[Funland] Tác phẩm văn học nào cụ/ mợ tâm đắc nhất?

MANDALA2022

Xe hơi
Biển số
OF-809679
Ngày cấp bằng
29/3/22
Số km
171
Động cơ
5,097 Mã lực
Em hay đọc Tạp chí VNQĐ hồi 8x, 9x. Quyển dầy, chủ yếu truyện do nguồn tác giả quân đội là chính thì phải nhưng đọc hay và chân thực, tình cảm. Hồi đó địa lý còn khó khăn nên đọc quyển này biết được khá khá cơ bản về các vùng miền. Em thích đọc truyện viết về VN hơn là nước ngoài.
Lướt qua thì thấy có vẻ đa số các bác trên này thích và thuộc truyện nước ngoài hơn VN. ;)
Em cũng hay đọc VNQĐ, em giống cụ, cũng thích mảng truyện ngắn của các tác giả VN hơn. Hồi trẻ thích các tác phẩm văn học nước ngoài dạng kinh điển, còn đến tầm ngoài 30 tuổi em lại thích đọc truyện ngắn của các tác giả VN nên em thích mua những cuốn tuyển tập truyện ngắn để đọc cho đa dạng các giọng văn. Có đợt em lại thích những chủ đề về các vùng miền đặc biệt là miền núi như của nhà văn Đỗ Bích Thúy :)
 

Red_Mer

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-631346
Ngày cấp bằng
11/4/19
Số km
6,850
Động cơ
235,022 Mã lực
Em đọc "Tuổi thơ dữ dội" mới đây thôi, mà cũng thấy nặng lòng lắm. Đọc đến đâu, khóc đến đấy. Thương. Tiếc. Nếu như khi bằng tuổi các thiếu niên trong đó, hoặc lớn hơn một chút, có khi em lại không hiểu rõ hết toàn bộ nội dung. Nhưng đọc ở tuổi này rồi, em lại "cảm ơn" vì sự đọc muộn màng này của mình.
Nói chung, một vài tác phẩm về chiến tranh là hấp dẫn em hơn cả. Có thể vì hiểu về lịch sử của dân tộc mình, nên em cũng dễ "cảm" hơn.
 

meotamthe

Xe cút kít
Biển số
OF-140186
Ngày cấp bằng
30/4/12
Số km
17,467
Động cơ
102,103 Mã lực
Nơi ở
đảo không hoang
Em đọc "Tuổi thơ dữ dội" mới đây thôi, mà cũng thấy nặng lòng lắm. Đọc đến đâu, khóc đến đấy. Thương. Tiếc. Nếu như khi bằng tuổi các thiếu niên trong đó, hoặc lớn hơn một chút, có khi em lại không hiểu rõ hết toàn bộ nội dung. Nhưng đọc ở tuổi này rồi, em lại "cảm ơn" vì sự đọc muộn màng này của mình.
Nói chung, một vài tác phẩm về chiến tranh là hấp dẫn em hơn cả. Có thể vì hiểu về lịch sử của dân tộc mình, nên em cũng dễ "cảm" hơn.
Có phim đấy mợ, ngày xưa em xem phim này, quay bằng phim nhựa màu, cũng ấn tượng chả kém truyện. Ngày bé xem truyện xem phim không thấy hết gian khó, lúc lớn biết lo toan cuộc sống thì thấy chiến tranh gian khổ lắm.
 

hminh2005

Xe điện
Biển số
OF-5091
Ngày cấp bằng
2/6/07
Số km
3,330
Động cơ
590,455 Mã lực
Trước đây em có đọc hai tác phẩm của NV Nguyễn Mạnh Tuấn là Đứng trước Biển và Cù Lao Chàm. Có lẽ do lúc đọc cũng là lúc XH có nhiều đổi mới nên thực sự thấy cuốn hút, say sưa đọc. Gần đây em thấy ông có cuốn Linh ứng viết về hành trình đi tìm hài cốt ông anh ruột của mình qua ngoại cảm nên đọc thế nào.
Bản thân em, chắc như các cụ, cũng biết, nghe .... như mọi người về việc các nhà ngoại cảm gọi hồn, hướng dẫn chỉ bảo người nhà các vị trí chôn của người thân mất trong chiến tranh ... Tốt cũng có mà xấu cũng có. Nhà mình ko có trường hợp đó nên cũng ko dám tham gia hay có ý kiến gì tranh luận. Mừng cho người đạt được nguyện vọng và thông cảm cho người bị lừa đảo mất tiền. Nhưng bảo tin hay không thì cũng khó vì mình ko được tham dự thì nghe kể cũng không còn tính xác thực. Về quê ngoại em có chứng kiến việc lên đồng khi nhà có việc cùng giỗ chạp. Tuy nhiên do mình thực sự không thích nên em hay né các thời điểm đó. Vì nghe mà ko tin (do người khác bảo đúng là vậy) thì dở, nhưng tin rồi tham gia tích cực, háo hức để chờ đợi sự phán bảo đó thì cũng chẳng hay. Chỉ biết có sự kiện và câu chuyện mọi người kể sau khi lên đồng. Chấm hết.
Hồi có quyển sách Muôn kiếp nhân sinh của Jonh Vũ (tên tiếng Việt là Nguyên Phong) em cũng có mua về nghiến ngấu đọc cũng thấy có nhiều điều thú vị về thế giới thực ảo của một đời người. Nhưng mọi người ca ngợi chứ em chỉ thấy như một nguồn tư liệu cung cấp cho mình về kiến thức mới thôi.
Quay lại cuốn sách Linh ứng của NV NMT. Em đọc chỉ trong khoảng 1/2 ngày (đâu 7-800 trang, khá dày) và cũng tháy có nhiều điều thú vị và khá tin cậy. Dù sao nhà avwn viết về chuyện gia đình mình chứ ko phải là tổng hợp từ các chất liệu trong cuộc sống của những người khác
1. Chuyện viết về cuộc sống của một gia đình thuộc dạng Tiểu tư sản từ thời Pháp ở HN, có công ăn việc làm, cửa hàng buôn bán, con cái được đi học đầy đủ. Nhà ở khu vực phố cổ, ban đầu là chỗ Trần Nhật Duật giữa khu vực cầu Long Biên và cột đồng hồ (nay bùng binh cầu Chương Dương).Có nhiều chi tiết đọc thấy thú vị
2. Đan xen đó là chuyện đi tìm mộ ông anh ruột nhà văn hy sinh từ năm 70, được báo tử mất ở miền đông Nam Bộ. Nhưng nhà ngoại cảm "dởm" đầu tiên thì lại cho là ở Huế và cả nhà cũng chấp nhận theo, rồi khai quật mang về quê nhưng thực chất là bị lừa. Sau đó họ cũng mất niềm tin về ngoại cảm nhưng rồi cũng lại thử qua sự giới thiệu của nhân vật trong ngành XXX có tên tuổi, địa vị và cũng quan tâm đến vấn đề tâm linh này. Việc giới thiệu để làm quen, nhờ vả là chuyện bình thường nhưng những chi tiết tình cờ trùng lặp như NV mô tả thì cũng gây sự tò mò và có lẽ với nhân vật chính sẽ là "niềm tin" ban đầu nào đó sau các đổ vỡ do sự lừa đảo.
3. Thế rồi quá trình tìm kiếm ra vị trí ngôi mộ của ông anh được đưa về quy tập ở Nghĩa trang Phước Long, Bình Phước đã được thực hiện với nhiều tình tiết ly kỳ, khó tin. Nhưng bên cạnh đó là việc tìm ra ngôi mộ người bạn từ thời học phổ thông, nhưng vào Nam đi lính lái máy bay (do ông già đi hoạt động tình báo theo sự phân công của tổ chức hồi đó) và cũng bị chết tại vị trí đó khi bị bắn rơi, rồi thông tin về người nữ y tá cũng chết với ông anh tác giả được nhà ngoại cảm coi là vợ (trong khi trước khi nhập ngũ thì chưa cưới vợ bao giờ, dù đã có đăng ký kết hôn rồi hủy bỏ). Hóa ra chính là cô gái đã đăng ký KH ở quê rồi bị hủy ĐK kết hôn cách đấy mấy hơn hai chục năm.
4. Sự ly kỳ đan xen các câu chuyện xung quanh các con người học, sinh sống cùng nhau từ hồi bé ở HN trước khi giải phóng ĐBP, rồi cải cách ruộng đất, phải đi làm thanh niên xung phong ở các vùng đất xa xôi, bị chèn ép vì các thông tin lý lịch không rõ ràng và có chủ ý ... dẫn đến ho phân ly, người ở Bắc, kẻ bỏ vợ con vào Nam theo địch (nhưng thực chất đi hoạt động CM) ... Nhưng khi mất lại cùng địa điểm, thời gian và được gia đình sau này tìm kiếm để lại tụ tập về bên nhau như thuở ban đầu là cái kết có hậu.
Dù việc tìm mộ được đã xong tuy nhiên việc xác định ADN còn chưa xảy ra do thủ tục, nhưng với các tình tiết được trình bày trong quyển sách kèm theo sự tham gia của các nhân vật có thể kiểm chứng trên thực tế thì thông tin quyển sách mang lại là khá tin cậy

1649039989174.png
 

Bang lang

Xe điện
Biển số
OF-22341
Ngày cấp bằng
12/10/08
Số km
4,705
Động cơ
113,190 Mã lực
Các cụ đọc Hồ Anh Thái cũng hay, em trước đọc Bốn Lối Vào Nhà Cười mà cười chảy nước mắt. Quyển Sắp đặt và diễn nữa.
 

MANDALA2022

Xe hơi
Biển số
OF-809679
Ngày cấp bằng
29/3/22
Số km
171
Động cơ
5,097 Mã lực
Em cũng từng mua cuốn "Bốn lối vào nhà cười" cũng cười đau bụng, sau đó cho một người quen mượn chẳng thấy trả lại. Đến giờ nội dung các câu chuyện không nhớ nhưng vẫn nhớ mấy bài hát chế trong đó :D
- ở nhà quê mới ra, em ở nhà quê mới ra, nhìn que kem bốc hơi em tưởng que kem nó sôi ù ú ù u
- vâng tôi nhà quê, vâng tôi nhà quê, xin anh đừng chê, *** biết gì đâu
- hôm qua em đốt nhà, mẹ đánh em gần chết, hôm nay mẹ đi chơi, một mình em đốt tiếp;
- mẹ thịt ngan đi, mẹ thịt ngan đi, cho con xin đôi cánh mỡ màng, cho con xin một chiếc phao câu, cho con xin thêm nốt cái đầu, cho con xin cả cái mình ngan, mẹ thịt ngan đi mẹ thịt ngan đi :D
 

Bang lang

Xe điện
Biển số
OF-22341
Ngày cấp bằng
12/10/08
Số km
4,705
Động cơ
113,190 Mã lực
Em cũng từng mua cuốn "Bốn lối vào nhà cười" cũng cười đau bụng, sau đó cho một người quen mượn chẳng thấy trả lại. Đến giờ nội dung các câu chuyện không nhớ nhưng vẫn nhớ mấy bài hát chế trong đó :D
- ở nhà quê mới ra, em ở nhà quê mới ra, nhìn que kem bốc hơi em tưởng que kem nó sôi ù ú ù u
- vâng tôi nhà quê, vâng tôi nhà quê, xin anh đừng chê, *** biết gì đâu
- hôm qua em đốt nhà, mẹ đánh em gần chết, hôm nay mẹ đi chơi, một mình em đốt tiếp;
- mẹ thịt ngan đi, mẹ thịt ngan đi, cho con xin đôi cánh mỡ màng, cho con xin một chiếc phao câu, cho con xin thêm nốt cái đầu, cho con xin cả cái mình ngan, mẹ thịt ngan đi mẹ thịt ngan đi :D
Ôi em cumgx giống cụ, cho mượn bi h đâu mất, cha nhớ cho ai mượn, hồi đó chỉ nhớ cứ thuyết phục người ta mượn. Mà cụ nhớ giỏi thế, em chỉ nhớ mỗi truyện hai người kiểu bị nhốt trong nhà đúng ko nhỉ?
 

MANDALA2022

Xe hơi
Biển số
OF-809679
Ngày cấp bằng
29/3/22
Số km
171
Động cơ
5,097 Mã lực
Ôi em cumgx giống cụ, cho mượn bi h đâu mất, cha nhớ cho ai mượn, hồi đó chỉ nhớ cứ thuyết phục người ta mượn. Mà cụ nhớ giỏi thế, em chỉ nhớ mỗi truyện hai người kiểu bị nhốt trong nhà đúng ko nhỉ?
Em chả nhớ được nội dung truyện nào nữa rồi cụ ạ, vì cũng quá lâu rồi, chắc phải gần 15 năm rồi ấy. Em chỉ nhớ theo kiểu ấn tượng thôi, ấn tượng với chi tiết nào thì nhớ chi tiết đó 🤣
 

Bang lang

Xe điện
Biển số
OF-22341
Ngày cấp bằng
12/10/08
Số km
4,705
Động cơ
113,190 Mã lực
Em chả nhớ được nội dung truyện nào nữa rồi cụ ạ, vì cũng quá lâu rồi, chắc phải gần 15 năm rồi ấy. Em chỉ nhớ theo kiểu ấn tượng thôi, ấn tượng với chi tiết nào thì nhớ chi tiết đó 🤣
Yes. Thế em đọc cùng thời với cụ, chắc hồi đó mới ra nên hot.
 
Biển số
OF-380879
Ngày cấp bằng
3/9/15
Số km
902
Động cơ
247,954 Mã lực
Tuổi
34
Em không hay đọc truyện nhưng có đọc qua cuốn “ cuộc sống mới tươi đẹp “ ám ảnh lắm.
 

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
15,108
Động cơ
557,439 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
Trước kia khi chưa có mạng, chưa biết cái chân gót sen hồng bé xíu mà người trung quốc đồn thổi nó như thế nào ?
Nhưng khi nhìn thấy bàn chân bị bẻ quặt thì em thấy hội viết văn thật nguy hiểm, đó chính xác là bàn chân tàn tật rồi còn gì nữa, làm sao có thể nhảy múa, có thể tạo dáng đi nhẹ nhàng, yểu điệu... Làm việc nhà còn khó ý, tất nhiên họ kg phải làm, nhưng đi thì cứ cà giật cà giật ..
Toàn viết linh tinh, em thấy tác giả nào mà tả thực người phụ nữ yếu ớt khi di chuyển cần có người xốc nách mới là viết đúng chân thực.
Chưa kể chân bị bẻ quặt, chỗ bị ấp chắc chắn sẽ tạo mùi hôi, bàn chân cả ngày đc cuốn khăn, cởi ra mà để đàn ông nhìn thấy thì coi như thất tiết ....ôi thực tế thì nó là tàn tật và chân thối ý.
Thị hiếu lạ quá, cứ bảo giờ sống ảo, chứ mình thấy sống ảo nó đã từ xa xưa rồi

Cũng đám nhà văn bên ta bảo là cái mùi chân thối của người đàn bà bó chân lại là yếu tố kích thích tình dục vô cùng đối với bọn điền ông. Như kiểu anh đàn ông được làm tình với quyền lực vậy.
Em thì cho rằng, đối với bọn vua quan thì em nào ngủ với chúng nó buổi tối chắc phải ngâm gừng xả xông tinh dầu từ đầu đến chân cả ngày. Còn bọn cù đinh thiên pháo thì có được ngủ với những mỹ nữ như thế đâu nên cứ suy luận lung tung.

Còn cơ bản về tục bó chân, đúng là có từ xưa xửa thời ơ kìa theo uých ki thì là nhà Tống bên Tàu. Em thấy nếu bó chân thì dáng đi nom nó thưỡn thẹo yểu điệu hơn, giống mấy cô diễn viên ba lê. Nhìn nó sang hơn, vả lại các em bó chân đều nhà có điều kiện hoặc chuẩn bị có điều kiện hoặc mơ ước có điều kiện. Tức là xác định không phải đi cấy đi cày đi giặt đi chợ, tóm lại đi đâu cũng có người khiêng.
 

Landscape2son

Xe tải
Biển số
OF-179886
Ngày cấp bằng
4/2/13
Số km
231
Động cơ
337,223 Mã lực
Tác phẩm văn học VN hồi cấp 3 em rất thích "Mảnh trăng cuối rừng" của Nguyễn Mình Châu và "Mùa lạc" của Nguyễn Khải.
MTCR khiến em ấn tượng bởi thứ tình cảm trong sáng, lãng mạn của đôi lứa thanh niên xung phong Nguyệt-Lãm hòa lẫn tình yêu trai gái và tình yêu đất nước... Đã rất lâu rồi em không xem SGK của thế hệ sau mình. Không hiểu bọn trẻ chúng có còn được học những tác phẩm rất thơ và trữ tình như thế không?
Còn Mùa lạc thì lại dung dị và gai góc như tính cách của nhân vật Đào. Đọc truyện mới thấy được con người thời đó họ có bản lĩnh và ý chí kiên cường như nào khi vượt lên mọi chông gai và định mệnh tưởng như đã an bài đối với số phận của họ. Chẳng bù cho mình bây giờ, khó khăn chút thôi là hay than thân trách phận lắm...
Tuy nhiên phải thừa nhận để cho ra đời được những tác phẩm văn học đặc sắc thì chất liệu cuộc sống là điều then chốt. Rất tiếc đất nước sau giải phóng với nhịp sống gấp gáp và xoay vần quá nhanh nên khả năng vì thế mà văn học sau này thiếu đi cái chất sâu lắng do người viết họ cũng bị cuốn vào vòng xoáy kim tiền làm cho nội dung tác phẩm khá hời hợt và thiếu đi sự trải nghiệm của nghề viết.
 
Chỉnh sửa cuối:

tungLam.nwl

Xe tăng
Biển số
OF-316505
Ngày cấp bằng
19/4/14
Số km
1,412
Động cơ
247,076 Mã lực
Nước ngoài thì có Tình sử Angelic, trong nước thì có Đứng trước biển
 

Bang lang

Xe điện
Biển số
OF-22341
Ngày cấp bằng
12/10/08
Số km
4,705
Động cơ
113,190 Mã lực
Tác phẩm văn học VN hồi cấp 3 em rất thích "Mảnh trăng cuối rừng" của Nguyễn Mình Châu và "Mùa lạc" của Nguyễn Khải.
MTCR khiến em ấn tượng bởi thứ tình cảm trong sáng, lãng mạn của đôi lứa thanh niên xung phong Nguyệt-Lãm hòa lẫn tình yêu trai gái và tình yêu đất nước... Đã rất lâu rồi em không xem SGK của thế hệ sau mình. Không hiểu bọn trẻ chúng có còn được học những tác phẩm rất thơ và trữ tình như thế không?
Còn Mùa lạc thì lại dung dị và gai góc như tính cách của nhân vật Đào. Đọc truyện mới thấy được con người thời đó họ có bản lĩnh và ý chí kiên cường như nào khi vượt lên mọi chông gai và định mệnh tưởng như đã an bài đối với số phận của họ. Chẳng bù cho mình bây giờ, khó khăn chút thôi là hay than thân trách phận lắm...
Tuy nhiên phải thừa nhận để cho ra đời được những tác phẩm văn học đặc sắc thì chất liệu cuộc sống là điều then chốt. Rất tiếc đất nước sau giải phóng với nhịp sống gấp gáp và xoay vần quá nhanh nên khả năng vì thế mà văn học sau này thiếu đi cái chất sâu lắng do người viết họ cũng bị cuốn vào vòng xoáy kim tiền làm cho nội dung tác phẩm khá hời hợt và thiếu đi sự trải nghiệm của nghề viết.
Hồi cấp 3 em ko cảm được mấy truyện cụ nói, Em thậm chí còn chả nhớ nội dung nữa cơ, tâm lý ghét môn văn nên ko bao h học, nhưng nghe cụ kể chắc khi nào em đọc lại.
Cụ đọc Phạm Thị Hoài, hồi 9x thì là một trong những nhà văn trẻ có triển vọng, viết khá sắc sảo. Em nhớ cũng bi hài phết nhưng hình như về sau cũng bị han chế. Em thời 96-97 hay nghiền truyện ngắn của các nhà văn trẻ của Việt Nam
 

LaziCat

Xe lăn
Biển số
OF-512
Ngày cấp bằng
27/6/06
Số km
10,230
Động cơ
703,750 Mã lực
Thời đấy, truyện ngắn trên Văn Nghệ và Tạp Chí Quân Đội là đỉnh cao. Đọc rất sướng, từ câu từ đến nội dung. Có những truyện như những nhát dao mổ thọc sâu vào xã hội… Sau thời đấy, hình như các nhà văn không còn chất để viết nữa. :( .
Những năm 90 tạp chí Văn Nghệ Quân Đội luôn là loại sách báo được em thích nhất. Hồi đấy rất thích đọc truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ, Lê Lựu... Bác Trần Đăng Khoa thi thoảng cũng có truyện ngắn đăng trên VNQĐ.
 

Bang lang

Xe điện
Biển số
OF-22341
Ngày cấp bằng
12/10/08
Số km
4,705
Động cơ
113,190 Mã lực
Những năm 90 tạp chí Văn Nghệ Quân Đội luôn là loại sách báo được em thích nhất. Hồi đấy rất thích đọc truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ, Lê Lựu... Bác Trần Đăng Khoa thi thoảng cũng có truyện ngắn đăng trên VNQĐ.
Em cũng thích truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ nhưng em nhớ có hẳn tuyển tập đó mợ, dày phết. Nhưng công nhận bực cái là có truyện cứ phải chờ ra số sau nên nhiều khi đang hay phải bỏ vì em toàn đi mượn chứ ko mua .
 

Landscape2son

Xe tải
Biển số
OF-179886
Ngày cấp bằng
4/2/13
Số km
231
Động cơ
337,223 Mã lực
Những năm 90 tạp chí Văn Nghệ Quân Đội luôn là loại sách báo được em thích nhất. Hồi đấy rất thích đọc truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ, Lê Lựu... Bác Trần Đăng Khoa thi thoảng cũng có truyện ngắn đăng trên VNQĐ.
Báo VNQĐ em cũng thích đọc lắm. Mà em nhớ là hồi ấy truyện trên đó nhiều tác giả viết cũng bạo lắm đó.
 

LaziCat

Xe lăn
Biển số
OF-512
Ngày cấp bằng
27/6/06
Số km
10,230
Động cơ
703,750 Mã lực
Em cũng thích truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ nhưng em nhớ có hẳn tuyển tập đó mợ, dày phết. Nhưng công nhận bực cái là có truyện cứ phải chờ ra số sau nên nhiều khi đang hay phải bỏ vì em toàn đi mượn chứ ko mua .
Em cũng có hai tập truyện ngắn của nữ nhà văn này. Thuở ấy em thích chị Huệ lắm vì viết văn hay mà lại còn rõ xinh nữa :D. NTTH có một vài truyện đã được dựng phim truyền hình khá ăn khách hồi đó như: Xin Hãy Tin Em, Của để dành.
P/s: nhà em luôn có sẵn tạp chí này của phụ huynh nên không phải mua ạ :)
 

LaziCat

Xe lăn
Biển số
OF-512
Ngày cấp bằng
27/6/06
Số km
10,230
Động cơ
703,750 Mã lực
Thông tin thớt
Đang tải
Top