Nhiều cụ nói tắc đường do quy hoạch kém, em nghĩ cơ bản là đúng tuy nhiên phải đánh giá bài toán quy hoạch theo nghĩa rộng hơn bao gồm cả quy hoạch kinh tế, giáo dục, ... trong tổng thể nữa.
Lấy ví dụ trục Lê Văn Lương - Tố Hữu bị tắc vì mật độ chung cư cao quá. Tuy nhiên, nếu có dãn cách chung cư ra, ví dụ kéo dài đường Tố Hữu đến tận Xuân Mai để cách 1km một chung cư thì cơ bản đường vẫn tắc vì giờ đó vẫn ngần đó ông/bà đi làm qua đấy. Khi đó vừa tốn kém thêm tiền xây đường mà người dân còn tốn thêm thời gian và quãng đường về nhà nữa.
Như vậy giải pháp là gì? Theo em quy hoạch chuẩn phải là giải pháp kinh tế, xã hội tổng thể để người dân sống ở đâu thì chỉ cần di chuyển quanh đó cho hầu hết nhu cầu hàng ngày, từ việc làm, trường học đến bệnh viện, giải trí. Như ví dụ trên thì ông sống ở mạn Hà Đông chỉ cần đi lại quanh đó thôi, chứ hầu hết lại phải đi vào thành phố làm việc thì kiểu gì cũng tắc. Để làm thế thì mấy ông kiến trúc quy hoạch của thành phố không làm được đâu, phải là quy hoạch cấp chính trị vĩ mô rồi, thế nên các cụ có phê phán các ông ấy thì cũng nên hiểu khó khăn của bài toán.
Không biết cụ nào có chuyên môn về quy hoạch đô thị vào chém với em phát
Theo em để giải quyết tắc đường, ta nên phát triển mô hình thành phố vệ tinh, trong mỗi vệ tinh thì mật độ có thể cao nhưng sẽ có đầy đủ nhu cầu cho người dân để họ ít phải sang các vệ tinh khác hàng ngày.