1. Trung Quốc em không biết chứ Âu, Mỹ nó kiểm soát nhân khẩu còn tốt hơn Việt Nam. Hệ thống y tế, giáo dục, thuế... đều dựa trên nền tảng này. Đừng hòng có chuyện sống trên giấy tờ hộ khẩu thì ở Hà Nội nhưng lại sinh hoạt tận Yên Bái 10 năm nay nhé.
2. Châu Âu, Mỹ, Úc... đã bắt đầu và sẽ hoảng loạn, vì dịch bệnh sẽ đánh vào điểm yếu nhất của hệ thống y tế mà họ đã xây dựng: chi phí chữa bệnh. Nếu ở TQ là $800 cho một ca thì đó chính là ước mơ hoang đường ở châu Âu vì chi phí sẽ đắt gấp 7-8 lần và 10 lần nếu ở Mỹ. Bảo hiểm lẫn chính phủ cũng không có khả năng thanh toán được trách nhiệm này nếu bùng nổ dịch. Lý do là luơng của nhân viên y tế cao hơn rất rất nhiều lần so với cùng vị trí ở Việt Nam hay Trung Quốc. Mà thậm chí nếu nhân viên không muốn thì họ từ chối làm ngoài giờ, thấy nguy hiểm thì họ sẽ dừng làm việc. Trung Quốc mà làm thế thì cứ xác định là dập xác hoặc mất nghề. Nên nhớ rằng con covid này nó tấn công mạnh nhất vào đối tượng nghèo, lao động chân tay, sống trong môi trường kém an toàn vệ sinh, dùng phuơng tiện công cộng. Nghèo thì ai sẽ trả hóa đơn chữa bệnh là câu hỏi đau đầu cho ai sống ở Mỹ lúc này.
3. Không thể nào ra những quyết định trong một đêm đóng cửa ngay một quận. Anh nào làm thế chắc chắn bị dân kiện, bị sức ép từ phía đối lập, và thậm chí mất ghế ngay lập tức. Vậy khoanh kiểu gì khi mà họp đủ hội đồng để đóng cửa chỗ này thì covid nó đã phát tán ra 10 chỗ khác. Chứ nếu họ có thể thì hãu nhìn cách Nhật hay Mỹ đối xử với duy thuyền quốc tế có nguy cơ là biết. Thực tế họ cũng cố khoanh đấy, ví dụ cách ly luôn nước Ý. Cách ly đường biên với hàng xóm dễ hơn là cách ly một khu vực trong nhà của họ vì tránh được mấy khó khăn nói ở trên.
4. Đã không hiệu quả trong ngăn chặn từ biên giới hay khoanh được trong quốc nội, thì ngoài việc tích cực chuẩn bị giường bệnh, việc duy nhất có thể làm là: trấn an và tuyên truyền biện pháp chủ động chống lây nhiễm cho từng cá nhân. Thế nên họ mới kêu gọi rửa tay, cách ly tại nhà khi có bệnh. Nhưng câu hỏi: ăn gì để sống khi cách ly lại không trả lời được. Bệnh nhân vẫn phải trả hóa đơn cho họ, nên người thân có nguy cơ lây nhiễm vẫn phải cố đi làm. Mà châu Âu không có thói quen đeo khẩu trang, sợ nguồn cung thiếu trong trường hợp khẩn nên họ ra khuyến cáo chỉ đeo trong vùng có dịch vì “không hiệu quả trong chống lây nhiễm”. Ơ hay, thế không hiệu quả thì đeo làm gì khi có dịch?
Châu Âu và Mỹ bây giờ cũng trông đợi vào 2 hy vọng thời tiết và Vaccine giống như tất cả các nước khác thôi. Không biểu đến khi rơi vào tình trạng khẩn cấp, thì châu Âu và Mỹ rồi sẽ tước bỏ những quyền lợi gì mà dân và đồng minh của họ đang được hưởng, Nhưng chắc chắn một điều với mợ là họ chẳng chủ động theo kiểu miễn dịch cộng đồng hay tập trung nguồn lực cho đối tượng nguy hiểm gì gì đó đâu.