[TNGT] Tai nạn tại đường Minh Khai

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,649
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Ngay trong lúc thi lấy bằng lái đã có câu hỏi xa hình, ngã 4 xe nào đã ở trong thì được đi trước. "Nhất chớm nhì ưu tam đường tứ hướng", cụ học lái kiểu gì mà ko biết cái này?
Các cụ cứ lấy luật ở đâu đâu mà chả chịu suy nghĩ 1 cách công bằng xem xem liệu nó có thực thi được ở VN hay không. Cụ nào bảo được mời quay video lái xe cụ nhường đường đúng chuẩn nước ngoài xem. Cá nhân em khẳng định nếu như thế ko thể đi được, và dòng xe sẽ tắc vì xe cụ dừng lại.
Thứ 2, tất nhiên ở nước ngoài qua ngã tư thoải mái phóng. Tuy nhiên, ở VN thì đây là hành vi nguy hiểm. Chả cần nói đâu xa, cá nhân em lái chả cần biết đó có phải luật hay ko mà tự bản năng mình nó đã giảm tốc khi qua giao lộ rồi. Trên này cũng có cả tỉ video chứng tỏ điều đấy. Cho nên luật VN buộc giảm tốc khi đi qua giao lộ cá nhân em thấy đúng vô cùng. Các cụ toàn chửi với kêu ca, nhưng bảo nêu giải pháp thì em chưa đọc thấy chữ nào. Cụ nào tự tin áp dụng luật Tây thì tình hình giao thông khá hơn, an toàn hơn thì phản biện đi.

Như em đã nói, đồng ý luật VN mình nó lạc hậu. Nhưng đó là hệ quả của cả xã hội bon chen lạc hậu, giao thông quá tải trầm trọng. Xã hội nào thì luật nấy. Nếu muốn cải thiện phải cải thiện từ căn cơ là tình hình xã hội đã rồi sau đó mới có thể cải tiến luật được. Chứ bê 1 cái ko phù hợp vào thì sao có thể vận hành?

Như em đã nói, cá nhân em dự muốn cải thiện tình hình chắc thời gian cần thiết phải đo bằng đơn vị trăm năm. Nếu bức xúc quá thì tìm cách ra nước ngoài mà sống, sang Úc càng vui em có thêm bạn. Còn ko hãy tự bảo vệ an toàn cho chính bản thân bằng cách tăng tốc giảm tốc từ tốn, qua giao lộ từ từ thôi chứ đừng phóng vèo vèo rồi chửi xấu tính ra. Chưa thể thay đổi được xã hội ngay thì hãy làm điều có thể làm được là thay đổi bản thân. Khi số người như mình càng nhiều thì xã hội mới có thể văn minh lên, mọi thứ mới có thể có hy vọng thay đổi. Chứ còn cứ chấp, cứ cay cú hành vi ko tốt mà ko làm gương thì muôn đời mọi thứ nó vẫn thế.
Đoạn tô đỏ là kiểu thói quen, ko có trong luật cụ nhá. Giờ có ngã tư, xe đi thẳng ngược lại còn cách 50m, mà em rẽ trái, em chỉ ngoành 1 cái là chiếm ngay đường của xe kia, vậy va chạm thì ai lỗi ?
Một khi đã đưa ra xử thì cứ luật mà thi hành, cụ đưa cái câu tô đỏ đó ra là không ai nghe đâu.
 

Arabia

Xe tăng
Biển số
OF-440159
Ngày cấp bằng
26/7/16
Số km
1,143
Động cơ
224,404 Mã lực
Đoạn tô đỏ là kiểu thói quen, ko có trong luật cụ nhá. Giờ có ngã tư, xe đi thẳng ngược lại còn cách 50m, mà em rẽ trái, em chỉ ngoành 1 cái là chiếm ngay đường của xe kia, vậy va chạm thì ai lỗi ?
Một khi đã đưa ra xử thì cứ luật mà thi hành, cụ đưa cái câu tô đỏ đó ra là không ai nghe đâu.
Đó ko phải là thói quen, đó là quy tắc hành xử đã được đưa vào sách luật để cấp bằng cho cụ lái. Đứng dưới góc độ người ra luật, thì mục tiêu của luật nó phải là làm sao để mọi người có thể đi lại được và an toàn. An toàn có nghĩa là ko xảy ra va chạm. Bởi vậy khi đến giao lộ, nếu như 2 bên đều giảm tốc độ, rẽ có xi nhan từ trước và từ tốn rẽ thì hỏi cụ lấy đâu ra mà có thể va chạm?

Tai nạn ở ngã tư VN nguyên nhân phần lớn đến từ việc rất nhiều người thay vì giảm tốc độ theo luật thì lại tăng tốc. Tăng tốc để làm gì, để tỏ cho phía cần rẽ thái độ hổ báo khiến bên rẽ ko dám xông ra, từ đó bản thân có thể đi qua được nhanh. Nói chung là 1 dạng bon chen bần nông phổ biến ở xã hội Việt Nam, chỉ biết mình mà ko hề nghĩ đến những người khác. Về cơ bản thì kiểu đi này qua nhanh hơn và vẫn được nhường. Tuy nhiên, với kiểu chạy như thế tai nạn sẽ có thể xảy đến bất cứ lúc nào. Con người mà, ai cũng có thể mắc lỗi, cho nên hoàn toàn có thể có những người vẫn cứ rẽ do phán đoán sai tốc độ xe tới, hoặc phân tâm ko để ý. Đến lúc xảy ra tai nạn thì xông vào cãi cọ, biện hộ luật này luật kia, ở Tây thế này thế nọ, trong khi ý thức an toàn lại chả thấy đâu.

Đọc bài của các cụ, nói thật em chưa có điều kiện lái xe ở Đức hay Sing, chẳng hiểu người ta có chạy như đua xe như các cụ tả hay ko nhưng ở cái nơi em đang sống thì hoàn toàn ko có chuyện đấy. Luật họ quan niệm là công cụ để đảm bảo an toàn chứ thực tế văn hoá xếp hàng và nhường nhịn của người ta VN mình ko thể nào so sánh. Hoàn toàn ko có chuyện họ lái xe bạt mạng miễn đúng luật. Trên thực tế, thấy có bất kỳ điều gì bất thường người ta đều giảm tốc từ xa và sẵn sàng dừng bất cứ lúc nào để chờ. Ví dụ, những lúc cụ lái xe ra hay đỗ xe vào ven đường, theo luật cụ sẽ phải nhường nhưng trên thực tế tầm quan sát của mình lúc đó hạn chế làm sao lúc nào cũng có thể nhất nhất như thế, nhưng cụ yên tâm, ở xa xa khi người ta nhìn thấy cụ họ sẽ dừng lại đợi. Hay chuyện dừng đèn vàng, có rất nhiều lúc đi thì thiếu mà dừng thì thừa, nếu cụ có ý thức dừng mà dừng quá vach chẳng hạn, chẳng bao giờ vì thế mà bị phạt nguội hết dù thường các cột tín hiệu có lắp camera. Cảnh sát mấy tháng chả nhìn thấy 1 lần là bình thường.

Ngoài ra chẳng phải chỉ riêng giao thông, ở bên này bất cứ cái gì cũng làm mình có cảm giác an toàn tuyệt đối so với ở VN.
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,649
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Đó ko phải là thói quen, đó là quy tắc hành xử đã được đưa vào sách luật để cấp bằng cho cụ lái. Đứng dưới góc độ người ra luật, thì mục tiêu của luật nó phải là làm sao để mọi người có thể đi lại được và an toàn. An toàn có nghĩa là ko xảy ra va chạm. Bởi vậy khi đến giao lộ, nếu như 2 bên đều giảm tốc độ, rẽ có xi nhan từ trước và từ tốn rẽ thì hỏi cụ lấy đâu ra mà có thể va chạm?

Tai nạn ở ngã tư VN nguyên nhân phần lớn đến từ việc rất nhiều người thay vì giảm tốc độ theo luật thì lại tăng tốc. Tăng tốc để làm gì, để tỏ cho phía cần rẽ thái độ hổ báo khiến bên rẽ ko dám xông ra, từ đó bản thân có thể đi qua được nhanh. Nói chung là 1 dạng bon chen bần nông phổ biến ở xã hội Việt Nam, chỉ biết mình mà ko hề nghĩ đến những người khác. Về cơ bản thì kiểu đi này qua nhanh hơn và vẫn được nhường. Tuy nhiên, với kiểu chạy như thế tai nạn sẽ có thể xảy đến bất cứ lúc nào. Con người mà, ai cũng có thể mắc lỗi, cho nên hoàn toàn có thể có những người vẫn cứ rẽ do phán đoán sai tốc độ xe tới, hoặc phân tâm ko để ý. Đến lúc xảy ra tai nạn thì xông vào cãi cọ, biện hộ luật này luật kia, ở Tây thế này thế nọ, trong khi ý thức an toàn lại chả thấy đâu.

Đọc bài của các cụ, nói thật em chưa có điều kiện lái xe ở Đức hay Sing, chẳng hiểu người ta có chạy như đua xe như các cụ tả hay ko nhưng ở cái nơi em đang sống thì hoàn toàn ko có chuyện đấy. Luật họ quan niệm là công cụ để đảm bảo an toàn chứ thực tế văn hoá xếp hàng và nhường nhịn của người ta VN mình ko thể nào so sánh. Hoàn toàn ko có chuyện họ lái xe bạt mạng miễn đúng luật. Trên thực tế, thấy có bất kỳ điều gì bất thường người ta đều giảm tốc từ xa và sẵn sàng dừng bất cứ lúc nào để chờ. Ví dụ, những lúc cụ lái xe ra hay đỗ xe vào ven đường, theo luật cụ sẽ phải nhường nhưng trên thực tế tầm quan sát của mình lúc đó hạn chế làm sao lúc nào cũng có thể nhất nhất như thế, nhưng cụ yên tâm, ở xa xa khi người ta nhìn thấy cụ họ sẽ dừng lại đợi. Hay chuyện dừng đèn vàng, có rất nhiều lúc đi thì thiếu mà dừng thì thừa, nếu cụ có ý thức dừng mà dừng quá vach chẳng hạn, chẳng bao giờ vì thế mà bị phạt nguội hết dù thường các cột tín hiệu có lắp camera. Cảnh sát mấy tháng chả nhìn thấy 1 lần là bình thường.

Ngoài ra chẳng phải chỉ riêng giao thông, ở bên này bất cứ cái gì cũng làm mình có cảm giác an toàn tuyệt đối so với ở VN.
Cụ trích luật ra xem nào ?
 

Arabia

Xe tăng
Biển số
OF-440159
Ngày cấp bằng
26/7/16
Số km
1,143
Động cơ
224,404 Mã lực
Cụ trích luật ra xem nào ?
Em ko hiểu mục đích câu hỏi của cụ, trích luật thì để làm gì ạ? Quyển sách cấp bằng cho cụ lù lù ra đấy, có hay ko nguyên tắc đấy cụ Google phát thì biết, và nếu có là đủ để cụ theo rồi. Nếu luật ko có quy định cụ thể mà sách có, thì mặc định là phải theo sách, nếu nghi ngờ thì cụ phải hỏi nơi in sách và cấp bằng là cục đường bộ để có câu trả lời, hỏi em làm gì? Còn nếu lo chuyện cơ sở pháp lý khi bị phạt, thì cứ bảo thằng xử phạt nêu rõ bằng văn bản quy tắc đấy là sai luật, rồi cụ vác cái đấy ra mà đi kiện cục đường bộ thôi. Ở Úc mà như thế chắc chắn cụ thắng kiện. Ở VN thì chưa biết thế nào nhưng chí ít cụ sẽ nhận được sự ủng hộ của rất rất nhiều người trong đó có em, xác suất thắng cũng ko phải là ít. Và đó cũng rất có ý nghĩa đáng để làm.
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,649
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em ko hiểu mục đích câu hỏi của cụ, trích luật thì để làm gì ạ? Quyển sách cấp bằng cho cụ lù lù ra đấy, có hay ko nguyên tắc đấy cụ Google phát thì biết, và nếu có là đủ để cụ theo rồi. Nếu luật ko có quy định cụ thể mà sách có, thì mặc định là phải theo sách, nếu nghi ngờ thì cụ phải hỏi nơi in sách và cấp bằng là cục đường bộ để có câu trả lời, hỏi em làm gì? Còn nếu lo chuyện cơ sở pháp lý khi bị phạt, thì cứ bảo thằng xử phạt nêu rõ bằng văn bản quy tắc đấy là sai luật, rồi cụ vác cái đấy ra mà đi kiện cục đường bộ thôi. Ở Úc mà như thế chắc chắn cụ thắng kiện. Ở VN thì chưa biết thế nào nhưng chí ít cụ sẽ nhận được sự ủng hộ của rất rất nhiều người trong đó có em, xác suất thắng cũng ko phải là ít. Và đó cũng rất có ý nghĩa đáng để làm.
Tại sao cụ lại hỏi trích luật để làm gì. Giao thông là phải có luật. Cái gì đi đến cùng cũng phải có luật.
Ý của em là cái câu khẩu ngữ: 'Nhất chớm..." gì đó là ko được áp dụng trong giao thông, hoặc ít ra là ko thể áp dụng khi ra tòa.
 

Arabia

Xe tăng
Biển số
OF-440159
Ngày cấp bằng
26/7/16
Số km
1,143
Động cơ
224,404 Mã lực
Cụ trích luật ra xem nào ?
Tại sao cụ lại hỏi trích luật để làm gì. Giao thông là phải có luật. Cái gì đi đến cùng cũng phải có luật.
Ý của em là cái câu khẩu ngữ: 'Nhất chớm..." gì đó là ko được áp dụng trong giao thông, hoặc ít ra là ko thể áp dụng khi ra tòa.
Em nói thật tư duy của cụ có vấn đề. Trích dẫn điều luật này điều luật kia là công việc của luật sư, người bình thường chỉ thực thi theo chỉ dẫn của cơ quan hành pháp là đủ. Ví dụ lái xe, Ở Úc do "department of transport and main roads" (tương tự cục đường bộ của mình) cấp, mình cứ theo trong đó là được, ko cần biết luật giao thông cụ thể là thế nào. Hay 1 ví dụ khác, cụ nhập cảnh, border guard nó chỉ như thế nào thì cụ biết như thế, cần gì phải biết luật xuất nhập cảnh cụ thể ra làm sao. Tất nhiên ra toà là có giá trị pháp lý rồi, giả dụ bên Úc luật lái bên phải chẳng hạn mà thằng "department of transport and main roads" nó dạy cụ đi bên trái, đi bên trái mới là đúng để cấp bằng, thì lúc lái vì thế mà tai nạn xảy ra lỗi chẳng lẽ do cụ? Hay chẳng hạn luật ko cho mang quá 10000$ ko khai báo, giờ website với tờ khai hải quan đề là 200000$ chẳng hạn, cụ mang theo 200000$ bị tóm khép vào tội buôn lậu, ra toà cụ thắng 100%, nếu ở Úc. Chẳng qua ở VN xử láo nhiều nên em mới bảo chả biết thế nào, chứ còn nếu nói về giá trị pháp lý là 100% ở các nước phát triển.

Ngoài ra nếu nghi ngờ giá trị pháp lý, thì quyền của cụ là được hỏi cơ quan hành pháp. Ví dụ, nhập cảnh ko được mang quá 10000$ tiền mặt chẳng hạn, cụ có quyền hỏi cơ quan hành pháp đó là điều luật nào, ban hành ngày nào v.v... và trách nhiệm của người ta là phải giải đáp cho cụ. Ở đây cũng thế, nếu lăn tăn, thay vì chuyện cụ nghĩ thế này ko phải, em nghĩ thế kia ko đúng, thì cụ phải hỏi cục đường bộ. Chứ thông lệ bình thường, như em đã nói, đã có trong sách để cấp bằng lái, thì đã đầy đủ pháp lý để áp dụng, chứ còn luật cụ thể, người bình thường nói chung ko quản, và cũng chẳng thể nào mà quản hết được.
 

Daewoo Matiz 2018

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-556950
Ngày cấp bằng
6/3/18
Số km
55
Động cơ
152,650 Mã lực
Nơi ở
Quảng Ninh
Trên tube có cái clip 2b đâm 4b mà em ko rõ ở đâu, chỉ thấy con phố Minh Khai và vụ việc xảy ra lúc 8h ngày 5/2.
Cụ nào biết đích xác không?

Cụ 2 bánh đi cũng kinh quá.
 

huyen1213

Đi bộ
Biển số
OF-554039
Ngày cấp bằng
10/2/18
Số km
7
Động cơ
154,670 Mã lực
Tuổi
36
Đoạn đường này hay xảy ra tai nạn quá nhỉ
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,649
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em nói thật tư duy của cụ có vấn đề. Trích dẫn điều luật này điều luật kia là công việc của luật sư, người bình thường chỉ thực thi theo chỉ dẫn của cơ quan hành pháp là đủ. Ví dụ lái xe, Ở Úc do "department of transport and main roads" (tương tự cục đường bộ của mình) cấp, mình cứ theo trong đó là được, ko cần biết luật giao thông cụ thể là thế nào. Hay 1 ví dụ khác, cụ nhập cảnh, border guard nó chỉ như thế nào thì cụ biết như thế, cần gì phải biết luật xuất nhập cảnh cụ thể ra làm sao. Tất nhiên ra toà là có giá trị pháp lý rồi, giả dụ bên Úc luật lái bên phải chẳng hạn mà thằng "department of transport and main roads" nó dạy cụ đi bên trái, đi bên trái mới là đúng để cấp bằng, thì lúc lái vì thế mà tai nạn xảy ra lỗi chẳng lẽ do cụ? Hay chẳng hạn luật ko cho mang quá 10000$ ko khai báo, giờ website với tờ khai hải quan đề là 200000$ chẳng hạn, cụ mang theo 200000$ bị tóm khép vào tội buôn lậu, ra toà cụ thắng 100%, nếu ở Úc. Chẳng qua ở VN xử láo nhiều nên em mới bảo chả biết thế nào, chứ còn nếu nói về giá trị pháp lý là 100% ở các nước phát triển.

Ngoài ra nếu nghi ngờ giá trị pháp lý, thì quyền của cụ là được hỏi cơ quan hành pháp. Ví dụ, nhập cảnh ko được mang quá 10000$ tiền mặt chẳng hạn, cụ có quyền hỏi cơ quan hành pháp đó là điều luật nào, ban hành ngày nào v.v... và trách nhiệm của người ta là phải giải đáp cho cụ. Ở đây cũng thế, nếu lăn tăn, thay vì chuyện cụ nghĩ thế này ko phải, em nghĩ thế kia ko đúng, thì cụ phải hỏi cục đường bộ. Chứ thông lệ bình thường, như em đã nói, đã có trong sách để cấp bằng lái, thì đã đầy đủ pháp lý để áp dụng, chứ còn luật cụ thể, người bình thường nói chung ko quản, và cũng chẳng thể nào mà quản hết được.
Nếu cụ ko trích được luật thì mọi câu khẩu quyết đều ko có ý nghĩa khi ra tòa. Mọi thứ đi đến cùng là đều dựa vào luật.
Nếu cụ đã nói tới ở Úc thì cụ càng cần đọc một số nội dung trong Công ước Giao thông. Nhất là đoạn nói về quyền được đi, được nhường và nhường đường, và khi nhường xe thì phải làm thế nào.
 

ntmntm

Xe đạp
Biển số
OF-471545
Ngày cấp bằng
19/11/16
Số km
21
Động cơ
199,600 Mã lực
Tuổi
46
Nơi ở
Ho Chi Minh
Xe máy đi như vậy là sai hoàn toàn rồi. Nếu bác nào nói 4B đi ẩu thì chả lẻ lại trách xe máy và xe tải đằng sau 4B cũng sang đường ẩu nốt ? Xe máy húc đít xe 4B là đỡ chứ nó mà húc cái xe máy chạy đằng sau 4B còn thiệt hại lớn hơn nữa
 

bababong

Xe hơi
Biển số
OF-361062
Ngày cấp bằng
1/4/15
Số km
110
Động cơ
260,190 Mã lực
Cụ 4b dính điểm mù chắc cũng không quan sát thấy 2b. Thường cả 2 bên đều có chút lỗi mới tai nạn chứ nếu 1 bên lỗi mà tai nạn thì ngoài đường nhiều lắm.
 

Arabia

Xe tăng
Biển số
OF-440159
Ngày cấp bằng
26/7/16
Số km
1,143
Động cơ
224,404 Mã lực
Nếu cụ ko trích được luật thì mọi câu khẩu quyết đều ko có ý nghĩa khi ra tòa. Mọi thứ đi đến cùng là đều dựa vào luật.
Nếu cụ đã nói tới ở Úc thì cụ càng cần đọc một số nội dung trong Công ước Giao thông. Nhất là đoạn nói về quyền được đi, được nhường và nhường đường, và khi nhường xe thì phải làm thế nào.
Dạ vì sao em phải đọc ạ? Trích dẫn luật là thứ em ko quản, và cũng chẳng quản nổi, thích thì đọc chơi chứ chả có nhiều ý nghĩa. Cứ tuân theo chỉ dẫn của cơ quan hành pháp là đủ, mà trường hợp này nó đã thể hiện bằng văn bản in trong sách, nói ko có giá trị pháp lý trước toà thì em cũng đến ạ cụ. Xin thưa với cụ em chẳng trích dẫn nổi điều luật nào cả, từ lái xe, nhập cư, bảo hiểm, mua bán nhà cửa đất đai v.v... Em chỉ biết ra cơ quan hành pháp, ví dụ mua bán nhà em ra sở tài nguyên môi trường chẳng hạn, rồi ở đấy người ta hướng dẫn thế nào mình nghe theo thế ấy. Xin thưa visa, bằng lái, thẻ bảo hiểm, sổ đỏ v.v... của em điều duy nhất em chứng minh được là em đã tuân theo đúng chỉ dẫn của cơ quan hành pháp. Giờ theo như lời cụ thì những giấy tờ này của em chả có ý nghĩa gì trước toà cả hết?
 

Archer

Xe điện
Biển số
OF-16170
Ngày cấp bằng
10/5/08
Số km
4,834
Động cơ
553,257 Mã lực
4 bánh đi hết 2/3 đường rẽ thì mới bị 2 bánh lao thẳng vào phần sau. Không thể kết luận là 4 bánh sai, không quan sát khi chuyển hướng (tín hiệu chuyển hướng - có, tốc độ giảm - có, quan sát hướng xe lưu thông ngược chiều - có, dừng lại ngay sau khi có tai nạn - có). Trong trường hợp này, 4 bánh thoát nhanh thì 2 bánh cũng đập đầu vào xe tải đang rẽ trái ngay sau đó. RIP cụ 2 bánh! Vừa đáng thương vừa đáng giận!
 

Thuy_CK

Xe điện
Biển số
OF-403707
Ngày cấp bằng
3/2/16
Số km
4,344
Động cơ
3,283 Mã lực
Nơi ở
Thị trấn OF
Dạ vì sao em phải đọc ạ? Trích dẫn luật là thứ em ko quản, và cũng chẳng quản nổi, thích thì đọc chơi chứ chả có nhiều ý nghĩa. Cứ tuân theo chỉ dẫn của cơ quan hành pháp là đủ, mà trường hợp này nó đã thể hiện bằng văn bản in trong sách, nói ko có giá trị pháp lý trước toà thì em cũng đến ạ cụ. Xin thưa với cụ em chẳng trích dẫn nổi điều luật nào cả, từ lái xe, nhập cư, bảo hiểm, mua bán nhà cửa đất đai v.v... Em chỉ biết ra cơ quan hành pháp, ví dụ mua bán nhà em ra sở tài nguyên môi trường chẳng hạn, rồi ở đấy người ta hướng dẫn thế nào mình nghe theo thế ấy. Xin thưa visa, bằng lái, thẻ bảo hiểm, sổ đỏ v.v... của em điều duy nhất em chứng minh được là em đã tuân theo đúng chỉ dẫn của cơ quan hành pháp. Giờ theo như lời cụ thì những giấy tờ này của em chả có ý nghĩa gì trước toà cả hết?
Sách nào do cơ quan hành pháp phát hành chỉ dẫn nhất chớm, nhì ưu hả cụ ?
Mấy cái tài liệu tham khảo trên mạng hay bài giảng truyền khẩu của các TT đào tạo lái xe thì chả có giá trị gì cụ ạ !
 

Thuy_CK

Xe điện
Biển số
OF-403707
Ngày cấp bằng
3/2/16
Số km
4,344
Động cơ
3,283 Mã lực
Nơi ở
Thị trấn OF
Ngay trong lúc thi lấy bằng lái đã có câu hỏi xa hình, ngã 4 xe nào đã ở trong thì được đi trước. "Nhất chớm nhì ưu tam đường tứ hướng", cụ học lái kiểu gì mà ko biết cái này?
Các cụ cứ lấy luật ở đâu đâu mà chả chịu suy nghĩ 1 cách công bằng xem xem liệu nó có thực thi được ở VN hay không. Cụ nào bảo được mời quay video lái xe cụ nhường đường đúng chuẩn nước ngoài xem. Cá nhân em khẳng định nếu như thế ko thể đi được, và dòng xe sẽ tắc vì xe cụ dừng lại.
Thứ 2, tất nhiên ở nước ngoài qua ngã tư thoải mái phóng. Tuy nhiên, ở VN thì đây là hành vi nguy hiểm. Chả cần nói đâu xa, cá nhân em lái chả cần biết đó có phải luật hay ko mà tự bản năng mình nó đã giảm tốc khi qua giao lộ rồi. Trên này cũng có cả tỉ video chứng tỏ điều đấy. Cho nên luật VN buộc giảm tốc khi đi qua giao lộ cá nhân em thấy đúng vô cùng. Các cụ toàn chửi với kêu ca, nhưng bảo nêu giải pháp thì em chưa đọc thấy chữ nào. Cụ nào tự tin áp dụng luật Tây thì tình hình giao thông khá hơn, an toàn hơn thì phản biện đi.

Như em đã nói, đồng ý luật VN mình nó lạc hậu. Nhưng đó là hệ quả của cả xã hội bon chen lạc hậu, giao thông quá tải trầm trọng. Xã hội nào thì luật nấy. Nếu muốn cải thiện phải cải thiện từ căn cơ là tình hình xã hội đã rồi sau đó mới có thể cải tiến luật được. Chứ bê 1 cái ko phù hợp vào thì sao có thể vận hành?

Như em đã nói, cá nhân em dự muốn cải thiện tình hình chắc thời gian cần thiết phải đo bằng đơn vị trăm năm. Nếu bức xúc quá thì tìm cách ra nước ngoài mà sống, sang Úc càng vui em có thêm bạn. Còn ko hãy tự bảo vệ an toàn cho chính bản thân bằng cách tăng tốc giảm tốc từ tốn, qua giao lộ từ từ thôi chứ đừng phóng vèo vèo rồi chửi xấu tính ra. Chưa thể thay đổi được xã hội ngay thì hãy làm điều có thể làm được là thay đổi bản thân. Khi số người như mình càng nhiều thì xã hội mới có thể văn minh lên, mọi thứ mới có thể có hy vọng thay đổi. Chứ còn cứ chấp, cứ cay cú hành vi ko tốt mà ko làm gương thì muôn đời mọi thứ nó vẫn thế.
Xe vào giao lộ trước được đi trước vì "nhất chớm nhì ưu" là điều bậy bạ nhất mà cánh lái xe dạy nhau !
VD minh họa :

 
Chỉnh sửa cuối:

Arabia

Xe tăng
Biển số
OF-440159
Ngày cấp bằng
26/7/16
Số km
1,143
Động cơ
224,404 Mã lực
https://hienoto.wordpress.com/2015/05/18/ly-thuyet-sa-hinh/

Tất cả các trung tâm dạy lái xe đều dạy như vậy, và em ko cho là người ta dạy sai, vì họ chẳng được bất kỳ lợi ích gì từ chuyện đó. Mục tiêu của họ luôn là làm sao để học viên trả lời đúng hết các câu hỏi. Cái ví dụ 1 của họ em chắc chắn có trong quyển sách luật. Ví dụ cụ đưa, về cơ bản xe dân sự có thể nhường, nhưng nếu theo đúng, ưu tiên là xe dân sự. Điều đấy là hợp logic, giả sử trong hình của cụ cụ cho xe dân sự tiến hơn 1 chút, rất có thể xe dân sự sẽ phải dừng giữa ngã 4 (chuyện rất phổ biến ở VN), nếu ưu tiên cho xe cấp cứu trong tình huống đấy thì để cho 2 xe đâm vào nhau à? Và xe dân sự muốn cũng ko thể tránh được.
 

BanOtoMuaCyclo

Đi bộ
Biển số
OF-44666
Ngày cấp bằng
27/8/09
Số km
6
Động cơ
463,560 Mã lực
Em nghĩ 4b sai rồi ạ. 2b thì đi hơi nhanh nhưng nếu vẫn dưới tốc độ cho phép thì vẫn không có lỗi.
 

Thuy_CK

Xe điện
Biển số
OF-403707
Ngày cấp bằng
3/2/16
Số km
4,344
Động cơ
3,283 Mã lực
Nơi ở
Thị trấn OF
https://hienoto.wordpress.com/2015/05/18/ly-thuyet-sa-hinh/

Tất cả các trung tâm dạy lái xe đều dạy như vậy, và em ko cho là người ta dạy sai, vì họ chẳng được bất kỳ lợi ích gì từ chuyện đó. Mục tiêu của họ luôn là làm sao để học viên trả lời đúng hết các câu hỏi. Cái ví dụ 1 của họ em chắc chắn có trong quyển sách luật. Ví dụ cụ đưa, về cơ bản xe dân sự có thể nhường, nhưng nếu theo đúng, ưu tiên là xe dân sự. Điều đấy là hợp logic, giả sử trong hình của cụ cụ cho xe dân sự tiến hơn 1 chút, rất có thể xe dân sự sẽ phải dừng giữa ngã 4 (chuyện rất phổ biến ở VN), nếu ưu tiên cho xe cấp cứu trong tình huống đấy thì để cho 2 xe đâm vào nhau à? Và xe dân sự muốn cũng ko thể tránh được.
Sa hình chỉ có 1 số tình huống hạn chế và cái "nhất chớm nhì ưu tam đường tứ hướng" chỉ là "mẹo" để giải các sa hình có sẵn trong bộ sách đó. Nó không phải quy tắc hay nguyên tắc do các cơ quan có thẩm quyên đưa ra mà nó là do các TT, các ông thầy tự tổng kết thông qua việc giải sa hình trong sách, nó không đầy đủ để áp dụng vào thực tế !

Bàn về logic và sự hợp lí theo cách của cụ thì em lại đưa ra 1 tình huống khác :
Tại 1 giao lộ rộng, 1 xe đi trên đường nhánh có tốc độ tối đa 50km/h và 3 xe đi trên đường chính có tốc độ tối đa 90km/h, cả 4 xe chuẩn bị vào giao lộ
Nếu giữ nguyên hành trình thì xe trên đường 60km/h sẽ chớm vào giao lộ trước xe trên đường 90km/h (qua vạch trước khoảng 1/2 thân xe) tuy nhiên xe này vẫn qua hết giao lộ sau các xe trên đường 90km/h !
Theo thuyết nhất chớm, nhì ưu, tam đường, tứ hướng thì các xe trên đường chính sẽ phải chờ xe trên đường nhánh đi trước ;))
upload-2018-3-8-13-1-0.png
 

Arabia

Xe tăng
Biển số
OF-440159
Ngày cấp bằng
26/7/16
Số km
1,143
Động cơ
224,404 Mã lực
Xe đến giao lộ vẫn phóng 90km/h là quá nguy hiểm với điều kiện giao thông ở VN. Luật VN quy định rất rõ là đến giao lộ phải giảm tốc độ. Theo như những gì em hiểu thì ý đồ của người ra luật là mọi người tham gia giao thông khi đến chỗ giao cắt đều giảm tốc đi chậm thôi, rồi ai đến trước đi trước (ở tốc độ thấp), cùng đến thì ưu tiên xe, đường v.v... Cá nhân em thấy đấy là hợp lý nhất với tình hình hình và điều kiện giao thông của VN ở thời điểm hiện tại. Áp dụng vào trường hợp cụ nêu bất kể 90km/h hay 50km/h thì trước khi vào giao lộ các xe đều phải đi chậm, rồi sau đó nhất chớm ... em thấy hoàn toàn đảm bảo chuyện xe vẫn di chuyển tốt và an toàn chả có vấn đề gì phải lăn tăn.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top