[Funland] Tại sao mọi người cứ chen chân trong phố cổ (HN) làm gì ?

căngthẳng

Xe tăng
Biển số
OF-167043
Ngày cấp bằng
16/11/12
Số km
1,823
Động cơ
355,085 Mã lực
nhắc lại để các cụ nhớ là bản Tuyên ngôn độc lập Cụ Hồ viết tại phố cổ Hàng ngang, số nhà 48, của nhà tư sản yêu nước Trịnh Văn Bô
Ko có đóng góp về vật chất hàng nghìn cây vàng cho ngân sách trống trải của nhà nước Việt nam mới khai sinh của những nhà tư sản kinh doanh tại khu phố cổ ngày xưa thì ko có các cụ ngồi đây bây giờ đâu.
 

voucherkhachsan

Xe tải
Biển số
OF-340829
Ngày cấp bằng
30/10/14
Số km
203
Động cơ
276,707 Mã lực
Nơi ở
Mỹ Đình
Tóm lại là vì mưu sinh thôi, nhà thằng bạn cấp 3 em trên phố cổ em biết. Nó mua đc nhà bên Gia Lâm nhưng vẫn phải cho thuê, rồi lại về cái ổ chuột phố cổ để sinh sống, đến giờ vẫn chưa bỏ được.
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
13,441
Động cơ
434,773 Mã lực
nhắc lại để các cụ nhớ là bản Tuyên ngôn độc lập Cụ Hồ viết tại phố cổ Hàng ngang, số nhà 48, của nhà tư sản yêu nước Trịnh Văn Bô
Ko có đóng góp về vật chất hàng nghìn cây vàng cho ngân sách trống trải của nhà nước Việt nam mới khai sinh của những nhà tư sản kinh doanh tại khu phố cổ ngày xưa thì ko có các cụ ngồi đây bây giờ đâu.
Nói chung không nên vơ các nhà tư sản vào dân phố cổ được, đơn giản vì họ sở hữu vài dãy nhà ở vài phố cho dân phố gọi là cổ sống.
Mà động đến vấn đề này thì chắc các sử da hay nhà Hà lội học cũng chịu, không dám chém.
 

căngthẳng

Xe tăng
Biển số
OF-167043
Ngày cấp bằng
16/11/12
Số km
1,823
Động cơ
355,085 Mã lực
Người đàn bà tặng hơn 5.000 lượng vàng cho cách mạng
Hơn 90% số tiền buôn vải được vợ chồng bà Hồ dùng để ủng hộ cách mạng. Có khi trong nhà không sẵn tiền mà đúng lúc cách mạng cần, bà sẵn sàng bán phá giá vải để gom đủ tiền đưa cho cán bộ.

Ở tuổi 97, bà Hoàng Thị Minh Hồ vẫn giữ nét đẹp của người phụ nữ Hà Nội gốc: Gương mặt phúc hậu, nước da trắng, giọng nói ấm áp và thái độ điềm đạm. Trong ngôi nhà số 34 Hoàng Diệu (Hà Nội), nơi bà sống cùng hai con trai, hai chiếc huân chương độc lập hạng nhất được đặt nơi trang trọng nhất. Bà cho hay, đó là phần thưởng cao quý mà nhà nước dành tặng người chồng quá cố Trịnh Văn Bô và bà vì những đóng góp to lớn cho cách mạng.

Giữ giọng chậm rãi, bà Hồ kể, ngôi nhà số 48 Hàng Ngang của bà trước kia là tiệm vải Phúc Lợi, thuộc loại lớn nhất Hà Nội thời bấy giờ. Có điều kiện dư dả, hai ông bà thường xuyên làm từ thiện, giúp đỡ người nghèo. Thấy vậy, cán bộ Việt Minh đã đến nhà vận động ông bà đi theo cách mạng. Việt Minh khó khăn, không có tiền ra báo, bà đã ủng hộ 8 vạn rưỡi tiền Đông Dương. Ngôi nhà số 48 Hàng Ngang cũng được chọn làm trụ sở hoạt động của cách mạng.

Bà Hồ cho biết, thân sinh ra bà là cụ Hoàng Đạo Phương và Nguyễn Thị Lợi cũng như thân sinh của chồng bà, cụ Trịnh Phúc Lợi, đều là những nhà Nho yêu nước, từng tham gia Đông Kinh Nghĩa Thục. Tất cả đều đỗ đạt mà không ai làm quan. Cụ Phương khi gần 80 tuổi đã gọi các con lại nói rằng: "Ta đã già mà chưa làm trọn việc nước, sau này con nào có điều kiện giúp nước thì hãy làm thay ta".

"Lời căn dặn của cha tôi luôn khắc ghi trong lòng. Và khi có điều kiện là tôi giúp nước ngay mà không hề suy nghĩ", bà Hồ tâm sự.


97 tuổi , bà Hồ vẫn còn minh mẫn. Ảnh: Hoàng Thùy.

Ngôi nhà số 48 Hàng Ngang được xây theo kiểu nhà ống cổ, gồm 4 tầng. Tầng một là cửa hàng vải Phúc Lợi nổi tiếng khắp vùng. Khách đến mua đông đúc, xung quanh lại tấp nập người qua lại nên được chọn làm nơi ở cho Bác Hồ cùng những nhà lãnh đạo cách mạng từ chiến khu trở về.

Bà Hồ nhớ, vào một buổi tối cuối tháng 8 năm 1945, ông Nguyễn Lương Bằng đến nhà bảo vợ chồng bà thu xếp một phòng đón cán bộ cách mạng đến ở. Ông bà dọn một phòng tầng 3 tươm tất để đón khách. Tuy nhiên, người khách mới đến lại dọn xuống tầng 2 để ở cùng mọi người cho tiện.

"Ấn tượng đầu tiên của tôi về người khách mới là sự giản dị. Ông cụ hơi gầy, vầng trán cao, râu dài, tóc bạc. Cụ mặc áo nâu, quần soóc nâu, đội mũ dạ, đi dép cao su hiệu con hổ trắng, tay cầm can. Để đảm bảo bí mật, chúng tôi nói với gia nhân rằng họ là người nhà ở dưới quê lên chơi và tất cả đều không được lên tầng 2 làm phiền", bà Hồ nhớ lại.

33 ngày Bác ở nhà bà (từ 24/8 đến 27/9), bà đều trực tiếp chỉ đạo nhà bếp nấu ăn phục vụ Người. Sau đó, hai vợ chồng bà thay nhau bê lên. Vào 9h hằng ngày, bà thường bê cháo và hoa quả lên cho Bác. Một hôm bà đang định quay gót thì Bác hỏi "Cô tên gì?". Sau khi bà trả lời, Bác lại nói "Cô còn trẻ mà đã có cơ đồ sự nghiệp, có chồng con, tiền bạc. Cô chẳng có gì khổ cả".

Nghe vậy bà Hồ khẳng khái nói: "Cháu vẫn có một điều khổ, đó là nỗi nhục mất nước". Bác cười: "Vậy thì kiên trì và nhẫn nại nhé!".


Ngôi nhà số 48 Hàng Ngang, nơi Bác Hồ viết bản tuyên ngôn độc lập, nay đã trở thành một di tích lịch sử, là điểm đến của nhiều khách tham quan. Ảnh: Hoàng Thùy.

"Ông cụ chăm chỉ lắm. Ngày nào cũng làm việc tới đêm khuya và thức dậy rất sớm để tập thể dục. Cụ cứ ngồi bên bàn làm việc, gõ lách cách. Có khi lại họp bàn với các đồng chí ở bên phòng lớn suốt đêm", bà Hồ kể.

Thấy sự kính cẩn mà cán bộ dành cho "ông cụ", bà thắc mắc với ông Lê Đức Thọ, Trần Đăng Ninh nhưng họ chỉ cười không nói gì. Một lần ông bà đón hai vị khách nước ngoài đến thăm "ông cụ". Rồi cụ đưa cho hai vị khách xem một bản thảo, một trong hai người nói rằng đoạn đầu quen quen. Cụ cười nói: "Đó là câu từ ở trong bản tuyên ngôn độc lập của nước bạn".

"Mãi sau này tôi mới biết bản thảo đấy chính là bản tuyên ngôn độc lập mà Người viết hàng đêm bên chiếc máy chữ", bà Hồ cho hay.

Bà Hồ bảo giờ phút mà bà không bao giờ quên được là buổi sáng 2/9/1945 tại quảng trường Ba Đình. Sáng hôm ấy, bà chuẩn bị tươm tất đến dự mít tinh, ông Bô đi cùng với Ủy ban hành chính Nhà nước. Khi đang xếp hàng ở Phan Đình Phùng, sau lời giới thiệu cụ Hồ Chí Minh lên đọc Tuyên ngôn độc lập, nghe giọng nói quen thuộc của "ông cụ", bà khóc òa sung sướng. Người khách bấy lâu ở trong nhà bà, được bà tận tâm chăm sóc chính là Bác Hồ kính yêu, là cụ Nguyễn Ái Quốc mà bà được đọc trên báo.

Sau ngày Quốc khánh, ban ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh làm việc ở phủ, tối vẫn về nhà bà Hồ để ở. Bác vẫn gần gũi, chân thành như "ông cụ ở quê lên chơi" ngày nào. Thời gian này, Bác nhờ ông bà Bô chuẩn bị một bữa tiệc chiêu đãi tướng quân Tưởng. Đồng thời, để cho chúng rút 20 vạn quân khỏi nước ta, Bác đã nhờ ông bà chuẩn bị tiền lót tay.

"Để có 200 vạn cho Tiêu Vân, 300 vạn cho Lư Hán và 500 vạn cho Ứng Khâm, tôi đã phải bán phá giá những xấp vải có trong nhà, vì dân kinh doanh đâu để nhiều tiền trong nhà", bà Hồ cười nói.


Từ trái sang gồm nhà tư sản Hoà Tường, ông Trịnh Văn Bô, bà Hoàng Thị Minh Hồ, mẹ ông Trịnh Văn Bô, Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, nhà điền chủ Nguyễn Hữu Tiệp trước thềm Nhà hát Lớn tại Tuần lễ vàng 1945. (Ảnh tư liệu).

Gần như toàn bộ số tiền mà ông bà thu được từ việc kinh doanh vải đều dùng cho hoạt động cách mạng. Từ tháng 3/1945 đến hết tháng 5/1946, mọi chi tiêu, ăn mặc, tiếp khách của nhà nước đều do bà Hồ đài thọ. Những cán bộ ở tỉnh về không có quần áo tốt mặc, bà đã không ngần ngại lấy vải trong nhà, bảo thợ của gia đình may tặng. Chính vì những đóng góp ấy, sau này người Pháp đã ví bà là Bộ trưởng Tài chính của Việt Minh.

Nạn đói năm 1945, người tha hương khắp nơi đổ về Hà Nội. Ông bà Hồ đã xuất kho cứu đói khắp nơi. Khi Bác Hồ phát động “Tuần lễ vàng”, gia đình bà ủng hộ 117 lạng. Tổng cộng từ khi được giác ngộ, gia đình ông bà đã ủng hộ cách mạng 5.147 lạng vàng. Ngoài ra, bà thường xuyên đến các bạn hàng vận động ủng hộ tiền, vàng giúp đất nước.

Trong đêm kết thúc “Tuần lễ vàng”, bà Hồ không chút băn khoăn bỏ tiền mua đấu giá bức ảnh Bác Hồ với giá 10 vạn đồng. Sau này bà đã tặng lại UBND thành phố Hà Nội. Tổng số tiền trong đêm đấu giá là 1,58 triệu đồng Đông Dương. Đây là số tiền rất lớn trong điều kiện ngân khố nước ta chỉ 1,2 triệu tiền Đông Dương (toàn giấy 1 đồng, 5 hào, 2 hào, 1 hào), nhưng số thì rách, số thì cũ nát không tiêu được. Ngân khố quốc gia gần như trống rỗng.

Thời kỳ kháng chiến chống Pháp, hai ông bà đã bỏ nhà lên chiến khu, từ bỏ cuộc sống sang giàu, ăn no mặc đẹp. Bà cho rằng, chỉ có nước nhà độc lập thì mình mới hết nhục. Vì thế những ngày ở rừng rú, ăn cơm vắt với măng rừng, bà vẫn cảm thấy hạnh phúc.

Con cái bà sau này không ai nối nghiệp làm kinh doanh, nhưng ai cũng trưởng thành, là những viên chức nhà nước. Nghĩ đến những năm tháng hoạt động cách mạng, bà cười hiền hậu và nói: "Nếu được lựa chọn lại, tôi vẫn dốc toàn bộ tiền bạc cho cách mạng. Tôi không hối hận vì những việc mình làm vì đó là trách nhiệm của một người dân trong thời kỳ đất nước khó khăn".
 

căngthẳng

Xe tăng
Biển số
OF-167043
Ngày cấp bằng
16/11/12
Số km
1,823
Động cơ
355,085 Mã lực
Nói chung không nên vơ các nhà tư sản vào dân phố cổ được, đơn giản vì họ sở hữu vài dãy nhà ở vài phố cho dân phố gọi là cổ sống.
Mà động đến vấn đề này thì chắc các sử da hay nhà Hà lội học cũng chịu, không dám chém.
các nhà tư sản sở hữu phần lớn bất động sản tại phố cổ> Khi nhà nước yêu cầu thì họ đã chia nhà của họ cho dân nơi khác vê tiếp quản thủ đô hoặc làm trụ sở cơ quan nhà nước, chỉ giữ lại 1 phần để ở. Họ mới chính là gốc gác của dân phố cổ, những ng kinh doanh buôn bán sau này chỉ là đi theo mà thôi
 

manowar04

Xe tải
Biển số
OF-370755
Ngày cấp bằng
18/6/15
Số km
358
Động cơ
255,018 Mã lực
Câu trả lời là ai cũng muốn chiếm cái nhà vệ sinh, nên chẳng ai muốn chuyển.%-(
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
13,441
Động cơ
434,773 Mã lực
các nhà tư sản sở hữu phần lớn bất động sản tại phố cổ> Khi nhà nước yêu cầu thì họ đã chia nhà của họ cho dân nơi khác vê tiếp quản thủ đô hoặc làm trụ sở cơ quan nhà nước, chỉ giữ lại 1 phần để ở. Họ mới chính là gốc gác của dân phố cổ, những ng kinh doanh buôn bán sau này chỉ là đi theo mà thôi
Có lẽ cụ nhầm, khu 36 phố đầu tiên là các phường nghề, gồm cả nghề thủ công và buôn bán nhỏ, qua cái tên phố hàng đã thể hiện điều đấy. Từ những người dân phường hội đó mới sinh ra các nhà tư sản. Các phường hội làm giấy làm võng lọng cân đai, đồ thờ phải có từ thời nhà nguyễn. Mà vào thời đó buôn bán đường xa, buôn lớn chủ yếu là dân Hoa kiều.
Các nhà lớn ở Hà nội, loại thông hai mặt phố, nhiều trường hợp là nhà các quan tỉnh đấy ạ.
Cái này cụ Hoàng Đạo Thúy nói chắc chuẩn.
Mà thôi, như đã nói, động đến đất đai nhà cửa nó tù mù hỗn mang lắm, chính vì thế có quy hoạch được éo đâu.
Thôi không bàn.
 

căngthẳng

Xe tăng
Biển số
OF-167043
Ngày cấp bằng
16/11/12
Số km
1,823
Động cơ
355,085 Mã lực
Có lẽ cụ nhầm, khu 36 phố đầu tiên là các phường nghề, gồm cả nghề thủ công và buôn bán nhỏ, qua cái tên phố hàng đã thể hiện điều đấy. Từ những người dân phường hội đó mới sinh ra các nhà tư sản. Các phường hội làm giấy làm võng lọng cân đai, đồ thờ phải có từ thời nhà nguyễn. Mà vào thời đó buôn bán đường xa, buôn lớn chủ yếu là dân Hoa kiều.
Các nhà lớn ở Hà nội, loại thông hai mặt phố, nhiều trường hợp là nhà các quan tỉnh đấy ạ.
Cái này cụ Hoàng Đạo Thúy nói chắc chuẩn.
Mà thôi, như đã nói, động đến đất đai nhà cửa nó tù mù hỗn mang lắm, chính vì thế có quy hoạch được éo đâu.
Thôi không bàn.
đúng thế, tích lũy tư bản từ các nhà buôn nhỏ, làm nghề nhỏ lớn dần lên 1 mức cao hơn gọi là tư sản :)
 

Vịtxanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-11416
Ngày cấp bằng
4/11/07
Số km
22,523
Động cơ
752,102 Mã lực
biệt thự Pháp là nằm khu phố Tây, phía nam của hồ Hòan kiếm rồi

các cụ hay nhầm lẫn giữa phố cổ và phố tây cũ. Xưa Pháp vào HN giữ nguyên khu phố cổ ng Việt ở, quy hoạch cho dân Pháp, công chức làm cho Pháp khu phố mới hòan tòan hay gọi là phố Tây, nằm phía nam của hồ HK. Các trục HBT, LTK, THĐ, Ngô quyền, Nguyễn du...Nguyễn Gia Thìeu là tập trung mật độ biệt thự Pháp nhiều nhất. Ngòai ra khu hành chính (quận Ba đình bh) cũng tập trung nhiều biệt thự lớn hơn, là trụ sở các cơ quan công quyền.

Nếu giữ nguyên quy hoạch nội thành HN thời đó ko "mở mang đập phá như mấy chục năm nay" và phát triển các khu đô thị vệ tinh quanh HN thì sẽ ko có những bức ảnh ngập lụt, tắc đường để đời mà các cụ chém đâu.

Nội thành HN ngày xưa đến Cổng parabol bách khoa đã đầy ruộng rau muống rồi (phía nam) , đại sứ quán Thụy điển giờ là ranh giới với ngoại thành của phía Tây, khu giảng võ nhà e dc phân căn hộ còn chê vì tòan ếch ộp kêu suốt ngày, muỗi mắt ao hồ. Trạm cứu hỏa Giảng võ xung quanh là ao rau, nha nào ở tập thể cũng trồng rau ở khoảng đát rộng trước mặt nên ai ở tầng 1 rất lợi.
Ngày xưa rât nhiều làng trong thành phố, như làng hoa Ngọc hà , làng thành công, làng nam đồng..

Các cụ ko ở, ko sinh ra thì ko thể hiểu và giải thích dc nên ko tranh luận theo kiểu áp đặt ý kiến cá nhân dc. E rời khỏi phố cổ 25 năm nhưng luôn lưu giữ những kỷ niệm đep, những cái tồn tại chưa hay tại đó.

Khi ta ở chỉ là nơi đất ở khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn !!!
Đường Cát linh gần khách sạn Horizon bây giờ, xưa toàn là ruộng ra muống cùng bãi tre nứa, vật liệu xây dựng :D
Năm 80, lão bạn em nhà C5 Giảng võ còn nuôi lợn trong nhà, trồng rau dưới đất lưu không giữa 2 bloc nhà :P
 

Vịtxanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-11416
Ngày cấp bằng
4/11/07
Số km
22,523
Động cơ
752,102 Mã lực
Người đàn bà tặng hơn 5.000 lượng vàng cho cách mạng
Hơn 90% số tiền buôn vải được vợ chồng bà Hồ dùng để ủng hộ cách mạng. Có khi trong nhà không sẵn tiền mà đúng lúc cách mạng cần, bà sẵn sàng bán phá giá vải để gom đủ tiền đưa cho cán bộ.

Ở tuổi 97, bà Hoàng Thị Minh Hồ vẫn giữ nét đẹp của người phụ nữ Hà Nội gốc: Gương mặt phúc hậu, nước da trắng, giọng nói ấm áp và thái độ điềm đạm. Trong ngôi nhà số 34 Hoàng Diệu (Hà Nội), nơi bà sống cùng hai con trai, hai chiếc huân chương độc lập hạng nhất được đặt nơi trang trọng nhất. Bà cho hay, đó là phần thưởng cao quý mà nhà nước dành tặng người chồng quá cố Trịnh Văn Bô và bà vì những đóng góp to lớn cho cách mạng.

Giữ giọng chậm rãi, bà Hồ kể, ngôi nhà số 48 Hàng Ngang của bà trước kia là tiệm vải Phúc Lợi, thuộc loại lớn nhất Hà Nội thời bấy giờ. Có điều kiện dư dả, hai ông bà thường xuyên làm từ thiện, giúp đỡ người nghèo. Thấy vậy, cán bộ Việt Minh đã đến nhà vận động ông bà đi theo cách mạng. Việt Minh khó khăn, không có tiền ra báo, bà đã ủng hộ 8 vạn rưỡi tiền Đông Dương. Ngôi nhà số 48 Hàng Ngang cũng được chọn làm trụ sở hoạt động của cách mạng.

Bà Hồ cho biết, thân sinh ra bà là cụ Hoàng Đạo Phương và Nguyễn Thị Lợi cũng như thân sinh của chồng bà, cụ Trịnh Phúc Lợi, đều là những nhà Nho yêu nước, từng tham gia Đông Kinh Nghĩa Thục. Tất cả đều đỗ đạt mà không ai làm quan. Cụ Phương khi gần 80 tuổi đã gọi các con lại nói rằng: "Ta đã già mà chưa làm trọn việc nước, sau này con nào có điều kiện giúp nước thì hãy làm thay ta".

"Lời căn dặn của cha tôi luôn khắc ghi trong lòng. Và khi có điều kiện là tôi giúp nước ngay mà không hề suy nghĩ", bà Hồ tâm sự.


97 tuổi , bà Hồ vẫn còn minh mẫn. Ảnh: Hoàng Thùy.

Ngôi nhà số 48 Hàng Ngang được xây theo kiểu nhà ống cổ, gồm 4 tầng. Tầng một là cửa hàng vải Phúc Lợi nổi tiếng khắp vùng. Khách đến mua đông đúc, xung quanh lại tấp nập người qua lại nên được chọn làm nơi ở cho Bác Hồ cùng những nhà lãnh đạo cách mạng từ chiến khu trở về.

Bà Hồ nhớ, vào một buổi tối cuối tháng 8 năm 1945, ông Nguyễn Lương Bằng đến nhà bảo vợ chồng bà thu xếp một phòng đón cán bộ cách mạng đến ở. Ông bà dọn một phòng tầng 3 tươm tất để đón khách. Tuy nhiên, người khách mới đến lại dọn xuống tầng 2 để ở cùng mọi người cho tiện.

"Ấn tượng đầu tiên của tôi về người khách mới là sự giản dị. Ông cụ hơi gầy, vầng trán cao, râu dài, tóc bạc. Cụ mặc áo nâu, quần soóc nâu, đội mũ dạ, đi dép cao su hiệu con hổ trắng, tay cầm can. Để đảm bảo bí mật, chúng tôi nói với gia nhân rằng họ là người nhà ở dưới quê lên chơi và tất cả đều không được lên tầng 2 làm phiền", bà Hồ nhớ lại.

33 ngày Bác ở nhà bà (từ 24/8 đến 27/9), bà đều trực tiếp chỉ đạo nhà bếp nấu ăn phục vụ Người. Sau đó, hai vợ chồng bà thay nhau bê lên. Vào 9h hằng ngày, bà thường bê cháo và hoa quả lên cho Bác. Một hôm bà đang định quay gót thì Bác hỏi "Cô tên gì?". Sau khi bà trả lời, Bác lại nói "Cô còn trẻ mà đã có cơ đồ sự nghiệp, có chồng con, tiền bạc. Cô chẳng có gì khổ cả".

Nghe vậy bà Hồ khẳng khái nói: "Cháu vẫn có một điều khổ, đó là nỗi nhục mất nước". Bác cười: "Vậy thì kiên trì và nhẫn nại nhé!".


Ngôi nhà số 48 Hàng Ngang, nơi Bác Hồ viết bản tuyên ngôn độc lập, nay đã trở thành một di tích lịch sử, là điểm đến của nhiều khách tham quan. Ảnh: Hoàng Thùy.
Để vào lại ngôi nhà 34 Hoàng Diệu, bà Hồ đã phải NHẢY DÙ vào ngôi nhà đã từng là tài sản sở hữu của chính mình cho chính phủ mượn tạm sử dụng, đòi mãi mà không được.
Không biết khi bà nằm xuống, con cháu có giữ lại được không ???
:( :( :(
 

HoaDong

Xe tăng
Biển số
OF-381860
Ngày cấp bằng
9/9/15
Số km
1,321
Động cơ
256,521 Mã lực
Nơi ở
Hang Sơn Đoong
hơi chật một tý nhưng sống quen rùi =)) khó bỏ lắm các cụ à :))
 

Bắp cải

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-201067
Ngày cấp bằng
7/7/13
Số km
2,952
Động cơ
352,630 Mã lực
Nơi ở
vườn rau
Thằng bạn em ở phố cổ, nó lấy vợ xong cũng ở đấy.
Mấy hôm sau ông hàng xóm sang bảo:
- Mày vứt m. ẹ cái đôi tông lào đi. Đêm hôm tao đang ngủ mày cứ bạch bạch, bạch bạch làm tao lại thức giấc.
- Ơ cháu có đôi tông nào đâu. :-??
Em ạ cụ @Ốc ạ ;))
 

SơnMS

Xe buýt
Biển số
OF-378270
Ngày cấp bằng
18/8/15
Số km
501
Động cơ
250,537 Mã lực
Tuổi
40
Nơi ở
Ngã Tư Sở Hà Nội
Thằng bạn em ở phố cổ, nó lấy vợ xong cũng ở đấy.
Mấy hôm sau ông hàng xóm sang bảo:
- Mày vứt m. ẹ cái đôi tông lào đi. Đêm hôm tao đang ngủ mày cứ bạch bạch, bạch bạch làm tao lại thức giấc.
- Ơ cháu có đôi tông nào đâu. :-??
cụ ngồi ngay ngắn .em lạy cụ 1 cái
 

nguyennam56

Xe tải
Biển số
OF-174836
Ngày cấp bằng
3/1/13
Số km
318
Động cơ
344,160 Mã lực
Nơi ở
muong te lai chau
Để vào lại ngôi nhà 34 Hoàng Diệu, bà Hồ đã phải NHẢY DÙ vào ngôi nhà đã từng là tài sản sở hữu của chính mình cho chính phủ mượn tạm sử dụng, đòi mãi mà không được.
Không biết khi bà nằm xuống, con cháu có giữ lại được không ???
:( :( :(
đoạn này hay nè đúng ,cách xử lý đãi ngộ của anh cs
 

Porsche 911

Xe container
Biển số
OF-397
Ngày cấp bằng
19/6/06
Số km
8,043
Động cơ
3,330,232 Mã lực
Cụ chủ thớt chắc kg phại dân phố cổ nên mới hỏi vậy.
Câu này là lý do chuẩn nhất.
Lúc đầu em cũng tự hỏi như vậy, nhưng chỉ cần vào phố cổ, mà that cổ như Hàng Cá, Ngõ Gạch v.v mới thấy cuộc sống nói là tất bật cũng được, mà nói yên bình cũng không sai. Chỉ cần một vài mét vuông đất là họ đã mưu sinh được rồi.
 

Greeno

Xe lăn
Biển số
OF-22422
Ngày cấp bằng
14/10/08
Số km
12,591
Động cơ
619,608 Mã lực
Nơi ở
www.bodetam.vn
Website
www.bodetam.vn
Mọi người cho nhà cháu một lý do, tại sao họ cứ phải chen chúc trong các phố cổ, các con phố bé tí ở HN làm gì ạ ? chỗ để ô tô thì chẳng có ? tại sao họ còn không chuyển ra khu đô thị mới cho rộng rãi, tận hưởng CS gần gũi với thiên nhiên ? ô tô đỗ cửa khỏi phải gửi xe. :D
Mạt phố còn có điều kiện chứ trong ngõ nghèo lắm, khổ lắm cụ ạ, họ bám ở đó để dễ kiếm sống thôi
 

Vịtxanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-11416
Ngày cấp bằng
4/11/07
Số km
22,523
Động cơ
752,102 Mã lực
Mạt phố còn có điều kiện chứ trong ngõ nghèo lắm, khổ lắm cụ ạ, họ bám ở đó để dễ kiếm sống thôi
Ở đó khổ nhưng họ còn sống.
Ra ngoại thành, leo lên chung cư thì họ CHẾT ĐÓI.
Có ai thấy được quán trà đá trên chung cư cao chót vót ???
 

ReadOnly

Xe tăng
Biển số
OF-312571
Ngày cấp bằng
20/3/14
Số km
1,723
Động cơ
314,010 Mã lực
Nơi ở
nhà
Nếu nhà mặt phố và/hoặc rộng rãi thì không nói làm gì, chứ còn nhà ngõ sâu hun hút, hay đêm đêm đi tông lào, sáng ra xếp hàng, mỗi người 1 vài mét thì em thấy khổ thật, được mỗi cái ăn uống chơi tiện nhưng chả đáng. Ấy là nói những nhà đủ đk đi ra, còn nếu không có $ thì không phải bàn.
 

patuana76

Xe container
Biển số
OF-45436
Ngày cấp bằng
4/9/09
Số km
5,185
Động cơ
49,595 Mã lực
Nơi ở
Soul Club & VVOF
Về cơ bản, cái nhà ở phố cổ có 2 chức năng: "để ở" và "bàn đạp tạo kế sinh nhai".
Nếu so chỉ 1 chức năng là "để ở" thì cũng chẳng là gì (tuy rằng nó có nhiều cái tiện như các cụ khác đã phân tích, em không trích dẫn lại) nhưng kèm thêm những cái bất tiện khác thì đúng là chả so được với khu dãn dân.
Nhưng (lại cái nhưng khác) nếu so chức năng "bàn đạp tạo kế sinh nhai" thì mấy cái khu dãn dân, thậm chí là mấy khu vực xa xa của ĐĐa, BĐ, HBT cũng chả so được với khu 36 phố của HK. Đây cũng là lý do chính để trả lời cho câu hỏi của cụ chủ thớt.

Các cụ xưa có câu "ngồi sập nhà quê không bằng ngồi lê thành thị". Xưa đã vậy, nay lại càng rõ ràng là vậy.
 

khanhpt4

Xe tăng
Biển số
OF-329960
Ngày cấp bằng
5/8/14
Số km
1,243
Động cơ
272,135 Mã lực
Xem cười vãi. Nhưng chắc phóng đại lên 10-20 lần, chứ thế này sao sống :))

Em thì khoái nhất luợn lên khu phố cổ ăn quà vặt, 10 phút xe máy là có đồ ngon ăn rồi
Phóng đại 1 chút thôi. Em có ông bạn sống khu phố cổ, ngủ dậy ngồi lên mà không chú ý là đầu đụng trần, cổ bậc cầu thang tận dụng hết làm ngăn kéo đựng đồ
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top