,026
Động cơ
551,118 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
Em phải trích dẫn lại đầy đủ, không thiếu li lai nào của cụ!
Chỗ bôi đậm: Cụ nêu được và đúng từ "Blời" là là một ví dụ điển hình của quá trình biến đổi ngữ âm và ký xướng âm hình thành chữ Việt mẫu tự latin!
Cám ơn cụ nhiều (Mời rượu cụ mà OF chưa cho - Nợ vậy) >:D<.
Trong cuốn An Nam văn tập, có trích một đoạn Kinh Thánh do các giáo đoàn Bồ Đào Nha ghi tiếng ta bằng chữ La tinh: " Lạy Cha chúng con ở trên Lời, danh Cha cả sáng, cuốc Cha trị đến, ý Cha được nên...." . Trong khi đó tổ hợp bl được xác định thuộc về giai đoạn trước TK16, thuộc giai đoạn tiếng Việt có nhiều tổ hợp phụ âm đầu hiện rõ nguồn gốc Mường. Ví dụ như có cụ K'So Phước, âm K's về sau biến âm thành s, so trong so sánh.
Như vậy để thấy cha ông các cụ chúng mình đã "dốt" một cách tài tình khi vẫn duy trì tiếng nói Việt Nam từ cổ tới giờ như một sinh ngữ giàu sức sống trong khi vẫn thản nhiên oánh máy bằng chữ Hán. Ngay cách gọi chữ Hán là chữ Nho cũng là một câu chuyện đầy thú vị thể hiện sức sống của một nền văn hóa độc lập. Người Tàu sang ta tuyệt không giao liu bằng tiếng nói được mà chỉ có thể dùng bút đàm, đó không phải là đề kháng văn hóa hay sao?
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top