[Luật] Tại sao biển này có hình tròn, biển kia lại có hình vuông, chữ nhật v.v...

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
26,187
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Nói chung duới luật còn có lệ. Cụ chủ lý luận vậy mà có ngưòi cứ suy nghĩ đơn giản mà theo là dễ bị ăn phạt, hoặc thậm chí gây nguy hiểm.
Biển phân làn 2b, 4b là hoàn toàn hợp lý và nó làm đơn giản hóa việc treo biển. Nếu theo kiểu tư duy biển cấm, ví dụ một con đường có 3 làn: 1 ô tô, 2 xe máy, 3 xe thô sơ thì sẽ phải làm biết bao nhiêu biển cấm cho phù hợp ? Ví dụ làn sát trái định cho ô tô đi, nếu muốn làm biển cấm thì sẽ phải : cấm xe máy, cấm xe thô sơ, thậm chí có thể cấm xe tải.. như vậy là phải cắm ít nhất 3 biển cấm mầu đỏ, hình tròn. Tương tự với các làn bên phải cũng thế.. Riêng nhìn hàng đống biển báo như vậy cũng đủ hoa mắt mà đâm nhau rồi. Trong khi dùng biển vuông thì chỉ 1 cái là xong.
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,927
Động cơ
631,028 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Nói chung duới luật còn có lệ. Cụ chủ lý luận vậy mà có ngưòi cứ suy nghĩ đơn giản mà theo là dễ bị ăn phạt, hoặc thậm chí gây nguy hiểm.
Biển phân làn 2b, 4b là hoàn toàn hợp lý và nó làm đơn giản hóa việc treo biển. Nếu theo kiểu tư duy biển cấm, ví dụ một con đường có 3 làn: 1 ô tô, 2 xe máy, 3 xe thô sơ thì sẽ phải làm biết bao nhiêu biển cấm cho phù hợp ? Ví dụ làn sát trái định cho ô tô đi, nếu muốn làm biển cấm thì sẽ phải : cấm xe máy, cấm xe thô sơ, thậm chí có thể cấm xe tải.. như vậy là phải cắm ít nhất 3 biển cấm mầu đỏ, hình tròn. Tương tự với các làn bên phải cũng thế.. Riêng nhìn hàng đống biển báo như vậy cũng đủ hoa mắt mà đâm nhau rồi. Trong khi dùng biển vuông thì chỉ 1 cái là xong.
Câu khẩu hiệu "Nghiêm chỉnh chấp hành Luật Lệ giao thông" từng tồn tại bao năm, nay đã được xoá bỏ chữ Lệ, chỉ còn lại chữ "Luật Giao thông" thôi, kụ à.



Dùng biển vuông, chữ nhật mới là hao biển, lãng phí lắm, kụ ui.
Còn ở hình dưới này, kụ có thấy cắm thừa ra cái biển nào không?
Có phải thừa cái biển gộp nhiều hình, màu xanh, hình chữ nhật cắm trên giá long môn bên trái không kụ? Biển đó cắm thừa (vẽ tất cả các loại xe trên cả 3 làn), vừa tốn tiền, vừa sai luật.

Mà ở Tp HCM cắm thừa biển vuông kiểu này nhiều lắm. Thông tin lại thiếu, hình vẽ lại nhỏ, (phải co chiều ngang hình vẽ cho vừa chiều rộng làn xe vẽ trên biển, chỉ còn khoảng 40-50cm), không đọc nổi, nhất là ban đêm hoặc khi trời mưa.

 
Chỉnh sửa cuối:

cracking

Xe buýt
Biển số
OF-295190
Ngày cấp bằng
7/10/13
Số km
530
Động cơ
318,350 Mã lực
Đầu tiên, em ngưỡng mộ kiến thức và sự nhiệt tình của cụ đối với OF :D (qua rất nhiều bài rồi).

Thứ đến, em thấy cụ lập 1 topic về biển chỉ dẫn ko bắt buộc phải tuân theo (và đa số anh chị em trên này đều không hưởng ứng cách nghĩ đó của cụ, em đã đọc hết các trả lời). Em nghĩ topic này lập ra, là vì cụ có thêm dẫn chứng, các lí luận cơ bản để chứng minh biển chỉ dẫn (màu xanh) ko bắt buộc phải tuân theo, mà chỉ đưa ra thông tin chỉ dẫn cho lái xe đúng ko ạ? (Trong khi ngoài đường biển 403, 411, 412 xxx phạt sai làn ầm ầm).

Không biết biển chỉ dẫn bên nước ngoài họ dùng thế nào? Cụ có thông tin nào về cách sử dụng biển này bên nước ngoài thì mang lên cho mọi người cùng đọc với. Trước giờ em vẫn đều ủng hộ các bài viết của cụ. Đều viết có căn cứ rất rõ ràng. Hơn hết là nó lại mang lại những thông tin mà mọi người hay bị hiểu sai. Cụ tìm hiểu và mang lên đây phân tích cho mọi người, nhưng em thấy nhiều người vẫn ném đá, đúng là khổ cho những người nhiệt tình như cụ.

Tất nhiên vẫn đa số các cụ trên đây, vẫn sẽ đi theo cách hiểu thường ngày, và đi sao cho xxx đỡ bắt nhất, chứ em nghĩ chả ai liều đem lí luận này ra để chống lại xxx đâu ạ. Đơn giản vì xxx cũng theo những gì trong sách viết, chả ý kiến ý cò và tìm hiểu gì. Những gì cụ chủ viết, làm sao để ngành giao thông đọc được mới là điều tốt nhất.
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
26,187
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Không biết ngoài HN thế nào, chứ trong Sg các bác í đã xóa chữ Lệ khỏi khẩu hiệu trên bảng màu đỏ rồi, chỉ để lại chữ Luật thôi, kụ à.




Dùng biển vuông, chữ nhật mới là hao biển, lãng phí lắm, kụ ui.
Còn ở hình dưới này, kụ có thấy cắm thừa ra cái biển nào không?
Có phải thừa cái biển gộp nhiều hình, màu xanh, hình chữ nhật cắm trên giá long môn bên trái không kụ? Biển đó cắm thừa (vẽ tất cả các loại xe trên cả 3 làn), vừa tốn tiền, vừa sai luật.

Mà ở Tp HCM cắm thừa biển vuông kiểu này nhiều lắm. Thông tin lại thiếu, hình vẽ lại nhỏ, (phải co chiều ngang hình vẽ cho vừa chiều rộng làn xe vẽ trên biển, chỉ còn khoảng 40-50cm), không đọc nổi, nhất là ban đêm hoặc khi trời mưa.
Cụ nói thế nào chứ, biển vuông đỡ tốn biển hơn nhiều, và dễ hiểu. Cụ cắm biển cấm, một làn phải 3 biển, 3 làn là 9 biển, nói thật là ở VN em chưa thấy đâu dùng (vì sự bất tiện của nó).
Nói tóm lại, để phân loại một số phương tiện thuộc các nhóm A, B và C ta có 2 phương án. PA 1 là cấm: có nghĩa là ở mỗi làn phải cấm đủ các phương tiện ko được vào, như vậy 3 làn sẽ có tổng 6 biển. Còn nếu theo PA2, cho biển chỉ dẫn từng phương tiện được vào mỗi làn thì chỉ cần 3 biển. Cái ví dụ cụ đưa là thêm cả một tấm pano to tướng, còn đâu biển phân làn vẫn rất hợp lý. Có lẽ cụ chưa quen thôi.
Thực ra biển báo giao thông hay luật giao thông nói chung, VN ta đều phải du nhập từ nước ngoài và sửa đổi cho phù hợp chứ ta hầu như không phát minh ra điều gì đáng kể đâu. Những biển dạng phân làn ở nc' ngoài em cũng có thấy.
Thêm một vấn đề nữa. Tại sao trong miền Nam, lái xe thường nói lỗi sai làn là lấn Len (hoặc Lên). Bởi vì từ trước 75, miền Nam đã theo kiểu giao thông của Mỹ, họ cũng Việt Nam hóa một số từ (lane = làn, đọc là lein hay nôm na là len hay lên). Như vậy khái niệm làn đã có từ rất lâu trong miền Nam. Còn ngoài Bắc ? chúng ta đi xe đạp là chủ yếu, ô tô ít, khái niệm làn hầu như rất hiếm, bởi vậy các cụ ngoài HN vào SG và tham gia giao thông (cả 2b và 4b), em khẳng định tới 90% bị vịn lỗi sai làn đầu tiên. Năm 96, lần đầu tiên em chạy 2b trong SG và bị dính lỗi này, em cực ngạc nhiên và các chú xxx sau cũng tha vì : mới HN vào hả, lần sau đi cẩn thận!.
 
Chỉnh sửa cuối:

timoon

Xe máy
Biển số
OF-300433
Ngày cấp bằng
2/12/13
Số km
79
Động cơ
308,390 Mã lực
Em không hiểu tại sao lại phải tư duy theo cách tách bạch từng làn, làn xe nào xe ấy đi thế nhỉ. Về nguyên tắc các xe được chạy ở tốc độ cao có quyền đi sang làn xe chạy ở tốc độ thấp (tất nhiên khi sang làn thì phải chạy ở tốc độ phù hợp) nên việc ô tô đi sang làn xe máy em thấy chả việc gì phải cấm cả. Ví dụ rõ nhất ở HN có cầu Chương Dương còn trong SG có đường Nguyễn Huệ. Còn việc xe máy đi vào làn ô tô thì hết sức nguy hiểm các cụ đều rõ rồi. Khi đó chỉ cần đặt biển cấm xe máy cho làn xe ô tô là đủ, còn các loại biển chữ nhật thì chỉ chỉ dẫn thôi.

Các cụ cứ phân làn cụ thể như thế thì em cũng không hiểu xe đạp điện đi vào làn nào trên đường ạ? Ngoài ra nếu phân làn như vậy trên quốc lộ thì tức là cũng không cho phép vượt luôn ạ (muốn vượt/nhường cho vượt thì phải sang làn khác).

Nói chung duới luật còn có lệ. Cụ chủ lý luận vậy mà có ngưòi cứ suy nghĩ đơn giản mà theo là dễ bị ăn phạt, hoặc thậm chí gây nguy hiểm.
Biển phân làn 2b, 4b là hoàn toàn hợp lý và nó làm đơn giản hóa việc treo biển. Nếu theo kiểu tư duy biển cấm, ví dụ một con đường có 3 làn: 1 ô tô, 2 xe máy, 3 xe thô sơ thì sẽ phải làm biết bao nhiêu biển cấm cho phù hợp ? Ví dụ làn sát trái định cho ô tô đi, nếu muốn làm biển cấm thì sẽ phải : cấm xe máy, cấm xe thô sơ, thậm chí có thể cấm xe tải.. như vậy là phải cắm ít nhất 3 biển cấm mầu đỏ, hình tròn. Tương tự với các làn bên phải cũng thế.. Riêng nhìn hàng đống biển báo như vậy cũng đủ hoa mắt mà đâm nhau rồi. Trong khi dùng biển vuông thì chỉ 1 cái là xong.
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
6,244
Động cơ
566,260 Mã lực
Nói chung duới luật còn có lệ. Cụ chủ lý luận vậy mà có ngưòi cứ suy nghĩ đơn giản mà theo là dễ bị ăn phạt, hoặc thậm chí gây nguy hiểm.
Biển phân làn 2b, 4b là hoàn toàn hợp lý và nó làm đơn giản hóa việc treo biển. Nếu theo kiểu tư duy biển cấm, ví dụ một con đường có 3 làn: 1 ô tô, 2 xe máy, 3 xe thô sơ thì sẽ phải làm biết bao nhiêu biển cấm cho phù hợp ? Ví dụ làn sát trái định cho ô tô đi, nếu muốn làm biển cấm thì sẽ phải : cấm xe máy, cấm xe thô sơ, thậm chí có thể cấm xe tải.. như vậy là phải cắm ít nhất 3 biển cấm mầu đỏ, hình tròn. Tương tự với các làn bên phải cũng thế.. Riêng nhìn hàng đống biển báo như vậy cũng đủ hoa mắt mà đâm nhau rồi. Trong khi dùng biển vuông thì chỉ 1 cái là xong.
Bác sai rồi. Đúng là dưới luật có lệ, nhưng lệ không được to hơn luật. Bác có thể tuân thủ theo lệ (phân làn ô tô-xe máy) nhưng cái lệ ấy không được trái luật. Ví dụ trên phần đường dành cho xe cơ giới, bác có thể tuân theo lệ, tức là ô tô đi bên trái, xe máy đi bên phải, nhưng nếu bác đi chậm mà không đi sang bên phải là bác phạm luật.
Còn chuyện "đơn giản hóa việc treo biển" tôi thấy lạ quá, bác không nên nghĩ như thế. Cần đúng luật thì 100 biển cũng phải treo, không thể vì "đơn giản hóa" mà không cần tuân theo luật, tự bịa ra biển báo hiệu được.
Về bài của bác chủ thớt, tôi rất hoan nghênh. Biển báo giao thông có những nguyên tắc chung, sao cho người không biết chữ cũng có thể hiểu được, người nước ngoài cũng có thể hiểu được. Chính vì vậy mà tất cả các biển báo giao thông đều phải được quy định trong luật (quy chuẩn 41 là văn bản luật) với hiệu lực của mỗi biển rất rõ ràng.
 

vio999

Xe hơi
Biển số
OF-314161
Ngày cấp bằng
1/4/14
Số km
152
Động cơ
296,803 Mã lực
Nơi ở
hanoi
Website
pinata.vn
cố lên cụ, có ích
 

Mr Handsome

Xe buýt
Biển số
OF-310166
Ngày cấp bằng
3/3/14
Số km
563
Động cơ
304,310 Mã lực
Nơi ở
Tp Phan Rang - Tháp Chàm
E đã từng đi 1 số nước thấy 1 điều không giống ở VN về vấn đề làn đường cụ thể như sau:
1 - Hạ tầng giao thông của họ rất tốt, biển báo đầy đủ, rõ ràng minh bạch, nếu là đường liên tỉnh, quốc lộ không có tình trạng hàng quán ven 2 bên đường.
2 - Người tham gia giao thông có ý thức chấp hành rất tốt, tính tự giác cao, xe chạy trên làn nào giữ nguyên làn đó ko có chuyện nhao ra nhao vào lộn xộn hoặc đón khách bừa bãi như ở VN...
Còn ở mình thì đúng là "NHÀ DỘT TỪ NÓC", chán chẳng buồn chết!
 
Chỉnh sửa cuối:

Zune.Ngô

Xe buýt
Biển số
OF-309472
Ngày cấp bằng
26/2/14
Số km
642
Động cơ
303,584 Mã lực
E đã từng đi 1 số nước thấy 1 điều không giống ở VN về vấn đề làn đường cụ thể như sau:
1 - Hạ tầng giao thông của họ rất tốt, biển báo đầy đủ, rõ ràng minh bạch, nếu là đường liên tỉnh, quốc lộ không có tình trạng hàng quán ven 2 bên đường.
2 - Người tham gia giao thông có ý thức chấp hành rất tốt, tính tự giác cao, xe chạy trên làn nào giữ nguyên làn đó ko có chuyện nhao ra nhao vào lộn xộn hoặc đón khách bừa bãi như ở VN...
Còn ở mình thì đúng là "NHÀ DỘT TỪ NÓC", chán chẳng buồn chết!
Em công nhận với cụ là 'Nhà dột từ nóc" nên nói làm gì cho mệt!
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,927
Động cơ
631,028 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
...
Không biết biển chỉ dẫn bên nước ngoài họ dùng thế nào? Cụ có thông tin nào về cách sử dụng biển này bên nước ngoài thì mang lên cho mọi người cùng đọc với.


.


...

Về bài của bác chủ thớt, tôi rất hoan nghênh. Biển báo giao thông có những nguyên tắc chung, sao cho người không biết chữ cũng có thể hiểu được, người nước ngoài cũng có thể hiểu được. Chính vì vậy mà tất cả các biển báo giao thông đều phải được quy định trong luật (quy chuẩn 41 là văn bản luật) với hiệu lực của mỗi biển rất rõ ràng.

Mấy ngày vừa rồi lên mạng tham khảo các kiểu luật của các nước khác nhau, nhà cháu thấy đa phần các nước trên thế giới, nhất là các nước Châu Âu (trừ Hoa Kỳ, Úc thì theo hệ thống riêng) đều áp dụng tiêu chuẩn thiết kế của Công ước Viên về biển báo hiệu đường bộ, với nguyên tắc cơ bản là:

- Biển tròn - ra lệnh,
- Biển tam giác - cảnh báo,
- Biển chữ nhật - cung cấp thông tin

Cụ thể, trong luật Anh, Pháp, Ý cũng ghi rõ ràng trong luật về 3 loại biển báo cơ bản, được phân biệt dựa trên hình dạng của biển là Tròn, Tam giác, Chữ nhật/ vuông, như minh hoạ dưới đây.
Các nước khác, trong đó có VN, tuy không nêu cụ thể như Anh, Pháp, Ý, nhưng hệ thống biển báo của họ cũng xây dựng dựa trên tiêu chuẩn Công ước Viên, với cùng một nguyên tắc thiết kế "có 3 loại biển báo cơ bản là biển tròn ra lệnh, biển tam giác cảnh báo, biển chữ nhật/vuông chỉ dẫn thông tin" như đã nêu trên.



--------------------------------
Minh hoạ bổ sung:

1- Luật Pháp cũng quy định Biển báo hiệu gồm có 3 loại cơ bản sau:
- Biển hình Tam giác = Cảnh báo nguy hiểm
- Biển hình Tròn = Bắt buộc hoặc Ra lệnh
- Biển hình chữ nhật, vuông = Thông tin / Chỉ dẫn

Link:
http://eduscol.education....outiere/spip.php?mot59

Hình #1: Luật của Pháp quy định Biển báo có 3 loại cơ bản, dựa trên hình dạng hình học của biển là Tam giác, Tròn hoặc Chữ nhật / Vuông




2- Luật Ý nêu rõ Biển báo truyền thông điệp qua hình dáng của biển:
- Biển Tam giác = Nguy hiểm hoặc Có quyền Ưu tiên
- Biển hình Tròn = Hiệu lệnh hoặc Lệnh cấm
- Biển Chữ nhật, Vuông = Chỉ dẫn


Link:
http://tuttoscuola.alterv...egnali/01-pericolo.htm

Hình #2: Luật Ý nêu rõ Biển báo truyền thông điệp qua hình dáng của biển:




3- Luật Anh nói Biển báo có 3 loại cơ bản, dựa trên hình dạng hình học của biển. Biển tròn - ra lệnh, Biển tam giác - cảnh báo, Biển chữ nhật - cung cấp thông tin




Link: https://www.gov.uk/traffic-signs

Hoặc xem thẳng từ link này (vô luôn trang 9)
http://www.direct.gov.uk/prod_consum_dg/groups/dg_digitalassets/@dg/@en/@motor/documents/digitalasset/dg_191955.pdf#page9
 
Chỉnh sửa cuối:

timoon

Xe máy
Biển số
OF-300433
Ngày cấp bằng
2/12/13
Số km
79
Động cơ
308,390 Mã lực
Bẩm cụ, luật nhà ta thì chắc cũng từ Pháp mà ra vì trước đó chắc các cụ nhà mình đi lại cũng chẳng cần biển báo :D. Nhưng nhờ vận dụng sáng tạo nên giờ nó thành một mớ hổ lốn chẳng giống ai như vậy
 

Huyen_le

Xe hơi
Biển số
OF-176305
Ngày cấp bằng
12/1/13
Số km
147
Động cơ
341,540 Mã lực
Cám ơn cụ chủ, thớt hay và có ích.
 

cracking

Xe buýt
Biển số
OF-295190
Ngày cấp bằng
7/10/13
Số km
530
Động cơ
318,350 Mã lực
cụ nào cho cái này lên báo xem bộ GTVT phản ứng ra sao :D
 

hakkinen

Xe tải
Biển số
OF-158486
Ngày cấp bằng
27/9/12
Số km
370
Động cơ
354,400 Mã lực
E đã từng đi 1 số nước thấy 1 điều không giống ở VN về vấn đề làn đường cụ thể như sau:
1 - Hạ tầng giao thông của họ rất tốt, biển báo đầy đủ, rõ ràng minh bạch, nếu là đường liên tỉnh, quốc lộ không có tình trạng hàng quán ven 2 bên đường.
2 - Người tham gia giao thông có ý thức chấp hành rất tốt, tính tự giác cao, xe chạy trên làn nào giữ nguyên làn đó ko có chuyện nhao ra nhao vào lộn xộn hoặc đón khách bừa bãi như ở VN...
Còn ở mình thì đúng là "NHÀ DỘT TỪ NÓC", chán chẳng buồn chết!
Cụ hơi đề cao các bạn khoai Tây quá rồi, đúng là ý thức họ tốt hơn nhiều nhưng chuyện nhao ra nhao vào làn này làn kia các bạn cũng bừa bãi lắm đấy cụ ạ. Các cụ nói "nhà dột từ nóc" thì "nóc" ở đây là cái gì? Theo em thì đối với người tham gia giao thông điều quan trọng nhất cần nắm vững là luật giao thông, các loại biển báo, vạch kẻ đường,... Thử hỏi bao nhiêu người học xong cái bằng xe máy, ô tô nắm chắc được luật???

Topic này rất hay. Nắm chắc biển báo là tốt nhưng hiểu rõ về nó còn tốt hơn nữa, nhất là ở cái xã hội nhập nhèm như VN. Mọi người không hiểu biển báo không có nghĩa là mình cũng phải giống mọi người.
 
Chỉnh sửa cuối:

Mr Handsome

Xe buýt
Biển số
OF-310166
Ngày cấp bằng
3/3/14
Số km
563
Động cơ
304,310 Mã lực
Nơi ở
Tp Phan Rang - Tháp Chàm
Cụ hơi đề cao các bạn khoai Tây quá rồi, đúng là ý thức họ tốt hơn nhiều nhưng chuyện nhao ra nhao vào làn này làn kia các bạn cũng bừa bãi lắm đấy cụ ạ. Các cụ nói "nhà dột từ nóc" thì "nóc" ở đây là cái gì? Theo em thì đối với người tham gia giao thông điều quan trọng nhất cần nắm vững là luật giao thông, các loại biển báo, vạch kẻ đường,... Thử hỏi bao nhiêu người học xong cái bằng xe máy, ô tô nắm chắc được luật???

Topic này rất hay. Nắm chắc biển báo là tốt nhưng hiểu rõ về nó còn tốt hơn nữa, nhất là ở cái xã hội nhập nhèm như VN. Mọi người không hiểu biển báo không có nghĩa là mình cũng phải giống mọi người.
E nhất trí với cụ về quan điểm Người tham gia giao cần nắm vững Luật GT, còn việc tại sao e nhận định như vậy vì nhưng lý do sau:
1 - Những văn bản hưỡng dẫn thi hành không rõ nghĩa, xung đột nội dung trong cùng 1 văn bản Quy phạm PL, gần nhất là QCVN 41/2012, cụ có t/g hỏi cụ gu gờ về sạn trong QC41 là được trả lời ngay. Đó không phải là cách ban hành văn bản PL kiểu phòng lạnh là gì?
2 - Biển báo giao thông trên đường cắm lung tung, bừa bãi không theo quy định nào cả dẫn chứng cụ thể cụ có thể xem trên diễn đàn.
3 - Người điều khiển phương tiện có rất nhiều trường hợp bằng giả, hoặc có được bằng theo kiểu chống trơn, chống trượt, cái này báo chí cũng thường xuyên nhắc nhở.
4 - Những người có tâm huyết muốn giúp chúng ta học hỏi, nâng cao hiểu biết Luật một cách tốt hơn, sâu rộng hơn như cụ chủ thớt đây lại bị những kẻ âm binh làm loãng chủ đề.
 
Chỉnh sửa cuối:

hakkinen

Xe tải
Biển số
OF-158486
Ngày cấp bằng
27/9/12
Số km
370
Động cơ
354,400 Mã lực
E nhất trí với cụ về quan điểm Người tham gia giao cần nắm vững Luật GT, còn việc tại sao e nhận định như vậy vì nhưng lý do sau:
1 - Những văn bản hưỡng dẫn thi hành không rõ nghĩa, nội dung xung đột nội dung trong cùng 1 văn bản Quy phạm PL, gần nhất là QCVN 41/2012, cụ có t/g hỏi cụ gu gờ về sạn trong QC41 là được trả lời ngay. Đó không phải là cách ban hành văn bản PL kiểu phòng lạnh là gì?
2 - Biển báo giao thông trên đường cắm lung tung, bừa bãi không theo quy định nào cả dẫn chúng cụ thể cụ có thể xem trên diễn đàn.
3 - Người điều khiển phương tiện có rất nhiều trường hợp bằng giả, hoặc có được bằng theo kiểu chống trơn, chống trượt, cái này báo chí cũng thường xuyên nhắc nhở.
4 - Những người có tâm huyết muốn giúp chúng ta học hỏi, nâng cao hiểu biết Luật một cách tốt hơn, sâu rộng hơn như cụ chủ thớt đay lại bị những kẻ âm binh làm loãng chủ đề.
Đồng ý với các luận điểm của cụ, tuy nhiên em nghĩ cái gì cũng phải 2 phía, khi mà người làm luật k tốt thì người tham gia GT cần trang bị tốt kiến thức, chấp hành nghiêm chỉnh thứ nhất là để tự cứu lấy mình trong cái xã hội nhập nhèm như ở VN bây giờ, thứ nhì là để cho mọi thứ không trở nên lộn xộn hơn nữa. Đáng tiếc có quá ít người muốn bỏ thời gian để tìm hiểu luật. Chuyện học luật 1 cách đối phó rõ ràng đến từ phía người học trước, có cầu mới có cung nên xuất hiện chuyện tiêu cực khi thi lý thuyết. Em thấy người VN mình đa số ngại mất thời gian, sợ phiền hà mỗi khi bị xxx vịn 1 cách vô lý, đa số chọn giải pháp bỏ tiền hoặc gọi điện thoại cho người thân. Chủ yếu vẫn là do thiếu hiểu biết, thiếu tự tin, và bản thân người tham gia giao thông vô hình chung đã góp phần tạo nên những thành phần xxx ăn bẩn, ăn cướp trắng trợn như hiện nay.

Về điểm số 4 của cụ thì quả thật đáng buồn, có quá nhiều người ngại mất thời gian để nâng cao nhận thức cho mình. 1 số cụ lái lâu năm và hiểu luật thì chủ quan và hay áp đặt suy nghĩ cho người khác.

Thực tế các loại biển phân làn ở châu Âu em chưa thấy bao giờ, ở đây xe cơ giới 2 bánh và 4b đi như nhau hết, còn xe đạp thường có đường riêng, nếu không thì đi vào làn trong cùng bên phải, và xe cơ giới luôn phải ưu tiên xe đạp. Ở VN số lượng 2b quá nhiều, ý thức người tham gia GT kém nên mới sinh ra các loại biển phân làn, và cũng từ đó nhiều bất cập, nhũng nhiễu người dân.
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,927
Động cơ
631,028 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Mấy cái hình ở phía trên đôi khi không hiển thị được do tạm thời hết lưu lượng trên Bucket. Mong các kụ thông cảm nhé.


Nhà cháu xin bổ sung thêm Quy định trong Công ước Viên về biển báo hiệu, rằng "Biển báo cấm phải có hình tròn", "Biển hiệu lệnh phải có hình tròn, nền xanh".
Xin nói thêm rằng các quy định trong Công ước Viên là nền tảng để các nước thành viên căn cứ vào khi xây dựng Luật gtđb cũng như Quy chuẩn biển báo hiệu đường bộ của từng quốc gia đó, sao cho các quy định trong luật gtđb, trong QC báo hiệu đb của từng quốc gia không được trái với các quy định nêu trong Công ước Viên về gtđb.


Quy tắc về hình dạng của biển, theo Công ước Viên

a- Công ước Viên quy định "Các biển cấm, các biển hạn chế phải có hình tròn". Từ đó suy ra "các biển không phải hình tròn không có chức năng luật định để đưa ra các lệnh cấm, lệnh hạn chế".




b- Công ước Viên quy định "Các biển (có chức năng ra) hiệu lệnh phải có hình tròn, nền màu xanh". Từ đó suy ra "các biển không phải hình tròn nền xanh không có chức năng luật định để đưa ra các hiệu lệnh".




Link: Công ước Viên về Biển báo hiệu đường bộ
Section C - Biển cấm, biển hạn chế: trang 38
Section D - Biển hiệu lệnh: trang 43

http://www.unece.org/fileadmin/DAM/trans/conventn/Conv_road_signs_2006v_EN.pdf


.
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top