Cái khái niệm giẫy đó em hiểu là xe bị rung mạnh. Thực ra rung mạnh đó không phải là xe quay nhanh hơn đâu. Các bác để ý 1 chút sẽ thấy, khi xe nổ máy và không chuyển động "
máy nổ nhỏ" thì thấy xe rung mạnh. Nhưng khi xe đã chạy hoạc lên ga 1 chút thì lại thấy rung ít hơn. cái này trên xe bus thấy rất rõ.
Lý do rung "
theo như mấy thày giải thích" là do tần số rung của các chi tiết trên xe khác nhau. khi máy nổ nhỏ thì ở 1 tần số nào đó, nó bị cộng hưởng độ rung của các chi tiết nên ta thấy nó rung mạnh. Nhưng khi thay đổi vận tốc dẫn đến tần số rung của các chi tiết khác nhau nên thấy ít rung hơn, hoac có thể triệt tiêu lẫn nhau.
ở đ/cơ nhiềy xy lanh, khi tắt máy thì có thể có 1 vài xy lanh còn nổ thêm nữa "
vì nó đã được cung cấp nhiên liệu rồi" rồi máy mới tắt. xy lanh nổ thêm đó vẫn sinh công tạo ra sự mất cân bằng làm cho máy rung mạnh hơn.
Khi thiết kế ôtô, điểm tối kỵ là phải tính toán làm sao cho tần số rung của các chi tiết không bằng nhau "
thực tế làm bằng nhau còn khó gấp trăm lần ấy chứ ". nếu không nó cộng hưởng lại sẽ hư động cơ mất.