[Funland] Tại sao ngày xưa các Quan hay từ chức về ở ẩn ?

minh0075

Xe điện
Biển số
OF-69226
Ngày cấp bằng
26/7/10
Số km
4,355
Động cơ
466,773 Mã lực
Viên quan gần nhất về nông thôn ( ko pai quê ông ấy) điền viên là ông ... Nguyễn Cao Kỳ, ko hài lòng với chính phủ Thiệu ông về Đắc Lắc làm cà phê cho đến khi miền nam gần đổ thì lại cố ra lại.
 

cuonglhvt

Xe tăng
Biển số
OF-149798
Ngày cấp bằng
19/7/12
Số km
1,013
Động cơ
367,924 Mã lực
Đúng là những cái gạch đầu dòng cụ nêu là chuẩn. Cuộc sống thời nào thì cũng vậy, chịu áp lực công việc mãi cũng hại sức khỏe. Về vườn ở ẩn có khi lại khỏe. :D
Có người nói rằng Nho giáo là một dạng "cá nhân chủ nghĩa" nhưng nó khác cá nhân chủ nghĩa của Phương Tây.
Các cụ xưa giữ gìn thân thể nhưng không phải với ý nghĩa lôi cuốn sự chú ý của người khác như thời nay mà gán cho nó ý nghĩa để thờ phụng tổ tiên.
Ngày nay người ta hiểu sự lui về "đuổi gà cho vợ" là để giữ an toàn. Còn các cụ gán cho nó ý nghĩa "giữ gìn chính đạo".
Cái "cá nhân chủ nghĩa" của nó về hành xử giống thời nay nhưng cái cách gán ý nghĩa cho các hành động đó làm cho các cụ hành xử một cách thanh thản hơn. Vì nếu chỉ hành xử vì lợi ích cá nhân (nếu chỉ nhìn nhận trên bình diện vị kỷ) người ta sẽ khó nhận thấy giá trị của hành động của mình trong khi thực chất những hành động đó rất có ý nghĩa.
 
Chỉnh sửa cuối:

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
13,437
Động cơ
434,773 Mã lực
Cháu thì thoảng đọc lịch sử Việt Nam, ngẫm thấy là ngày xưa, rất nhiều Quan to triều đình sau 1 thời gian làm quan thường từ chức về quê ở ẩn.
Điển hình là cụ Chu Văn An thời Vua Trần Minh Tông, sau khi ông dâng sớ đề nghị Vua chém 7 viên quan nịnh thần bị Vua bác đi, ông từ quan về ở ẩn.

Báo Vietnamnet cũng có bài về chủ đề này : https://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/trac-nghiem/trac-nghiem-nhung-nguoi-treo-an-tu-quan-421956.html

Theo các cụ, tại sao các vị Quan ngày xưa không cố mà tại vị có phải tốt hơn không, vì Quan ngày xưa đã làm là làm cả đời, cha truyền con nối, không phải làm theo nhiệm kỳ như bây giờ, với lại Quan ngày xưa chỉ cần Vua tín nhiệm là OK, cứ làm mãi có sao đâu. :D
Cụ nhầm, quan to cỡ tỉnh trở lên con mới được tập ấm, tức là học các sách để làm quan, nhưng vẫn phải đi thi cùng các trò thường, thường các ấm học dốt nên hay thuê người làm hộ, như Lều chõng (Ngô Tất Tố) có ghi lại.
 

cuonglhvt

Xe tăng
Biển số
OF-149798
Ngày cấp bằng
19/7/12
Số km
1,013
Động cơ
367,924 Mã lực
Cụ nhầm, quan to cỡ tỉnh trở lên con mới được tập ấm, tức là học các sách để làm quan, nhưng vẫn phải đi thi cùng các trò thường, thường các ấm học dốt nên hay thuê người làm hộ, như Lều chõng (Ngô Tất Tố) có ghi lại.
Thường tập ấm được đặc cách vào thi Hội luôn, khỏi thi Hương như cụ Nguyễn Du ấy. Những người như vậy gọi là "Ấm sinh".
Các Ấm sinh được miễn thi Hương nhưng vẫn phải khảo hạch trước thi Hội. Hàng quý tộc cũng vậy, họ được gọi là "Tôn sinh"
Còn nhân vật Trần Đức Chinh trong Lều Chõng chưa được coi là tập ấm vì còn phải thi Hương.
 
Chỉnh sửa cuối:

VIKO L

Xe điện
Biển số
OF-346330
Ngày cấp bằng
11/12/14
Số km
4,746
Động cơ
341,025 Mã lực
Cháu thì thoảng đọc lịch sử Việt Nam, ngẫm thấy là ngày xưa, rất nhiều Quan to triều đình sau 1 thời gian làm quan thường từ chức về quê ở ẩn.
Điển hình là cụ Chu Văn An thời Vua Trần Minh Tông, sau khi ông dâng sớ đề nghị Vua chém 7 viên quan nịnh thần bị Vua bác đi, ông từ quan về ở ẩn.

Báo Vietnamnet cũng có bài về chủ đề này : https://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/trac-nghiem/trac-nghiem-nhung-nguoi-treo-an-tu-quan-421956.html

Theo các cụ, tại sao các vị Quan ngày xưa không cố mà tại vị có phải tốt hơn không, vì Quan ngày xưa đã làm là làm cả đời, cha truyền con nối, không phải làm theo nhiệm kỳ như bây giờ, với lại Quan ngày xưa chỉ cần Vua tín nhiệm là OK, cứ làm mãi có sao đâu. :D
Em đoán, ngày xưa đói kém nên mặt mỏng, không dày như bây giờ.
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
13,437
Động cơ
434,773 Mã lực
Có người nói rằng Nho giáo là một dạng "cá nhân chủ nghĩa" nhưng nó khác cá nhân chủ nghĩa của Phương Tây.
Các cụ xưa giữ gìn thân thể nhưng không phải với ý nghĩa lôi cuốn sự chú ý của người khác như thời nay mà gán cho nó ý nghĩa để thờ phụng tổ tiên.
Ngày nay người ta hiểu sự lui về "đuổi gà cho vợ" là để giữ an toàn. Còn các cụ gán cho nó ý nghĩa "giữ gìn chính đạo".
Cái "cá nhân chủ nghĩa" của nó về hành xử giống thời nay nhưng cái cách gán ý nghĩa cho các hành động đó làm cho các cụ hành xử một cách thanh thản hơn. Vì nếu chỉ hành xử vì lợi ích cá nhân (nếu chỉ nhìn nhận trên bình diện vị kỷ) người ta sẽ khó nhận thấy giá trị của hành động của mình trong khi thực chất những hành động đó rất có ý nghĩa.
Đạo của nhà Nho em đọc cả cụ Hiến Lê, Trần Trọng Kim ... lý giải thì thấy ý kiến của cụ Ngô Tất Tố là hữu lý nhất: cụ bảođến ông Khổng tử (ông thầy tổ của cái chữ cụ học) cũng coi đạo Nho không ngoài hai chữ "trung quân", tức là vua bảo gì làm nấy, thời bình thì thu thuế cho vua, dân hay kiện thì trị cho nó tịt không kiện nữa ;)); thời loạn thì cũng đợi chiếu vua ban mới oánh, vua thôi ta cũng thôi, thế nên Tây nó lấy Nam bộ rồi Bắc bộ rất tà tà mà chả tốn mấy quân.
Cái đạo Nho, thực ra là cái bộ quy tắc ứng xử của các thư lại thạo mỗi dùng chữ một cách chuyên sâu, các chữ Nho sĩ viết ra đều là công cụ để vua trị dân, không phải để thân dân hay giúp dân thành ... công dân phát triển toàn diện đâu nhé.
 

cuonglhvt

Xe tăng
Biển số
OF-149798
Ngày cấp bằng
19/7/12
Số km
1,013
Động cơ
367,924 Mã lực
Đạo của nhà Nho em đọc cả cụ Hiến Lê, Trần Trọng Kim ... lý giải thì thấy ý kiến của cụ Ngô Tất Tố là hữu lý nhất: cụ bảođến ông Khổng tử (ông thầy tổ của cái chữ cụ học) cũng coi đạo Nho không ngoài hai chữ "trung quân", tức là vua bảo gì làm nấy, thời bình thì thu thuế cho vua, dân hay kiện thì trị cho nó tịt không kiện nữa ;)); thời loạn thì cũng đợi chiếu vua ban mới oánh, vua thôi ta cũng thôi, thế nên Tây nó lấy Nam bộ rồi Bắc bộ rất tà tà mà chả tốn mấy quân.
Cái đạo Nho, thực ra là cái bộ quy tắc ứng xử của các thư lại thạo mỗi dùng chữ một cách chuyên sâu, các chữ Nho sĩ viết ra đều là công cụ để vua trị dân, không phải để thân dân hay giúp dân thành ... công dân phát triển toàn diện đâu nhé.
Cụ Ngô Tất Tố là một nhà Nho chính hiệu, Cụ chưa đỗ đạt nhưng trong thi khảo, hạch đã đỗ đầu xứ. Cách viết của cụ có 2 tầng ý nghĩa khác nhau đấy. Cái ý nghĩa dành cho người thời nay và ý nghĩa dành cho người đã từng đọc qua kinh điển.
Như chuyện Lều Chõng của cụ, người thời nay đọc qua ai cũng oán trách triều đình chỉ vì những thứ quy định vớ vẩn mà bỏ qua nhân tài. Nhưng người đã từng hiểu sơ TTNK thì sẽ hiểu rằng người tài năng như Đào Vân Hạc thi rớt là... hoàn toàn hợp lý.
Cũng với ý nghĩa đó.. chuyện trung quân có phải mục đích tối hậu của Nho giáo hay không là việc.. rất không nên cãi nhau :P :P :P
 
Chỉnh sửa cuối:

Vulq71

OFer Tích cực
Biển số
OF-160636
Ngày cấp bằng
13/10/12
Số km
8,512
Động cơ
436,681 Mã lực
Giờ thì các quan về ở ẩn.............ở biệt phủ của các quan.
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
13,437
Động cơ
434,773 Mã lực
Thường tập ấm được đặc cách vào thi Hội luôn, khỏi thi Hương như cụ Nguyễn Du ấy. Những người như vậy gọi là "Ấm sinh".
Các Ấm sinh được miễn thi Hương nhưng vẫn phải khảo hạch trước thi Hội. Hàng quý tộc cũng vậy, họ được gọi là "Tôn sinh"
Còn nhân vật Trần Đức Chinh trong Lều Chõng chưa được coi là tập ấm vì còn phải thi Hương.
"Khoa 1856, Nguyễn Hữu Kiêu, ấm sinh ở Quốc Tử Giám, trước thi Hương viết không đủ quyển, quan ở bộ Lại cho là quan Giám sát hạch không tinh, xin theo lệ Đốc học các tỉnh, mỗi tên học sinh có vết xấu, phạt bổng 9 tháng lương. Vua y "

Cứ theo sử thì đến năm đó ấm sinh vẫn thi hương.
 
Chỉnh sửa cuối:

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
13,437
Động cơ
434,773 Mã lực
Cụ Ngô Tất Tố là một nhà Nho chính hiệu, Cụ chưa đỗ đạt nhưng trong thi khảo, hạch đã đỗ đầu xứ. Cách viết của cụ có 2 tầng ý nghĩa khác nhau đấy. Cái ý nghĩa dành cho người thời nay và ý nghĩa dành cho người đã từng đọc qua kinh điển.
Như chuyện Lều Chõng của cụ, người thời nay đọc qua ai cũng oán trách triều đình chỉ vì những thứ quy định vớ vẩn mà bỏ qua nhân tài. Nhưng người đã từng hiểu sơ TTNK thì sẽ hiểu rằng người tài năng như Đào Vân Hạc thi rớt là... hoàn toàn hợp lý.
Cũng với ý nghĩa đó.. chuyện trung quân có phải mục đích tối hậu của Nho giáo hay không là việc.. rất không nên cãi nhau :P :P :P
Thôi, không sa đà, nhưng Nho cũng có nhiều loại, như cụ Tố thì ghét nhất Tống Nho nhưng ở mình thời Nguyễn thì lại chuộng Tống Nho, như cụ Tố nói thì sách cụ Kim toàn lấy Tống Nho cho vào bảo của cụ Khổng.
TTNK chắc là tứ thư ngũ kinh chứ khoogn phải TTKh hai sắc ti gôn tàn lòng trinh nữ nhỉ, môn này em cũng mắm môi bỏ mấy trăm k mua sách giấy về đọc, kết luận là đọc manga nó còn tỉnh người chứ chữ cổ đọc ngất ngư cả thằng người, mệt lắm.
 
Biển số
OF-728322
Ngày cấp bằng
7/5/20
Số km
9
Động cơ
71,095 Mã lực
Tuổi
34

wasabi13

Xe hơi
Biển số
OF-732723
Ngày cấp bằng
15/6/20
Số km
156
Động cơ
70,642 Mã lực
hạ cánh an toàn, an nhàn hưởng thụ
 

Euro561986

Xe máy
Biển số
OF-725118
Ngày cấp bằng
12/4/20
Số km
98
Động cơ
76,390 Mã lực
Tuổi
38
Nơi ở
Hà Nội
Các quan trước cũng giống như bây giờ gần cuối thì về ở ẩn hưởng phú quý
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
13,437
Động cơ
434,773 Mã lực
Thời lịch triều, quan có 2 dạng:

- Là quý tộc hoặc người có công phò vua giúp nước khởi nghiệp hoặc trong những hoàn cảnh khó khăn. (Cái bọn này không đáng tin vì chúng dễ cấu kết với nhau làm phản)

- Là những người bình dân tiến thân theo con đường cử nghiệp (những nhà Nho).

Đương nhiên có những người phò vua khởi nghiệp nhưng bản thân cũng là nhà Nho như Nguyễn Trãi chẳng hạn. Để dễ hiểu chúng ta có thể ví von các nhà Nho thời xưa như các ĐV hiện nay. Cái mục đích của một người vào Đ. hiện nay có 2 mặt của một vấn đề:

- Về mặt nguyên tắc: Để đấu tranh vì một đất nước VN dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dc văn minh…

- Về mặt bản chất thì: người ta vào Đ. để… (cái này các bạn tự điền vào nhé)

Ở đây chúng ta sẽ thấy các cán bộ, công chức khi phát biển mục đích của mình chỉ nói về mặt nguyên tắc (tôi phục vụ nhân dân) chứ không nói về cái mục đích kia. Các nhà Nho ngày xưa cũng vậy. Họ bỏ cả cuộc đời học tập để phục vụ cho mục đích của nhà Nho. Mục đích đó có hai mặt của nó:

- Mặt nguyên tắc là: abc… xyz.

- Mặt bản chất của nó: ra làm quan.

Cuộc sống của chúng ta bị gián cách với các cụ bởi thời gian, bởi sự khác biệt văn tự nên khi nhìn mục đích học tập, thi cử của các cụ luôn được nhà trường, gia đình, xã hội nhồi nhét thành ra chúng ta chỉ thấy các cụ ngày xưa thi ra để làm quan. Ông nào tệ tệ thì để lo vinh thân phì gia, ông nào tốt thì giúp vua trị nước, biết xem nhẹ quyền lợi riêng tư để dốc lòng chăm lo phúc lợi đại chúng. Vấn đề ở chỗ thời các cụ khi nói về các nhà Nho người ta sẽ không ai dám nói thẳng về mục đích “bản chất” như chúng ta ngày nay mà chỉ nói mục đích mang tính nguyên tắc. Tôi sẽ phân tích cái nguyên tắc abc… xyz ở đây.

Chứ Nho 儒 gồm có 2 phần, một bên là bộ nhân chỉ người, một bên là chữ Nhu 需 nghĩa là đợi. Chữ nhu này chính là chữ “nhu” trong “nhu cầu”. Hiểu nôm na nhà Nho là những người rèn luyện cái bên trong là đức Nhân, cái bên ngoài là lễ nhạc để chờ đợi "người ta" có nhu cầu vời mình ra giúp đời. Ở đây phải nói thêm nhà Nho tôi luyện đức Nhân và lễ nhạc chứ không phải tôi luyện tài năng. Nhưng người “sính tài” sẽ rất lận đận trong con đường tiến thân theo Nho giáo (cụ thể là trường hợp cụ Nguyễn Công Trứ hoặc nhân vật Đào Vân Hạc trong truyện Lều Chõng). Nhưng ra làm quan giúp đời chỉ là một trong hai mặt của cái mục đích abc… xyz kia.. Cái mục đích toàn diện nhất mà về nguyên tắc nhà Nho phải đeo đuổi là làm “sáng được đạo”. Sáng được đạo như thế nào tôi sẽ nói sau. Nhưng phải hiểu rằng nhà Nho khác với một ĐV, người ĐV phải chủ động được tham gia vào tiến hành cải biến xã hội cho tốt đẹp hơn còn nhà Nho thì lại khác. Đối với Nho giáo, cảnh giới cao nhất của trị là Nghiêu Thuấn, khi đó người cai trị “thuỳ y thường” (rũ áo xiêm) chẳng cần làm gì hết mà xã hội đâu vào đấy. Nhiều bài viết về Nho giáo thường phân loại Nho là một dạng “hữu vi” để đối lập với “đạo vô vi” của Lão Tử. Thực ra có học mới biết Nho chủ trương vô vi. Cái vô vi đó không phải là không làm gì mà là trung dung. Trung dung tức là phải biết kinh, biết quyền khi nào tiến khi nào thoái không câu nệ vào nguyên tắc. Nhà Nho có hai đường lối ứng xử là “xuất” (làm quan) và “xử” (ở ẩn). Xử là kinh, xuất là quyền. Nghĩa là nhà Nho lấy cái đường lối ở ẩn làm nguyên tắc, cái việc ra làm quan chỉ là hành xử trái nguyên tắc do hoàn cảnh bị ép buộc mà phải gượng gạo làm thế (cái này là nó nguyên tắc chứ không nói bản chất thực tế nhé các cụ :P )

Ngày nay khi nói đến cử nghiệp, chúng ta thường hiểu là khoa cử (thi cử để chọn người). Thực chất việc lựa chọn hiền tài ngày xưa đầu tiên phải nói là dùng hai phép bảo cử và cống cử. Nói chung là người làm vua phải vật nài khắp nơi đi tìm hiền tài ra giúp nước. Mà người hiền tài thì phải ở ẩn như Hứa Do, thậm chí như Hứa Do còn bị Sào Phủ chê là chưa phải đạo vì còn làm cho thiên hạ biết mình là hiền tài.

Phép khoa cử đến tận thời nhà Đường mới có (dù chỉ mới sơ sài)… đến đời nhà Minh mới hoàn thiện bằng lối làm văn bát cổ. Đối với nguyên tắc của Nho giáo thì khoa cử lại là một thứ “bệnh hoạn” :P cho nên trong truyện “Nho lâm ngoại truyện” khi nghe triều đình nhà Minh hoàn thiện phép thi bằng văn bát cổ, nhân vật Vương Miện bật ra tiếng than “Đạo đã đến lúc suy vi rồi” :P :P

Đương nhiên là sẽ có người cắc cớ hỏi tại sao cái nguyên tắc lại khác với cái bản chât thực tế thế. Xin nói rằng, cũng giống như “cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”. Nho giáo chưa bao giờ đạt được mức độ "toàn trị"> Các triều đại sử dụng Nho giáo không phải với đúng bản chất của nó. Cái “Nho giáo” dùng trong triều đình đó là thứ “ngoại Nho nội Pháp”, là thứ pháp luật hà khắc được bao bọc bởi lớp vỏ “lễ nhạc”. Các Nhà Nho ai cũng biết điều đó. Và họ cũng chia làm hai loại:

- Loại chỉ vì mục đích của cá nhân và gia đình thì hùa với triều đình để tô vẽ cái “lễ nhạc” đó.

- Loại đau đáu vì cái mục đích “làm sáng đạo” nên họ chấp nhận cái khác biệt giữa họ và nhà cầm quyền, tạm thời gác bỏ nguyên tắc để đạo thống được lưu truyền. Thời gian ra làm quan được họ gọi là thời "đãi tội" (chờ chịu tội). Khi sự khác biệt đó quá lớn thì có câu rằng:

Chớ tham lộc nước đời suy
Bẫy chim, lưới thỏ e khi mắc nàn..


(Nguyễn Đình Chiểu).

Nói túm lại chúng ta ngày nay không hiểu mục đích của ở ẩn vì chúng ta đang sống trong xã hội xã hội chủ nghĩa :) cái mục tiêu ra làm quan có thể giống nhau nhưng hai mục tiêu "dân giàu nước mạnh" và "làm sáng đạo" là hai mục tiêu khác nhau hoàn toàn.
Em bàn liều hai chữ "xuất" và"xử một cái:
Qua các nhân vật lịch sử thì em hiểu đó là "xuất chữ" và "xử chữ", cái xử chữ này giống như "xử nữ", nghĩa là giữ cho cái chữ của mình sạch bong bằng cách không đưa nó vào sách vở văn thơ nữa, mà như thế chắc nhất là cái người có chữ phải ôm bụng chữ tìm nơi không cần chữ mà ở, mà làm. Khi đó thanh cao thì làm thầy lang, sơ sài thì làm thầy bói, toàn cái chữ khác người cả.
Còn các bậc làm thầy đồ thì thường là thi chưa đỗ dạy trẻ con, đã có chức quan nay hưu hay có học vị ông cử, ông nghè đi dạy trò lớn thì không tính là ở ẩn.
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
13,437
Động cơ
434,773 Mã lực
Không biết ngày xưa thì ông nghĩ ra chữ kiểu "thu giá" có ... tự xử không nhỉ ;))
 

Duc Sang

Xe container
Biển số
OF-533992
Ngày cấp bằng
25/9/17
Số km
5,569
Động cơ
408,864 Mã lực
Ngày xưa không có điện thoại, máy tính, internet thì về quê là mất hút con mẹ hàng lươn ngay. Không muốn ở ẩn thì cũng phải ở ẩn :D
 

cuonglhvt

Xe tăng
Biển số
OF-149798
Ngày cấp bằng
19/7/12
Số km
1,013
Động cơ
367,924 Mã lực
Xưa các quan làm gì có bản lĩnh cách mạng như các quan thời nay. Phỏng cụ cuonglhvt/
Thời phong kiến chả phải tốt đẹp 100% nhưng vẫn có người này người kia.
Đến khi bọn Pháp vào đã làm cho mọi thứ méo mó đi. Nhưng đâu đó vẫn còn có điều tốt đẹp. Nhiều nhà văn đã cố gắng vớt vát cái tốt đẹp của cha ông chả để làm gương cho con cháu nhưng cũng để chúng biết "what the fact". Nhưng rồi nhờ ánh sáng của chỉnh huấn mà ta chả còn biết những cái mà người xưa muốn vớt vát là cái quái gì nên "what the fact" thành "what the f*ck" :) đành phải nhìn các cụ thời xưa dưới ánh nhìn "bản lĩnh cách mạng" :)
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top