[Funland] Tại sao kinh tế Nhật luôn trên cơ Đức.

Big Bang

Xe điện
Biển số
OF-52200
Ngày cấp bằng
5/12/09
Số km
4,575
Động cơ
480,211 Mã lực
Gây thất thoát hàng nghìn nghìn tỷ. Chính phủ bây giờ làm hết cách mà vẫn chưa khắc phục xong mà cụ lại bảo cách điều hành các quả đấm thép của xứ Vệ chưa nói lên điều gì?
Deloitte, Toshiba trước khi phá sản thì chúng nó đóng thuế hàng ức vạn cho ngân sách, thuê mướn hàng trăm nghìn công nhân, bành trướng ảnh hưởng mềm của Mỹ, Nhật ra khắp thế giới. Chính phủ Mỹ, Nhật nếu có tiếp quản thì cũng chỉ là kiện toàn lại để bọn tập đoàn này tiếp tục đóng thuế và tạo việc làm.
Chứ các quả đấm thép xứ Vệ nhiều quả còn chưa kịp có lãi, chưa kịp đóng cho ngân sách đồng nào, trả cho nhân công đồng lương chết đói, nợ lương (trong khi lãnh đạo tập đoàn thì phè phỡn), đổ ngân sách nhà nước ra nuôi bọn nó thì quá bằng nuôi nghiện.
Vậy theo Cụ cái thằng quản lý doanh nghiệp làm cho doanh nghiệp phá sản, hay nhà nước làm nó phá sản?
 

iSurvive

Xe buýt
Biển số
OF-361053
Ngày cấp bằng
1/4/15
Số km
839
Động cơ
267,491 Mã lực
Vậy theo Cụ cái thằng quản lý doanh nghiệp làm cho doanh nghiệp phá sản, hay nhà nước làm nó phá sản?
Theo cụ ai nhất quyết gom doanh nghiệp vào tập đoàn một cách máy móc, ai bảo lãnh phát hành trái phiếu quốc tế vay tiền nước ngoài rồi giao vào tay doanh nghiệp khi doanh nghiệp thậm chí không có kế hoạch tiêu số tiền này?
Nếu là doanh nghiệp tư nhân thì có ép nó vào tập đoàn được không? Chínnh phủ nào đứng ra vay tiền quốc tế rồi giao cho doanh nghiệp tư nhân?
 

langtubachkhoa

Xe container
Biển số
OF-626585
Ngày cấp bằng
24/3/19
Số km
8,426
Động cơ
310,264 Mã lực
Then chốt mà không nghe lời chính quyền thì đập là đúng.
Bên Mỹ vừa rồi Trump ra lệnh cho GM làm máy thở là phải làm. Không làm là biết tay ngay.
Yukos k nghe lời chính quyền, vì Khodokoski chỉ là người rơm, ông chủ thực sự phía sau là các tập đoàn phương Tây, cụ thể là của Anh, Mỹ, etc.
Đây là tình trạng chung khi Liên Xô sụp đổ, các tài phiệt mafia Nga đứng ra làm người rơm cho các tập đoàn Tây nuốt trọn các ngành chiến lược Nga. Nó k chịu nhà nước Nga, từ những trách nhiệm tối thiểu như thuế, đến nặng hơn là đường lối chiến lược.
Không có nước nào mà 1 tập đoàn nắm đến gần nửa dầu mỏ của dất nước trong tay mà dám chống lại nhà nước cả. Ở phương Tây, nếu Exon Mobile, Chevron, Total, etc. mà dám làm vậy thì nó đã bị bàn tay sắt của nhà nước đập chết rồi.
 

chim-ưng

Xe tăng
Biển số
OF-364998
Ngày cấp bằng
30/4/15
Số km
1,615
Động cơ
285,641 Mã lực
Các cty điện tử và hàng gia dụng Nhật ngày nay đang bị các cty Hàn quốc vượt xa.
Ngày nay đồ điện tử và gia dụng Samsung, LG nhiều mặt hàng có công nghệ mới hơn các sp cùng loại của Nhật. :D
nhưng e thấy công nghệ nồi cơm điện cao tần kô ai hơn Nhật , tủ lạnh , máy giặt cả sấy , bếp từ ( riêng bếp từ gần ngang Đức ) , linh kiện smartphone vừa cãi nhau ỏm tỏi đợt vừa rồi Nhật - Hàn .

Nói chung Nhật , Đức đều nắm giữ nhiều công nghệ lõi : hợp kim nhôm có thể làm giàn máy lạnh ôtô , gia đình , tàu thủy , vỏ máy bay ...... ; Hợp kim thép mầu làm côn ôtô , xe máy , xích , giảm xóc , nhíp ......

Công nghệ lõi luyện kim , chíp . Mới đây là chíp Ai ( có thể e gọi chưa đúng tên ) .

Nói ngắn gọn điện tử ( chíp ) , luyện kim Nhật , Đức , Pháp , Mỹ , Ý , Anh là mấy thằng có nghề có thể truyền cho con cháu ( nghề gia truyền 😁 ) .
 

langtubachkhoa

Xe container
Biển số
OF-626585
Ngày cấp bằng
24/3/19
Số km
8,426
Động cơ
310,264 Mã lực
C

Cụ rất hiểu rộng về kiến thức, nhưng cụ lại không hiểu về hoàn cảnh sống của Tiệp lúc đó. Các cty lúc đó ngáp ngoải sạch, họ đều đứng trước bờ vực phá sản. CP thì không tiền để mà bơm cưú sống nghành CN xe hơi vào những năm đâù 90, Họ cũng tính toán nát cả óc ra rồi. Bơm tiền tấn cũng không đủ để cạnh trạnh bởi công nghệ lạc hậu, mẫu mã không có sự đột phá, thì khác gì nuôi nghiện trong nhà. VW họ mua lại là niềm hạnh phúc của hàng nghìn công nhân thời bấy giờ. Chiếc Skoda gần như chẳng còn cái gì của Tiệp cả ngoài cái thương hiệu xưa cũ . đến trái tim của chiếc này là máy cũng hoàn toàn của VW. Và giờ đây hãng Skoda phát triển rất tốt. CP và người dân Tiệp thu đc nhiều thuế, người công nhân có thu nhập cao và ổn định.
Nếu bạn đọc bài từ đầu, thì thấy rằng, tôi k cụ thể ám chỉ 1 ngành nào cả, mà chỉ là nói chung.
Ô tô là do 1 bạn nào đó lấy ra, và tôi dựa vào đó để nêu ví dụ. Những cái này là thực tế đang diễn ra ở phương Tây, và tôi đã, đang và sẽ còn sống trong chính môi trường đó.
Không phải cứ phá sản là sẽ chết đâu nhé.
Ngoài ra, Hàn Quốc lúc đó phát triển ô tô còn từ con số 0, kém xa Tiệp nữa kia. Đây là tôi lấy ví dụ, chứ k bảo cứ nhất định phải là làm ô tô.
Nhưng mọi cái đều luôn có giải pháp. Cái mà tôi chê là những nước Đông Âu nói chung là 1 ngành kinh tế rỗng ruột, chủ yếu là phát triển các ngành râu ria, bưng bê, và là thị trường nợ cho các nước Tây Âu. Ngoại trừ Sec và Ba Lan, chất lượng cuộc sống đi xuống hẳn, trình độ cũng đi xuống hẳn, được mỗi cái GDP danh nghĩa to.
 
Chỉnh sửa cuối:

cocsku

Xe cút kít
Biển số
OF-29844
Ngày cấp bằng
23/2/09
Số km
17,102
Động cơ
588,636 Mã lực
Yukos k nghe lời chính quyền, vì Khodokoski chỉ là người rơm, ông chủ thực sự phía sau là các tập đoàn phương Tây, cụ thể là của Anh, Mỹ, etc.
Đây là tình trạng chung khi Liên Xô sụp đổ, các tài phiệt mafia Nga đứng ra làm người rơm cho các tập đoàn Tây nuốt trọn các ngành chiến lược Nga. Nó k chịu nhà nước Nga, từ những trách nhiệm tối thiểu như thuế, đến nặng hơn là đường lối chiến lược.
Không có nước nào mà 1 tập đoàn nắm đến gần nửa dầu mỏ của dất nước trong tay mà dám chống lại nhà nước cả. Ở phương Tây, nếu Exon Mobile, Chevron, Total, etc. mà dám làm vậy thì nó đã bị bàn tay sắt của nhà nước đập chết rồi.
Ngược lại, nếu ở phương tây, 1 tập đoàn nắm gần nửa sản lượng dầu mỏ như yukos thì nó điều hành luôn nhà nước. Nhà nước ở phương tây là do các thế lực trong xã hội dựng lên, nên nó phục vụ cho các tập đoàn kinh tế chứ không bắt các tập đoàn phục tùng như ở Nga.
 

Big Bang

Xe điện
Biển số
OF-52200
Ngày cấp bằng
5/12/09
Số km
4,575
Động cơ
480,211 Mã lực
Theo cụ ai nhất quyết gom doanh nghiệp vào tập đoàn một cách máy móc, ai bảo lãnh phát hành trái phiếu quốc tế vay tiền nước ngoài rồi giao vào tay doanh nghiệp khi doanh nghiệp thậm chí không có kế hoạch tiêu số tiền này?
Nếu là doanh nghiệp tư nhân thì có ép nó vào tập đoàn được không? Chínnh phủ nào đứng ra vay tiền quốc tế rồi giao cho doanh nghiệp tư nhân?
Doanh nghiệp tư nhân cũng yêu cầu chính phủ bảo lãnh vay đầy ra. Vậy doanh nghiệp yêu cầu chính phủ bảo lãnh , hay chính phủ ra lệnh yêu cầu các doanh nghiệp phải để cho chính phủ bảo lãnh?
Việc gom doanh nghiệp vài tập đoàn là do các công ty lập đề án yêu cầu chính phủ phê duyệt, hay chính phủ chỉ đạo các công ty phải gom vào thành tập đoàn?
 

cocsku

Xe cút kít
Biển số
OF-29844
Ngày cấp bằng
23/2/09
Số km
17,102
Động cơ
588,636 Mã lực
Kinh tế nhật bản những năm gần đây tụt dốc thê thảm.
 

iSurvive

Xe buýt
Biển số
OF-361053
Ngày cấp bằng
1/4/15
Số km
839
Động cơ
267,491 Mã lực
Doanh nghiệp tư nhân cũng yêu cầu chính phủ bảo lãnh vay đầy ra. Vậy doanh nghiệp yêu cầu chính phủ bảo lãnh , hay chính phủ ra lệnh yêu cầu các doanh nghiệp phải để cho chính phủ bảo lãnh?
Việc gom doanh nghiệp vài tập đoàn là do các công ty lập đề án yêu cầu chính phủ phê duyệt, hay chính phủ chỉ đạo các công ty phải gom vào thành tập đoàn?
Doanh nghiệp tư nhân, yêu cầu chính phủ phát hành trái phiếu quốc tế cho vay!!!! . Doanh nghiệp tư nhân nào yêu cầu được chính phủ phát hành trái phiếu hộ? Muốn có vốn thì tự nó đi vay ngân hàng, tự nó phát hành cổ phiếu chứ sao lại yêu cầu chính phủ bảo lãnh? Chính phủ nào lại đi bắt doanh nghiệp tư nhân phải để tao vay tiền hộ mày?
Cụ bảo đầy ra, vậy mời cụ đưa ra 10 trường hợp doanh nghiệp tư nhân được chính phủ phát hành trái phiếu quốc tế vay tiền hộ.
Việc thành lập tập đoàn là chínhh phủ yêu cầu. Cụ nên nhớ là trong luật doanh nghiệp không có quy định, không có pháp nhân nào là tập đoàn, vậy nên chính phuu thành lập một loạt tập đoàn theo hình thức "thí điểm". Nếu em không nhầm thì các tập đoàn hiện nay vẫn đang là thí điểm.
 

Big Bang

Xe điện
Biển số
OF-52200
Ngày cấp bằng
5/12/09
Số km
4,575
Động cơ
480,211 Mã lực
Doanh nghiệp tư nhân, yêu cầu chính phủ phát hành trái phiếu quốc tế cho vay!!!! . Doanh nghiệp tư nhân nào yêu cầu được chính phủ phát hành trái phiếu hộ? Muốn có vốn thì tự nó đi vay ngân hàng, tự nó phát hành cổ phiếu chứ sao lại yêu cầu chính phủ bảo lãnh? Chính phủ nào lại đi bắt doanh nghiệp tư nhân phải để tao vay tiền hộ mày?
Cụ bảo đầy ra, vậy mời cụ đưa ra 10 trường hợp doanh nghiệp tư nhân được chính phủ phát hành trái phiếu quốc tế vay tiền hộ.
Việc thành lập tập đoàn là chínhh phủ yêu cầu. Cụ nên nhớ là trong luật doanh nghiệp không có quy định, không có pháp nhân nào là tập đoàn, vậy nên chính phuu thành lập một loạt tập đoàn theo hình thức "thí điểm". Nếu em không nhầm thì các tập đoàn hiện nay vẫn đang là thí điểm.
Thôi tạm dừng ở đây. Cụ nói không có doanh nghiệp tư nhân được chính phủ bảo lãnh, thì tự Cụ đi tìm hiểu.
Cụ đã bao giờ nh8nf trong tay cái đề án Thành lập tổng công ty, tập đoàn chưa? Nếu chưa thấy cũng tự đi tìm hiểu. Cứ tìm là khắc thấy
 

iSurvive

Xe buýt
Biển số
OF-361053
Ngày cấp bằng
1/4/15
Số km
839
Động cơ
267,491 Mã lực
Thôi tạm dừng ở đây. Cụ nói không có doanh nghiệp tư nhân được chính phủ bảo lãnh, thì tự Cụ đi tìm hiểu.
Cụ đã bao giờ nh8nf trong tay cái đề án Thành lập tổng công ty, tập đoàn chưa? Nếu chưa thấy cũng tự đi tìm hiểu. Cứ tìm là khắc thấy
Em chả tìm.
Tập đoàn bản thân nó đã là một hình thái doanh nghiệp quái thai không được thừa nhận, làm ăn bết bát. Để xảy ra là do lỗi của ai thì ai cũng rõ.
Cụ bảo có đầy doanh nghiệp tư nhân được nhà nước phát hành trái phiếu vay tiền hộ mà chả có ví dụ chứng minh, cụ phải trưởng thành hơn nữa mới được.
 

Big Bang

Xe điện
Biển số
OF-52200
Ngày cấp bằng
5/12/09
Số km
4,575
Động cơ
480,211 Mã lực
Em chả tìm.
Tập đoàn bản thân nó đã là một hình thái doanh nghiệp quái thai không được thừa nhận, làm ăn bết bát. Để xảy ra là do lỗi của ai thì ai cũng rõ.
Cụ bảo có đầy doanh nghiệp tư nhân được nhà nước phát hành trái phiếu vay tiền hộ mà chả có ví dụ chứng minh, cụ phải trưởng thành hơn nữa mới được.
Ok, vậy cứ sống với niềm tin đó đi
 

Không sợ vợ

Xe tăng
Biển số
OF-482678
Ngày cấp bằng
7/1/17
Số km
1,345
Động cơ
640,410 Mã lực
Nếu bạn đọc bài từ đầu, thì thấy rằng, tôi k cụ thể ám chỉ 1 ngành nào cả, mà chỉ là nói chung.
Ô tô là do 1 bạn nào đó lấy ra, và tôi dựa vào đó để nêu ví dụ. Những cái này là thực tế đang diễn ra ở phương Tây, và tôi đã, đang và sẽ còn sống trong chính môi trường đó.
Không phải cứ phá sản là sẽ chết đâu nhé.
Ngoài ra, Hàn Quốc lúc đó phát triển ô tô còn từ con số 0, kém xa Tiệp nữa kia. Đây là tôi lấy ví dụ, chứ k bảo cứ nhất định phải là làm ô tô.
Nhưng mọi cái đều luôn có giải pháp. Cái mà tôi chê là những nước Đông Âu nói chung là 1 ngành kinh tế rỗng ruột, chủ yếu là phát triển các ngành râu ria, bưng bê, và là thị trường nợ cho các nước Tây Âu. Ngoại trừ Sec và Ba Lan, chất lượng cuộc sống đi xuống hẳn, trình độ cũng đi xuống hẳn, được mỗi cái GDP danh nghĩa to.
Cụ có biết có nước tên Hungary hay Slovakia nữa không? Còn mấy nước thuộc Nam Tư cũ như Slovenia chẳng hạn. Chê tư bản thì cũng phải chê cho đúng. Nửa sự thật không phải sự thật đâu!
 

kamikaze1281

Xe điện
Biển số
OF-300578
Ngày cấp bằng
3/12/13
Số km
2,769
Động cơ
335,763 Mã lực
Các dụng cụ để làm trong ngành thời trang, giày da (chứ không phải là thời trang, giày da), các dụng cụ đó phải đảm bảo độ chính xác gần như tuyệt đối, ví dụ như sản xuất 1 viên bi mà có thể để cho nó chạy trên 1 tấm thép dài mỏng mà không bị rơi.
Ví dụ các loại dụng cụ như thế này
Cụ hơi nhầm về giày thì phải dù rằng bản thân Nhật cũng có những hãng giày thủ công của các thợ lành nghề.
Về đồ làm giày da thủ công châu Âu nó làm từ hồi Nhật còn đi guốc mộc và đến giờ vẫn làm thì theo cụ đồ của nó lấy ở đâu ?
Những đồ cụ đưa lên là đồ làm thủ công cho cặp túi da thôi, ở Việt Nam dùng nhiều nhưng không có nghĩa mỗi Nhật làm được.
Còn về phụ kiện như khoá, D ... thì Thuỵ Sỹ cũng có công ty nổi tiếng, mặt thắt lưng cũng có Ý làm, Nhật chưa so được.
Còn ngành vải thì kéo cắt, chỉ khâu em toàn thấy đồ châu Âu của Đức, Thuỵ Sỹ có tiếng tăm trừ loại chỉ 5% vàng đặc biệt của Nga. Canh tooc của Ý, Đức sx, cúc cũng Ý, Đức làm là nổi tiếng chả thấy cái gì của Nhật.
 

chim-ưng

Xe tăng
Biển số
OF-364998
Ngày cấp bằng
30/4/15
Số km
1,615
Động cơ
285,641 Mã lực
Cụ hơi nhầm về giày thì phải dù rằng bản thân Nhật cũng có những hãng giày thủ công của các thợ lành nghề.
Về đồ làm giày da thủ công châu Âu nó làm từ hồi Nhật còn đi guốc mộc và đến giờ vẫn làm thì theo cụ đồ của nó lấy ở đâu ?
Những đồ cụ đưa lên là đồ làm thủ công cho cặp túi da thôi, ở Việt Nam dùng nhiều nhưng không có nghĩa mỗi Nhật làm được.
Còn về phụ kiện như khoá, D ... thì Thuỵ Sỹ cũng có công ty nổi tiếng, mặt thắt lưng cũng có Ý làm, Nhật chưa so được.
Còn ngành vải thì kéo cắt, chỉ khâu em toàn thấy đồ châu Âu của Đức, Thuỵ Sỹ có tiếng tăm trừ loại chỉ 5% vàng đặc biệt của Nga. Canh tooc của Ý, Đức sx, cúc cũng Ý, Đức làm là nổi tiếng chả thấy cái gì của Nhật.
như cụ nói những công cụ dùng để sản xuất thủ công xưa kia của N , Đ hơn kém nhau thì phải xem nghề rèn , e thấy 2 thằng có nghề rèn ngang nhau đấy .
 

kamikaze1281

Xe điện
Biển số
OF-300578
Ngày cấp bằng
3/12/13
Số km
2,769
Động cơ
335,763 Mã lực
như cụ nói những công cụ dùng để sản xuất thủ công xưa kia của N , Đ hơn kém nhau thì phải xem nghề rèn , e thấy 2 thằng có nghề rèn ngang nhau đấy .
Cụ đọc không kỹ rồi, em đang bảo bọn Châu Âu nó làm giày da từ thời Nhật nó đi guốc mộc và bây giờ vẫn làm thủ công như vậy. Vậy thì đồ dùng để đóng giày cũng có thằng ở Châu Âu nó làm chứ không phải như cụ kia nói có mỗi thằng Nhật làm hay Nhật làm mới xuất sắc.
Nếu xem các clip đóng giày thủ công thì cụ sẽ thấy đồ nó đơn giản chứ không như bên làm túi ví cần nhiều công cụ. Từ đó suy ra cụ kia nói sai về đồ dùng đóng giày hay toàn ngành thời trang do Nhật gia công mà chỉ gói gọn ở dụng cụ thủ công làm túi ví thôi.
Phụ kiện cho toàn ngành thời trang thì Ý mới xứng đáng được nói đến, Thụy Sỹ hay Đức cũng có một vài công ty làm nhưng Ý vẫn là nơi làm ra nhiều đồ phụ kiện và vật tư cho ngành thời trang.
 

kienvinh

Xe lăn
Biển số
OF-115035
Ngày cấp bằng
1/10/11
Số km
12,048
Động cơ
540,373 Mã lực
Phải kéo áo cụ vì cụ có xu hướng chụp mũ 3 củ nhiều quá. Thực ra nhiều chiến sỹ ngu thật chứ không phải ăn lương 3 củ lên diễn đàn tranh luận chuyện kinh bang tế thế với người không quen biết.

Có chiến sỹ trong topic này nói tổng thống Mỹ ra lệnh hành chính cho doanh nghiệp, đấy thây.

Nghe mấy thằng tổ lái ba củ định hứng làm gì các cụ! Mất thời gian!
Thử hỏi nhà máy công cụ số 1 chỗ ngã tư khổ, nếu Win không mua đất xây chung chư, thì giờ còn tồn tại được không!??
Cơ khí Quang Trung, thành phố rất ưu đãi, cho nhận thầu làm hết các cầu sắt vượt toàn Hà Nội, giờ vẫn dẹo hẳn đó!..
 

langtubachkhoa

Xe container
Biển số
OF-626585
Ngày cấp bằng
24/3/19
Số km
8,426
Động cơ
310,264 Mã lực
Ngược lại, nếu ở phương tây, 1 tập đoàn nắm gần nửa sản lượng dầu mỏ như yukos thì nó điều hành luôn nhà nước. Nhà nước ở phương tây là do các thế lực trong xã hội dựng lên, nên nó phục vụ cho các tập đoàn kinh tế chứ không bắt các tập đoàn phục tùng như ở Nga.
Nhà nước phương Tây là do các thế lực dựng lên, nhưng nó bảo vệ cho tư tưởng chung của các nhóm đó, cho lợi ích chung của các cực quyền lực trong xã hội, chứ không bao giờ phục tùng riêng 1 tập đoàn nào cả. Chính vì vậy mà nó không bao giờ để cho riêng 1 tập đoàn nào được phép lũng đoạn 1 ngành dọc, vì lũng đoạn được 1 ngành sẽ dẫn đến lũng đoạn nhà nước. Vì thế phương Tây có 2 cái chống rất quan trọng: đó là chống monopole và trust.

Ngày xưa Rockefeller thành lập nên 1 tập đoàn Standard Oil nắm gần phân nửa dầu mỏ như yukos, nên bi nhà nước Mỹ chia ra ngay, và bây giờ chúng ta mới có 1 loạt các hãng như Exon Mobile, Chevron, etc. chính là từ đó. Tổng thống Mỹ Theodore Roosevelt, đã đập tan tất cả các nhóm tài phiệt định lũng đoạn nhà nước, và đã đi vào lịch sử như là 1 trong 5 tổng thống vĩ đại nhất của nước Mỹ (cùng với Washington, Lincoln, Franklin Roosevelt, Jefferson)

Sau này, ở thời kỳ đỉnh cao của mình, Microsoft cũng từng có chính sách hướng đến độc quyền, và đã suýt nữa bị chia nhỏ ra, sau đó đã phải thỏa hiệp với nhà nước Mỹ, từ bỏ con đường này. Rockefeller cũng biết điều mà thỏa hiệp chấp nhận, k thì ra tro ngay. Và có 1 điều thứ 3 bổ sung thêm 2 điều trên, đó là Rockefeller là "người Mỹ", những ông chủ của Standard Oil cũng đều là "người Mỹ". "Người Mỹ" ở đây k nên hiểu theo giáy tờ hộ chiếu, mà cần hiểu là họ đứng về phía nhà nước Mỹ, quyền lợi Mỹ, k bao giờ có chuyện cấu kết với nước ngoài để chống lại nhà nước Mỹ cả. Và những ngành chiến lược luôn phải thuộc về những tư nhân "người Mỹ", tức chấp nhận đặt mình dưới luật pháp Mỹ, gắn quyền lợi của mình với quyền lợi của nước Mỹ, khi có xung đột gay gắt với nước ngoài buộc phải chọn thì họ phải chọn nước Mỹ, và lợi nhuận thu được từ nước ngoài phải phục vụ cho Mỹ, và bộ não phải là của Mỹ.
Ví dụ bây giờ Mỹ đang đánh TQ, hiển nhiên nhiều tập đoàn Mỹ không thích, họ sẽ cố gắn vận động để hòa giải 2 nước để làm ăn. Nếu đạt được thì là tốt, nhưng nếu trong hoàn cảnh cùng cực buộc phải chọn, họ sẽ chọn Mỹ, k chọn TQ, dù TQ có đem lại cho họ bao nhiêu lợi ích đi nữa.

Ngay trong 1 nước đã k thể để cho 1 hãng thao túng, thì lại càng k thể để cho hãng nước ngoài thao túng. Dầu mỏ, 1 ngành chiến lược, vốn dĩ k thể để bán cho nước ngoài, nên phương Tây cần có người rơm, đó chính là Khodokosky để chiếm đoạt. Khi có được rồi thì k chỉ từ chối đóng thuê mà còn mang lợi nhuận ra nước ngoài hết (cụ thể là đến các ngân hàng ở New York, Telaviv, London). Báo Pháp Express lúc đó ước tính không dưới 100 tỷ USD đã bị chuyen lậu ra nước ngoài và Nga bị chảy máu tài chính nặng. Sau vụ đó, Nga đã đóng cửa hơn 1000 chi nhánh ngân hàng, thực chất là các trạm chuyển tiền lậu ra ngoài.
Nhà nước Nga thời Elsine yếu xìu để cho tài phiệt lũng đoạn. Phải đến thời Putin mới giải quyết được phần nào tình trạng này, nhưng hậu quả dư âm ngày nay vẫn chưa hết.

Vụ Yukos này còn phức tạp hơn vụ Rockefeeller của Mỹ rất nhiều, vì vụ Yukos có yếu tố bên ngoài, có các cường quốc chống lưng. Chính quyền Theodore Roosevelt chỉ phải đối phó với hãng trong nước, còn Nga phải đối phó với cả Mỹ và ANh. Yukos đã chống lại chính sách muốn xích lại Pháp, Đức, EU của Nga lúc đó. Dĩ nhiên, vì quyền lợi của Khodosky gắn với Anh, My nhiều hơn. Vì thế khi xảy ra vụ Nga bắt Khodosky, Anh Mỹ phản đối trong khi Pháp, Đức im lặng (vì sợ nguồn dầu mỏ bị Mỹ lũng đoạn hết, nhất là lúc đó Mỹ đánh Iraq khống chế 1 mỏ dầu lớn ở Trung Đông), Italy nước đang giữ chức chủ tich EU khi ấy lên tiếng lộ liễu ủng hộ Nga. EU sau đo vội giải thích đó là quan điểm riêng của Italy, k phải của EU nhưng có thể thấy, EU lúc đó đã im lặng và k đứng về phía Mỹ.

Có người nói thời năm 2000, Nga được hưởng lợi nhờ giá dầu lên, điều này k sai nhưng k đủ. Đó là vì Nga biết chớp thời có. Nếu lúc đó không quyết đoán để dánh Khodokosky, mà sun vòi dưới súc ép của Mỹ, thì giá dầu có lên Nga cũng chả hưởng lợi gì, vì bị chảy máu tài chính hết rồi còn đâu.
Cũng nhờ vụ này, thu được lợi nhuận từ dầu mỏ, mà Nga mới dùng lợi nhuận đó đầu tư được cho các ngành kinh tế khác (bằng cách đánh thuế cao dầu mỏ và giảm thuế cho các ngành khác). Dĩ nhiên, nhươc điểm của việc này là làm ngân sách nhà nước Nga bị lệ thuộc vào dầu (thời đó là gần 50% ngân sách Nga là từ dâu, cho đến năm ngoài thì là 37-39%, tỷ lệ ngày càng giảm nhưng vẫn cao), nhưng cái gì cũng phải có giá của nó, k có biện pháp nào chỉ toàn ưu mà k có nhược.


Một điều cũng cần lưu ý: không 1 nước phương Tây nào chấp nhận để 1 hãng nào đó thao túng nhà nước, độc quyền cả. Nhưng họ lại rất thích hãng của họ độc quyền ở nước khác, kể cả là đồng minh. Giống như nếu EU mà chấp nhận để các hãng Mỹ như Google, Apple, etc. độc quyền thì Mỹ sẽ rất thích.
Với các nước đang phát triển, cũng k thể để nước ngoài độc quyền dĩ nhiên. Còn trong trường hợp phải độc quyền thì đó phải là hãng trong nước, và phải là công ty nhà nước. Độc quyền tư nhân là rất nguy hiểm. Công ty nhà nước độc quyền nhưng phải hoạt động theo cơ chế thị trường, nhà nước nắm golden share khi cổ phần hóa, chứ k phải là quản lý hành chính, hoạt động theo kế hoạch như xưa. Nếu bác nào nghiên cứu lịch sử phương tây, sẽ thấy hiện tượng quốc hữu hóa (nationalization) xảy ra không ít (dĩ nhiên nhà nước kiểm soát vẫn hoạt dộng theo cơ chế thị trường chứ k phải hành chính như Liên Xô).
Ngay ở Pháp, đến thập kỳ 80 thế kỷ trước, nhiều ngành vẫn còn do nhà nước độc quyền như viễn thông, điện, truyền hình, giao thông, etc. và các hãng này đều làm ăn có lãi và hiệu quả cả. Sau này họ mới tư nhân hóa, nhưng nhiều ngành, ví dụ điện, dù đã tư nhân hóa rồi mà ban lãnh đạo vẫn là viên chức nhà nước (fonctionaire), sau này mới bớt đi.
Khác với ảo tưởng của nhiều người, ở Tây, các hãng làm ăn lãi thì khi tư nhân hóa ai cũng muon nhảy vào. Ngược lại khi lỗ thì ai cũng muốn chuồn và bắt nhà nước cứu. Không phải tư nhân anh hùng xuất chúng cứu nhà nước đâu, đây là xu hướng chung.
 
Chỉnh sửa cuối:

Mem0ry

Xe buýt
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-510980
Ngày cấp bằng
18/5/17
Số km
587
Động cơ
188,143 Mã lực
Tuổi
32
Đức họ dư sức làm hết, nhưng ai cho họ làm hả cụ? Sau WW2 Đức gần như phải bị kìm kẹp về quốc phòng, nếu thả tự do thoải mái thì Đức lại làm cỏ cả thế giới à :D
Như trong ngành chăm sóc xe của em, xét về các sản phẩm hoá chất làm sạch xe chẳng hạn, em test thử đủ loại của Đức, Nhật, Mỹ, thì hàng Đức vẫn trên 1 bậc.
Các sản phẩm của họ thật sự tốt, cái nào ra cái đấy, vật liệu nào ra vật liệu đấy, và biết dùng lại rất tiết kiệm và an toàn :D
Qqqq
sai rồi, hàng gia dụng ngoại trừ những mặt hàng thông dụng cho châu Á như nồi cơm điện , máy lạnh , bệ toa lét ... vốn dĩ bọn Đức ko đầu tư chứ như máy giặt, bàn là , bếp , tủ lạnh , hút bụi .... thì Nhật chưa có cửa tranh với Đức , nếu nhắc đến Miele thì ngay cả dân Đức còn yêu thích , chứ cỡ như AEG, Siemen, Bosch, Liebherr ... chỉ là hàng tầm trung tại châu Âu và USA.
Thế giới cụ nói là châu Á , Phi thôi , chứ Mỹ Úc nó cũng dùng đồ Đức nhiều , ngay cả TV nhật cũng đã sa sút nhiều .
nhà e toàn đồ miele hehe cực chất
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top