lại nhảm ?
ông Diêm đã từ chối tổng tuyển cử thống nhất đất nước. VNCH & Mỹ không công nhận Hiệp định Giơnevơ
=> Hiệp định Giơnevơ đã hết giá trị thi hành
Chính VNCH đã tạo ra thêm nhiều kẻ thù bằng cách thực thi chính sách Tố Cộng - Diệt Cộng
cộng thêm việc thực thi những chính sách mất lòng dân đã đẩy phần lớn dân chúng về phía bên kia
Em pót 1 bài để các cụ tham khảo, chính xác thì VNCH và Mỹ không ký vào hiệp định Geneve, tức là họ không công nhận sự ràng buộc hiệp định này từ đầu rồi, hiệp định này chỉ có giá trị giữa Pháp và Việt Minh thôi:
-----------
Để nhìn lại thực chất của cuộc chiến tranh Việt nam phải nhìn lại Hiệp Định Genève ngày 20 tháng 7 năm 1954. Sau chín năm chiến tranh triền miên (1946-1954), dân chúng Việt Nam rất khao khát hòa bình, nhưng giấc mơ hòa bình vẫn còn ngoài tầm tay của người Việt. Đất nước chia đôi, dân tộc chia đôi ! Người Việt ở cả hai phía nói chung, hoàn toàn không thể tự quyết định tương lai của chính mình, mà phải bị động trước những áp đặt của ngoại bang. Bất cứ một ngoại bang nào đến với Việt Nam cũng đều vì quyền lợi riêng tư của họ, chứ chẳng phải vì yêu thương hay giúp đỡ nước Việt Nam. Một số câu hỏi được đặt ra ngay tới tận ngày nay: Sau trận Điện Biên Phủ (7.5.1954), khi Pháp quyết định bỏ chạy khỏi Việt Nam, tại sao Việt Minh không thừa thắng xông lên, chiếm lấy tất cả Việt Nam mà lại chịu kỳ hiệp định chia đôi đất nước ? Ai vi phạm Hiệp định Genève ?
Vì sao ông Hồ Chí Minh không thừa thắng xông lên mà chịu ký Hiệp định Genève? Có nhiều lý do được đưa ra không ai biết chắc đúng hay sai. Nhiều người cho là miền bắc Việt Nam đã chịu áp lực của Liên Xô và Trung quốc. Các đàn anh này muốn kết thúc cuộc chiến ở Đông Dương, sau khi họ đã ký kết chấm dứt chiến tranh ở Hàn Quốc. Để làm áp lực, hai nước đàn anh hứa tiếp tục viện trợ với điều kiện bắc Việt Nam chịu đến bàn hội nghị ở Genève.
Tuy nhiên, cũng có người lại nói chính bắc Việt Nam muốn ký hiệp ước vì sợ đằng sau nước Pháp còn có Mỹ, phải ngưng chiến để không cho Mỹ có lý do can thiệp vào Việt Nam. Ông William J. Duiker, trong cuốn “The Communist Road to Power in Vietnam” kể rằng ông Hồ Chí Minh đã mất công thuyết phục cánh chủ chiến trong **** Cộng Sản, trong phiên họp Trung Ương **** vào Tháng Bảy năm 1954. Ông Hồ nói rằng những người trong Trung Ương **** muốn tiếp tục chiến tranh không nhìn thấy mối nguy là quân Mỹ có thể sẽ nhảy vào Việt Nam giúp chính phủ quốc gia của Bảo Đại, thay chỗ của Pháp. Đó là mối lo chính đáng của Hồ Chí Minh, con người có kinh nghiệm quốc tế nhiều hơn các lãnh tụ cộng sản khác.
Nhưng một câu hỏi thực tế là, lúc đó Việt Minh có đủ sứ tiến đánh tới toàn thắng, nếu Mỹ không can thiệp hay chăng? Tướng Navarre, người chỉ huy quân Pháp thời đó, cho biết rằng trong năm 1954 lực lượng Việt Minh đã cạn sức vì dồn hết sức vào chiến dịch Điện Biên Phủ. Để chiếm lấy một cứ điểm có 16,000 quân Pháp, Việt Minh đã huy động gần 50,000 quân chủ lực, 55,000 quân phụ lực, và 100,000 dân công tiếp tế cho chiến trường. Phía Pháp chết khoảng 1,500 quân, 4,000 bị thương; trong khi phía Việt Nam mất 25,000 người trong đó 10,000 người chết. Nhiều người phía Việt Minh thì cho là sau khi thắng trận ở Điện Biên Phủ, họ đủ sức sẵn sàng mở ra những cuộc hành quân ở vùng châu thổ sông Hồng Hà để tiêu diệt lực lượng Pháp và quân đội quốc gia. Tất nhiên họ không dự trù việc tham dự của Mỹ có thể xảy ra, và cũng không biết các điều kiện viện trợ của Liên Xô và Trung Cộng mà ông Hồ Chí Minh biết.
Ai vi phạm Hiệp định Genève? Chính phủ Ngô Đình Diệm lúc đó không chịu ký vào Hiệp Định Genève, cũng vì không muốn chịu trách nhiệm trước lịch sử việc tái diễn Hận Sông Gianh. Có thể nói không ai vi phạm cả vì Hiệp Định Đình Chỉ Chiến Sự ở Việt Nam tức Hiệp Định Đình Chiến Genève chỉ có tính cách thuần túy quân sự, nói về việc rút quân, tập trung quân, thời hạn chuyển quân...mà hoàn toàn không đề cập đến giải pháp chính trị. Có nghĩa là không phải là một Hiệp định Hòa bình. Và điểm đặc biệt không có phái đoàn nào ký tên vào bản ‘’Tuyên bố cuối cùng của Hội Nghị Genève 1954 về vấn đề lập lại hòa bình ở Đông Dương’’ ngày 21.7.1954.
Để bỏ chạy an toàn, Pháp thỏa mãn những đòi hỏi về phía khối cộng sản, thỏa hiệp với cộng sản chia hai nước Việt Nam và ấn định lịch Tổng Tuyển Cử năm 1956, mà không cần đếm xỉa đến ý nguyện của chính phủ Quốc Gia Việt Nam. Pháp quyết ký Hiệp Định Genève (20.7.1954), để vĩnh viễn rút quân ra khỏi ba nước Đông Dương, không còn liên hệ gì đến Việt Nam. Như thế, Pháp dựa vào tư cách nào để ấn định lịch Tổng Tuyển Cử vào năm 1956 về tương lai chính trị nước Việt Nam? Lịch Tổng Tuyển Cử nầy lại không được các phái đoàn tham dự ký kết để bảo đảm thi hành.
Hội Nghị Genève về Đông Dương với 9 phái đoàn là ngũ cường Anh, Pháp, Hoa Kỳ, Liên Xô, Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, và bốn chính phủ liên hệ ở Đông Dương là Quốc Gia Việt Nam, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (Việt Minh), Lào, Cambodge (Cambodia), bắt đầu ngày 8.5.1954, một ngày sau khi kết thúc trận Điện Biên Phủ. Phái đoàn Quốc Gia Việt Nam do Ngoại Trưởng Nguyễn Quốc Định cầm đầu khi Hội Nghị bắt đầu. Sau đó, để tăng cường, Quốc Gia Việt Nam gởi phó Thủ Tướng Nguyễn Trung Vinh làm Trưởng Đoàn, Nguyễn Quốc Định phụ tá. Khi Ngô Đình Diệm chấp chánh ngày 7.7.1954, thì tân Ngoại Trưởng Trần Văn Đỗ đến thay Nguyễn Trung Vinh. Phái đoàn Việt Minh do Phạm Văn Đồng lãnh đạo. Lúc đó ông Đồng đã được chỉ định làm Phó Thủ Tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Sau gần 20 ngày hội họp tại Genève, ngày 26.5.1954, Pháp và Việt Minh thỏa thuận ngừng bắn ở Việt Nam, rút quân về những khu vực chỉ định. Ông Phạm văn Đồng đề nghị cách phân chia thật giản dị là chia hai nước Việt Nam ở vĩ tuyến 13. Việt Minh rút về Bắc, Pháp rút về Nam. Pháp chưa quyết định. Anh Quốc tán thành, Hoa Kỳ phản đối. Chính phủ Quốc Gia Việt Nam chủ trương thống nhất, không chia cắt. Tại Sài Gòn, Thủ Đô của chính phủ Quốc Gia Việt Nam, Quốc Dân Đại Hội họp phiên bất thường cũng trong ngày 26.5.1954, phản đối mạnh mẽ việc chia hai đất nước.
Kể từ 20.6.1954, các Ngoại Trưởng tạm nghỉ và về nước tham khảo ý kiến. Trong thời gian nghỉ họp, Châu Ân Lai về lại Trung Quốc. Ông mời Hồ chí Minh và Võ nguyên Giáp qua Liễu Châu (Liuzhou), thuộc Tỉnh Quảng Tây (Kwangsi hay Guangxi), hội họp từ ngày 3.7.1954. Trong cuộc gặp gỡ nầy, Châu Ân Lai khuyên Hồ chí Minh chấp nhận thượng sách là hòa để tránh mở rộng chiến tranh, vì nếu tiếp tục mở rộng chiến tranh, Hoa Kỳ sẽ can thiệp. Theo Châu Ân Lai, Việt Minh nên giải quyết riêng biệt chuyện Lào và Miên, đồng thời chia hai nước Việt Nam ở khoảng vĩ tuyến 16. Với kinh nghiệm chiến tranh Triều Tiên, Châu Ân Lai khuyên Việt Minh không nên đòi hỏi thái quá, khiến Pháp sẽ ở thế phải nhờ Hoa Kỳ can thiệp.
Cũng theo Châu Ân Lai, trong trường hợp Hoa Kỳ can thiệp vào chiến tranh Việt Nam, với binh lực hùng hậu, Hoa Kỳ sẽ có thể lật ngược tình thế như trong chiến tranh Triều Tiên trước đây. Về phía phái đoàn Việt Minh, trong Hội Nghị nầy, Võ nguyên Giáp cho biết nếu phải rút đi, thì chỉ rút những người làm công tác chính trị bị lộ diện, phần còn lại thì ở lại miền Nam chờ thời cơ, có thể khoảng 10,000 cán bộ. Hội Nghị Liễu Châu giữa Châu Ân Lai và Hồ chí Minh kết thúc sau phiên họp cuối cùng tối ngày 5.7.1954.
Sau kỳ nghỉ, hội nghị Geneve họp tiếp, Tân Thủ Tướng Pháp là Mendès-France đích thân đến Genève để hội đàm với Ngoại Trưởng Liên Xô là Mikhailovich Molotov ngày 10.7, và Ngoại Trưởng Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa là Châu Ân Lai trong hai ngày 12 và 13.7. Pháp, Liên Xô và Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa thỏa thuận giải pháp chia hai nước Việt Nam. Pháp đòi chia ở vĩ tuyến 18. Trung Hoa đề nghị vĩ tuyến 16, rồi đổi vĩ tuyến 17. Sau đó, khi Châu Ân Lai gặp Phạm văn Đồng, đại biểu của Việt Minh, Châu Ân Lai áp đặt ý định của các cường quốc. Phạm văn Đồng đành chấp nhận. Đại Biểu Quốc Gia Việt Nam là Bác Sĩ Trần Văn Đỗ phản đối việc chia cắt đất nước bất cứ ở đâu. Cuối cùng, sau những tranh cãi và mặc cả vào buổi chiều ngày 20.7.1954, hiệp ước đình chiến được soạn thảo xong và ký kết sau 12 giờ đêm 20.7, qua sáng 21.7.1954 trong lúc đồng hồ ở trụ sở ký kết vẫn giữ nguyên ở 12 giờ đêm 20.7.1954. Danh xưng chính thức của Hiệp Định Genève là Hiệp Định Đình Chỉ Chiến Sự ở Việt Nam. Hiệp Định nầy được viết bằng hai thứ tiếng Pháp và Việt, có giá trị như nhau. Hai nhân vật chính ký vào hiệp ước đình chiến Genève là Henri Delteil, Thiếu Tướng, thay mặt Tổng Tư Lệnh Quân Đội Liên Hiệp Pháp ở Đông Dương và Tạ quang Bửu, Thứ Trưởng Bộ Quốc Phòng chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Các nước khác cùng ký vào Hiệp Định Genève còn có Anh, Liên Xô, Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, Lào, Cambodia. Hai chính phủ Quốc Gia Việt Nam và Hoa Kỳ không ký vào bản Hiệp Định nầy. Sau khi Hiệp Định Đình Chỉ Chiến Sự ở Việt Nam được ký kết, các phái đoàn họp tiếp ngày 21.7.1954 và ‘’thông qua’’ bản ‘’Tuyên bố cuối cùng của Hội Nghị Genève 1954 về vấn đề lập lại hòa bình ở Đông Dương’’. Đây chỉ là lời tuyên bố (Déclaration) của bảy phái đoàn, có tính cách dự kiến tương lai Việt Nam, và đặc biệt không có phái đoàn nào ký tên vào Bản Tuyên Bố nầy, nghĩa là Bản Tuyên Bố không có chữ ký. Khi chủ tịch phiên họp là Anthony Eden (Ngoại Trưởng Anh) hỏi từng phái đoàn, thì 7 phái đoàn là Anh, Pháp, Liên Xô, Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, Lào và Cambodge (Cambodia) trả lời miệng rằng ‘’đồng ý’’. Phái đoàn Hoa Kỳ và phái đoàn Quốc Gia Việt Nam không đồng ý, và tự đưa ra tuyên bố riêng của mình.
Bản ‘’Tuyên bố cuối cùng của Hội Nghị Genève 1954 về vấn đề lập lại hòa bình ở Đông Dương’’ gồm 13 điều, trong đó quan trọng nhất là điều 7. Điều nầy ghi rằng: ’Hội Nghị tuyên bố rằng đối với Việt Nam, việc giải quyết các vấn đề chính trị thực hiện trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, sẽ phải làm cho nhân dân Việt Nam được hưởng những sự tự do căn bản, bảo đảm bởi những tổ chức dân chủ thành lập sau Tổng Tuyển Cử tự do và bỏ phiếu kín. Để cho việc lập lại hòa bình tiến triển đến mức cần thiết cho nhân dân Việt Nam có thể tự do bày tỏ ý nguyện, cuộc Tổng Tuyển Cử sẽ tổ chức vào tháng 7.1956 dưới sự kiểm soát của một Ban Quốc Tế gồm đại biểu những nước có chân trong Ban Giám Sát và Kiểm Soát Quốc Tế đã nói trong Hiệp Định Đình Chỉ Chiến Sự. Kể từ ngày 20.7.1955 những nhà đương cục có thẩm quyền trong hai vùng sẽ có những cuộc gặp gỡ để thương lượng về vấn đề đó’’.
Điều 7 của Bản Tuyên Bố được xem là dự kiến về một giải pháp chính trị trong tương lai, theo đó một cuộc Tổng Tuyển Cử sẽ có thể được tổ chức để thống nhất đất nước, mà sau nầy Bắc Việt dựa vào điều nầy để đòi hỏi Nam Việt tổ chức Tổng Tuyển Cử trên toàn quốc. Bắc Việt thường nói và viết rằng việc tổ chức Tổng Tuyển Cử giữa hai miền Bắc và Nam Việt Nam là theo quyết định của Hiệp Định Genève. Thật ra Hiệp Định Genève chỉ là một Hiệp Định Đình Chỉ Chiến Sự (đình chiến) mà không đưa ra một giải pháp chính trị nào. Giải pháp chính trị về một cuộc Tổng Tuyển Cử giữa hai miền Bắc và Nam Việt Nam dự tính tổ chức vào năm 1956 nằm trong điều 7 của bàn ‘’Tuyên bố cuối cùng của Hội Nghị Genève 1954 về vấn đề lập lại hòa bình ở Đông Dương’’.
Trong Bản Tuyên Bố riêng của phái đoàn Quốc Gia Việt Nam, Bác Sĩ Trần Văn Đỗ, Trưởng Phái Đoàn, giải thích vì sao phái đoàn Quốc Gia Việt Nam không ký kết Hiệp Định Genève. Sau khi phản đối việc chia cắt đất nước và việc đại diện quân đội Pháp tự ý ký kết Hiệp Định mà không đếm xỉa gì đến quyền lợi của quân đội Quốc Gia và nhân dân Việt Nam, Bản Tuyên Bố của phái đoàn Quốc Gia Việt Nam viết: ‘’Vì thế cho nên chính phủ Việt Nam yêu cầu Hội Nghị ghi nhận một cách chính thức rằng Việt Nam long trọng phản đối cách ký kết Hiệp Định cùng những điều khoản không tôn trọng nguyện vọng sâu xa của dân Việt. Chính phủ Việt Nam yêu cầu Hội Nghị ghi nhận rằng chính phủ tự dành cho mình quyền hoàn toàn tự do hành động để bảo vệ quyền thiêng liêng của dân tộc Việt Nam trong công cuộc thực hiện Thống Nhất, Độc Lập, và Tự Do cho xứ sở’’. Vì phái đoàn Quốc Gia Việt Nam không ký vào Bản Hiệp Định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam (Hiệp Định Genève) và nhất là không tham dự vào bản ‘’Tuyên bố cuối cùng’’, nên chính phủ Quốc Gia Việt Nam tự cho rằng không bị ràng buộc vào điều 7 của Bản Tuyên Bố nầy.
Nguồn: MXH (đã được biên tập).