TẠI SAO CHÂU ÂU CHỐNG DỊCH KHÁC CHÂU Á ?
1. Châu Á (Trung Quốc) tiến hành KHOANH DỊCH ở quy mô lớn và đang thành công.
Tuy nhiên do thiết chế xã hội khác nhau, châu Âu thất bại trong việc TẤN CÔNG KHOANH DỊCH ngay từ đầu. Khi dịch bùng phát tương đối rộng, họ chuyển sang PHÒNG NGỰ CHỦ ĐỘNG. Tức là thay vì đi tìm và cách ly nguồn bệnh trên diện rộng, nguồn lực được chuyển sang tập trung bảo vệ nhóm NGUY CƠ CAO.
Nhóm NGUY CƠ CAO là ai ? Bằng kinh nghiệm y học của mình, châu Âu xếp nhóm người già, ốm yếu có bệnh mãn tính vào nhóm NGUY CƠ CAO, tức là nhóm mà khả năng tử vong là 99% nếu dính Coronavirus.
Theo đó, biện pháp đưa ra là:
- Người nghi nhiễm tuyệt đối không đến bệnh viện, nơi nhóm NGUY CƠ CAO tập trung đông. Thay vào đó, tự cách ly ở nhà, được theo dõi bởi bác sĩ và test Coronavirus; nếu nghiêm trọng mới nhập viện trong khu cách ly riêng.
2. Châu Á quan niệm dính Coronavirus là cầm chắc tử vong. Châu Âu nhận định, đa phần người nhiễm Coronavirus sẽ tự khỏi sau 3-5 ngày với các triệu chứng đau mỏi sốt như các cúm siêu vi khác.
Kháng thể tự sinh sau khi khỏi bệnh sẽ tạo môi trường phòng dịch tự nhiên trong cộng đồng.
3. Châu Á chủ trương đeo khẩu trang toàn bộ, nhưng châu Âu (Pháp) chỉ định có chọn lọc. Ngay cả các y bác sĩ làm việc trong bệnh viện không liên quan đến Coronavirus cũng không bị bắt buộc đeo khẩu trang.
Họ có lý do sau:
-Khẩu trang chỉ ngăn bắn nước bọt chứ không ngăn virus lây qua không khí. Rửa tay và tránh tụ tập đông người mới là biện pháp cần thiết hơn là hiên ngang đeo khẩu trang đi tung tăng khắp nơi.
- Đeo khẩu trang toàn dân dẫn tới khẩu trang chạy hết vào nằm yên tích trữ ở các hộ dân, trong khi nhóm NGUY CƠ CAO và các y bác sĩ trực tiếp làm việc với Coronavirus lại không có dùng.
- Việc bắt buộc chỉ người có triệu chứng ho sốt và nhóm NGUY CƠ CAO cần đeo khẩu trang dẫn tới ai đeo khẩu trang chỗ công cộng sẽ gián tiếp coi mình là nguy cơ và không ai đeo cả. Người có nguy cơ vì bị bắt buộc đeo khẩu trang cũng sẽ chỉ ở nhà vì bị kỳ thị nơi công cộng, và đây chính là sự tự cách ly chủ động của người bệnh, hiệu quả hơn việc Nhà nước chi tiền trông coi hay nhốt riêng.
4. Bài học từ Vũ Hán:
- Vũ Hán đã dùng biện pháp tập trung toàn bộ những người nghi nhiễm và nhiễm để chữa trị khoanh vùng. Điều này gây áp lực rất nặng lên hệ thống y tế, dẫn tới tỷ lệ tử vong của y bác sĩ ở đây rất cao cho dù nhiều người còn trẻ. Nguyên do là ở chỗ họ bị kiệt sức vì quá tải, mất sức đề kháng để Coronavirus tấn công.
- Pháp sẽ chọn cách để phần lớn con người tự chiến đấu với Coronavirus giống như họ đã từng chiến đấu với cúm mùa hoặc các dịch sốt virus khác. Điều này tốt cho hệ miễn dịch tự nhiên của con người, tiết kiệm nguồn lực y tế để bảo vệ nhóm NGUY CƠ CAO và có dự trữ đội ngũ y tế cho một cuộc chiến lâu dài với các thế hệ Coronavirus có thể tự biến đổi rất nhanh năm này qua năm khác.
Cảm nghĩ riêng còn đâu tuỳ mọi người
em sưu tầm đc bài này thấy cũng có lý !!!!
và đây là 1 bài về vấn đề chuẩn bị tư thế đón dịch của ngành y tế Đức.
VIRUS CORONA: MỘT VÀI SỐ LIỆU VỀ NĂNG LỰC Y TẾ CỦA ĐỨC
Đức hiện tại có khoảng 28.000 phòng điều trị đặc biệt, nhiều hơn cả số lượng bệnh nhân bị nhiễm virus Corona đang ở trong tình trạng nặng/nguy hiểm trên toàn thế giới. Điều đó có nghĩa là Đức hoàn toàn có đủ cơ sở vật chất để điều trị cho bệnh nhân trong trường hợp dịch bùng phát mạnh hơn nữa, mà chưa cần đến các bệnh viện dã chiến.
Đức hiện có khoảng 4,5 bác sĩ/1.000 dân, xếp thứ 11 trên thế giới, tức cứ 222 người dân thì có một người là bác sĩ.
Mỗi ngày Đức có khả năng xét nghiệm khoảng 12.000 trường hợp nghi nhiễm virus Corona. Hiện tại, mỗi tuần Đức chỉ mới xét nghiệm khoảng 12.000 trường hợp.
Mỗi giờ các số điện thoại đường dây nóng về dịch Coronoa ở Đức nhận khoảng 12.000 cuộc gọi. Các bác sĩ sẽ nói chuyện với bệnh nhân nghi ngờ nhiễm Corona qua điện thoại, đánh giá tình hình cụ thể trước khi quyết định có điều xe cấp cứu đến đón bệnh nhân đi viện khám, xét nghiệm hay không. Các trường hợp nghi ngờ bị nhiễm virus Corona không được tự ý đến bệnh viện để yêu cầu khám, xét nghiệm.
Đức là một trong những quốc gia có nền y học tiên tiến hàng đầu trên thế giới, với rất nhiều viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm về virus, vaccine, thuốc… Đức hiện đã tự sản xuất bộ kit xét nghiệm virus Corona.
Nên về cơ bản, nước Đức vẫn đang tự tin và làm chủ được trong cuộc chiến chống virus Corona, dù tính đến 13h ngày 9/3, Đức đã có 1.151 trường hợp nhiễm bệnh, và 18 người đã được điều trị thành công.
Người Đức đầu tiên và duy nhất tử vong vì virus Corona cho đến lúc này là một lính cứu hoả 60 tuổi ở Hamburg. Tuy nhiên, người này tử vong khi đang đi du lịch ở Ai Cập cùng vợ./.
Cập nhật 17:30 9/3: Một nữ bệnh nhân 89 tuổi ở Essen và một người khác ở Heinsberg, đều thuộc bang Nordrhein-Westfalen, nơi được xem là “ổ dịch” Coronavirus ở Đức, đã tử vong hôm nay.
#coronavirus #covid2019