[Funland] Tại sao đường Trần Khánh Dư to đẹp hơn đường Trần Nhật Duật

dtl01

Xe tăng
Biển số
OF-22157
Ngày cấp bằng
8/10/08
Số km
1,573
Động cơ
507,589 Mã lực
Kính thưa các cụ các mợ!
Như đã biết thời nhà Trần có rất nhiều danh nhân nổi tiếng cả về văn võ được đặt tên đường tại Hà Nội. Trong đó có 2 vị em để ý là Trần Nhật Duật và Trần Khánh Dư. Trần Nhật Duật được sử sách ghi chép về quân công và tài đức không hề thua kém Trần Hưng Đạo và Trần Quang Khải. Trong khi đó Trần Khánh Dư mặc dù là một tướng giỏi nhưng đạo đức hèn kém bị nhân dân, quân lính khinh ghét.

Câu hỏi đặt ra là Trần Khánh Dư được đặt tên cho con đường to dài đẹp hơn đường Trần Nhật Duật có hợp lý? có nên kiến nghị với UBNDTP Hà Nội tránh mắc những lỗi lầm tương tự trong tương lai không!
Chưa nói cụ thể 2 ông Dư, Duật ông nào công to hơn, ông nào tài hơn, ông nào đức hơn. Danh nhân để đặt tên đường thì hàng ngàn ông, đó là chưa tính các bà, cụ đặt ra tiêu chí ông A công to hơn công B thì đường ông A phải dài và đẹp hơn đường ông B thì quá khó để đáp ứng. Có may ra người ta xây hết tất cả các đường, rồi lập một danh sách các ông, thành lập hội đồng các nhà văn hoá, lịch sử rồi bình bầu, so sánh, chấm điểm các ông..., rồi ghép tên thì may ra mới thoả mãn tiêu chí đó đc.

Còn nói về 2 ông Dư và Duật thì 2 ông đều là tướng tài và có nhiều cái đặc sắc. Ông Duật là một hoàng tử, con vua, rất tài hoa, phong nhã, cầm kỳ thi hoạ, biết nhiều ngoại ngữ, ngôn ngữ các dân tộc, từng lập công to trong đánh giặc Nguyên. Sử sách ghi lại thì ông Duật toàn những cái tốt đẹp, hay ho, chuẩn mực. Ông Dư thì chỉ là con của của 1 viên tướng, không đc "hoàng thân, quốc thích" như ông Duật. Ông Dư thì có nhiều cái đặc sắc theo kiểu khác, ông có nhiều tật xấu: ham gái gú, tham lam tiền bạc, tính khí ngang tàng... Ông Dư từng phạm tội, bị phạt, bị tịch thu tài sản, bị đuổi khỏi kinh thành, phải đi buôn bán than để kiếm sống. Khi vua tình cờ nhìn thấy, cho gọi, ông cũng đếch thèm đến bảo là tôi chỉ là thằng đi buôn chả có việc gì mà vua phải gọi cả. Ông Dư giỏi đánh trận, đặc biệt lập công to khi phá tan được đoàn chở quân lương của Trương Hổ khiến cho llần đánh Nguyên đó thắng lợi nhanh chóng. Em thì nghĩ công ông Dư to hơn công ông Duật. (Ông Dư có nhiều tật xấu, ko chuẩn mực như ông Duẩn nhưng em lại khoái mấy cái tính cách đó của ông Dư hơn.)
 

atlas06

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-451932
Ngày cấp bằng
9/9/16
Số km
4,468
Động cơ
232,230 Mã lực
Tuổi
38
Chưa nói cụ thể 2 ông Dư, Duật ông nào công to hơn, ông nào tài hơn, ông nào đức hơn. Danh nhân để đặt tên đường thì hàng ngàn ông, đó là chưa tính các bà, cụ đặt ra tiêu chí ông A công to hơn công B thì đường ông A phải dài và đẹp hơn đường ông B thì quá khó để đáp ứng. Có may ra người ta xây hết tất cả các đường, rồi lập một danh sách các ông, thành lập hội đồng các nhà văn hoá, lịch sử rồi bình bầu, so sánh, chấm điểm các ông..., rồi ghép tên thì may ra mới thoả mãn tiêu chí đó đc.

Còn nói về 2 ông Dư và Duật thì 2 ông đều là tướng tài và có nhiều cái đặc sắc. Ông Duật là một hoàng tử, con vua, rất tài hoa, phong nhã, cầm kỳ thi hoạ, biết nhiều ngoại ngữ, ngôn ngữ các dân tộc, từng lập công to trong đánh giặc Nguyên. Sử sách ghi lại thì ông Duật toàn những cái tốt đẹp, hay ho, chuẩn mực. Ông Dư thì chỉ là con của của 1 viên tướng, không đc "hoàng thân, quốc thích" như ông Duật. Ông Dư thì có nhiều cái đặc sắc theo kiểu khác, ông có nhiều tật xấu: ham gái gú, tham lam tiền bạc, tính khí ngang tàng... Ông Dư từng phạm tội, bị phạt, bị tịch thu tài sản, bị đuổi khỏi kinh thành, phải đi buôn bán than để kiếm sống. Khi vua tình cờ nhìn thấy, cho gọi, ông cũng đếch thèm đến bảo là tôi chỉ là thằng đi buôn chả có việc gì mà vua phải gọi cả. Ông Dư giỏi đánh trận, đặc biệt lập công to khi phá tan được đoàn chở quân lương của Trương Hổ khiến cho llần đánh Nguyên đó thắng lợi nhanh chóng. Em thì nghĩ công ông Dư to hơn công ông Duật. (Ông Dư có nhiều tật xấu, ko chuẩn mực như ông Duẩn nhưng em lại khoái mấy cái tính cách đó của ông Dư hơn.)
ông Dư cũng là hoàng thân quốc thích đấy, ông là con nuôi vua trần thánh tông, và không phải ông tình cờ gặp vua và đi bán than đâu? co sự sắp xếp hết đấy. Khánh dư tuy bị cách chức đuổi về quê nhưng ruộng đất sản nghiệp vãn còn, làm gì đến nỗi phải mặc đồ rách đi bán than mà đi bán than ở đâu không đi lại bán trước mặt vua Trần là cha nuôi mình. để vua Trần phải cãm động mà than: bậc đại trượng phu ai ngờ lại ra nông nỗi này! lại đúng lúc nước đang chống giặc cần tướng tài. Cụ Dư này tính toán rất kinh và cực kỳ rắn mặt
Cụ Duật công to không kém đâu, cụ Duật đánh trận Chương Duơng giết được Toa đô đấy
 

VanTruong

Xe hơi
Biển số
OF-101177
Ngày cấp bằng
16/6/11
Số km
130
Động cơ
398,290 Mã lực
em đã phân tích rất nhiều từ trước rồi, Dư không thể và không bao giờ được xếp ngang với Chiêu Văn Đại Vương chứ đừng nói nhỉnh hơn. Dư tôi linh động xếp ngang công trạng với các tù trưởng miền núi như Hà Tất Tăng, Lương Uất. Các tù trưởng này còn được lập đền thờ nhiều hơn Dư nhiều.

Tiện đây em xin mạn phép sắp xếp thứ tự các danh nhân thời Trần theo đánh giá cá nhân em
1. Trần Thủ Độ (sáng lập nhà Trần - Giống với ai các cụ tự suy luận, có thể ví dụ minh họa nhưng không nhất thiết khác sự thật) - Tổng tư lệnh kháng chiến lần 1.
2. Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông: lãnh tụ tối cao trong 3 cuộc kháng chiến
3. Trần Quốc Tuấn - Trần Quang Khải - Trần Nhật Duật: các Đại Vương, tổng tư lệnh, phó tổng tư lệnh toàn quân kháng chiến lần 2, 3
4. Phạm Ngũ Lão - Trần Bình Trọng - Trần Quốc Toản - Nguyễn Khoái - Đoàn Nhữ Hài - Trần Khát Chân. Thiên tướng nhà Trần
5. Trần Khánh Dư . Thiên tướng nhà Trần. Đạo đức và tư tưởng cần nhìn nhận từ nhiều góc độ. - tù trưởng Hà Tất Tăng, tù trưởng Lương Uất.



Chưa nói cụ thể 2 ông Dư, Duật ông nào công to hơn, ông nào tài hơn, ông nào đức hơn. Danh nhân để đặt tên đường thì hàng ngàn ông, đó là chưa tính các bà, cụ đặt ra tiêu chí ông A công to hơn công B thì đường ông A phải dài và đẹp hơn đường ông B thì quá khó để đáp ứng. Có may ra người ta xây hết tất cả các đường, rồi lập một danh sách các ông, thành lập hội đồng các nhà văn hoá, lịch sử rồi bình bầu, so sánh, chấm điểm các ông..., rồi ghép tên thì may ra mới thoả mãn tiêu chí đó đc.

Còn nói về 2 ông Dư và Duật thì 2 ông đều là tướng tài và có nhiều cái đặc sắc. Ông Duật là một hoàng tử, con vua, rất tài hoa, phong nhã, cầm kỳ thi hoạ, biết nhiều ngoại ngữ, ngôn ngữ các dân tộc, từng lập công to trong đánh giặc Nguyên. Sử sách ghi lại thì ông Duật toàn những cái tốt đẹp, hay ho, chuẩn mực. Ông Dư thì chỉ là con của của 1 viên tướng, không đc "hoàng thân, quốc thích" như ông Duật. Ông Dư thì có nhiều cái đặc sắc theo kiểu khác, ông có nhiều tật xấu: ham gái gú, tham lam tiền bạc, tính khí ngang tàng... Ông Dư từng phạm tội, bị phạt, bị tịch thu tài sản, bị đuổi khỏi kinh thành, phải đi buôn bán than để kiếm sống. Khi vua tình cờ nhìn thấy, cho gọi, ông cũng đếch thèm đến bảo là tôi chỉ là thằng đi buôn chả có việc gì mà vua phải gọi cả. Ông Dư giỏi đánh trận, đặc biệt lập công to khi phá tan được đoàn chở quân lương của Trương Hổ khiến cho llần đánh Nguyên đó thắng lợi nhanh chóng. Em thì nghĩ công ông Dư to hơn công ông Duật. (Ông Dư có nhiều tật xấu, ko chuẩn mực như ông Duẩn nhưng em lại khoái mấy cái tính cách đó của ông Dư hơn.)
 

745Li

Xe container
Biển số
OF-68374
Ngày cấp bằng
15/7/10
Số km
9,483
Động cơ
504,959 Mã lực
Nơi ở
Chuồng bò
em đã phân tích rất nhiều từ trước rồi, Dư không thể và không bao giờ được xếp ngang với Chiêu Văn Đại Vương chứ đừng nói nhỉnh hơn. Dư tôi linh động xếp ngang công trạng với các tù trưởng miền núi như Hà Tất Tăng, Lương Uất. Các tù trưởng này còn được lập đền thờ nhiều hơn Dư nhiều.

Tiện đây em xin mạn phép sắp xếp thứ tự các danh nhân thời Trần theo đánh giá cá nhân em
1. Trần Thủ Độ (sáng lập nhà Trần - Giống với ai các cụ tự suy luận, có thể ví dụ minh họa nhưng không nhất thiết khác sự thật) - Tổng tư lệnh kháng chiến lần 1.
2. Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông: lãnh tụ tối cao trong 3 cuộc kháng chiến
3. Trần Quốc Tuấn - Trần Quang Khải - Trần Nhật Duật: các Đại Vương, tổng tư lệnh, phó tổng tư lệnh toàn quân kháng chiến lần 2, 3
4. Phạm Ngũ Lão - Trần Bình Trọng - Trần Quốc Toản - Nguyễn Khoái - Đoàn Nhữ Hài - Trần Khát Chân. Thiên tướng nhà Trần
5. Trần Khánh Dư . Thiên tướng nhà Trần. Đạo đức và tư tưởng cần nhìn nhận từ nhiều góc độ. - tù trưởng Hà Tất Tăng, tù trưởng Lương Uất.
Cụ căn cứ vào đâu mà bảo ông Dư phải đc cụ linh động? :D:D
 

VanTruong

Xe hơi
Biển số
OF-101177
Ngày cấp bằng
16/6/11
Số km
130
Động cơ
398,290 Mã lực
Từ từ đã cụ, trong thời gian chờ hãy tham khảo tình thế ngàn cân treo sợ tóc của Hưng Đạo Đại Vương và lòng trung thành, cứu chủ tuyệt đối của Yết Kiêu, Dã Tượng (phần chữ đậm)

Đầu năm 1285, trong khi tại Thăng Long các bô lão đồng thanh hô “Đánh”, thể hiện ý chí bất khuất của toàn dân thì ngoài biên cương quân giặc cũng đã ồ ạt tiến sang. Quân dân Đại Việt lại cùng nhau diệt giặc cứu nước.

Hướng tiến công chính của quân Nguyên là ở biên thùy phía đông bắc, nơi Lạng Châu (Lạng Sơn ngày nay) của Đại Việt tiếp giáp Ung Châu của nước Nguyên. Vừa đặt chân vào lãnh thổ Đại Việt, trở ngại đầu tiên của quân Nguyên chính là các cửa ải. Đó là những cứ điểm phòng thủ thường đặt nằm ở các con đường núi, hai bên là vách núi cao. Địa thế vùng Lạng Giang có rất nhiều nơi có thể đặt cửa ải. Tại các ải, thông thường các bên tham chiến không thể điều động được binh lực lớn, quân giữ ải có thể lấy ít địch nhiều. Quân công phá ải chỉ có thể chia làm từng tốp quân nhỏ tiến đánh. Lớp này chết thì lớp khác lên thay. Quân Đại Việt tận dụng tối đa địa thế hiểm yếu của các cửa ải. Tất nhiên không thể hoàn toàn cản bước của giặc, nhưng có thể làm tiêu hao lực lượng của giặc ở mức độ cao nhất.

Ải Lộc Châu là cửa ải đầu tiên mà quân Nguyên tiến đánh. Với binh lực hùng hậu, quân Nguyên nhanh chóngchiếm được ải này. Không có ghi chép về việc có giao chiến tại đây, có thể quân Đại Việt đã chủ động rút trước do vị trí của ải Lộc Châu nằm quá trơ trọi ngoài biên giới. Thoát Hoan tại Lộc Châu đã chia quân làm hai mũi tiên phong đánh mạnh vào các cửa ải khác của quân ta. Mặc dù tương quan lực lượng ban đầu rất chênh lệch, các cụm quân giữ ải của Đại Việt đã dũng cảm chiến đấu, buộc địch phải trả giá đắt ngay khi chúng vừa đặt chân vào lãnh thổ nước ta.

Tại các ải Khâu Ôn, Khâu Cấp, Thất Nguyên, Thiết Lược, Vĩnh Châu, Khả Ly đều đã diễn ra những trận quyết chiến đẫm máu. Tại Thất Nguyên, quản quân Nguyễn Nộn giao chiến với cách tiên phong phía tây do Bột Đa Cáp Đáp Nhĩ cùng A Thâm chỉ huy, quân ta ít không địch nổi nhiều, dù chống trả kiên cường nhưng rốt cuộc phải lui. Quan quân ta chặn giặc ở ải Khâu Cấp, cánh quân tiên phong phía đông của Nguyên Mông do tướng Tản Tháp Nhĩ Hải và Lý Bang Hiến chỉ huy tấn công liên tiếp ba đợt đều không phá được ải, chết trận rất nhiều. Nhưng ở phía khác, ải Khả Ly bị vỡ, quản quân Đỗ Vĩ, Đỗ Hựu bị bắt nên quân các ải khác phải lui binh vào rừng núi hay rút về hậu tuyến để tránh bị giặc đánh bọc hậu.

Quan quân Đại Việt rút về thủ ải Chi Lăng, Động Bản. Bọn Tản Tháp Nhĩ Hải, Lý Bang Hiến tấn công ải Động Bản, tướng Tần Sâm của Đại Việt cùng quân lính tử chiến cho đến chết. Thoát Hoan dẫn đại quân Nguyên tiến theo sau cánh tiên phong phía đông vào ải, kéo nhau đến đóng ở thôn Biến Trú và phụ cận, chuẩn bị công phá đại doanh của quân Đại Việt do Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn chỉ huy trấn giữ. Trong khi đó, cánh tiên phong phía tây dưới quyền Bột Đa Cáp Đáp Nhĩ, A Thâm sau khi qua ải Thất Nguyên thì tiến một mạch đến ải Khâu Ôn,quân Đại Việt ở đây kiên trì phòng thủ khiến cho quân Nguyên không tiến được. Bấy giờ tại ải Nội Bàng (thuộc Bắc Giang), là nơi Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn đóng đại doanh, đích thân vị Quốc công Tiết chế đã sẵn sàng nghênh chiến.

Thoát Hoan thắng liền mấy trận đầu, sai người đem thư dụ hàng Hưng Đạo vương, hiển nhiên là không có kết quả. Hưng Đạo vương dựa vào quân tinh, lũy chắc dự định sẽ quyết chiến với giặc tại Nội Bàng. Nhưng quân Nguyên binh nhiều tướng mạnh, lại có nhiều kẻ trong trướng tinh thông binh pháp. Ngày 2.2.1285, Thoát Hoan chia quân làm 6 cánh, tấn công làm nhiều hướng, tập dụng được triệt để lợi thế về quân số. Hưng Đạo vương ít quân, phải chia ra chống cự nhiều mặt rất vất vả. Tuy vậy quân Đại Việt tinh nhuệ và có tinh thần chiến đấu rất cao, cũng chẳng dễ gì để quân Nguyên chiếm thế thượng phong.


Đương lúc giao chiến ác liệt thì được tin ải Khâu Ôn đã vỡ, ải Chi Lăng cũng thất thủ ngay sau đó. Quả thực quân Nguyên lần này không chỉ đông, mà sức chiến đấu còn mạnh mẽ vượt ngoài cả dự kiến của Hưng Đạo vương và triều đình. Trước tình hình đó, Hưng Đạo vương hạ lệnh chia quân làm nhiều tốp, vừa đánh vừa rút lui về bến thuyền ở Bãi Tân (bến thuyền trên sông Lục Nam), rồi toàn quân lên thuyền lui về giữ Vạn Kiếp. Cuộc rút lui này không đơn giản vì giao tranh với quân Thoát Hoan rất dữ dội. Trong lúc thuyền chở quân hầu hết đã rời bến thì vẫn còn một bộ phận lớn quân Đại Việt còn kẹt lại tại chiến trường Nội Bàng, trong đó có cả Hưng Đạo vương. Thoát Hoan tung quân truy kích mãnh liệt khiến cho quân Đại Việt bị tan vỡ lớn, các hiệu quân bị mất liên lạc với nhau, mạnh ai nấy rút, đại liêu bang Đoàn Thai bị giặc bắt, một số chiến thuyền của quân ta cũng bị quân Nguyên cướp được.

Bấy giờ Hưng Đạo vương sợ rằng đến bến sẽ không còn thuyền tất bị giặc bắt, định theo đường núi mà rút lui. Gia tướng Dã Tượng tâu rằng: “Yết Kiêu chưa thấy Đại vương, tất không chịu rời thuyền”. Hưng Đạo vương nghe lời, bèn thúc quân ra Bãi Tân tìm thuyền. Quả nhiên gia tướng Yết Kiêu vẫn neo thuyền ở đó đợi chủ, mặc cho phần đông các đạo thủy binh khác đã rút trước. Hưng Đạo vương trông thấy Yết Kiêu, rất mừng rỡ và cảm phục lòng trung của các gia tướng, nói với mọi người xung quanh rằng: "Chim hồng hộc sở dĩ bay cao được, tất phải nhờ có sáu cái xương trụ ở cánh, nếu không có sáu cái xương trụ cứng rắn, thì chim hồng hộc cũng như loài chim thường thôi!"(theo Cương Mục).

Nói đoạn, cùng quân bản bộ dong thuyền theo dòng Lục Nam xuôi về Vạn Kiếp. Truy binh giặc đuổi tới bờ sông thì thuyền của Hưng Đạo vương đã giương buồm đi nhanh, không sao đuổi kịp. Chư quân Đại Việt tuy tan vỡ lớn ở Nội Bàng nhưng chỉ bị đánh tan mà không bị tiêu diệt, hầu hết đều tự tìm đường về hội quân tại Vạn Kiếp, quyết không nhụt chí đào ngũ. Hưng Đạo vương lại chia quân ra đóng giữ vùng Bắc Giang (thuộc Bắc Ninh ngày nay).

Vua Trần Nhân Tông ở kinh sư hay tin Hưng Đạo vương thua trận rút lui về Vạn Kiếp, lòng vô cùng lo lắng. Vua ngự thuyền nhỏ cùng hầu cận ra Hải Đông, cho dụ Hưng Đạo vương đến hỏi việc. Thuyền ngự đi gấp không chuẩn bị, đến chiều mà vua vẫn chưa ăn sáng. Người lính cận vệ bèn nấu phần gạo xấu của mình dâng lên vua. Vua gặp Hưng Đạo vương, liền hỏi: “Giặc truyền lời nói đánh để cướp đất, chúng giết người đầy đồng nội. Nay thế giặc như thế, có nên hàng chúng để cứu mệnh cho muôn dân?”. Hưng Đạo vương đáp: “Lời bệ hạ nói ra thật là lời nói cùa bậc nhân giả. Nhưng còn tông miếu xã tắc thì sao? Thần xin trước hãy chém đầu thần rồi sau hãy hàng giặc. Đầu thần nếu còn, xã tắc cũng còn. Xin bệ hạ đừng lo, thần đã có kế đánh bại giặc".(theo Trần Đại Vương Bình Nguyên Thực Lục, dẫn theo Hà Văn Tấn). Vua bấy giờ mới yên dạ, ngự giá về Thăng Long sửa soạn thủy quân làm hậu viện cho quân của Hưng Đạo vương.

Hưng Đạo vương lấy quyền Quốc Công Tiết Chế, đốc suất các lộ Hải Đông, Vân Trà, Ba Điểm lấy thêm quân lính, chọn người dũng cảm làm tiên phong. Các vương hầu từ trước đi tuyển lính ở các xứ miền đông bắc là Hưng Vũ vương Trần Quốc Nghiễn, Hưng Nhượng vương Trần Quốc Tảng, Hưng Trí vương Trần Quốc Hiện, Minh Hiến vương Trần Uấtcũng kịp kéo về hội quân ở Vạn Kiếp. Quân Đại Việt bấy giờ tại Vạn Kiếp đã đông đến hơn 20 vạn người. Mặc dù trong thành phần quân có nhiều tân binh, nhưng với lực lượng mới tập họp rất hùng hậu, khí thế quân Đại Việt lại phấn chấn lên.



Cụ căn cứ vào đâu mà bảo ông Dư phải đc cụ linh động? :D:D
 

745Li

Xe container
Biển số
OF-68374
Ngày cấp bằng
15/7/10
Số km
9,483
Động cơ
504,959 Mã lực
Nơi ở
Chuồng bò
Từ từ đã cụ, trong thời gian chờ hãy tham khảo tình thế ngàn cân treo sợ tóc của Hưng Đạo Đại Vương và lòng trung thành, cứu chủ tuyệt đối của Yết Kiêu, Dã Tượng (phần chữ đậm)

Đầu năm 1285, trong khi tại Thăng Long các bô lão đồng thanh hô “Đánh”, thể hiện ý chí bất khuất của toàn dân thì ngoài biên cương quân giặc cũng đã ồ ạt tiến sang. Quân dân Đại Việt lại cùng nhau diệt giặc cứu nước.

Hướng tiến công chính của quân Nguyên là ở biên thùy phía đông bắc, nơi Lạng Châu (Lạng Sơn ngày nay) của Đại Việt tiếp giáp Ung Châu của nước Nguyên. Vừa đặt chân vào lãnh thổ Đại Việt, trở ngại đầu tiên của quân Nguyên chính là các cửa ải. Đó là những cứ điểm phòng thủ thường đặt nằm ở các con đường núi, hai bên là vách núi cao. Địa thế vùng Lạng Giang có rất nhiều nơi có thể đặt cửa ải. Tại các ải, thông thường các bên tham chiến không thể điều động được binh lực lớn, quân giữ ải có thể lấy ít địch nhiều. Quân công phá ải chỉ có thể chia làm từng tốp quân nhỏ tiến đánh. Lớp này chết thì lớp khác lên thay. Quân Đại Việt tận dụng tối đa địa thế hiểm yếu của các cửa ải. Tất nhiên không thể hoàn toàn cản bước của giặc, nhưng có thể làm tiêu hao lực lượng của giặc ở mức độ cao nhất.

Ải Lộc Châu là cửa ải đầu tiên mà quân Nguyên tiến đánh. Với binh lực hùng hậu, quân Nguyên nhanh chóngchiếm được ải này. Không có ghi chép về việc có giao chiến tại đây, có thể quân Đại Việt đã chủ động rút trước do vị trí của ải Lộc Châu nằm quá trơ trọi ngoài biên giới. Thoát Hoan tại Lộc Châu đã chia quân làm hai mũi tiên phong đánh mạnh vào các cửa ải khác của quân ta. Mặc dù tương quan lực lượng ban đầu rất chênh lệch, các cụm quân giữ ải của Đại Việt đã dũng cảm chiến đấu, buộc địch phải trả giá đắt ngay khi chúng vừa đặt chân vào lãnh thổ nước ta.

Tại các ải Khâu Ôn, Khâu Cấp, Thất Nguyên, Thiết Lược, Vĩnh Châu, Khả Ly đều đã diễn ra những trận quyết chiến đẫm máu. Tại Thất Nguyên, quản quân Nguyễn Nộn giao chiến với cách tiên phong phía tây do Bột Đa Cáp Đáp Nhĩ cùng A Thâm chỉ huy, quân ta ít không địch nổi nhiều, dù chống trả kiên cường nhưng rốt cuộc phải lui. Quan quân ta chặn giặc ở ải Khâu Cấp, cánh quân tiên phong phía đông của Nguyên Mông do tướng Tản Tháp Nhĩ Hải và Lý Bang Hiến chỉ huy tấn công liên tiếp ba đợt đều không phá được ải, chết trận rất nhiều. Nhưng ở phía khác, ải Khả Ly bị vỡ, quản quân Đỗ Vĩ, Đỗ Hựu bị bắt nên quân các ải khác phải lui binh vào rừng núi hay rút về hậu tuyến để tránh bị giặc đánh bọc hậu.

Quan quân Đại Việt rút về thủ ải Chi Lăng, Động Bản. Bọn Tản Tháp Nhĩ Hải, Lý Bang Hiến tấn công ải Động Bản, tướng Tần Sâm của Đại Việt cùng quân lính tử chiến cho đến chết. Thoát Hoan dẫn đại quân Nguyên tiến theo sau cánh tiên phong phía đông vào ải, kéo nhau đến đóng ở thôn Biến Trú và phụ cận, chuẩn bị công phá đại doanh của quân Đại Việt do Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn chỉ huy trấn giữ. Trong khi đó, cánh tiên phong phía tây dưới quyền Bột Đa Cáp Đáp Nhĩ, A Thâm sau khi qua ải Thất Nguyên thì tiến một mạch đến ải Khâu Ôn,quân Đại Việt ở đây kiên trì phòng thủ khiến cho quân Nguyên không tiến được. Bấy giờ tại ải Nội Bàng (thuộc Bắc Giang), là nơi Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn đóng đại doanh, đích thân vị Quốc công Tiết chế đã sẵn sàng nghênh chiến.

Thoát Hoan thắng liền mấy trận đầu, sai người đem thư dụ hàng Hưng Đạo vương, hiển nhiên là không có kết quả. Hưng Đạo vương dựa vào quân tinh, lũy chắc dự định sẽ quyết chiến với giặc tại Nội Bàng. Nhưng quân Nguyên binh nhiều tướng mạnh, lại có nhiều kẻ trong trướng tinh thông binh pháp. Ngày 2.2.1285, Thoát Hoan chia quân làm 6 cánh, tấn công làm nhiều hướng, tập dụng được triệt để lợi thế về quân số. Hưng Đạo vương ít quân, phải chia ra chống cự nhiều mặt rất vất vả. Tuy vậy quân Đại Việt tinh nhuệ và có tinh thần chiến đấu rất cao, cũng chẳng dễ gì để quân Nguyên chiếm thế thượng phong.


Đương lúc giao chiến ác liệt thì được tin ải Khâu Ôn đã vỡ, ải Chi Lăng cũng thất thủ ngay sau đó. Quả thực quân Nguyên lần này không chỉ đông, mà sức chiến đấu còn mạnh mẽ vượt ngoài cả dự kiến của Hưng Đạo vương và triều đình. Trước tình hình đó, Hưng Đạo vương hạ lệnh chia quân làm nhiều tốp, vừa đánh vừa rút lui về bến thuyền ở Bãi Tân (bến thuyền trên sông Lục Nam), rồi toàn quân lên thuyền lui về giữ Vạn Kiếp. Cuộc rút lui này không đơn giản vì giao tranh với quân Thoát Hoan rất dữ dội. Trong lúc thuyền chở quân hầu hết đã rời bến thì vẫn còn một bộ phận lớn quân Đại Việt còn kẹt lại tại chiến trường Nội Bàng, trong đó có cả Hưng Đạo vương. Thoát Hoan tung quân truy kích mãnh liệt khiến cho quân Đại Việt bị tan vỡ lớn, các hiệu quân bị mất liên lạc với nhau, mạnh ai nấy rút, đại liêu bang Đoàn Thai bị giặc bắt, một số chiến thuyền của quân ta cũng bị quân Nguyên cướp được.

Bấy giờ Hưng Đạo vương sợ rằng đến bến sẽ không còn thuyền tất bị giặc bắt, định theo đường núi mà rút lui. Gia tướng Dã Tượng tâu rằng: “Yết Kiêu chưa thấy Đại vương, tất không chịu rời thuyền”. Hưng Đạo vương nghe lời, bèn thúc quân ra Bãi Tân tìm thuyền. Quả nhiên gia tướng Yết Kiêu vẫn neo thuyền ở đó đợi chủ, mặc cho phần đông các đạo thủy binh khác đã rút trước. Hưng Đạo vương trông thấy Yết Kiêu, rất mừng rỡ và cảm phục lòng trung của các gia tướng, nói với mọi người xung quanh rằng: "Chim hồng hộc sở dĩ bay cao được, tất phải nhờ có sáu cái xương trụ ở cánh, nếu không có sáu cái xương trụ cứng rắn, thì chim hồng hộc cũng như loài chim thường thôi!"(theo Cương Mục).

Nói đoạn, cùng quân bản bộ dong thuyền theo dòng Lục Nam xuôi về Vạn Kiếp. Truy binh giặc đuổi tới bờ sông thì thuyền của Hưng Đạo vương đã giương buồm đi nhanh, không sao đuổi kịp. Chư quân Đại Việt tuy tan vỡ lớn ở Nội Bàng nhưng chỉ bị đánh tan mà không bị tiêu diệt, hầu hết đều tự tìm đường về hội quân tại Vạn Kiếp, quyết không nhụt chí đào ngũ. Hưng Đạo vương lại chia quân ra đóng giữ vùng Bắc Giang (thuộc Bắc Ninh ngày nay).

Vua Trần Nhân Tông ở kinh sư hay tin Hưng Đạo vương thua trận rút lui về Vạn Kiếp, lòng vô cùng lo lắng. Vua ngự thuyền nhỏ cùng hầu cận ra Hải Đông, cho dụ Hưng Đạo vương đến hỏi việc. Thuyền ngự đi gấp không chuẩn bị, đến chiều mà vua vẫn chưa ăn sáng. Người lính cận vệ bèn nấu phần gạo xấu của mình dâng lên vua. Vua gặp Hưng Đạo vương, liền hỏi: “Giặc truyền lời nói đánh để cướp đất, chúng giết người đầy đồng nội. Nay thế giặc như thế, có nên hàng chúng để cứu mệnh cho muôn dân?”. Hưng Đạo vương đáp: “Lời bệ hạ nói ra thật là lời nói cùa bậc nhân giả. Nhưng còn tông miếu xã tắc thì sao? Thần xin trước hãy chém đầu thần rồi sau hãy hàng giặc. Đầu thần nếu còn, xã tắc cũng còn. Xin bệ hạ đừng lo, thần đã có kế đánh bại giặc".(theo Trần Đại Vương Bình Nguyên Thực Lục, dẫn theo Hà Văn Tấn). Vua bấy giờ mới yên dạ, ngự giá về Thăng Long sửa soạn thủy quân làm hậu viện cho quân của Hưng Đạo vương.

Hưng Đạo vương lấy quyền Quốc Công Tiết Chế, đốc suất các lộ Hải Đông, Vân Trà, Ba Điểm lấy thêm quân lính, chọn người dũng cảm làm tiên phong. Các vương hầu từ trước đi tuyển lính ở các xứ miền đông bắc là Hưng Vũ vương Trần Quốc Nghiễn, Hưng Nhượng vương Trần Quốc Tảng, Hưng Trí vương Trần Quốc Hiện, Minh Hiến vương Trần Uấtcũng kịp kéo về hội quân ở Vạn Kiếp. Quân Đại Việt bấy giờ tại Vạn Kiếp đã đông đến hơn 20 vạn người. Mặc dù trong thành phần quân có nhiều tân binh, nhưng với lực lượng mới tập họp rất hùng hậu, khí thế quân Đại Việt lại phấn chấn lên.
Em ko đọc đâu ạ.
Xin hỏi cái đó cụ viết hay cụ lấy ở đâu ạ?
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top