[Funland] Tai nạn giao thông khiến 3 thành viên đội HAGL tử nạn

Dream Thai

Xe điện
Biển số
OF-70813
Ngày cấp bằng
16/8/10
Số km
3,794
Động cơ
478,787 Mã lực
Em thấy chạy xe ở Việt Nam không thấy có khái niệm giảm tốc độ khi vào giao lộ, nhất là các loại giao lộ đồng cấp không có biển báo. Nói chung ý thức tham gia giao thông của người dân còn kém. Chứ nếu các xe khi vào giao lộ đều đi chậm lại hoặc thậm chí phải dừng lại để nhường xe bên phải thì đã hạn chế được khá nhiều tai nạn không đáng có. Nhưng nói đi thì cũng phải nhìn lại, sự thật là về Việt Nam em không dám thử cầm lái, bởi một phần do tâm lý, một phần nữa do mật độ xe quá lớn và ý thức tham gia giao thông nói chung chưa cao. Nhiều trường hợp mình đi đúng theo luật nhưng có khi lại vô tình gây tai hoạ cho người đi sai luật khác. Thế nên với giao thông ở Việt Nam, mọi người cần phải có kinh nghiệm và may mắn.
Ngày xưa có thời e ở swindon, UK 1 tgian, được chứng kiến 1 case rất hay tại ngã 3 khi đèn GT bị hỏng, đó là mỗi hướng dc đi 3 xe, xe sau đó phải dừng lại, bên kia cứ đợi bên kia đi đúng 3 xe là phi vèo vèo, ko hề có xung đột hay phanh gấp gì cả.

Lý do tại sao là 3 xe thì e nghĩ là con số dễ đếm, dễ nhớ, ko ông nào đếm nhầm or đếm thiều đếm thừa :)
 

PlaStork

Xe buýt
Biển số
OF-818592
Ngày cấp bằng
5/9/22
Số km
551
Động cơ
18,942 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
"Cái số 1: ... Anh đâm người ta là anh đi chưa đủ chậm (CSGT hay nói như vậy).": Mỗi xứ ta bẩu vậy thôi bác.
Tôi cũng sẽ quát tháo như thế. Tội dì.
Tính hiệu quả nó cao hơn.
Nền giao thông có định hướng tốt đẹp, nó phải khác chứ bác.

Vì bác hoàn toàn có thể lý giải cách khác: Anh đâm người ta là vì người ta cóc nhường đường cho anh - việc người ta phải làm, theo lời CSGT".

Ở ta, hay có cái kiểu: Mài đâm địch là mài sai dồi, dù ít hay nhiều.
Và viện ra đủ lý do.

Tôi hay đặt lại câu hỏi: Ờ, cậu xe tải quên không đeo dây an toàn chẳng hạn - hay cái xe tải hỏng xi nhan nào đó, một lỗi nghiêm trọng về an toàn giao thông.
Vậy, lỗi hắn là 5-10% chăng, trong vụ này - còn xe con chịu 90-95%?
Người ta hay đánh giá lỗi trong tai nạn dựa trên việc nếu anh không vi phạm thì có xảy ra tai nạn không. Hoặc nói cách khác, nó có phải là nguyên nhân góp phần gây ra tai nạn không.

- Không đeo dây an toàn có phải nguyên nhân gây tai nạn? Xi nhan hỏng có phải nguyên nhân gây tai nạn? Nếu có đeo dây, xi nhan không hỏng liệu tai nạn có xảy ra? Nếu nó ko phải nguyên nhân, tai nạn vẫn xảy ra khi không có những lỗi đó thì người ta phạt hành chính những lỗi đó thôi, không xử lý hình sự và không liên đới trong vụ tai nạn.

- Nếu xe tải đi chậm hơn nữa, liệu tai nạn có xảy ra? Luật có quy định anh phải đi chậm khi qua giao cắt? Khi ghép cả 2 câu trả lời, tự dưng ta thấy anh xe tải không hoàn toàn vô can. Nếu xe con là chiếc xe ưu tiên (cứu thương chẳng hạn), liệu anh xe tải có kịp phanh để nhường? Như vậy bất kể người từ bên trái dù đi đúng hay sai thì với tốc độ đó, tai nạn sẽ xảy ra. Việc anh đi quá nhanh đương nhiên phải xem xét là 1 phần nguyên nhân vụ tại nạn (dù có thể không phải nguyên nhân chính).
 

PlaStork

Xe buýt
Biển số
OF-818592
Ngày cấp bằng
5/9/22
Số km
551
Động cơ
18,942 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Tóm lại, em thấy trên này được coi là về luật và cách lái xe toàn những cụ trên thông biển hiệu, dưới tường lý tâm (tâm lý của lái xe khác) thế mà còn tranh luận có lúc gay gắt về các thứ trên đường. Như vậy em tạm kết luận là ra đường phải đi kiểu thời chiến, lúc nào nó cũng có thể phang mình.
Thời em đi học lái xe cách đây 20 năm ở 1 trường bên quân đội, ông thầy nói 1 câu thế này: "chúng mày ra đường phải xác định tất cả những thằng trên đường đều là những thằng ngu".

Cũng nhờ tư duy này mà em đi đường không chỉ an toàn hơn mà còn thoải mái tâm lý hơn. Đừng giả định ai cũng khôn ngoan, nhanh nhẹn, hiểu luật, lái giỏi. Và quan trọng hơn cả, ai cũng có thể sai lầm!
 

BMW X10

Xe điện
Biển số
OF-833169
Ngày cấp bằng
2/5/23
Số km
3,753
Động cơ
27,426 Mã lực
Người ta hay đánh giá lỗi trong tai nạn dựa trên việc nếu anh không vi phạm thì có xảy ra tai nạn không. Hoặc nói cách khác, nó có phải là nguyên nhân góp phần gây ra tai nạn không.

- Không đeo dây an toàn có phải nguyên nhân gây tai nạn? Xi nhan hỏng có phải nguyên nhân gây tai nạn? Nếu có đeo dây, xi nhan không hỏng liệu tai nạn có xảy ra? Nếu nó ko phải nguyên nhân, tai nạn vẫn xảy ra khi không có những lỗi đó thì người ta phạt hành chính những lỗi đó thôi, không xử lý hình sự và không liên đới trong vụ tai nạn.

- Nếu xe tải đi chậm hơn nữa, liệu tai nạn có xảy ra? Luật có quy định anh phải đi chậm khi qua giao cắt? Khi ghép cả 2 câu trả lời, tự dưng ta thấy anh xe tải không hoàn toàn vô can. Nếu xe con là chiếc xe ưu tiên (cứu thương chẳng hạn), liệu anh xe tải có kịp phanh để nhường? Như vậy bất kể người từ bên trái dù đi đúng hay sai thì với tốc độ đó, tai nạn sẽ xảy ra. Việc anh đi quá nhanh đương nhiên phải xem xét là 1 phần nguyên nhân vụ tại nạn (dù có thể không phải nguyên nhân chính).
Bác hoàn toàn chuẩn với câu hỏi: "nó có phải là nguyên nhân góp phần gây ra tai nạn không.". Tôi cũng hay tự đặt câu hỏi vậy.
Ở đây, nếu anh xe con đi tử tế, tai nạn đã không xảy ra, chí ít là với anh xe tải.
Việc Xe tải đi chậm hơn, ví dụ 10kmh, thì rõ ràng không có tai nạn, nhưng nghĩa vụ của cậu Xe tải không phải là đi 10kmh, bác ạ. Nó chỉ có nghĩa vụ đợi đến khi bên ưu tiên của hắn trống thôi - việc đã xảy ra, dù chỉ là may mắn cho cậu Xe tải đi nữa.

Nếu cậu xe tải vít tới 60/50kmh, tôi ví dụ thế, thì hắn phải chịu trách nhiệm một phần, và cái trách nhiệm đó, nó không vượt quá được 50%.
Vì miếng to nhất, anh Xe con gánh - phải gánh rồi bác.
 

toanco_k32

Xe tăng
Biển số
OF-3024
Ngày cấp bằng
8/1/07
Số km
1,229
Động cơ
571,776 Mã lực
Theo cụ 2 xe cũng chạy song song nhau thì có chạm đuôi nhau được không? 2 đường song song có bao giờ chạm đâu... mà ở đây nhìn vạch kẻ đường bên dưới thì xe tải nó vẫn chạy song song luôn....
Ông này chắc chưa bao giờ lái ô tô, ngồi phán như kiểu xem clip vs chơi game lái xe để lấy kinh nghiệm cái nhau trên mạng
 

PlaStork

Xe buýt
Biển số
OF-818592
Ngày cấp bằng
5/9/22
Số km
551
Động cơ
18,942 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Bác hoàn toàn chuẩn với câu hỏi: "nó có phải là nguyên nhân góp phần gây ra tai nạn không.". Tôi cũng hay tự đặt câu hỏi vậy.
Ở đây, nếu anh xe con đi tử tế, tai nạn đã không xảy ra, chí ít là với anh xe tải.
Việc Xe tải đi chậm hơn, ví dụ 10kmh, thì rõ ràng không có tai nạn, nhưng nghĩa vụ của cậu Xe tải không phải là đi 10kmh, bác ạ. Nó chỉ có nghĩa vụ đợi đến khi bên ưu tiên của hắn trống thôi - việc đã xảy ra, dù chỉ là may mắn cho cậu Xe tải đi nữa.

Nếu cậu xe tải vít tới 60/50kmh, tôi ví dụ thế, thì hắn phải chịu trách nhiệm một phần, và cái trách nhiệm đó, nó không vượt quá được 50%.
Vì miếng to nhất, anh Xe con gánh - phải gánh rồi bác.
Thực ra việc "đổ lỗi" cho tài xế xe tải không phải là vấn đề tâm lý. Trong mô hình quản trị rủi ro, người ta nhận thấy một sự cố luôn có ít nhất 2 cái sai trở lên. Cụ nào quan tâm có thể đọc thêm về mô hình pho mát Thuỵ Sĩ (Swiss Cheese Model).

Trong ngành giao thông vận tải, người ta đã thiết kế ra rất nhiều các "lớp" bảo vệ an toàn, có cái đưa vào luật, có cái là giáo dục nhận thức, có cái là cách thiết kế phân luồn đường xá đèn đóm biển báo. Mục đích là để khi cái này thất bại thì còn cái khác gánh. Một người lái xe có thể mải nhìn điện thoại quên nhìn đường trong 1 khoảnh khắc nhưng nếu người khác phát hiện anh đi bất thường bấm còi hoặc né tránh, tai nạn có thể không xảy ra. Người lái xe này có thể liều lĩnh vượt đèn đỏ vì vắng nhưng người khác không "lút ga" khi đèn xanh, có thể không có xe nào đâm nhau. Ông lái xe buồn ngủ trên cao tốc có thể phi vào dải phân cách nhưng ko xuyên được sang bên kia vì dải phân cách thiết kế đủ khoẻ. Kể cả khi tai nạn xảy ra thì vẫn còn túi khí, dây an toàn. Tất cả đều phải có trách nhiệm trong đó. Khi anh đi đúng luật, mặc nhiên anh đã làm tốt lá chắn thứ nhất để đề phòng cho cái sai của người khác. Nếu anh đi cẩn thận, vừa đúng luật vừa khôn khoan thận trọng thì tạo thêm lá chắn thứ hai. Dây an toàn anh bắt buộc phải đeo. Túi khí người lái cũng nằm trong luật.

Khi tai nạn xảy ra, người ta sẽ tìm đến từng "lá chắn" để truy trách nhiệm. Nếu lá chắn của anh chỉ là ý thức, sự cẩn thận thì khi vi phạm, chả ai dám xử lý hình sự anh, dù có thể lên án anh. Ngược lại nếu "lá chắn" của anh thuộc về vấn đề pháp lý thì đương nhiên anh gánh 1 phần trách nhiệm. Đi quá nhanh ư? Dải phân cách thiết kế thiếu an toàn ư? Túi khí không nổ dù đâm mạnh? Tất cả những cái đó đều truy được về trách nhiệm cá nhân hoặc tổ chức, và phải có người chịu trách nhiệm. Đó cũng là cách các tập đoàn lớn trên thế giới truy trách nhiệm nhân viên khi xảy ra sự cố.
 

ducdaide

Xe tải
Biển số
OF-822167
Ngày cấp bằng
8/11/22
Số km
480
Động cơ
12,980 Mã lực
Đi đường Việt Nam sợ nhất bọn xe Tải, xe khách, xe limousine, xong đến bọn đần mới biết lái xe, đi trong phố nhiều chưa đi đường trường, cao tốc nhiều. Nhiều cái tối thiểu luật giao thông hay quy tắc giao thông đi còn không biết
Đi đường sợ nhất công nông, về nhà sợ nhất vợ không mặc gì.......

 

LeTai1979

Xe cút kít
Biển số
OF-52024
Ngày cấp bằng
2/12/09
Số km
19,855
Động cơ
1,827,825 Mã lực
Nơi ở
Nhà
Hinh như khi thi bằng lx, phần luật co mục này cc nhỉ, là khi đi qua ngã 4 ko có đèn, ko có đường ưu tiên, thì lx phải ưu tiên cho xe bên phải

Nhớ có lần e đi thẳng có ông rẽ trái cứ si nhan từ xa, lúc sau ông ây còn mở cửa kính ra mắng bảo e xin rẽ mà a ko cho, bts, tao cho khi tao thấy thuận tiện thôi :)
Có Cụ ạ, ngã tư đồng cấp nhường đường cho xe bên phải.
 

ducdaide

Xe tải
Biển số
OF-822167
Ngày cấp bằng
8/11/22
Số km
480
Động cơ
12,980 Mã lực
Thực ra việc "đổ lỗi" cho tài xế xe tải không phải là vấn đề tâm lý. Trong mô hình quản trị rủi ro, người ta nhận thấy một sự cố luôn có ít nhất 2 cái sai trở lên. Cụ nào quan tâm có thể đọc thêm về mô hình pho mát Thuỵ Sĩ (Swiss Cheese Model).

Trong ngành giao thông vận tải, người ta đã thiết kế ra rất nhiều các "lớp" bảo vệ an toàn, có cái đưa vào luật, có cái là giáo dục nhận thức, có cái là cách thiết kế phân luồn đường xá đèn đóm biển báo. Mục đích là để khi cái này thất bại thì còn cái khác gánh. Một người lái xe có thể mải nhìn điện thoại quên nhìn đường trong 1 khoảnh khắc nhưng nếu người khác phát hiện anh đi bất thường bấm còi hoặc né tránh, tai nạn có thể không xảy ra. Người lái xe này có thể liều lĩnh vượt đèn đỏ vì vắng nhưng người khác không "lút ga" khi đèn xanh, có thể không có xe nào đâm nhau. Ông lái xe buồn ngủ trên cao tốc có thể phi vào dải phân cách nhưng ko xuyên được sang bên kia vì dải phân cách thiết kế đủ khoẻ. Kể cả khi tai nạn xảy ra thì vẫn còn túi khí, dây an toàn. Tất cả đều phải có trách nhiệm trong đó. Khi anh đi đúng luật, mặc nhiên anh đã làm tốt lá chắn thứ nhất để đề phòng cho cái sai của người khác. Nếu anh đi cẩn thận, vừa đúng luật vừa khôn khoan thận trọng thì tạo thêm lá chắn thứ hai. Dây an toàn anh bắt buộc phải đeo. Túi khí người lái cũng nằm trong luật.

Khi tai nạn xảy ra, người ta sẽ tìm đến từng "lá chắn" để truy trách nhiệm. Nếu lá chắn của anh chỉ là ý thức, sự cẩn thận thì khi vi phạm, chả ai dám xử lý hình sự anh, dù có thể lên án anh. Ngược lại nếu "lá chắn" của anh thuộc về vấn đề pháp lý thì đương nhiên anh gánh 1 phần trách nhiệm. Đi quá nhanh ư? Dải phân cách thiết kế thiếu an toàn ư? Túi khí không nổ dù đâm mạnh? Tất cả những cái đó đều truy được về trách nhiệm cá nhân hoặc tổ chức, và phải có người chịu trách nhiệm. Đó cũng là cách các tập đoàn lớn trên thế giới truy trách nhiệm nhân viên khi xảy ra sự cố.
Xã hội giờ phải nói là quá tệ luôn... văn hóa của bọn rẻ rách


 
Chỉnh sửa cuối:

Dân Tổ

Xe container
Biển số
OF-91867
Ngày cấp bằng
17/4/11
Số km
5,854
Động cơ
444,129 Mã lực
Ngày xưa có thời e ở swindon, UK 1 tgian, được chứng kiến 1 case rất hay tại ngã 3 khi đèn GT bị hỏng, đó là mỗi hướng dc đi 3 xe, xe sau đó phải dừng lại, bên kia cứ đợi bên kia đi đúng 3 xe là phi vèo vèo, ko hề có xung đột hay phanh gấp gì cả.

Lý do tại sao là 3 xe thì e nghĩ là con số dễ đếm, dễ nhớ, ko ông nào đếm nhầm or đếm thiều đếm thừa :)
Hehe cụ ở UK ít hoặc cũng không có bằng UK nên chắc cái vụ này cụ không biết vì nếu cụ học theory test rồi thì sẽ hiểu khi traffic lights không hoạt động hoặc vì 1 lý do nào đó dừng hoạt động thì các lái xe sẽ phải theo quy tắc đầu tiên cơ bản là Advanced Stop Lines (ASLs) rồi tiếp đó cứ áp dụng Mirror-Signal-Manoeuvre (MSM) routine lần lượt ưu tiên giao thông từ hướng tay trái mình - theo dõi ngắt đoạn theo 3 cars nếu giao thông nhiều xe, còn không thì chủ động di chuyển chậm qua nút giao thông nếu hướng bên trái không có xe đi tới ạ. :)
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top