[Funland] Tại sao sân bay chỉ cho máy bay hạ cánh từ một phía

vdtours

Xe container
Biển số
OF-167407
Ngày cấp bằng
19/11/12
Số km
9,697
Động cơ
959,114 Mã lực
Tuổi
43
Nơi ở
Hà Nội
Website
www.youtube.com
Càng đọc càng chả hiểu gì. Cụ nào làm bên SB vào ý kiến cho các cụ cái. Hoặc cụ nào đã hạ cánh an toàn vào ý kò đi
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-38682
Ngày cấp bằng
19/6/09
Số km
6,435
Động cơ
523,728 Mã lực
Nơi ở
https://www.facebook.com/chimbaobao
Website
www.otofun.net
Đúng món nhà iem:P.

Em xin báo cáo cụ chủ thớt là có nhiều lý do nhưng có 1 điều chắc chắn là không phải tất cả các chuyến bay đều chỉ hạ/cất cánh ở 1 hướng ở một sân bay trên cùng 1 đường băng:).

Cụ tỉ là sân bay Đà Nẵng thì có 1 số lý do dưới đây nhưng cũng không có nghĩa rằng không bao giờ có máy bay hạ cánh ở hướng ngược lại hay đường băng bên cạnh:).

1. Sân bay Đà Nẵng mà cụ chủ thấy như vậy vì gió luôn ở hướng Biển Đông vào và máy bay chỉ được thiết kế để có thể tự áp dụng khẩn nguy cứu nạn trên mặt nước nên khi cất hạ cánh luôn được khuyến cáo ở mức tối đã có thể tận dụng hướng có mặt nước:).
2. Trên bán đảo Sơn Trà có 1 cột ăng ten ở độ cao cực nguy hiểm đối với máy bay đang tiếp cận hoặc cất cánh nên trừ trường hợp khẩn cấp còn thì mọi quy trình của nhà chức trách VN đều theo hướng cấm tuyệt đối (dù đôi khi quá khó để thực hiện như quy trình tiếp cận hụt đường băng 35) không cho máy bay bay gần đây.
3. Tất cả các sân bay đều có 1 cái gọi là traffic flow mà ta có thể hiểu nôm na nó như là cái bùng binh trên đường bộ ấy ạ:)). Các máy bay đi và đến đều phải tuân theo cái này trừ trường hợp đặc biẹt hoặc có thay đổi về phương thức cất hạ cánh. Các cụ mà nhìn màn hình radar giờ cao điểm thì sẽ thấy máy bay xếp hàng không khác gì chúng ta hàng ngày chờ đèn đỏ hay qua bùng binh;)).

- Nguyên tắc cất hạ cánh theo chiều ngược hướng gió (head wind) là đương nhiên, thông thường nếu gió ở hướng đuôi máy bay khi hạ cánh (tail wind) mà được dự báo và báo cáo là ở tầm trên 5-7 mps (meter per second) hay 10-15kt (knots) thì dù thiết bị hỗ trợ hạ cánh trên mặt đất (ILS) như thế nào thì vẫn có khuyến cáo cho phi công không hạ cánh theo phương thức thông thường mà chuyển sang hướng đường băng ngược lại để hạ cánh có gió head wind.
- Để không lãng phí tiền của cho các thiết bị mặt đất thì thông thường tại các đầu sân bay dù có nhiều đường băng thì luôn có tối đã 50% lượng đầu cất hạ cánh được đầu tư thiết bị tối đa trong khi các đầu cất hạ cánh còn lại luôn ở 1 mức thấp hơn 1 bậc. Tùy theo nhu cầu và điều kiện của sân bay thì nhà chức trách hàng đầu tư thiết bị nhưng 3 sân bay lớn là Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng và Nội Bài là được đầu tư lớn hơn cả nhưng cũng chỉ ở mức độ gần như tối thiếu nếu so sánh với các sân bay trong khu vực.
- Không nên so với bọn giãy chết vì chúng nhiều xiền, nhiều trách nhiệm và đồ lại ngon ợ:)). Có những sân bay nhà nó có tới 12 đầu cất hạ cánh với máy bay nối đuôi nhau hạ cánh tính theo giây ợ:P
- Ảnh của cụ Mercurate chắc không phải của sân bay Việt nam vì theo em được biết thì chưa có đầu cất hạ cánh nào ở ta "ngon" như vậy;)

=> Món này là món em bị ngấm vào máu nên rất máu chém, các cụ cứ nghĩ ra được cái gì xin post lên ạ, em đảm bảo là em sẽ giải thích theo hiểu biết của mình và cái gì không thể em cũng có thể hỏi hộ hoặc các cụ đồng nghiệp chuyên ngành liên quan như cụ 747, Aviator, Chevy, Linhph2012...cũng có thể giúp chúng ta hiểu thêm về 1 ngành mà dù thuộc chế độ nào cũng phải chấp nhận cập nhật thường xuyên, công nghệ áp dụng luôn gần như là mới nhất:)
 

lapierre8910

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-123276
Ngày cấp bằng
6/12/11
Số km
51
Động cơ
380,800 Mã lực
hóng các cụ thôi,rốt cuộc chưa hiểu đc nguyên nhân chính xác
 

buicongchuc

Xe ngựa
Biển số
OF-146822
Ngày cấp bằng
23/6/12
Số km
25,727
Động cơ
829,187 Mã lực
Nơi ở
Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Phải nói là bạn của cụ rất chi là liều nhỉ...!

Tại sao máy bay cần lên và xuống theo chiều gió

Hành khách ngồi trên máy bay đều biết rằng khi máy bay chuẩn bị cất cánh thường chạy sang phải sang trái, sau đó mới đến một đường băng chính rộng lớn, thuận theo chiều gió rồi mới cất cánh bay lên không trung. Thực ra, khi máy bay hạ cánh giống như khi cất cánh cũng hạ cánh theo chiều gió. Điều này là tại sao? Thì ra có hai nguyên nhân chủ yếu làm máy bay phải cất và hạ cánh theo chiều gió: Một là có thể rút ngắn khoảng cách chạy trên đường băng thì máy bay cất cánh và hạ cánh, thứ hai là tương đối an toàn
Khi máy bay cất cánh, chỉ khi lực nâng do cánh máy bay sinh ra lớn hơn trọng lượng của máy bay thì máy bay mới có thể rời khỏi mặt đất. Mà sức nâng lớn hay nhỏ lại có quan hệ với tốc độ dòng không khí thổi qua bề mặt cánh máy bay: Tốc độ càng lớn sức nâng càng lớn. Nếu không có gió, tốc độ của dòng không khí thổi qua bề mặt cánh máy bay bằng tốc độ của máy bay chạy trên đường băng; Nếu thuận theo chiều gió thổi tới thì tốc độ của dòng không khí thổi qua bề mặt cánh máy bay bằng tốc độ chạy trên đường băng của máy bay cộng thêm tốc độ gió. Do vậy, trong tình hình thuận chiều gió, lực nâng của máy bay tương đối lớn; Trong điều kiện tốc độ máy bay bằng nhau, khoảng cách chạy trên đường băng của nó có thể rút ngắn một ít so với khi không có gió.
Khi hạ cánh, chúng ta hy vọng tốc độ hiện có của máy bay nhanh chóng giảm xuống. Hạ cánh thuận chiều gió thì có thể lợi dụng sức cản của gió để giảm tốc độ máy bay, để khoảng cách máy bay trượt trên đường băng được giảm đi một chút.
Máy bay cất cánh và hạ cánh thuận chiều gió còn có thể nâng cao tính an toàn. Do tốc độ khi cất cánh và khi hạ cánh của máy bay tương đối chậm, tính ổn định đều tương đối kém, nếu lúc này gặp phải một trận gió mạnh thổi ngang thì có thể làm máy bay bị nghiêng đổ, gây ra tai nạn. Mà bay theo chiều gió vừa không dễ bị ảnh hưởng của gió ngang, lại còn có thể làm máy bay giữ được sức nâng nhất định, do vậy máy bay được tương đối an toàn.
Chính do những lý do nêu trên, hướng của đường băng sân bay không phải được xây dựng tuỳ ý, nó được chọn căn cứ vào hướng gió ở nơi đó. Nhưng hướng gió của một nơi thường thay đổi theo bốn mùa trong năm, do vậy hướng của đường băng sân bay được chọn theo hướng có thời gian gió thổi dài nhất trong năm, hướng gió này được gọi là hướng gió chủ đạo.
Trước đây, tốc độ máy bay tương đối chậm, tính ổn định cũng không tốt, cho nên việc “lên xuống theo chiều gió” là một yêu cầu tương đối cao. Có sân bay trong một năm hướng gió biến đổi tương đối nhiều, nên phải xây dựng nhiều đường băng có các hướng khác nhau, hoặc xây dựng nhiều đường băng bức xạ giao nhau, để tiện thích ứng với hướng gió khác nhau trong mỗi mùa. Nhược điểm của cách làm này là chiếm quá nhiều đất, kinh phí xây dựng sân bay lớn. Mấy năm gần đây, do việc nâng cao tính năng ổn định và gia tăng tốc độ của máy bay, ảnh hưởng của hướng gió đối việc máy bay lên xuống đã không còn lớn như những năm trước. Do vậy sân bay hiện đại thường chỉ cần xây dựng một hoặc mấy đường băng song song theo hướng gió chủ đạo là đủ.
Cụ phân tích dài nhưng sai: Máy bay cất hạ cánh trong điều kiện ngược gió là thuận lợi nhất. Vì lúc đó sức nâng tốt hơn giúp quãng đường hạ cất cánh ngắn hơn.
Cụ trên phân tích hay nhưng cụ dưới đúng ạ :D
 
Biển số
OF-38682
Ngày cấp bằng
19/6/09
Số km
6,435
Động cơ
523,728 Mã lực
Nơi ở
https://www.facebook.com/chimbaobao
Website
www.otofun.net
Biển số
OF-38682
Ngày cấp bằng
19/6/09
Số km
6,435
Động cơ
523,728 Mã lực
Nơi ở
https://www.facebook.com/chimbaobao
Website
www.otofun.net
Mấy con đó là dòng bay tầm ngắn, trung, nhỏ con và nhẹ nhàng nên lượng xăng dầu bơm vào không phải là nhiều so với khả năng chịu tải của thân máy và động cơ nên xăng dầu thừa không là vấn đề (-> k có hệ thống bơm). Mấy con lớn bay liên lục địa như DC-10, 747, A34, A38, L1011 thì trọng lượng khi cất cánh có thể vượt quá 105% trọng lượng tối đa khi hạ cánh và nếu có sự cố sẽ phải bơm bỏ dầu trước khi hạn cánh.
Khống đúng đâu ạ. Còn tùy đời máy bay nữa ạ, nó như option của 4B ấy. Nhà em làm nhiều với B767 và cùng là B767-300 nhưng có loại có fuel jettison, có loại không ạ:). Thường với những dòng mà không có cái nút xả dầu ấy thì trọng tải tối đa khi hạ cánh-MZFW có thể thấp hơn trọng lượng thực trong trường hợp khẩn cấp (mà khẩn cấp rồi thì cứ làm sao hạ được, gẫy càng cũng còn hơn bùm trên không:P).
 

Khonghieu

Xe container
Biển số
OF-51386
Ngày cấp bằng
22/11/09
Số km
8,005
Động cơ
516,450 Mã lực
Nơi ở
đằng sau lưng mọi người
Ví dụ gió thổi theo hướng Nội Bài - Hà Nội.
Thì khi cất cánh (ngược gió) máy bay sẽ đi theo chiều Hà Nội - Nội Bài.
Khi hạ cánh (cũng ngược gió), sẽ hạ cánh theo hướng Hà Nội - Nội Bài.

Như thế có đúng không ạ.
 

nikeleader

Xe tải
Biển số
OF-41934
Ngày cấp bằng
30/7/09
Số km
281
Động cơ
468,880 Mã lực
Ví dụ gió thổi theo hướng Nội Bài - Hà Nội.
Thì khi cất cánh (ngược gió) máy bay sẽ đi theo chiều Hà Nội - Nội Bài.
Khi hạ cánh (cũng ngược gió), sẽ hạ cánh theo hướng Hà Nội - Nội Bài.

Như thế có đúng không ạ.
Chuẩn r cụ mb thg hạ cáh ngược gió để tạo lực nâng và lực cản khi tiếp đất
 

Khonghieu

Xe container
Biển số
OF-51386
Ngày cấp bằng
22/11/09
Số km
8,005
Động cơ
516,450 Mã lực
Nơi ở
đằng sau lưng mọi người
Chuẩn r cụ mb thg hạ cáh ngược gió để tạo lực nâng và lực cản khi tiếp đất
Vậy là khi bánh máy bay rời đất (cất cánh) và tiếp đất (hạ cánh) đều ở vị trí "Nội Bài" như trong ví dụ của em, thảo nào em cứ thắc mắc sao đầu đường băng nó đen xì thế. Hoá ra là cất hạ cánh đều ở đó.
 

Vịtxanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-11416
Ngày cấp bằng
4/11/07
Số km
30,847
Động cơ
752,102 Mã lực
Vậy là khi bánh máy bay rời đất (cất cánh) và tiếp đất (hạ cánh) đều ở vị trí "Nội Bài" như trong ví dụ của em, thảo nào em cứ thắc mắc sao đầu đường băng nó đen xì thế. Hoá ra là cất hạ cánh đều ở đó.
Chỉ đen nhiều ở đầu hạ cánh thôi.
 

chevy

Xe buýt
Biển số
OF-285
Ngày cấp bằng
12/6/06
Số km
631
Động cơ
586,050 Mã lực
Nơi ở
ở VVGL, làm VVNB, chơi VVOF, VNFS
Website
www.facebook.com
túm cái váy lại là mbay lợi dụng gió ngược để tăng lực nâng, rút ngắn quãng đường chạy đà trên đường băng
và hạ cánh cũng vậy, sợ nhất là gió xuôi và gió ngang (cho nên nhiều khi các cụ nhìn thời tiết rất ngon lành, không mây mù gì cả nhưng có gió xuôi hoặc ngang là mbay không hạ được mà phải đi sân bay khác luôn là vì thế)
 

Nakaty

Xe tải
Biển số
OF-165366
Ngày cấp bằng
6/11/12
Số km
268
Động cơ
348,668 Mã lực
Câu hổi nghe có vẻ đơn giản mà lắm đáp án khác nhau thế nhỉ. Vui tóa cơ.
 

nikeleader

Xe tải
Biển số
OF-41934
Ngày cấp bằng
30/7/09
Số km
281
Động cơ
468,880 Mã lực
Câu hổi nghe có vẻ đơn giản mà lắm đáp án khác nhau thế nhỉ. Vui tóa cơ.
Anh thành giải thích nt chuẩn r đó bạn mb như quả bóng vậy nếu gió mạnh có thể đáp trật đg băng hay gió xuôi sẽ tạo lực làm cho tàu lao nhanh vậy
 

caisua

Xe lăn
Biển số
OF-13244
Ngày cấp bằng
17/2/08
Số km
12,863
Động cơ
499,042 Mã lực
Vâng, đúng như vậy, không máy bay nào được hạ cánh từ phía trái, phía phải hoặc phía sau. Dứt điểm chỉ được hạ cánh từ phía trước do ghế của phi công ngồi chỉ quay ra đằng trước
 

Skyman

Xe hơi
Biển số
OF-133496
Ngày cấp bằng
6/3/12
Số km
107
Động cơ
372,290 Mã lực
Tuổi
42
Nơi ở
Palm Garden
Cũng có nhiều lý do các cụ ah,đa số các sân bay chỉ làm hệ thống ILS một đầu ( hệ thống hạ cánh bằng thiết bị) nên trong trường hợp gió đuôi nhẹ dưới 10kt thì sân bay đấy ưu tiên đầu có ILS,chỉ thỉnh thoảng gió đuôi mạnh quá thì nó mới chuyển đầu đường băng.Nếu ko thì vẫn ưu tiên ILS ở một đầu thôi.Vì ILS giúp phi công rất nhiều trong quá trình làm tiếp cận.
 

Khonghieu

Xe container
Biển số
OF-51386
Ngày cấp bằng
22/11/09
Số km
8,005
Động cơ
516,450 Mã lực
Nơi ở
đằng sau lưng mọi người
Vâng, đúng như vậy, không máy bay nào được hạ cánh từ phía trái, phía phải hoặc phía sau. Dứt điểm chỉ được hạ cánh từ phía trước do ghế của phi công ngồi chỉ quay ra đằng trước
Xe gì ghế chẳng quay ra đằng trước hả cụ. Em chưa hiểu ý cụ lắm.
 

Huongcang227

Đi bộ
Biển số
OF-201193
Ngày cấp bằng
8/7/13
Số km
7
Động cơ
322,370 Mã lực
Nếu hạ cánh từ hai phía thì nguy cơ hai máy bay hôn nhau là khá lớn
 

nikeleader

Xe tải
Biển số
OF-41934
Ngày cấp bằng
30/7/09
Số km
281
Động cơ
468,880 Mã lực
Trước khi tiếp cận ngta pc đc đồg ý của atc r ạ
 

phamay

Xe hơi
Biển số
OF-79303
Ngày cấp bằng
1/12/10
Số km
139
Động cơ
418,510 Mã lực
Qua cụ em mới biết nhiều thông tin hay thế này
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top