Trích 1 bài viết:
hững “Nga kiều mới”-tôi gọi họ như vậy vì họ đã giàu có, biết hưởng thụ, biết tạo dựng uy tín của bản thân và hòa đồng với xã hội kinh doanh của Nga cũng đang thay đổi từng ngày-đã trải qua tuổi niên thiếu vào những năm khắc khổ, thiếu thốn nhất thời bao cấp, thời đó thì Hà Nội của Dũng, Tuấn, Thảo, cũng khổ lắm, chứ chưa nói đến những vùng quê Thanh-Nghệ- Tĩnh như của Huy, Vỹ, Sơn. Hùng Anh và Huy vào trường kỹ thuật quân sự theo gót cha anh, Sơn là anh cả của bốn anh em (Sơn-Hà-Hùng-Lĩnh)...họ đã học giỏi từ những năm tháng khốc liệt ấy thì tất nhiên ngoài trí tuệ khá sáng láng ra, họ còn có một lý chí tuyệt vời để vượt qua trở ngại!
Đại học mỏ-địa chất Moskva (MGRI) là nơi “xuất anh hùng” của rất nhiều người Việt lứa này! Khởi điểm họ bắt đầu cũng như tất cả các sinh viên VN khác, đó là buôn bán những thứ hàng chính họ mang sang từ quê nhà, có chút tiền họ đi “ôm” lại những mặt hàng như vậy do các đồng hương khác mang sang sau...Tận dụng việc trường này có khá nhiều sinh viên Ả Rập, Li Băng, châu Phi ...sang học (những sinh viên này được nhà nước họ trả học bổng bằng USD) họ gom tiền rúp ra mua lại và bán ra thì trường chợ đen với giá cao hơn-MGRI thành một “ổ buôn đô” từ trước 1990, mặc dù vậy hầu như không có sinh viên nào bỏ học hay bị đuổi, họ vẫn biết tri thức là cần thiết, mặc dù cũng bắt đầu hoài nghi, liệu ngành học mỏ-địa chất này sau đây có hữu dụng cho bản thân không.... Khi sắp ra trường, những sinh viên này có cảm nhận rất nhạy bén rằng 1990 và sau đấy thì việc “buôn xanh”, “buôn vàng” ... tuy vẫn có lãi nhưng sẽ còn những thay đổi lớn hơn trên chính trường Nga cũng như thương trường vậy! Vẫn rất nhớ 1990 Vỹ, Phúc dù đã nổi danh trong giới sinh viên vẫn nhờ các anh lớn dẫn sang “Đôm 5”hồi đó còn là lãnh địa của các nghiên cứu sinh, để xem mặt bác “Trí béo-người kiếm mỗi ngày cả trăm tờ!”Và từ khi đó, tôi đã cảm nhận được lớp trẻ này sẽ không đi theo gương của các đàn anh Trí “béo” (Phạm Thành Trí-1958), Long “le” (Nguyễn Tiến Long-1956)-2 “cây đa, cây đề” của Matxcơva thời đó hay Hồng “bọ” (lúc đó bác Vũ Văn Hồng- đã nổi danh buôn bán, nhưng chưa có “Bến Thành” hay “Xaliút”)-sự nghiệp kinh doanh của 3 bác này cũng rất hấp dẫn và là một đề tài khác! Khi “Đôm 5” sập, rất nhiều mất mát xảy ra đối với cộng đông Việt ở Nga, thậm chí châu Âu, thì họ càng thấy được con đường của các “đàn anh” không dành cho họ! Họ không có quan hệ rộng từ trong nước (như các anh NCS kia, đã có bạn bè khắp Đông Âu, rồi các VIP cầm thẻ “ngoại giao”, rồi hệ thống đệ tử chân rết trong giới lao động khắp liên bang...) nhưng ngược lại họ trẻ, ngoại ngữ giỏi hơn, hiểu đời sống Nga hơn (chứ không như các “đại ca” kia, chủ yếu sống giữa cộng đồng dân Việt ở Nga) và quan trọng nhất, họ có MÃNH LỰC KIẾM TIỀN hơn tất cả lứa trên!
Họ thành công đầu đời khi còn quá trẻ, còn xa mới đến 30, nhưng họ đã thừa hiểu ở đất nước “sô vanh” như Nga, thì dù có kiếm được bao nhiêu tiền đi nữa, họ cũng không thể nào là “doanh nhân hạng 1” cả! Và họ đã nghĩ về quê hương Việt Nam ...