VN vẫn còn đang hình sự hóa lĩnh vực kinh tế một cách ghê rợn bất chấp quy mô. Ví dụ tập đoàn của anh V có một lỗi liên quan đến thuế hoặc bảo hiểm, gây thiệt hại cho nhà nước khoảng 1 tỷ đồng. Lỗi này có thể phát sinh do nghiệp vụ của một cá nhân cụ thể hoặc do những hoàn cảnh kinh doanh trong lịch sử. Nhưng nếu chiếu theo luật thì tội trốn thuế trên 1 tỷ đồng là CEO ăn 2-7 năm tù, tập đoàn bị đình chỉ hoạt động 6 tháng - 3 năm. Tầm 10 lỗi như thế này là đủ anh V chết già trong tù, làm con ma tù. Tất nhiên là bên xxx sẽ không trực tiếp bắt mà sẽ dùng hồ sơ này để ép anh V phải "bơm đạn" hoặc nhường ra "một chút" cổ phần, hoặc phải liều chết thực hiện một nhiệm vụ nào đó. Bất chấp một sự thật là khoản thiệt hại đó rất nhỏ so với tiền thuế anh V đóng hàng năm. Đây là lý do ở VN nhiều anh tài phát triển quy mô công ty lên một mức độ nhất định thì rất ngại phát triển tiếp vì có thể bị một anh nào đó phía trên "thèm thuồng" tìm cách thịt cổ phần.
VN mình nên sớm dân sự hóa những vi phạm này. Những vi phạm quá nhỏ với mức độ đóng góp của doanh nghiệp thì nên phạt bằng tiền chứ không nên bỏ tù.
cụ tưởng tượng phong phú đấy, như cụ tưởng tượng thì không ai dám làm CEO ở Việt Nam cả.
Nếu cơ quan điều tra không chứng minh được hành vi trốn thuế có chủ đích, có chỉ đạo từ CEO thì chỉ bị phạt hành chính, hoặc cấm đại diện pháp luật (Giám đốc/TGD, Chủ tịch...) tới 5 năm tùy vào mức độ.
Mức phạt hành chính cho các lỗi liên quan đến thuế bây giờ rất cao thôi, ví dụ: một hóa đơn xuất sai/chậm phạt 4tr.
Với mức phạt hóa đơn cao thế này, thì mục tiêu nâng hộ kinh doanh lên doanh nghiệp rất khó. Hộ kinh doanh nào bị "lừa" lên doanh nghiệp sẽ ôm hận, sẽ mất thêm một mớ chi phí kế toán hàng tháng mà chưa chắc thoát phạt hàng trăm triệu mỗi kỳ kiểm toán. Nên người có hiểu biết, chẳng hộ kinh doanh nào dám chuyển sang doanh nghiệp.