Như đã hứa, em bổ sung thêm tham luận để so sánh quân công 2 cụ Duật và Dư
1. Xuất thân
- Chiêu Văn Đại Vương Trần Nhật Duật là con thứ 6 của Trần Thái Tông, cùng thế hệ với Trần Thánh Tông, Trần Quang Khải, Trần Quốc Tuấn. Xuât thân danh giá Ngang vua Thánh Tông, Trần Quang Khải; cao quý hơn Trần Quốc Tuấn là chi thứ.
- Khánh Dư: Con nuôi vua Trần Thánh Tông, con ruột Tướng Trần Phó Duyệt vốn mang tước Hầu.
Bình luận: xét theo tiêu chí này thì Chiêu Văn Vương xuất thân cao quý 5C từ trứng nước. Tuy nhiên tiêu chí này không quá quan trọng để bình xét
2. Kỹ năng
2.1 Quân sự Quân công và tước phong
- Chiêu Văn Đại Vương
+ được phong Chiêu Văn Vương (1267), Thái úy quốc công (1302), Tà thánh thái sư (1324) Chiêu Văn Đại Vương (1329)
+ Thu phục phiến quân Trịnh Giác Mật (1280)
+ Trong cuốc kháng chiến chống Nguyên lần 2 (1885) ông trấn thủ Tuyên Quang. Lập đại công trận Hàm Tử. là tư lệnh chiến dịch Hàm Tử. Chiến dịch Hàm Tử vai trò quan trọng trong kháng chiến Nguyên 2 tương tự chiến dịch Tây Kết 1, Tây Kết 2, Chương Dương, Thăng Long; Đại Việt sử ký toàn thư cho rằng "công đánh giặc Nguyên lần này, Nhật Duật lập được nhiều hơn cả"
+ Trong kháng chiến chống Nguyên lần 3 (1287) ông là phó tổng tư lệnh thường trực, cho tổng tư lệnh, đại nguyên soái, quốc công tiết chế Hưng Đạo Đại Vương
- Khánh Dư
+ trong kháng chiến chống Nguyên lần 1 (1258) lập chiến công đánh úp quân Nguyên, được Trần Thánh Tông nhận làm con nuôi. Sau đó dẹp loạn phiến quân Man ở vùng núi, được phong chức Phiêu Kỵ tướng quân. Sau được phong nhân huệ vương
+ trong kháng chiến chống Nguyên lần 2 (1285) đóng vai trò cố vấn quân sự, hợp ý chiến lược, chiến thuật quân sự vua Trần và Quốc công Trần Quốc Tuấn
+ Trong kháng chiến chống Nguyên lần 3 (1287): đóng vai trò là tư lệnh mặt trận Vân Đồn Quảng Ninh mặc dù chức chỉ là phó Tướng. Đánh tan đường vận lương, hậu cần của quân Nguyên do tướng Tiger phụ trách, là tiền đề cho chiến thắng Nguyên lần 3.Trận Bạch Đằng 1288 mới là trận quyết định và quan trọng nhất trong kháng chiến lần 3.
Nhận xét:
Trong kháng chiến lần 2, lần 3:
Chiêu Văn Đại Vương là tư lệnh mặt trận Tuyên Quang
Chiêu Minh Đại Vương Trần Quang Khải là tư lệnh mặt trận Thanh Hóa Nghệ An
Phó Tướng Khánh Dư là tư lệnh mặt trận Vân Đồn Quảng Ninh
Quốc Công tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc TUấn là tổng tư lệnh kiêm tư lệnh mặt trận trung tâm (từ Lạng Sơn về Thăng Long) cùng với con rể là Phạm Ngũ Lão, các tướng khác là con trai của mình.
Về quân công em tạm xếp Khánh Dư tương đương Chiêu Văn Đại Vương.
2.2 Ngoại giao, trình độ học vấn, đạo đức
- Chiêu Văn Đại Vương: là người ham học, uyên bác hiểu sau rộng, thạo ngoại ngữ và văn hóa lân bang. Hiểu tâm tư người khác. Khi làm đại diện ngoại giao tiếp sứ thần nhà Nguyên, ông vui vẻ, tự nhiên trò chuyện suốt cả một ngày, khiến sứ Nguyên cho rằng Nhật Duật là người Hán. năm 1280, Chỉ bằng tài ngoại giao ông đã khiến phiến quân Trịnh Giác Mật quy hàng, không tiêu tốn một tính mạng người lính. Từ đó tạo dựng nền tảng đất nước sẵn sàng chống quân Nguyên.
+ Ông là người độ lượng, khoan dung, tôn trọng pháp luật, lẽ phải, nghiêm minh ngay thẳng. Vợ nhờ việc giúp thăng chức cho người quen nhà vợ, nhưng khi trình ông không đồng ý.
+ Được lập đền thờ ở nhiêu nơi như Ninh Bình, Quảng Trị, Thanh Hóa
- Khánh Dư: ngoại giao rất tệ, tham lam thô bỉ. Dân lính đều khinh ghét. khinh dân đi ngược với chủ trương lấy dân làm gốc của vua Trần và Hưng Đạo Đại Vương.
+ Khả năng làm kinh tế rất giỏi: từ bán than, bán mũ,... lợi dụng quan hệ, nhóm lợi ích rất nhuần nhuyễn và thành công.
+ Bị vua Trần Thánh Tông phạt tội nặng đánh gần chết, tịch thu tài sản tước lộc, truất phế binh quyền. Sau đó được phục chức.
+ Giúp đỡ họ Bùi, họ Nguyễn phát triển kinh tế khu Tam Điệp Ninh Bình. Được 2 họ này thờ phụng đến tận nay.
2.3 Văn nghệ đàn ca sáo nhị
- Chiêu Văn Đại Vương
+ Tài hoa bản lĩnh cao cường, phong lưu tao nhã, phong cách ngoại giao tuyệt đỉnh. Sáng tác nhạc, tinh thông âm luật. ngoại ngữ
- Khánh Dư: Được Hưng Đạo đại vương sắp xếp Viết lời tựa sách Vạn Kiếp tông bí truyền thư, binh thư yếu lược, một tác phẩm quân sự chính trị rất có giá trị thời Trần
3.Kết luận:
Tóm lại qua các tiêu chí ở trên, Khánh Dư là tướng tài hiếm có thời Trần. Thiên tài quân sự tương tự Chiêu Văn Đại Vương, thậm chí là hơn nếu đề cập tới hoàn cảnh xuất thân so với Chiêu Văn Vương. Tuy nhiên cả xuât thân, tâm, tầm và các tiêu chí khác thì không thể so sánh với Chiêu Văn Đại Vương Trần Nhật Duật. Còn theo đánh giá của Nhà sử học Phan Huy Chú xếp ông ở hàng thứ tư, chỉ sau Trần Hưng Đạo, Trần Nhật Duật và Phạm Ngũ Lão, đứng trên các tướng tài kiệt hiệt như Trần Quang Khải, Trần Bình Trọng, Trần Quốc Toản, Nguyễn Khoái, Trần Quốc Nghiễn, Trần Quốc Tảng