[Funland] Tại sao trang trí đền chùa bằng chữ nho

Testuser

Xe tăng
Biển số
OF-295788
Ngày cấp bằng
18/10/13
Số km
1,171
Động cơ
319,851 Mã lực
Nhà cháu nghỉ rằng chẳng có cái gọi là "chữ Nho" nào hết và cái "Nho" ở đây cũng chẳng liên quan gì tới cái đạo Nho của cụ Khổng, cụ Mạnh.

Giống như các cụ mợ lang viết toa thuốc vậy, nhà cháu đọc chữ gà bới không ra thì gọi là "chữ BS", nhưng làm chó gì có chữ Bác Sĩ phõng các cụ mợ !

Hoặc là gặp phải cụ Kiều nào chém gió cứ mang tiếng bổn xứ mà phang làm nhà cháu tối tăm mặt mủi, đếu biết cụ ấy nói cái tiếng Tây, tiếng U gì. Nhưng gọi là tiếng Tây thế chứ chắc gì cụ Kiều ấy nói tiếng Français, còn tiếng U thì lại làm chó gì có tiếng U !!!

Nói tóm lại là dân đen thời đấy thấy các cụ mợ (các nhà Nho) biết đọc, biết viết, giỏi giang xuất chúng, xuất thủ hạ bút (viết chữ Hán hoặc Nôm) tựa rồng bay, phượng múa nên mới gọi cái chữ đấy là chữ (của nhà) Nho.

Cụ nào thông thái xem nhà cháu sai chổ nào thì xin chỉnh sửa, nhà cháu đội ơn.
 

Testuser

Xe tăng
Biển số
OF-295788
Ngày cấp bằng
18/10/13
Số km
1,171
Động cơ
319,851 Mã lực
Có chữ Nôm nhưng có tiếng (từ) Nôm ?
Có từ (tiếng) Hán-Việt nhưng có chữ Hán-Việt?
Tiếng Hán khác tiếng Hoa khác tiếng Trung khác chữ quốc ngữ ?
Nếu Vietlish là kiểu việt hóa tiếng Anh thì Việt ngữ có phải là kiểu việt hóa tiếng Hoa ?
 

Patriots

Xe cút kít
Biển số
OF-168448
Ngày cấp bằng
25/11/12
Số km
16,862
Động cơ
493,284 Mã lực
Các câu đối, hoành phi đền chùa, đình, nhà thờ, lăng mộ đều bằng chữ nho. Em tìm lý do trên gg mà chưa thấy.
Có phải vì lý do lịch sử ảnh hưởng 1k năm Bắc thuộc hay vì thánh thần chỉ đọc được chữ nho hay là có lý do nào khác không ạ?
Nhờ các cụ khai sáng!
Để ta đọc còn hiểu, từ xưa đã làm gì có chữ quốc ngữ ở VN
 

lighter

Xe tăng
Biển số
OF-402922
Ngày cấp bằng
27/1/16
Số km
1,291
Động cơ
239,796 Mã lực
Viết bằng chữ nho cho nó cổ :D
Các câu đối, hoành phi đền chùa, đình, nhà thờ, lăng mộ đều bằng chữ nho. Em tìm lý do trên gg mà chưa thấy.
Có phải vì lý do lịch sử ảnh hưởng 1k năm Bắc thuộc hay vì thánh thần chỉ đọc được chữ nho hay là có lý do nào khác không ạ?
Nhờ các cụ khai sáng!
 

vihali

Xe container
Biển số
OF-14218
Ngày cấp bằng
23/3/08
Số km
8,776
Động cơ
9,059 Mã lực
Dạ vâng, em theo lối nôm na, chỉ phân biệt phồn thể và giản thể. Dân Đài loan vẫn dùng phồn thể và nghe nói chữ phồn thể giờ không hiếm trên các biển hiệu ở Bắc kinh.

Các cụ ta ngày xưa học bằng "tam tự kinh" nghĩa là học thuộc lòng, sách dạy tiếng Trung bây giờ thì toàn sách của NXB ĐH Bắc kinh, dạy cho người TQ :).

Em quyết định nhập môn bằng cuốn dạy chữ TQ cho tây. Cuốn "Beginning Chinese Script". Cuốn này ít chữ thôi nhưng học cơ bản thấy rất hay.

Cảm giác ra bờ hồ lần dưới chân tháp Bút đọc được cái bia Thái Sơn Thạch Cảm Đương nó khoan khoái cực :)
Hai tuần nay, em tự học tiếng Trung qua youtube, app Chinese Skill, chỉ để giao tiếp chứ ko nhận mặt chữ.

Nói chung các chữ Hán chỉ đọc khác Hán Việt đôi chút còn nghĩa là như nhau nên ai có vốn Hán Việt phong phú thì học cũng dễ. Thói quen đọc sách hồi bé giúp khá nhiều.

Sent from my Redmi Note 3 using Tapatalk
 

trantungdang

Xe tăng
Biển số
OF-395556
Ngày cấp bằng
7/12/15
Số km
1,911
Động cơ
479,804 Mã lực
Nơi ở
Long Biên - Hà Nội
nô dịch về văn hóa và tư tưởng
Cụ hơi quá nhời rồi, theo em thì cũng không hẳn vậy đâu,nếu thực sự nô dịch về văn hóa tư tưởng thì đã bị đồng hóa rồi, văn hóa tư tưởng thì luôn có sự giao thoa,chắt lọc cái gì hợp với mình thì mình sử dụng thôi
 

tratida

Xe lăn
Biển số
OF-75669
Ngày cấp bằng
17/10/10
Số km
13,172
Động cơ
517,847 Mã lực
nouvo nói:
Vậy lý do làm "cho nó khó hiểu" là gì ạ? Em nghĩ cái gì cũng có lý do hết à :D
Kiểu nó phải vậy. Cụ đọc văn kiện Đại hội Xxx chưa? Nó cũng khó hiểu vậy thôi, toàn từ hán việt nghe có vẻ cao siêu mà thực ra chả có ý nghĩa cụ thể gì :))
 

vovin

Xe buýt
Biển số
OF-2389
Ngày cấp bằng
15/11/06
Số km
939
Động cơ
572,029 Mã lực
Giao thoa, chắt lọc là nói giảm, nói tránh thôi cụ ơi, chứ bản chất vẫn vậy mà. Văn hóa, kinh tế và đến cả chính trị cũng ảnh hưởng sâu rộng. Những đặc trưng riêng nhỏ lẻ chỉ mang tính địa phương thôi. Nhiều cụ lão thành như PBC, HCM, LD... đã cố mà ko thoát ra nổi, đặc biệt là văn hóa và tư tưởng đã ăn sâu thâm căn cố đế ồi :-??
 

trantungdang

Xe tăng
Biển số
OF-395556
Ngày cấp bằng
7/12/15
Số km
1,911
Động cơ
479,804 Mã lực
Nơi ở
Long Biên - Hà Nội
Em diễn lại ý cụ cho dễ hiểu. Chữ Nôm và chữ Việt bây giờ đều là cố gắng viết (chép) lại tiếng Việt (ngôn ngữ nói) bằng các cách khác nhau.

Chữ nôm dùng các bộ chữ tượng hình kiểu Hán với một tổ hợp các quy tắc dịch nghĩa + phiên âm pha trộn với nhau và đã không đi được đến đích phổ cập vì "nôm na là cha mách qué".

Chữ Tiếng Việt bây giờ dùng chữ cái Latinh, cộng thêm sự linh động của chữ H và các dấu thanh. Cũng thăng trầm lắm, nhưng gặp thời nên thành công và là may mắn của em với các cụ bây giờ.

Các cụ để ý, chữ Hàn và đặc biệt là chữ Nhật hiện đại là sự pha trộn tuyệt vời của Hán+Latinh. Bản thân sự phát triển của ngôn ngữ và chữ viết thì khá tự nhiên nhưng để chúng phổ cập thì cần tương đối nhiều yếu tố. Kinh tế và Nhà nước là các yếu tố quan trọng nhất trong số đó.
Cụ này nói chuẩn, ví dụ chữ Hán nói "thực" là thức ăn và cũng là ăn(động từ) sang chữ nôm người Việt mình sẽ viết chữ ăn có chữ thực nằm trên chữ khẩu( cho thức ăn vào mồm) thành chữ ăn mà tiếng Hán không có chữ đó
 

Moriarty

Xe container
Biển số
OF-84825
Ngày cấp bằng
10/2/11
Số km
6,834
Động cơ
524,867 Mã lực
với cả món thư pháp giả cầy nữa, thư pháp là do chữ hán của "nước bạn" có tính tượng hình cao, nên người ta nghĩ ra món thư pháp cho bay bướm, nay tiếng Việt là ngôn ngữ latinh rồi, chẳng tượng cái gì nữa, thì thư pháp nỗi gì ...
tiểu học ai chả phải học thư pháp = chữ quốc ngữ hả cụ :))
 

tuanhm6789

Đi bộ
Biển số
OF-443895
Ngày cấp bằng
10/8/16
Số km
8
Động cơ
209,550 Mã lực
Tuổi
34
Website
googleplaystoreapks.com
Chữ Quốc ngữ mới phổ biến chưa được 100 năm, trong khi chùa chiền có cả ngàn năm rồi, mà thời đó thì người ta dùng chữ Nho/Nôm.
 

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
19,026
Động cơ
551,108 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
Cụ chuẩn. Bởi tiền thân chữ quốc ngữ thực tế nó do các cha đạo truyền giáo "phiên âm" chữ Hán thành chữ latin kết hợp luôn việc diễn giải nên có rất nhiều chữ Hán đã bị "Việt" hóa như chữ "Thiên" thành "Trời", Thiên chúa thành chúa trời là vì thế, hoặc chữ "Nhân" qua sự diễn giải của các cha đạo thì thành "con" + "người" mà bỏ qua thực tế chữ "con" trong đạo Chúa đúng ra phải ứng với chữ "tử" của chữ Hán (Cha - Con - Thánh Thần). Còn nhiều và rất nhiều nên em không thể trình bày hết. Tóm lại, chữ quốc ngữ, qua sự phiên âm của các nhà truyền giáo đã làm phát sinh nhiều từ mới (new word) trong tiếng Việt. Sự phối hợp Hán - Việt đã tạo nên sự phong phú, đa dạng của tiếng Việt hiện nay.
Từ thời xưa xửa, người Việt chúng mình có tiếng nói riêng, việc có chữ viết riêng hay không thì không có chứng cứ xác đáng, đa số ý kiến nghiên cứu và các bằng cớ khảo cổ cho thấy ta không có chữ viết cho đến tận thời Bắc thuộc, giai đoạn này người Tàu đưa chữ Hán vào và người bên ta tiếp nhận, sử dụng như chữ viết chính thức.
Tuy nhiên, rất tài là ở chỗ người Việt bản địa vẫn gìn giữ và phát triển tiếng nói riêng của nước mình, ngay cả chữ Hán cũng được phát âm theo cách phát âm của người mình. Bởi thế, dân tộc Việt Nam đã không thể bị đồng hóa trước sự xâm lăng tưởng như không gì có thể chống cự từ phương Bắc trong suốt một nghìn năm chiếm đóng.
Và cũng từ việc duy trì được tiếng nói dân tộc, cha ông ta mới có thể đưa ra chữ Nôm, dùng ký tự Hán để ký âm tiếng ta. Mặc dù về kỹ thuật thì lôm côm nhưng nó là bằng chứng rằng tiếng ta là linh hồn của dân tộc ta, "tiếng Việt còn thì nước ta còn" là thế. Mới thấm câu hát "Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời".
Ví dụ của bác về chữ Thiên - Trời là chưa đầy đủ.
Thiên là phát âm Việt Nam chữ Tian của Hán, "Trời" là tiếng Việt của người Việt. "Thiên" tương đương với "Trời" chứ không phải đọc Thiên ra Trời. Trong các văn bản thời kỳ đầu tiên các giáo sĩ TCG xây dựng bộ chữ cái La tinh để ký âm tiếng Việt chứ không phải để ký âm chữ Hán. Ví dụ "Trời: ban đầu là Blời rời đến Lời rồi đến Trời , bây giờ ta hay nghe các cụ gọi là "Giời". Đó là quá trình chuyển hóa ký âm theo với sự phát triển của ngôn ngữ. Nhưng chữ Thiên từ thuở nó nhập cảnh Việt Nam đến giờ nó vẫn mang cái âm đó như từ nới sản xuất.
 
Chỉnh sửa cuối:

trauxanh

Xe cút kít
Biển số
OF-321342
Ngày cấp bằng
28/5/14
Số km
17,905
Động cơ
427,831 Mã lực
Cháu chịu anh Trỏng, anh nghiên ngâm và thẩm sâu cóa cơ
Cháu xài tiếng vệ cải cách, hội nhập mà...mà tiếng vệ h trở thành tiếng quốc tế sánh vai cùng Anhlít trong các su pơ mắc kịt or rét to răng bên bển đới ợ
iem thì iem thấy bác cũng tham gia cải cách tiếng Việt ta một cách dữ dội đấy. :))
 

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
19,026
Động cơ
551,108 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
À, bọn tây lông thái lẩu chúng nó nhắc vụ ăn tranh nói cướp chứ gì? Đấy cũng là bản sắc riêng của vàng vẩu ta đấy. Thế giới đối với bần lông chỉ gói gọn trong cái chỗ nứt dọc mông con tâu đằng trước, thế cho nên tật xấu khó chừa thì tính tốt cũng mới được bền lâu. Cái gì cũng có hai mặt, trừ một cái mà bần lông hay mang theo sẵn trong mồm để thỉnh thoảng thì phun ra, nhà Quềnh có biết là cái gì không? :)):)):)):))


Cháu chịu anh Trỏng, anh nghiên ngâm và thẩm sâu cóa cơ
Cháu xài tiếng vệ cải cách, hội nhập mà...mà tiếng vệ h trở thành tiếng quốc tế sánh vai cùng Anhlít trong các su pơ mắc kịt or rét to răng bên bển đới ợ
 

atlas07

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-396343
Ngày cấp bằng
11/12/15
Số km
3,690
Động cơ
258,351 Mã lực
Tuổi
42
À, bọn tây lông thái lẩu chúng nó nhắc vụ ăn tranh nói cướp chứ gì? Đấy cũng là bản sắc riêng của vàng vẩu ta đấy. Thế giới đối với bần lông chỉ gói gọn trong cái chỗ nứt dọc mông con tâu đằng trước, thế cho nên tật xấu khó chừa thì tính tốt cũng mới được bền lâu. Cái gì cũng có hai mặt, trừ một cái mà bần lông hay mang theo sẵn trong mồm để thỉnh thoảng thì phun ra, nhà Quềnh có biết là cái gì không? :)):)):)):))
cái đệch
 

atlas07

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-396343
Ngày cấp bằng
11/12/15
Số km
3,690
Động cơ
258,351 Mã lực
Tuổi
42
Cái Đách, trong câu "Bố chồng là cái lông con lợn hạch, mẹ chồng là cái đách con lợn lang"

Cần giữ gìn sự trong sáng của tiếng ta chứ.
em thấy cái đệch họ phun nhiều hơn
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top