Tại sao biển này có hình tròn, biển kia lại có hình vuông, chữ nhật v.v...

hakkinen

Xe tải
Biển số
OF-158486
Ngày cấp bằng
27/9/12
Số km
370
Động cơ
354,400 Mã lực
Ở châu Âu em chưa bao giờ nhìn thấy cái biển 411, em tự hỏi không biết có phải VN mình "giỏi" tự phát minh ra không nữa. Ví dụ phân làn theo hướng rẽ sẽ chỉ cần có mũi tên trên mỗi làn đường là đủ, k cần bất cứ biển nào khác nữa. Đúng như cụ sgb345 đã nói tất cả các biển vuông, chữ nhật xanh đều là biển chỉ dẫn, k có tính bắt buộc hay cấm.

Đây là tất cả các loại biển cấm và bắt buộc ở chỗ em (các cụ thông cảm nó là tiếng Pháp nhé)
Biển cấm:
http://www.passetoncode.fr/panneaux-de-signalisation/panneaux/interdiction/#top

Biển bắt buộc:
http://www.passetoncode.fr/panneaux-de-signalisation/panneaux/obligation/#top

Tìm mãi cũng k thấy ở đâu có cái biển giống biển 411 nhà mình :((
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,692
Động cơ
630,573 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Ở châu Âu em chưa bao giờ nhìn thấy cái biển 411, em tự hỏi không biết có phải VN mình "giỏi" tự phát minh ra không nữa. Ví dụ phân làn theo hướng rẽ sẽ chỉ cần có mũi tên trên mỗi làn đường là đủ, k cần bất cứ biển nào khác nữa. Đúng như cụ sgb345 đã nói tất cả các biển vuông, chữ nhật xanh đều là biển chỉ dẫn, k có tính bắt buộc hay cấm.

Đây là tất cả các loại biển cấm và bắt buộc ở chỗ em (các cụ thông cảm nó là tiếng Pháp nhé)
Biển cấm:
http://www.passetoncode.fr/panneaux-de-signalisation/panneaux/interdiction/#top

Biển bắt buộc:
http://www.passetoncode.fr/panneaux-de-signalisation/panneaux/obligation/#top

Tìm mãi cũng k thấy ở đâu có cái biển giống biển 411 nhà mình :((

Cảm ơn kụ Hakkinen. Link kụ cho hay quá, có đủ các loại biển của France luôn.

Nhà cháu thấy biển C24b có vẻ giống biển 411 của VN. Kụ xem hộ nhé, không biết có đúng không.

Nom : C24b
Description : Voies affectées. Les panneaux C24b indiquent les voies affectées à l'approche d'une intersection.

Link:
http://www.passetoncode.fr/panneaux-de-signalisation/panneaux/indication/27/#top
 

hakkinen

Xe tải
Biển số
OF-158486
Ngày cấp bằng
27/9/12
Số km
370
Động cơ
354,400 Mã lực
Đúng là nó cũng hơi giống thật cụ ạ, nhưng chỉ có tác dụng thông báo phân bổ làn khi sắp đến nơi có giao cắt, k dùng ở ngã tư như biển 411 nhà mình. Biển này em cũng ít gặp, vì thông thường khi có rẽ nhánh là có biển hướng dẫn địa danh luôn, đi thẳng là về đâu, rẽ nhánh nào về đâu
 
Chỉnh sửa cuối:

X-trails

Xe cút kít
Biển số
OF-9503
Ngày cấp bằng
12/9/07
Số km
19,715
Động cơ
730,846 Mã lực
Nơi ở
OF cái gì mà chả có, đi đâu xa cho nó mệt
Cụ hơi đề cao các bạn khoai Tây quá rồi, đúng là ý thức họ tốt hơn nhiều nhưng chuyện nhao ra nhao vào làn này làn kia các bạn cũng bừa bãi lắm đấy cụ ạ. Các cụ nói "nhà dột từ nóc" thì "nóc" ở đây là cái gì? Theo em thì đối với người tham gia giao thông điều quan trọng nhất cần nắm vững là luật giao thông, các loại biển báo, vạch kẻ đường,... Thử hỏi bao nhiêu người học xong cái bằng xe máy, ô tô nắm chắc được luật???

Topic này rất hay. Nắm chắc biển báo là tốt nhưng hiểu rõ về nó còn tốt hơn nữa, nhất là ở cái xã hội nhập nhèm như VN. Mọi người không hiểu biển báo không có nghĩa là mình cũng phải giống mọi người.
Chắc kụ lại nói câu quen thuộc cái này tại người dân, muốn khắc phục được phải cả hệ thống vào cuộc chứ gì
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,692
Động cơ
630,573 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Đúng là nó cũng hơi giống thật cụ ạ, nhưng chỉ có tác dụng thông báo phân bổ làn khi sắp đến nơi có giao cắt, k dùng ở ngã tư như biển 411 nhà mình. Biển này em cũng ít gặp, vì thông thường khi có rẽ nhánh là có biển hướng dẫn địa danh luôn, đi thẳng là về đâu, rẽ nhánh nào về đâu
Nhà cháu cũng ngạc nhiên khi thấy trong hê thống biển báo bên Pháp không có biển "hướng di chuyển trên từng làn đường phía sau giao lộ" giống biển 411 của VN.

Trong Công ước Viên có quy định loại biển nêu trên (giống biển 411), với tên gọi Biển E 4 - Preselection sign.



Ở một số quốc gia khác còn miêu tả rõ hơn vè biển này, ví dụ, ở Jamaica:




Link:
 
Chỉnh sửa cuối:

X-trails

Xe cút kít
Biển số
OF-9503
Ngày cấp bằng
12/9/07
Số km
19,715
Động cơ
730,846 Mã lực
Nơi ở
OF cái gì mà chả có, đi đâu xa cho nó mệt
Nhà cháu cũng ngạc nhiên khi thấy trong hê thống biển báo bên Pháp không có biển "hướng di chuyển trên từng làn đường phía sau giao lộ" giống biển 411 của VN.

Trong Công ước Viên có quy định loại biển nêu trên (giống biển 411), với tên gọi Biển E 4 - Preselection sign.



Ở một số quốc gia khác còn miêu tả rõ hơn vè biển này, ví dụ, ở Jamaica:



Link:
Như vậy việc kẻ biển là theo quy ước và thông lệ quốc tế ahf kụ, có trường hợp riêng k ợ,
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,692
Động cơ
630,573 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Như vậy việc kẻ biển là theo quy ước và thông lệ quốc tế ahf kụ, có trường hợp riêng k ợ,
Công ước Viên là văn bản luật gốc, dựa trên đó các quốc gia thành viên xây dựng luật gtđb và hệ thống biển báo cho quốc gia mình.

Nhà cháu thấy trong công ước Viên có 3 quy định rất quan trọng. đó là:

1- Nguyên tắc thiết kế biển báo "hình dạng của biển quyết định nội dung".
Đó là "biển tròn - là loại biển ra lệnh; biển tam giác - cảnh báo nguy hiểm; biển chữ nhật hoặc vuông - cung cấp thông tin".
Như vậy, các biển không phải là hình tròn thì không có chức năng ra hiệu lệnh, không có chức năng ra lệnh cấm hay ra lệnh hạn chế.

2- Nguyên tắc về "Tính thống nhất": nghĩa là cùng một mẫu biển phải có cùng một ý nghĩa trên toàn phạm vi tất cả các quốc gia thành viên.
- Các quốc gia thành viên có quyền chủ động lựa chọn các loại biển ghi trong Công ước Viên để đưa vào Luật của quốc gia mình (không nhất thiết phải chọn tất cả các biển có trong Công ước Viên). Đồng thời, trong luật quốc gia thành viên không được giải thích ý nghĩa những biển được chọn đó khác với ý nghĩa nguyên thủy được ghi trong Công ước Viên.
- Để luật của quốc gia một thành viên (viết bằng ngôn ngữ của quốc gia thành viên đó, không phải là ngôn ngữ chính thức của Liên hiệp quốc, tức tiếng Anh hoặc Pháp), được công nhận phù hợp với Công ước Viên, thì Luật đó phải được Hội đồng cấp cao nhất của Công ước Viên xem xét, kí duyệt, công nhận luật đó tuân thủ đúng các quy định nêu trong Công ước Viên.

3- Nguyên tắc về Quyền Chủ động: Các quốc gia thành viên có quyền thiết kế các biển báo khác, mà trong Công ước Viên chưa có, để áp dụng riêng cho quốc gia mình, nhưng phải đáp ứng 2 nguyên tắc 1- và 2- nêu trên.


P/s:
- Phần lớn các quốc gia ở châu Âu, châu Á, châu Phi áp dụng nguyên tắc Công ước Viên để xây dựng hệ thống biển báo của quốc gia mình. Rất nhiều nước đã được công nhận là phù hợp với Công ước Viên. Ví dụ: các nước thuộc EU, Nga, ...
Nhiều nước khác chưa tham gia, hoặc chưa được công nhận phù hợp Công ước Viên, trong đó có VN.

- Có một số nước không áp dụng các nguyên tắc của Công ước Viên khi xây dựng hệ thống biển báo của họ. Họ dùng nguyên tắc hoàn toàn khác. Họ cũng không có ý định tham gia Công ước Viên. Ví dụ Hoa kỳ, Úc, v.v...
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,692
Động cơ
630,573 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
hình tròn là cấm, hình vuông là chỉ dẫn, hình tam giác là cảnh báo, cụ mua bằng à chủ thớt
Ủa, thế không phải như thế à kụ?

Luật Anh, Pháp, Ý, Công ước Viên đều khẳng định như vậy đấy.

Mời kụ xem thêm ít dẫn chứng dưới đây, rồi cho nhà cháu biết ý kiến của kụ nhé.


-----------------------------------------


....

Cập nhật thông tin từ luật của các nước Pháp, Anh, Ý về nguyên tắc cơ bản trong thiết kế biển báo "biển tròn - ra lệnh, biển tam giác - Cảnh báo, biển chữ nhật, vuông - chỉ dẫn thông tin"

....

Phần lớn các nước trên thế giới, nhất là các nước Châu Âu (trừ Hoa Kỳ, Úc thì theo hệ thống riêng) đều áp dụng tiêu chuẩn thiết kế của Công ước Viên về biển báo hiệu đường bộ, với nguyên tắc cơ bản là:

- Biển tròn - ra lệnh,
- Biển tam giác - cảnh báo,
- Biển chữ nhật - cung cấp thông tin

Cụ thể, trong luật Anh, Pháp, Ý cũng ghi rõ ràng trong luật về 3 loại biển báo cơ bản, được phân biệt dựa trên hình dạng của biển là Tròn, Tam giác, Chữ nhật/ vuông, như minh hoạ dưới đây.
Các nước khác, trong đó có VN, không nêu cụ thể như Anh, Pháp, Ý, nhưng hệ thống biển báo của họ xây dựng dựa trên tiêu chuẩn Công ước Viên, với cùng nguyên tắc thiết kế "có 3 loại biển báo" như đã nêu trên.



--------------------------------
Minh hoạ bổ sung:

1- Luật Pháp cũng quy định Biển báo hiệu gồm có 3 loại cơ bản sau:
- Biển hình Tam giác = Cảnh báo nguy hiểm
- Biển hình Tròn = Bắt buộc hoặc Ra lệnh
- Biển hình chữ nhật, vuông = Thông tin / Chỉ dẫn

Link:
http://eduscol.education.fr/education-securite-routiere/spip.php?mot59]http://eduscol.education....outiere/spip.php?mot59

Hình #1: Luật của Pháp quy định Biển báo có 3 loại cơ bản, dựa trên hình dạng hình học của biển là Tam giác, Tròn hoặc Chữ nhật / Vuông




2- Luật Ý nêu rõ Biển báo truyền thông điệp qua hình dáng của biển:
- Biển Tam giác = Nguy hiểm hoặc Có quyền Ưu tiên
- Biển hình Tròn = Hiệu lệnh hoặc Lệnh cấm
- Biển Chữ nhật, Vuông = Chỉ dẫn


Link:
http://tuttoscuola.altervista.org/segnali/01-pericolo.htm]http://tuttoscuola.alterv...egnali/01-pericolo.htm

Hình #2: Luật Ý nêu rõ Biển báo truyền thông điệp qua hình dáng của biển:





3- Luật Anh nói Biển báo có 3 loại cơ bản, dựa trên hình dạng hình học của biển




Link:
https://www.gov.uk/traffic-signs
Hoặc các kụ xem thẳng từ link này (vô luôn trang 9)
http://www.direct.gov.uk/prod_consum_dg/groups/dg_digitalassets/@dg/@en/@motor/documents/digitalasset/dg_191955.pdf#page9
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,692
Động cơ
630,573 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Còn đây là quy định của Công ước Viên (quote lại từ post #44) để kụ Tungduong tham khảo.


Cập nhật từ post #44:


Nhà cháu xin bổ sung thêm Quy định trong Công ước Viên về biển báo hiệu, rằng "Biển báo cấm phải có hình tròn", "Biển hiệu lệnh phải có hình tròn, nền xanh".
Xin nói thêm rằng các quy định trong Công ước Viên là nền tảng để các nước thành viên căn cứ vào khi xây dựng Luật gtđb cũng như Quy chuẩn biển báo hiệu đường bộ của từng quốc gia đó, sao cho các quy định trong luật gtđb, trong QC báo hiệu đb của từng quốc gia không được trái với các quy định nêu trong Công ước Viên về gtđb.


Quy tắc về hình dạng của biển, theo Công ước Viên

a- Công ước Viên quy định "Các biển cấm, các biển hạn chế phải có hình tròn". Từ đó suy ra "các biển không phải hình tròn không có chức năng luật định để đưa ra các lệnh cấm, lệnh hạn chế".




b- Công ước Viên quy định "Các biển (có chức năng ra) hiệu lệnh phải có hình tròn, nền màu xanh". Từ đó suy ra "các biển không phải hình tròn nền xanh không có chức năng luật định để đưa ra các hiệu lệnh".




Link: Công ước Viên về Biển báo hiệu đường bộ
Section C - Biển cấm, biển hạn chế: trang 38
Section D - Biển hiệu lệnh: trang 43

http://www.unece.org/fileadmin/DAM/trans/conventn/Conv_road_signs_2006v_EN.pdf


.
 
Chỉnh sửa cuối:

hakkinen

Xe tải
Biển số
OF-158486
Ngày cấp bằng
27/9/12
Số km
370
Động cơ
354,400 Mã lực
Nhà cháu cũng ngạc nhiên khi thấy trong hê thống biển báo bên Pháp không có biển "hướng di chuyển trên từng làn đường phía sau giao lộ" giống biển 411 của VN.

Trong Công ước Viên có quy định loại biển nêu trên (giống biển 411), với tên gọi Biển E 4 - Preselection sign.



Ở một số quốc gia khác còn miêu tả rõ hơn vè biển này, ví dụ, ở Jamaica:




Link:
Thực ra biển dạng này là biển hướng dẫn, k bắt buộc, khi có mũi tên phân làn rẽ trên đường là đủ thì em nghĩ k cần thiết phải thêm biển này. Đúng là trong thực tế trường hợp mũi tên trên đường bị che rất nhiều nhưng chắc ở các nước phát triển chả có ông xxx nào nhăm nhăm đi để bắt lỗi này. Chuyện đi vào nhầm làn để rẽ là rất phổ biến, tuy luật quy định rõ nhưng hoàn toàn có thể thông cảm cho người tham gia GT nhất là tình huống khách quan.
 

timoon

Xe máy
Biển số
OF-300433
Ngày cấp bằng
2/12/13
Số km
79
Động cơ
308,390 Mã lực
Thực ra biển dạng này là biển hướng dẫn, k bắt buộc, khi có mũi tên phân làn rẽ trên đường là đủ thì em nghĩ k cần thiết phải thêm biển này. Đúng là trong thực tế trường hợp mũi tên trên đường bị che rất nhiều nhưng chắc ở các nước phát triển chả có ông xxx nào nhăm nhăm đi để bắt lỗi này. Chuyện đi vào nhầm làn để rẽ là rất phổ biến, tuy luật quy định rõ nhưng hoàn toàn có thể thông cảm cho người tham gia GT nhất là tình huống khách quan.
Đúng vậy cụ ạ, nó không bắt buộc ở chỗ cụ có thể chuyển làn sớm, muộn tùy theo hoàn cảnh miễn là chuyển được sang làn rẽ hoặc đi thẳng cho thuận tiện. Còn những thứ bắt buộc thì nó phải quy định rõ chỗ nào mới được chuyển cơ.
 

hakkinen

Xe tải
Biển số
OF-158486
Ngày cấp bằng
27/9/12
Số km
370
Động cơ
354,400 Mã lực
Đúng vậy cụ ạ, nó không bắt buộc ở chỗ cụ có thể chuyển làn sớm, muộn tùy theo hoàn cảnh miễn là chuyển được sang làn rẽ hoặc đi thẳng cho thuận tiện. Còn những thứ bắt buộc thì nó phải quy định rõ chỗ nào mới được chuyển cơ.
Thực ra trước khi đến giao cắt mà có vạch liền thì bắt buộc cụ vẫn phải chọn đúng làn trước khi đến vạch liền. Ở VN em thấy thối nhất là vụ xxx bắt lỗi theo tín hiệu đèn, và rất rất nhiều người k nắm được luật cũng công nhận theo :( Về ý thức rõ ràng là nếu đi thẳng thì không nên đỗ ở làn trái ngoài cùng khi mà tín hiệu đèn rẽ lệch nhau, nhưng trên làn đó vẽ vừa mũi tên đi thẳng vừa rẽ trái mà xxx vẫn bắt thì thối quá. Tình huống như vậy xxx nên dừng xe người tham gia GT để nhắc nhở (tất nhiên nếu k gây cản trở GT) thì chắc hẳn ấn tượng về lực lượng CSGT sẽ rất đẹp, ý thức của người dân cũng tăng lên đáng kể.
 
Chỉnh sửa cuối:

buffalo

Xe tăng
Biển số
OF-12121
Ngày cấp bằng
15/12/07
Số km
1,141
Động cơ
536,960 Mã lực
Nơi ở
Quảng trường Ba Đình
Về cơ bản biển đã được nghiên cứu kỹ và đã đc ứng dụng thành công, mời bác đã sưu tầm (b)
 

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,513
Động cơ
434,730 Mã lực
Biển 411 chỉ là biển chỉ dẫn thông tin, luật không quy định có hiệu lực bắt buộc thi hành một biển chỉ dẫn, kụ ui.
Không thể căn cứ trên biển chỉ dẫn thông tin để phạt lái xe.

Lỗi mà lái xe vi phạm, và bị chịu phạt là "vi phạm vạch kẻ đường 1.18 vẽ trên mặt đường", không phải lỗi "vi phạm biển 411", kụ à.


.
Phải công nhận cụ rất tâm huyết. Bài của cụ rất hay, công phu, nhưng mới chỉ làm rõ được vấn đề tại sao biển báo hiệu lại như vậy? Còn vấn đề làm theo thông tin được biển báo hiệu như thế nào cho đúng mới là vấn đề nhiều người quan tâm.

Xin có một vài ý kiến:
1. Về hành vi bị xử phạt là hành vi vi phạm Luật hay quy định về giao thông chứ không phải hành vi không tuân thủ một biển báo cụ thể nào. Như ví dụ của cụ hành vi "vi phạm vạch kẻ đường 1.18 vẽ trên mặt đường" chính xác là hành vi vi phạm quy định về hướng đi tại nơi giao nhau.
2. Về biển báo hiệu: việc phân loại biển báo là để thay đổi cách thức báo hiệu chứ không phải thay đổi "cách thức thực hiện". Nên không phải chỉ "biển cấm" mới phải chấp hành còn biển chỉ dẫn thì không bắt buộc phải chấp hành. Điều này được ghi rõ trong Điều 9 của luật "phải châp hành hệ thống báo hiệu đường bộ".
Thay đổi cách thức báo hiệu mục đích chính là làm sao cho người lái xe tiếp nhận thông tin nhanh nhất, dễ dàng nhất. Về lý thuyết các biển báo hiệu có thể quy về một loại như khi đó biển báo hiệu sẽ rât phức tạp, chắc cụ cũng hình dung ra.
 

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,513
Động cơ
434,730 Mã lực
Em không hiểu tại sao lại phải tư duy theo cách tách bạch từng làn, làn xe nào xe ấy đi thế nhỉ. Về nguyên tắc các xe được chạy ở tốc độ cao có quyền đi sang làn xe chạy ở tốc độ thấp (tất nhiên khi sang làn thì phải chạy ở tốc độ phù hợp) nên việc ô tô đi sang làn xe máy em thấy chả việc gì phải cấm cả. Ví dụ rõ nhất ở HN có cầu Chương Dương còn trong SG có đường Nguyễn Huệ. Còn việc xe máy đi vào làn ô tô thì hết sức nguy hiểm các cụ đều rõ rồi. Khi đó chỉ cần đặt biển cấm xe máy cho làn xe ô tô là đủ, còn các loại biển chữ nhật thì chỉ chỉ dẫn thôi.

Các cụ cứ phân làn cụ thể như thế thì em cũng không hiểu xe đạp điện đi vào làn nào trên đường ạ? Ngoài ra nếu phân làn như vậy trên quốc lộ thì tức là cũng không cho phép vượt luôn ạ (muốn vượt/nhường cho vượt thì phải sang làn khác).
- "Về nguyên tắc các xe được chạy ở tốc độ cao có quyền đi sang làn xe chạy ở tốc độ thấp" ở đâu ra hả cụ?
- "Tất nhiên khi sang làn thì phải chạy ở tốc độ phù hợp" để có cái tất nhiên này thì ý thức phải tổt. Theo cụ ở VN đã có chưa? Các nước "văn minh" đều có biển 411, 412 nhưng ít cần phải sử dụng.
- Nếu đã có cái "Tất nhiên" ở trên thì 4b đi vào làn 2b và 2b đi vào làn 4b là như nhau. Sao một cái lại cấm một cái lại được?
 

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,513
Động cơ
434,730 Mã lực
Tóm lại xin hỏi cụ một câu. Ỏ VN và các nước cụ nghiên cứu Không chấp hành biển chỉ dẫn (biển vuông, chữ nhật) có vi phạm Luật giao thông không?
 

timoon

Xe máy
Biển số
OF-300433
Ngày cấp bằng
2/12/13
Số km
79
Động cơ
308,390 Mã lực
- "Về nguyên tắc các xe được chạy ở tốc độ cao có quyền đi sang làn xe chạy ở tốc độ thấp" ở đâu ra hả cụ?
Ý em là phải phân làn theo tốc độ chứ không phải theo loại xe, còn nếu muốn thì hạn chế tốc độ cho từng loaị xe chứ không phải là xe con chỉ được đi làn xe con, xe tải chỉ được đi làn xe tải. Cụ có đảm bảo là với các đường có phân làn xe riêng biệt, lúc nào cụ cũng chỉ chạy đúng làn đó không?
- "Tất nhiên khi sang làn thì phải chạy ở tốc độ phù hợp" để có cái tất nhiên này thì ý thức phải tổt. Theo cụ ở VN đã có chưa? Các nước "văn minh" đều có biển 411, 412 nhưng ít cần phải sử dụng.
Ở đây cụ chỉ cần thay cái biển phân làn xe bằng phân làn tốc độ chứ chẳng liên quan gì đến ý thức cả. Chỉ có một điều là bắt lỗi tốc độ thì khó hơn do phải dùng thiết bị, còn bắt sai làn dễ hơn nên nếu chuyển hết sang phân làn bằng tốc độ thì khó phạt hơn.
- Nếu đã có cái "Tất nhiên" ở trên thì 4b đi vào làn 2b và 2b đi vào làn 4b là như nhau. Sao một cái lại cấm một cái lại được?
Về nguyên tắc lưu thông trong đô thị, tất cả các phương tiện đều có nhu cầu sang làn bên phải (dừng đỗ, trả khách .v.v.) nên việc phân làn ô tô, xe máy trong đó ô tô không được đi vào làn xe máy là hết sức vô lý. Không nên phân biệt ô tô, xe máy, hay xe đạp theo kiểu xe to thì gây nguy hiểm cho xe nhỏ, nếu chúng đi cùng một tốc độ (cho dù bị hạn chế bởi biển hoặc bản thân ý thức người giao thông) thì nó đều như nhau.

Cụ nói đúng, biển báo chỉ là cách thức báo hiệu nhưng dựa trên những báo hiệu này (phải rõ ràng và phải được hiểu một cách nhất quán) thì người tham gia mới có cơ sở để điều chỉnh hành vi của mình cho đúng với quy tắc giao thông cho nên nếu không hiểu rõ được những biển báo này thì sao có thể thực hiện cho đúng theo "cách thức thực hiện" của cụ được.
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top