Theo e hiểu thì chỉ khóa cái VS đó lại khi cần lực kéo lớn (momen truyền thẳng từ động cơ ra bánh xe) và trường hợp cần đến lực lớn này sẽ dùng cả trong trường hợp vượt đoạn đường thẳng, ngắn, dốc.
Như hướng dẫn của cụ thì cũng giống trường hợp quên tắt lock VS mà chạy trên đường (đường bộ) vào cua các thứ cũng rất khó, kể cả nó là cụm VS cầu sau. Như thế có phải ko ạ
Bác hiểu sai r ạ.
Vi sai là cấu trúc bắt buộc phải có trên cầu dẫn động. Nó cho phép 2 bánh xe trên cầu đó quay vs 2 tốc độ khác nhau, điều thường xuyên xảy ra khi xe vào cua. Nếu k có vi sai thì 2 bánh xe luôn quay đồng tốc nên khi vào cua sẽ dẫn đến trượt 1 trong 2 bánh hoặc xoắn trục nối 2 bánh. Cụ thể hơn là vi sai cho phép bánh nhận ít lực cản hơn quay nhanh hơn (vd: bánh bên T khi cua P), bánh bên trong (vd: bánh bên P khi cua P) nhận nhiều lực cản hơn sẽ quay chậm hơn. Vì vậy mà xe có thể vào cua mượt mà. Nhắc lại, đây là cấu trúc bắt buộc phải có ở cầu dẫn động, còn khoá vi sai thì k bắt buộc phải có.
Đến đây sẽ xuất hiện nhược điểm của vi sai. Khi đi offroad dễ xuất hiện tình trạng 1 trong 2 bánh dẫn động bị mất lực bám hoàn toàn (vd: bánh sa xuống sình lầy). Khi đó theo quy luật trên, lực sẽ truyền hoàn toàn tới bánh đó (làm bánh xe quay tít, bùn sình văng tứ tung, cảnh này chắc mn hay thấy trên phim
) trong khi bánh còn bám đường thì lại k quay, xe kẹt cứng trong vũng sình. Thế là khoá vi sai ra đời. Khi vi sai được khoá lại thì lực truyền đều tới 2 bánh, 50% lực truyền tới bánh còn bám đường giúp kéo xe đi. Chứ k phải là khoá vi sai làm tăng lực kéo tăng momen xoắn của xe, đây là ý mà bác hiểu lầm.
Về cơ bản thông thường mấy xe cuv, suv giả cầy bác nói sẽ k có khoá vi sai, vì nó k đc thiết kế để đi địa hình, chỉ đi đường đẹp là chính, ai dại xách mấy xe đó đi vô rừng r sa lầy ráng chịu
. Những dòng xe chuyên đi địa hình, offroad như Fortuner, Landcruiser hay G-class thì đều có thiết kế 2 cầu và các loại khoá vi sai tuỳ dòng.