[Funland] Tại sao sân bay chỉ cho máy bay hạ cánh từ một phía

NguyenMinhHung

Đi bộ
Biển số
OF-176552
Ngày cấp bằng
13/1/13
Số km
1
Động cơ
339,910 Mã lực
Máy bay cất hay hạ cánh phải theo hướng gió chính (có thời gian thổi thường xuyên) nên thường chỉ dùng 1 đầu đường băng , ví dụ Nội Bài là hướng từ Vĩnh Phúc về ( 11R (cho cất cánh) hoặc 11L (cho cất và hạ)), Tân Sơn Nhất là hướng từ Đồnh Nai về (25L (cho cất cánh) hoặc 25R (cho hạ cánh)), còn Đà Nẵng là 35R(cho cất cánh) và 35L(cho hạ cánh). Đôi khi có gió đổi chiều thì không lưu sẽ yêu cầu máy bay cất cánh và hạ cánh ở đầu ngược lại (nhưng thường ít khi lắm).
Máy bay dù cất cánh hay hạ cánh thì gió (hướng gió, tốc độ gió) đều rất ảnh hưởng. Nhưng các pilot chuyên nghiệp đều đã được rèn luyện để có thể cất cánh hoặc hạ cánh ngay cả khi gió thổi không thuận lợi (ví dụ crosswind). Khi máy bay cất cánh hay hạ cánh, dù thuận hay ngược gió, đều không phải là vấn đề gì to tát. Chỉ ngại nhất là gió ngang, khi đó nếu cất cánh pilot sẽ tính toán và chỉnh rudder sao cho khi máy bay tăng tốc dù bị gió thổi lệch ngang, nhưng nhìn chung vẫn chạy dọc theo trục đường băng (tất nhiên nếu gió quá mạnh thì chịu, sẽ phải cancel take off). Còn khi hạ cánh, nếu gió ngang, pilot sẽ áp dụng phương thức tiếp cận "ngang như cua". Tất nhiên nếu gió quá mạnh thì cũng chịu, sẽ phải cancel landing.
Tùy loại máy bay to nhỏ mà ảnh hưởng của gió cũng khác nhau. Máy bay nhỏ (Airbus A320, 321,...) thường chịu ảnh hưởng của gió nhiều hơn so với máy bay to (Airbus A330, Boeing 777...)
 
Chỉnh sửa cuối:

Avatar2

Xe máy
Biển số
OF-60324
Ngày cấp bằng
30/3/10
Số km
95
Động cơ
442,960 Mã lực
hi ngày trước em có anh bạn ở bộ phận quản lý bay, cụ này bẩu là máy bay cất cánh/hạn cạnh đều phải ngược chiều gió. Vậy chắc là vấn đề mà cụ hỏi đấy. Còn tại sao lại vòng xa thế thì em chịu ạ hịhị
Chính xác, lúc nào cũng phải bay ngược chiều gió để máy bay có thể có lực nâng hạ cánh cần thiết. Còn vòng ra xa thì chỉ có thể là lấy tiêu chuẩn hạ cánh thẳng hàng thôi
 

Vic ATC

Xe đạp
Biển số
OF-106575
Ngày cấp bằng
23/7/11
Số km
15
Động cơ
394,050 Mã lực
Bác NguyenMinhHung có tìm hiểu nhưng chưa thật sự đầy đủ. Tóm lại là máy bay khi cất hay hạ thường ngược với hướng jó chính. Nhưng ngòai jó máy ra ngươì ta cũng tính đến nhiều yếu tố khác như: địa hình đồi núi; khu dân cư; khu vực cấm bay, hạn chế... Sau khi đã nghiên cứu những vấn đề quan trọng thì trước bước cuối cùng là xây dựng sân bay, ngưòi ta sẽ fải mất 1 khỏang thời jan tương đối dài để nghiên cứu về hướng jó chủ đạo, từ đó mơí có cơ sở để quyết định hướng đường băng. Mình làm Không Lưu mà :)
 

typhoon

Xe hơi
Biển số
OF-100895
Ngày cấp bằng
16/6/11
Số km
123
Động cơ
398,830 Mã lực
Bác NguyenMinhHung có tìm hiểu nhưng chưa thật sự đầy đủ. Tóm lại là máy bay khi cất hay hạ thường ngược với hướng jó chính. Nhưng ngòai jó máy ra ngươì ta cũng tính đến nhiều yếu tố khác như: địa hình đồi núi; khu dân cư; khu vực cấm bay, hạn chế... Sau khi đã nghiên cứu những vấn đề quan trọng thì trước bước cuối cùng là xây dựng sân bay, ngưòi ta sẽ fải mất 1 khỏang thời jan tương đối dài để nghiên cứu về hướng jó chủ đạo, từ đó mơí có cơ sở để quyết định hướng đường băng. Mình làm Không Lưu mà :)
À hay đó ông bẹn.... !
Bán KM không ? :)
 
Chỉnh sửa cuối:

maybayfun

Xe buýt
Biển số
OF-59959
Ngày cấp bằng
25/3/10
Số km
831
Động cơ
450,350 Mã lực
Nơi ở
VH-FIX
Chẹp, có ông hóng hớt phát biểu như đúng rồi :)) đơn giản là máy bay luôn luôn phải hạ và cất cánh ngược chiều gió để tăng lực nâng (lift) cho dễ hiểu. Em đang đi học nẻn chỉ ol bằng đt nên k post hình minh họa cho các cụ dễ hiểu :(
 

maybayfun

Xe buýt
Biển số
OF-59959
Ngày cấp bằng
25/3/10
Số km
831
Động cơ
450,350 Mã lực
Nơi ở
VH-FIX
Ối giời, liếc qua 5 trang thấy toàn chuyên gia rồi :)) Ông em Vic ATC làm app NBA rảnh kiếm mấy cái hình minh họa post lên cho dễ hiểu đê (thằng Aviator007 nó bẩu thế :)) )
 

VNA

Xe tải
Biển số
OF-252
Ngày cấp bằng
11/6/06
Số km
328
Động cơ
583,542 Mã lực
Nơi ở
Very Near Airfield
Cất và hạ cánh ngược gió(headwind) là điều kiện lý tưởng, tuy nhiên không phải lúc nào cũng thuận lợi như vậy. Máy bay vẫn có thể cất hạ cánh khi có gió cạnh(crosswind) hoặc gió xuôi(tailwind) nhưng có giới hạn nhất định(limitation) phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: chiều rộng đường băng, độ trơn trượt khi có mưa, tải trọng cất cánh, loại máy bay...
 

tiennm

Xe tải
Biển số
OF-17196
Ngày cấp bằng
9/6/08
Số km
339
Động cơ
511,160 Mã lực
Nơi ở
Nguyễn Du, Hà Nội
Về lựa hướng gió để xây đường băng thì em không hiểu lắm nên không tham gia. Nhưng về việc tại sao đường băng là oneway thì cũng đơn giản thôi.
Các cụ biết là khi máy bay chuẩn bị cất hoặc hạ cánh đều phải xin lệnh tháp, tháp cho phép thì máy bay mới tiến hành các bước để chuẩn bị. Cả việc cất và hạ cánh đều mất thời gian, bởi khi cất cánh bay lên khỏi mặt đất thì cụ lái còn phải lấy độ cao an toàn rồi mới đổi hướng..., còn hạ cánh thì cũng phải tiếp cận đường bay đến khi an toàn rồi mới tiếp đất..., như vậy mỗi việc đó nếu nhanh thì cụ lái cũng phải mất 5-10 phút... thế mà các cụ tưởng tượng xem những sân bay như Pháp, Mỹ.. chưa đầy 1 phút lại có 1 máy bay lock-target (ở đó họ lại làm riêng đường chỉ để cất cánh và đường chỉ để hạ cánh). Như vậy nếu không sắp sếp hướng bay một chiều thì nhất thiết cứ phải chờ hết 5-10p khi không lưu an toàn thì mới cho máy báy tiếp theo lock target thì có phải mất thời gian không. Như vậy cụ để ý ở những sân bay bận rộn kia, chiếc trước vừa cất cánh đang lấy độ cao thì chiếc sau đã chạy đà ngay, chiếc trước vừa tiếp đất thì chiếc sau đã tiếp cận an toàn và sẵn sàng hạ cánh ngay rồi.
 

tuantran412

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-191556
Ngày cấp bằng
26/4/13
Số km
452
Động cơ
333,330 Mã lực
đọc thấy nhiều cái hay
 

muadem

Xe cút kít
Biển số
OF-30520
Ngày cấp bằng
4/3/09
Số km
17,242
Động cơ
647,889 Mã lực
Nơi ở
xanh cỏ đến, đỏ ngói đi
Các cụ tham khảo clip này để thấy ảnh hưởng của crosswind đến quá trình máy bay tiếp cận đường băng, hạ cánh.
Đây là những vụ mà crosswind làm lệch hướng nghiêm trọng và phải hủy quyết định hạ cánh, bay lên và tìm cách đáp lại hoặc đổi hướng đến sân bay lân cận. Nhiều vụ không nghiêm trọng thì phi công vẫn căn chỉnh được và hạ cánh an toàn.
[video=youtube;4RdxU-0W-RE]http://www.youtube.com/watch?v=4RdxU-0W-RE[/video]
Nhìn mấy quả đang xuống lại vút lên ghê răng nhề, hành khách có thể ít cảm nhận chứ phi công thì đúng là tinh thần thép :77:
 

mykim

Xe tải
Biển số
OF-136180
Ngày cấp bằng
28/3/12
Số km
479
Động cơ
372,770 Mã lực
Em đọc thấy hay và hữu ích. thank các cụ.
 

phuoc050880

Xe buýt
Biển số
OF-111784
Ngày cấp bằng
6/9/11
Số km
509
Động cơ
392,944 Mã lực
Phải nói là bạn của cụ rất chi là liều nhỉ...!

Tại sao máy bay cần lên và xuống theo chiều gió

Hành khách ngồi trên máy bay đều biết rằng khi máy bay chuẩn bị cất cánh thường chạy sang phải sang trái, sau đó mới đến một đường băng chính rộng lớn, thuận theo chiều gió rồi mới cất cánh bay lên không trung. Thực ra, khi máy bay hạ cánh giống như khi cất cánh cũng hạ cánh theo chiều gió. Điều này là tại sao? Thì ra có hai nguyên nhân chủ yếu làm máy bay phải cất và hạ cánh theo chiều gió: Một là có thể rút ngắn khoảng cách chạy trên đường băng thì máy bay cất cánh và hạ cánh, thứ hai là tương đối an toàn
Khi máy bay cất cánh, chỉ khi lực nâng do cánh máy bay sinh ra lớn hơn trọng lượng của máy bay thì máy bay mới có thể rời khỏi mặt đất. Mà sức nâng lớn hay nhỏ lại có quan hệ với tốc độ dòng không khí thổi qua bề mặt cánh máy bay: Tốc độ càng lớn sức nâng càng lớn. Nếu không có gió, tốc độ của dòng không khí thổi qua bề mặt cánh máy bay bằng tốc độ của máy bay chạy trên đường băng; Nếu thuận theo chiều gió thổi tới thì tốc độ của dòng không khí thổi qua bề mặt cánh máy bay bằng tốc độ chạy trên đường băng của máy bay cộng thêm tốc độ gió. Do vậy, trong tình hình thuận chiều gió, lực nâng của máy bay tương đối lớn; Trong điều kiện tốc độ máy bay bằng nhau, khoảng cách chạy trên đường băng của nó có thể rút ngắn một ít so với khi không có gió.
Khi hạ cánh, chúng ta hy vọng tốc độ hiện có của máy bay nhanh chóng giảm xuống. Hạ cánh thuận chiều gió thì có thể lợi dụng sức cản của gió để giảm tốc độ máy bay, để khoảng cách máy bay trượt trên đường băng được giảm đi một chút.
Máy bay cất cánh và hạ cánh thuận chiều gió còn có thể nâng cao tính an toàn. Do tốc độ khi cất cánh và khi hạ cánh của máy bay tương đối chậm, tính ổn định đều tương đối kém, nếu lúc này gặp phải một trận gió mạnh thổi ngang thì có thể làm máy bay bị nghiêng đổ, gây ra tai nạn. Mà bay theo chiều gió vừa không dễ bị ảnh hưởng của gió ngang, lại còn có thể làm máy bay giữ được sức nâng nhất định, do vậy máy bay được tương đối an toàn.
Chính do những lý do nêu trên, hướng của đường băng sân bay không phải được xây dựng tuỳ ý, nó được chọn căn cứ vào hướng gió ở nơi đó. Nhưng hướng gió của một nơi thường thay đổi theo bốn mùa trong năm, do vậy hướng của đường băng sân bay được chọn theo hướng có thời gian gió thổi dài nhất trong năm, hướng gió này được gọi là hướng gió chủ đạo.
Trước đây, tốc độ máy bay tương đối chậm, tính ổn định cũng không tốt, cho nên việc “lên xuống theo chiều gió” là một yêu cầu tương đối cao. Có sân bay trong một năm hướng gió biến đổi tương đối nhiều, nên phải xây dựng nhiều đường băng có các hướng khác nhau, hoặc xây dựng nhiều đường băng bức xạ giao nhau, để tiện thích ứng với hướng gió khác nhau trong mỗi mùa. Nhược điểm của cách làm này là chiếm quá nhiều đất, kinh phí xây dựng sân bay lớn. Mấy năm gần đây, do việc nâng cao tính năng ổn định và gia tăng tốc độ của máy bay, ảnh hưởng của hướng gió đối việc máy bay lên xuống đã không còn lớn như những năm trước. Do vậy sân bay hiện đại thường chỉ cần xây dựng một hoặc mấy đường băng song song theo hướng gió chủ đạo là đủ.
Em chả biết nhưng theo lý thuyết thì cụ sai ở cái chỗ đo đỏ đấy ạ
 

khongcoviec

Xe buýt
Biển số
OF-150411
Ngày cấp bằng
25/7/12
Số km
552
Động cơ
362,131 Mã lực
Năm ngoái lúc hạ cánh ở nội bài em nhìn xuống thấy TP Phúc yên lạ quá lúc xuống thấy nhà ga T1 ớ phía trái mới biết mình hạ cánh theo hướng Bắc ninh - Nội bài
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top