Tiêu đề là chuyện từ Nga, nhưng vẫn có những thành phần kéo về VN.
Sắp Tết rồi, mỗ thuật lại chuyện Tết năm trước. Cũng là nói một lần cho nó rõ với các thành phần hằn học hận thù dân tộc.
Tết năm Giáp Ngọ. Kondom Mỗ đến nhà bạn chơi. Đúng giờ rượu, sà vào mâm cơm. Bữa đó có hai ông là em của ông ngoại bạn mỗ, từ Mỹ về. Một ông ở Virginia, một ông ở California. Cả hai ông đều ngoài 70, gần 80 nhưng còn rất khỏe mạnh.
Ông ngoại của bạn mỗ (anh của 2 ông Việt Kiều) đã mất từ lâu, khi còn sống thì cũng theo quân ngũ, là Đại tá QDND Việt Nam, nghỉ hưu.
Hai ông VK thì một ông là Giảng viên Đại học SG, ông kia là sĩ quan QLVNCH, cũng cấp tá. Cả hai ông đều qua Mỹ năm 1975.
Câu chuyện rất thân tình, rôm rả và cũng chẳng né tránh chuyện lịch sử.
Ông giảng viên thì ít nói hơn, còn ông sĩ quan thì nói thẳng thắn, cởi mở đúng chất nhà binh. Câu chuyện của ổng có thể rút lại mấy ý như này:
1/ Hồi đó, thời điểm đó, ổng chạy từ Cao nguyên Trung phần xuống duyên hải ven biển, được lệnh tử thủ. Cũng quyết tâm tử thủ. Nhưng quân MB đánh chưa tới, đã thấy cấp trên (Tướng VNCH) lên trực thăng chạy hết, nên ổng quyết định: Tìm mọi cách dẫn toàn bộ các em, các con (lính của ổng) cùng nhau chạy về SG, sao cho ít thiệt hại nhất. Kết quả, ổng đưa lính về đến ngoại ô SG thì cho tất cả tan hàng, tùy ý di tản. Từ Quy nhơn về SG chỉ có dăm đứa bị dính miểng, bị thương, không đứa nào tử.
Ổng nhấn mạnh, đấy là việc tốt nhất cuộc đời binh nghiệp của ổng. Ổng tự nhận thấy như vậy sau hàng chục năm bươn chải mưu sinh và tái gây dựng cơ nghiệp ở Mỹ.
2/ Hồi đó, lực lượng VNCH từ cấp đại đội trở xuống đánh đấm rất ngon; không ngán quân MB. Nhưng chỉ huy từ cấp tiểu đoàn trở lên như con kạc. Càng lên cao càng nát. Chỉ nhăm nhăm đùm gói gia đình mà chạy. Trong khi dàn tướng bên quân MB quá ngon. Do đó, nếu có tử thủ, có đánh nữa thì càng đánh càng chết oan lính. Ông Minh lớn làm như vậy là đúng.
3/ Sau mấy chục năm nhìn lại, dù bên nào thắng trận, thì người thắng vẫn là người Việt máu đỏ da vàng vì đã chấm dứt cảnh cầm súng bắn vào nhau. Bây giờ bên đó vẫn còn mấy cha nuối tiếc, năm nào cũng tụ tập mặc đồ nhà binh, cờ quạt tùm lum, bọn con cháu nó cũng nản. Như ổng, từ khi bỏ bộ đồ sĩ quan, không bao giờ ổng mặc lại nữa.
Khi trà dư tửu hậu, mỗ có hỏi ổng là bên này cháu có đọc Tháng ba gãy súng, nó có đúng tình trạng và hoàn cảnh lịch sử lúc đó không?
Ổng cười khà khà: Thằng Cao Xuân Huy viết hả, nó là Thủy quân lục chiến, thằng em tao. Khi nó đưa tao coi bản thảo, tao coi xong, thấy được quá, bảo nó: Mầy viết sánh như nước mắm chắt thế này, tao thấy ngon quá.
Theo như bạn mỗ nói, mấy ổng năm nào cũng đi đi về về lễ tết vui vẻ liên tục, đi khắp bắc trung nam du lịch, thăm họ hàng, rất vui vẻ.
Như vậy, có thể nói rằng, những thành phần hằn học trong cộng đồng VK cũng chỉ là 1 bộ phận, và qua các thế hệ sau, theo năm tháng cũng như khách quan mối quan hệ ngoại giao quốc tế hiện nay, bộ phận này ngày càng teo nhỏ, triệt tiêu, nhưng chúng vẫn hằn học đến cùng.
Kệ chúng nó.