[Funland] Tại sao trang trí đền chùa bằng chữ nho

fordeverest2012

Xe điện
Biển số
OF-137063
Ngày cấp bằng
3/4/12
Số km
2,716
Động cơ
387,370 Mã lực
Cảm ơn cụ giúp thông tin. Để em ngâm cứu lại đoạn Đông Kinh Nghĩa Thục. Trước nay em vẫn ngờ rằng cái sự cắt ấy nó nằm ở đoạn hòa bình lập lại hoặc sau một tý. Em hình dung ra đoạn 9 năm nó cứ lẫn lộn giữa nhập khẩu ngôn ngữ nói từ phương Bắc qua đường chính trị và tẩy chay chữ Hán trong dân gian một cách đại trà mà không hiểu vì sao.
Về tiếng Việt, em nghĩ để tìm tiếng Việt được bảo tồn thì phải đi xuôi xuống phương Nam chứ nhỉ. Ngôn ngữ, dân ca của Nam bộ ít vay mượn "Hán-Việt" hơn, tiếng Việt của người Kinh ở Quảng đông thì thế nào hả cụ?
Cụ ngâm cứu thời kỳ ấy cũng hay lắm ợ. Thực ra, sau hiệp ước Thiên Tân (Pháp - Thanh) thì TQ buộc phải chấm dứt mọi ảnh hưởng tại VN thay bằng ảnh hưởng của Pháp. Phong trào "Tây hóa" bùng nổ đã được nhiều tác phẩm hiện thực phê phán ở thời kỳ này mô tả rất hài hước và thâm thúy như "Số Đỏ" của Vũ Trọng Phụng là một điển hình. Đông Kinh Nghĩa Thục ra đời trong hoàn cảnh ấy và ban đầu được TD Pháp hỗ trợ. Nhưng sau đó, Pháp phát hiện tổ chức này có ý đồ khơi gợi lòng yêu nước nên đã ra lệnh đóng cửa và đàn áp.
Người Kinh tại TQ chính là những người Việt bị kẹt lại TQ sau hiệp ước Pháp - Thanh. Họ nói tiếng Việt nhưng tiếng Việt của họ đã pha trộn nhiều với tiếng Hoa kèm với nhiều từ cổ của tiếng Việt. Về chữ viết, ngày nay họ sử dụng chữ Hán.
 

tuanta

Xe điện
Biển số
OF-9024
Ngày cấp bằng
29/8/07
Số km
2,209
Động cơ
549,065 Mã lực
Nó là sản phẩm của các phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục xưa nhằm cắt đứt mọi mối liên quan với TQ. Cái gì cũng cải cách hết, từ y phục cho đến ngôn ngữ. Sau rất nhiều lần cải cách thì thứ tiếng Việt ngày nay của ta khác xa hoàn toàn với tiếng Việt thời xưa. Không tin thì cụ cứ gặp những người Việt (người Kinh) sống bên TQ nghe họ nói chuyện thì biết :D
Cụ cho em xin nguồn của việc phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục có cải cách tiếng Việt nhiều lần với. Cảm ơn cụ.
 

newmanhn

Xe container
Biển số
OF-407677
Ngày cấp bằng
1/3/16
Số km
5,507
Động cơ
894,027 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
theo em là cho nó đỡ bị ném đá ạ

đáng lẽ hay như này
"Tể tướng giáng trần, chí tráng tâm hùng Xuân mãi mãi;
Anh hùng nhập thế, dân an quốc thái Phúc vô biên"


thế mà bị sửa thành như này

"Tể tướng THĂNG THIÊN, tráng chí hùng tâm Xuân dĩ tận;
丞相升天 壯志雄心春已盡

Anh hùng NHẬP THỔ, an dân hộ quốc Phúc vô can".
英雄入土 安民护國福無干

=)) =)) =))
https://xuandienhannom.blogspot.com/2016/08/tin-cuc-hot-cu-vu-khieu-tiet-lo-nguon.html
Vãi cụ, câu này đang treo ở đâu hả cụ? Chắc cụ bịa ra chứ mấy cái chữ hán nôm kia ngu thì cũng biết vào từ điển mà tra làm sao mà sai thế được.
 

xuân 2015

Xe điện
Biển số
OF-394738
Ngày cấp bằng
2/12/15
Số km
3,864
Động cơ
261,843 Mã lực
Nơi ở
chùa cót
Khởi nguồn của phật giáo cái lôi là ấn độ . Đường tăng đi thỉnh kinh đi qua Việt Nam! Truyền bá chút đỉnh và hồi đó dùng chữ nho , và làm theo các cụ dạy thì phải viết bằng chữ nho
Chữ nho có hòin có nghĩa chứ chữ quốc ngữ thì nói thế nào hiểu thế đó , lên ....
 

goldmonkey

Xe lăn
Biển số
OF-74355
Ngày cấp bằng
1/10/10
Số km
11,964
Động cơ
500,276 Mã lực
Tuyền thờ các cụ ngày xưa nên phải viết chữ Nho chứ viết la tinh như bây giờ các cụ đọc sao nổi.
 
Biển số
OF-382360
Ngày cấp bằng
12/9/15
Số km
516
Động cơ
246,180 Mã lực
Tuổi
34
Các câu đối, hoành phi đền chùa, đình, nhà thờ, lăng mộ đều bằng chữ nho. Em tìm lý do trên gg mà chưa thấy.
Có phải vì lý do lịch sử ảnh hưởng 1k năm Bắc thuộc hay vì thánh thần chỉ đọc được chữ nho hay là có lý do nào khác không ạ?
Nhờ các cụ khai sáng!
Cụ lên gg đọc lại nghìn năm bắc thuộc nhé.
 

Blue_Bird

Xe đạp
Biển số
OF-107612
Ngày cấp bằng
3/8/11
Số km
10
Động cơ
392,860 Mã lực
để chữ Hán còn thấy hay hay chứ đọc được thì vui lắm. :((
Thêm cái bia trấn ải nữa nhé cụ
Bia trấn ải (ảnh, dựng tháng 5.2013) bên cổng Đồn BP Pha Long ghi:
“Nguyên Thần Bổn Mệnh giữ núi non.
Nam Sơn bốn cõi tựa sách trời định.
Thiên thiên nhật nguyệt linh linh ứng.
Tuyệt tuyệt long phụng báo quốc an.
Bình nhất hà Việt Nam Quốc thổ”

Chia sẻ
(Tạm dịch nghĩa: Nguyên Thần được giao sứ mệnh giữ núi non. Núi nam bốn cõi đã quy định trong sách trời. Nghìn nghìn mặt trời, mặt trăng linh thiêng và ứng nghiệm (điều đó). (Có) rồng phượng tuyệt vời bảo vệ an nguy tổ quốc. Đất Việt Nam yên bình nhất là ở đây)
http://thanhnien.vn/thoi-su/chot-mau-pha-long-668016.html
 

xoe

Xe buýt
Biển số
OF-144719
Ngày cấp bằng
5/6/12
Số km
623
Động cơ
366,852 Mã lực
Đối với dân ngu: chữ càng khó hiểu càng uyên thâm, lý luận càng khó hiểu càng vĩ đại
 

tuanzs

Xe lăn
Biển số
OF-60474
Ngày cấp bằng
31/3/10
Số km
10,151
Động cơ
1,225,191 Mã lực
Nơi ở
Với vợ
Là thằng dân Việt nhưng đi chùa chiền thì em chịu chết chả biết họ treo cái gì, mù chữ nó khổ thế đấy.
Hình như thằng Tàu nó đọc được lõm bõm thì phải.
 

fordeverest2012

Xe điện
Biển số
OF-137063
Ngày cấp bằng
3/4/12
Số km
2,716
Động cơ
387,370 Mã lực
Cụ cho em xin nguồn của việc phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục có cải cách tiếng Việt nhiều lần với. Cảm ơn cụ.
Cụ không hiểu ý em rồi. Em không nói Đông Kinh Nghĩa Thục cải cách nhiều lần mà Tiếng Việt quốc ngữ đã trãi qua nhiều lần cải cách từ ngày nó ra đời cho đến nay (hiện vẫn đang nghiên cứu cải tiếp :D)
 

HuyArt

Xe cút kít
Biển số
OF-85656
Ngày cấp bằng
18/2/11
Số km
16,675
Động cơ
567,506 Mã lực
Em nghĩ, vấn đề ở nằm ở vế rất là ngược lại. Tại sao chúng ta lại bỏ chữ Hán sau bằng ấy năm sử dụng? Dù thành kiến, dù cảnh giác với tham vọng của người TQ nhưng học thêm một ngôn ngữ khác có thiệt gì không? Học ngôn ngữ giúp chúng ta chiến đấu, cạnh tranh với họ tốt hơn, và có thể bớt đi định kiến.

Em nghĩ chữ TQ bao gồm cả phồn thể và giản thế nên được tiếp tục đầu tư dạy và học không nhiều hơn tiếng Anh thì ít nhất cũng phải ngang bằng.
Chữ Hán cổ thì người TQ cũng chả đọc được, thế nên nó chỉ có giá trị học thuật, chả ứng dụng nhiều trong cuộc sống đâu
À quên, ra cổng đình chùa viết sớ thì kiếm cũng khá
 

langtuhn

Xe hơi
Biển số
OF-410355
Ngày cấp bằng
14/3/16
Số km
152
Động cơ
225,320 Mã lực
Tuổi
44
Theo thuyết rồng đẻ 9 con thì con đội bia hay cõng hạc là con Bí Hí, còn gọi là Bá Hạ chứ không phải con rùa. Con này cực khỏe, cõng được mọi thứ nên được phân công làm nhiệm vụ vinh quang đó, như đám đội bia ở Văn Miếu cũng là nó.
Trong số 9 con của rồng còn có mấy con nổi tiếng là Tì Hưu mà các mợ hay đeo, hoặc Toan Nghê mà ở đình chùa của ta thường gọi ngắn gọn là con Nghê.
Cụ có thể gg thêm về rồng đẻ 9 con để biết thêm chi tiết ạ.
Em lại được nghe 1 câu chuyện vui như sau:
Ngày xưa ở 1 khu rừng nọ có 1 chú hạc tự coi mình là thanh cao nên không thèm chơi với bất kỳ 1 con vật nào, chính vì vậy các con vật ko ưa nên đang rủ nhau sang khu rừng khác sinh sống ko thèm sống chung với hạc. Trong số loài vật đó có 1 chú rùa hiền lành và vì chậm chạp nên ko theo sang khu rừng khác cùng muôn thú được nên đành ở lại sống chung với hạc. Nhưng vì hạc tự cho mình thanh cao nên bắt rùa phải cõng hạc thì mới cho sống chung. Rùa không còn cách nào khác đành để hạc đứng trên lưng. Biểu tượng hạc và rùa tượng trưng cho sự thanh cao và trường tồn
 

dealer-ck

Xe điện
Biển số
OF-360108
Ngày cấp bằng
26/3/15
Số km
2,480
Động cơ
277,157 Mã lực
Thế bọn Tung của sang có đọc đc chữ trên đền chùa nhà mềnh ko các cụ nhể
 

Trung

Xe điện
Biển số
OF-8065
Ngày cấp bằng
15/8/07
Số km
3,307
Động cơ
563,508 Mã lực
Chữ Hán cổ thì người TQ cũng chả đọc được, thế nên nó chỉ có giá trị học thuật, chả ứng dụng nhiều trong cuộc sống đâu
À quên, ra cổng đình chùa viết sớ thì kiếm cũng khá
Dạ vâng, em theo lối nôm na, chỉ phân biệt phồn thể và giản thể. Dân Đài loan vẫn dùng phồn thể và nghe nói chữ phồn thể giờ không hiếm trên các biển hiệu ở Bắc kinh.

Các cụ ta ngày xưa học bằng "tam tự kinh" nghĩa là học thuộc lòng, sách dạy tiếng Trung bây giờ thì toàn sách của NXB ĐH Bắc kinh, dạy cho người TQ :).

Em quyết định nhập môn bằng cuốn dạy chữ TQ cho tây. Cuốn "Beginning Chinese Script". Cuốn này ít chữ thôi nhưng học cơ bản thấy rất hay.

Cảm giác ra bờ hồ lần dưới chân tháp Bút đọc được cái bia Thái Sơn Thạch Cảm Đương nó khoan khoái cực :)
 

Trung

Xe điện
Biển số
OF-8065
Ngày cấp bằng
15/8/07
Số km
3,307
Động cơ
563,508 Mã lực
Thế bọn Tung của sang có đọc đc chữ trên đền chùa nhà mềnh ko các cụ nhể
Bọn "biết đọc biết viết" thì không hiểu hết, và họ cũng chẳng quan tâm. Nhưng bọn "có học" thì không biết hết mọi nét, mọi từ nhưng đọc hiểu thì thoải mái.

Không ở đâu mà cái nghĩa của "biết đọc biết viết" nó lại nhiều cấp bậc khác nhau như người TQ.

Các cụ nhà mình ngày xưa cũng phân ra "biết dăm ba chữ" nó khác với "bụng một bồ".

Tiếng việt - chứ quốc ngữ bây giờ cũng nhiều cấp đọc hiểu khác nhau, nhưng không quá khác nhiều đểmà phân biệt thế.
 

Trung

Xe điện
Biển số
OF-8065
Ngày cấp bằng
15/8/07
Số km
3,307
Động cơ
563,508 Mã lực
Liên quan chứ cụ. Chữ Nôm là chữ Hán +phiên âm tiếng Việt tạo thành 1 thứ chữ có lẽ khó nhất của các nước phương Đông. Thế nên các triều đại vẫn xài chữ Hán cho việc văn tự. Mãi đến đời cụ Quang Trung mới đổi sang chữ Nôm rồi nhà Nguyễn lại quay trở lại chữ Hán.
Em diễn lại ý cụ cho dễ hiểu. Chữ Nôm và chữ Việt bây giờ đều là cố gắng viết (chép) lại tiếng Việt (ngôn ngữ nói) bằng các cách khác nhau.

Chữ nôm dùng các bộ chữ tượng hình kiểu Hán với một tổ hợp các quy tắc dịch nghĩa + phiên âm pha trộn với nhau và đã không đi được đến đích phổ cập vì "nôm na là cha mách qué".

Chữ Tiếng Việt bây giờ dùng chữ cái Latinh, cộng thêm sự linh động của chữ H và các dấu thanh. Cũng thăng trầm lắm, nhưng gặp thời nên thành công và là may mắn của em với các cụ bây giờ.

Các cụ để ý, chữ Hàn và đặc biệt là chữ Nhật hiện đại là sự pha trộn tuyệt vời của Hán+Latinh. Bản thân sự phát triển của ngôn ngữ và chữ viết thì khá tự nhiên nhưng để chúng phổ cập thì cần tương đối nhiều yếu tố. Kinh tế và Nhà nước là các yếu tố quan trọng nhất trong số đó.
 

atlas07

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-396343
Ngày cấp bằng
11/12/15
Số km
3,690
Động cơ
258,351 Mã lực
Tuổi
42
Theo thuyết rồng đẻ 9 con thì con đội bia hay cõng hạc là con Bí Hí, còn gọi là Bá Hạ chứ không phải con rùa. Con này cực khỏe, cõng được mọi thứ nên được phân công làm nhiệm vụ vinh quang đó, như đám đội bia ở Văn Miếu cũng là nó.
Trong số 9 con của rồng còn có mấy con nổi tiếng là Tì Hưu mà các mợ hay đeo, hoặc Toan Nghê mà ở đình chùa của ta thường gọi ngắn gọn là con Nghê.
Cụ có thể gg thêm về rồng đẻ 9 con để biết thêm chi tiết ạ.
con bá hạ đội bia chứ không đội hạc, con rùa đội hạc là tượng trưng yếu tố âm dương giao hòa và tượng trưng cho tình bạn thiêng liêng của con rùa và con hạc dùng thế mạnh của mình giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn
 

atlas07

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-396343
Ngày cấp bằng
11/12/15
Số km
3,690
Động cơ
258,351 Mã lực
Tuổi
42
Khởi nguồn của phật giáo cái lôi là ấn độ . Đường tăng đi thỉnh kinh đi qua Việt Nam! Truyền bá chút đỉnh và hồi đó dùng chữ nho , và làm theo các cụ dạy thì phải viết bằng chữ nho
Chữ nho có hòin có nghĩa chứ chữ quốc ngữ thì nói thế nào hiểu thế đó , lên ....
chắc là đường tăng có qua Việt nam và truyền cho cụ năng lực chém gió
 

fordeverest2012

Xe điện
Biển số
OF-137063
Ngày cấp bằng
3/4/12
Số km
2,716
Động cơ
387,370 Mã lực
Em diễn lại ý cụ cho dễ hiểu. Chữ Nôm và chữ Việt bây giờ đều là cố gắng viết (chép) lại tiếng Việt (ngôn ngữ nói) bằng các cách khác nhau.

Chữ nôm dùng các bộ chữ tượng hình kiểu Hán với một tổ hợp các quy tắc dịch nghĩa + phiên âm pha trộn với nhau và đã không đi được đến đích phổ cập vì "nôm na là cha mách qué".

Chữ Tiếng Việt bây giờ dùng chữ cái Latinh, cộng thêm sự linh động của chữ H và các dấu thanh. Cũng thăng trầm lắm, nhưng gặp thời nên thành công và là may mắn của em với các cụ bây giờ.

Các cụ để ý, chữ Hàn và đặc biệt là chữ Nhật hiện đại là sự pha trộn tuyệt vời của Hán+Latinh. Bản thân sự phát triển của ngôn ngữ và chữ viết thì khá tự nhiên nhưng để chúng phổ cập thì cần tương đối nhiều yếu tố. Kinh tế và Nhà nước là các yếu tố quan trọng nhất trong số đó.
Cụ chuẩn. Bởi tiền thân chữ quốc ngữ thực tế nó do các cha đạo truyền giáo "phiên âm" chữ Hán thành chữ latin kết hợp luôn việc diễn giải nên có rất nhiều chữ Hán đã bị "Việt" hóa như chữ "Thiên" thành "Trời", Thiên chúa thành chúa trời là vì thế, hoặc chữ "Nhân" qua sự diễn giải của các cha đạo thì thành "con" + "người" mà bỏ qua thực tế chữ "con" trong đạo Chúa đúng ra phải ứng với chữ "tử" của chữ Hán (Cha - Con - Thánh Thần). Còn nhiều và rất nhiều nên em không thể trình bày hết. Tóm lại, chữ quốc ngữ, qua sự phiên âm của các nhà truyền giáo đã làm phát sinh nhiều từ mới (new word) trong tiếng Việt. Sự phối hợp Hán - Việt đã tạo nên sự phong phú, đa dạng của tiếng Việt hiện nay.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top