bác gocart nói đúng đó
Chính xác, lúc nào cũng phải bay ngược chiều gió để máy bay có thể có lực nâng hạ cánh cần thiết. Còn vòng ra xa thì chỉ có thể là lấy tiêu chuẩn hạ cánh thẳng hàng thôihi ngày trước em có anh bạn ở bộ phận quản lý bay, cụ này bẩu là máy bay cất cánh/hạn cạnh đều phải ngược chiều gió. Vậy chắc là vấn đề mà cụ hỏi đấy. Còn tại sao lại vòng xa thế thì em chịu ạ hịhị
À hay đó ông bẹn.... !Bác NguyenMinhHung có tìm hiểu nhưng chưa thật sự đầy đủ. Tóm lại là máy bay khi cất hay hạ thường ngược với hướng jó chính. Nhưng ngòai jó máy ra ngươì ta cũng tính đến nhiều yếu tố khác như: địa hình đồi núi; khu dân cư; khu vực cấm bay, hạn chế... Sau khi đã nghiên cứu những vấn đề quan trọng thì trước bước cuối cùng là xây dựng sân bay, ngưòi ta sẽ fải mất 1 khỏang thời jan tương đối dài để nghiên cứu về hướng jó chủ đạo, từ đó mơí có cơ sở để quyết định hướng đường băng. Mình làm Không Lưu mà
Cụ nói và ví dụ chuẩn.E ko tìm dc cái clip cái máy bay giấy đặt trước quạt và nó cứ lơ lửng.Các cụ chơi thả diều mãi rồi mà chả chịu hiểu sao diều bay được nhể?
nguyên lý theo hướng chiều gió thôi, cất cánh thì xuôi chiều, hạ cánh thì ngược chiều
Nhìn mấy quả đang xuống lại vút lên ghê răng nhề, hành khách có thể ít cảm nhận chứ phi công thì đúng là tinh thần thép :77:Các cụ tham khảo clip này để thấy ảnh hưởng của crosswind đến quá trình máy bay tiếp cận đường băng, hạ cánh.
Đây là những vụ mà crosswind làm lệch hướng nghiêm trọng và phải hủy quyết định hạ cánh, bay lên và tìm cách đáp lại hoặc đổi hướng đến sân bay lân cận. Nhiều vụ không nghiêm trọng thì phi công vẫn căn chỉnh được và hạ cánh an toàn.
[video=youtube;4RdxU-0W-RE]http://www.youtube.com/watch?v=4RdxU-0W-RE[/video]
E cũng vái bác thêm mấy cái nữa.nguyên lý theo hướng chiều gió thôi, cất cánh thì xuôi chiều, hạ cánh thì ngược chiều
Em chả biết nhưng theo lý thuyết thì cụ sai ở cái chỗ đo đỏ đấy ạPhải nói là bạn của cụ rất chi là liều nhỉ...!
Tại sao máy bay cần lên và xuống theo chiều gió
Hành khách ngồi trên máy bay đều biết rằng khi máy bay chuẩn bị cất cánh thường chạy sang phải sang trái, sau đó mới đến một đường băng chính rộng lớn, thuận theo chiều gió rồi mới cất cánh bay lên không trung. Thực ra, khi máy bay hạ cánh giống như khi cất cánh cũng hạ cánh theo chiều gió. Điều này là tại sao? Thì ra có hai nguyên nhân chủ yếu làm máy bay phải cất và hạ cánh theo chiều gió: Một là có thể rút ngắn khoảng cách chạy trên đường băng thì máy bay cất cánh và hạ cánh, thứ hai là tương đối an toàn
Khi máy bay cất cánh, chỉ khi lực nâng do cánh máy bay sinh ra lớn hơn trọng lượng của máy bay thì máy bay mới có thể rời khỏi mặt đất. Mà sức nâng lớn hay nhỏ lại có quan hệ với tốc độ dòng không khí thổi qua bề mặt cánh máy bay: Tốc độ càng lớn sức nâng càng lớn. Nếu không có gió, tốc độ của dòng không khí thổi qua bề mặt cánh máy bay bằng tốc độ của máy bay chạy trên đường băng; Nếu thuận theo chiều gió thổi tới thì tốc độ của dòng không khí thổi qua bề mặt cánh máy bay bằng tốc độ chạy trên đường băng của máy bay cộng thêm tốc độ gió. Do vậy, trong tình hình thuận chiều gió, lực nâng của máy bay tương đối lớn; Trong điều kiện tốc độ máy bay bằng nhau, khoảng cách chạy trên đường băng của nó có thể rút ngắn một ít so với khi không có gió.
Khi hạ cánh, chúng ta hy vọng tốc độ hiện có của máy bay nhanh chóng giảm xuống. Hạ cánh thuận chiều gió thì có thể lợi dụng sức cản của gió để giảm tốc độ máy bay, để khoảng cách máy bay trượt trên đường băng được giảm đi một chút.
Máy bay cất cánh và hạ cánh thuận chiều gió còn có thể nâng cao tính an toàn. Do tốc độ khi cất cánh và khi hạ cánh của máy bay tương đối chậm, tính ổn định đều tương đối kém, nếu lúc này gặp phải một trận gió mạnh thổi ngang thì có thể làm máy bay bị nghiêng đổ, gây ra tai nạn. Mà bay theo chiều gió vừa không dễ bị ảnh hưởng của gió ngang, lại còn có thể làm máy bay giữ được sức nâng nhất định, do vậy máy bay được tương đối an toàn.
Chính do những lý do nêu trên, hướng của đường băng sân bay không phải được xây dựng tuỳ ý, nó được chọn căn cứ vào hướng gió ở nơi đó. Nhưng hướng gió của một nơi thường thay đổi theo bốn mùa trong năm, do vậy hướng của đường băng sân bay được chọn theo hướng có thời gian gió thổi dài nhất trong năm, hướng gió này được gọi là hướng gió chủ đạo.
Trước đây, tốc độ máy bay tương đối chậm, tính ổn định cũng không tốt, cho nên việc “lên xuống theo chiều gió” là một yêu cầu tương đối cao. Có sân bay trong một năm hướng gió biến đổi tương đối nhiều, nên phải xây dựng nhiều đường băng có các hướng khác nhau, hoặc xây dựng nhiều đường băng bức xạ giao nhau, để tiện thích ứng với hướng gió khác nhau trong mỗi mùa. Nhược điểm của cách làm này là chiếm quá nhiều đất, kinh phí xây dựng sân bay lớn. Mấy năm gần đây, do việc nâng cao tính năng ổn định và gia tăng tốc độ của máy bay, ảnh hưởng của hướng gió đối việc máy bay lên xuống đã không còn lớn như những năm trước. Do vậy sân bay hiện đại thường chỉ cần xây dựng một hoặc mấy đường băng song song theo hướng gió chủ đạo là đủ.
Cụ đọc lại hết các cment đi đã để hiểu thế nào là "thuận" cụ ạ.Em chả biết nhưng theo lý thuyết thì cụ sai ở cái chỗ đo đỏ đấy ạ