- Biển số
- OF-750166
- Ngày cấp bằng
- 16/11/20
- Số km
- 42
- Động cơ
- 53,930 Mã lực
Hôm nay đỡ hơn rồi. hôm qua mưa em nhích gần 1 tiếng quãng đường 5km
Bước đầu cứ chuyển các trường ĐH, Cao đẳng ra ngoài trung tâm Hà Nội, về các tỉnh quanh Hà Nội là được một mớ rồi. Hạ tầng của các Trường ĐH đã rời đi, để làm trường học mẫu giáo, cấp 1-2-3, bệnh viện, công viên + bãi đỗ xe ngầm hoặc nổi, lúc này trường nào rộng thì ghép 2-3 thậm chí 4 trường vào làm một khuôn viên, chỉ đào tạo Thạc sỹ và Tiến sỹ.Vật chất quyết định ý thức!
Nhưng cụ lại muốn xử lý ý thức trước mà xử lý hạ tầng giao thông sau thì muôn đời ko thành.
Mâm 6 mà 60 thằng ăn.
Thì quân tử đến mấy nhịn sang ngày thứ 3 cũng phải lao vào giành giật miếng ăn.
Con tan học chờ cả tiếng rồi thì vỉa hè chứ nóc nhà mà đi được các ông bố bà mẹ cũng sẽ vẫn lao lên.
Cùng ý kiến nhưng sợ bị ném gạch ạMột nữa dân số tại HN ai ở đâu về đấy lập nghiệp thì hết tắc trong 1 nốt nhạc.
Tại anh tại ả tại cả hai bên.
Thôi em cũng xách va li về đây.
Đánh thuế là giải quyết được hết các bài toán - nhưng Vn nằm mơ ko bao giờ thực hiện được.Nhiều cụ nói tắc đường do quy hoạch kém, em nghĩ cơ bản là đúng tuy nhiên phải đánh giá bài toán quy hoạch theo nghĩa rộng hơn bao gồm cả quy hoạch kinh tế, giáo dục, ... trong tổng thể nữa.
Lấy ví dụ trục Lê Văn Lương - Tố Hữu bị tắc vì mật độ chung cư cao quá. Tuy nhiên, nếu có dãn cách chung cư ra, ví dụ kéo dài đường Tố Hữu đến tận Xuân Mai để cách 1km một chung cư thì cơ bản đường vẫn tắc vì giờ đó vẫn ngần đó ông/bà đi làm qua đấy. Khi đó vừa tốn kém thêm tiền xây đường mà người dân còn tốn thêm thời gian và quãng đường về nhà nữa.
Như vậy giải pháp là gì? Theo em quy hoạch chuẩn phải là giải pháp kinh tế, xã hội tổng thể để người dân sống ở đâu thì chỉ cần di chuyển quanh đó cho hầu hết nhu cầu hàng ngày, từ việc làm, trường học đến bệnh viện, giải trí. Như ví dụ trên thì ông sống ở mạn Hà Đông chỉ cần đi lại quanh đó thôi, chứ hầu hết lại phải đi vào thành phố làm việc thì kiểu gì cũng tắc. Để làm thế thì mấy ông kiến trúc quy hoạch của thành phố không làm được đâu, phải là quy hoạch cấp chính trị vĩ mô rồi, thế nên các cụ có phê phán các ông ấy thì cũng nên hiểu khó khăn của bài toán.
Không biết cụ nào có chuyên môn về quy hoạch đô thị vào chém với em phát Theo em để giải quyết tắc đường, ta nên phát triển mô hình thành phố vệ tinh, trong mỗi vệ tinh thì mật độ có thể cao nhưng sẽ có đầy đủ nhu cầu cho người dân để họ ít phải sang các vệ tinh khác hàng ngày.
Thuế nào cụ? Cụ nói chi tiết hơn xem nào.Đánh thuế là giải quyết được hết các bài toán - nhưng Vn nằm mơ ko bao giờ thực hiện được.
Thôi đành vậy
45 phút bò đc 1,6 km thì chả có xe nào tiết kiệm xăng cả! Trừ khi bật stop idle nhưng bật cái đó quá khó chịu.Tắc đường “chôn chân” ở Hà Nội, ô tô báo tốn hơn 50 lít xăng cho 100 km.
Em ở tỉnh lẻ chỉ 1/4 chỗ này là tốn nhất rồi.
Một chiếc xe báo mức tiêu thụ nhiên liệu trung bình lên đến 50,5 lít cho 100 km
Tắc đường “chôn chân” ở Hà Nội, ô tô báo tốn hơn 50 lít xăng cho 100 km
(Dân trí) - Cơn mưa chiều 16/11 khiến nhiều người chật vật di chuyển trên các tuyến phố Hà Nội, các phương tiện ùn ứ và trong tình trạng kẹt xe thì mức tiêu thụ nhiên liệu của ô tô báo cao ở mức đột biến.dantri.com.vn
Dòng bôi đỏ không đúng.Em thấy trong số các vi phạm giao thông trong giờ cao điểm thì cũng có nhiều cái thực sự giúp làm thông luồng nhanh hơn (ví dụ tận dụng vỉa hè). Chính vì thế những lúc đó cảnh sát cũng bỏ qua và nói chung mọi người cũng không ý kiến gì.
Tuy nhiên, có những hành vi khôn lỏi thực sự làm đường tắc hơn, như:
+ ô tô chiếm hết làm xe máy không vượt lên được trong khi phía trước mặt rất thoáng
+ vượt đèn đỏ làm chặn luôn cả dòng phương tiện đang xanh (vượt đèn đỏ lúc đường thoáng thì em cũng chấp nhận được)
+ không nhường nhau khi đi vào giao lộ
+ ...
Tóm lại là trong hoàn cảnh tắc đường thì có vi phạm là tích cực, có vi phạm là tiêu cực do thiếu ý thức, khôn lỏi cho riêng mình mà ảnh hưởng tất cả. Ta nên công tâm đánh giá không nên đánh đồng như nhau
Thực tế nhiều ng cũng k muốn ra HN làm ăn đâu, họ chỉ thích ra chơi thôi. Nhưng cơ hội ở quê cực ít, đầu tư tụ lại nhiều ở các TP trung tâm, hơn nữa không cạnh tranh đc hội cocc, nên phải ra ngoài này mưu sinh. Cụ nhìn ở quê đầy các kỹ sư, cử nhân học rất khá là khác...nhưng k tìm đc việc ở quê.Cùng ý kiến nhưng sợ bị ném gạch ạ
Thế hình như cụ kinh nghiệm hơi ít Đường có 3 làn chẳng hạn, thường ai cũng hiểu làn ngoài cùng ưu tiên xe máy. Giờ ô tô mặc nhiên chiếm 2 làn rồi, còn một làn thôi. Nếu ông ô tô nào tham nhảy sang làn xe máy thì sẽ không vượt được xe máy nào cả, trong khi lại bít luôn đường đi lên của các xe máy phía sau. Phía trước ô tô đáng lẽ có thể 2-3 xe máy đi song song thì vì có ô tô bít nên họ không vượt được, kết quả là phía trước ô tô rất thoáng trong khi phía sau tắc.Dòng bôi đỏ không đúng.
Em đi ô tô em xác nhận với cụ, phía trước mà thoáng thì ô tô vọt đi nhanh thôi chứ không "chiếm đường làm xe máy không vượt lên được", chiếm đường làm cái mục đích gì cơ chứ. Chỉ có xe máy luồn lách theo kiểu dòng nước chảy, điền vào chỗ trống thì đúng hơn. ( đây nói trên đa số và nhìn tổng quan, dĩ nhiên cũng có xe ô tô đi kiểu xe máy chứ không phải không, nhưng ít....phần lớn là xe máy đi láo) ???
Vượt đèn đỏ lúc nào cũng là sai, lúc đường thoáng xe luồng đèn xanh đang đi không để ý nếu có xe máy vượt đèn đỏ sẽ có va chạm nhau, rồi lại cãi vã đòi bồi thường chăng ?
Có đôi lúc đèn xanh đỏ không khai thác hết công suất của giao lộ thì khoảng trống đó có thể cho phép xe đi để thông tuyến cho nhanh, tất nhiên chỉ nên dùng khi đang cao điểm thôi. Vì thế nên lúc tắc đường ở đó nên có cảnh sát vừa để ngăn các ông không đi bừa bãi, vừa để linh hoạt điều tiết các hướng.Dòng bôi đỏ không đúng.
Vượt đèn đỏ lúc nào cũng là sai, lúc đường thoáng xe luồng đèn xanh đang đi không để ý nếu có xe máy vượt đèn đỏ sẽ có va chạm nhau, rồi lại cãi vã đòi bồi thường chăng ?
Kode nè ngoài từm hịu bít cụa iem coi như bỏ quaCòn hơn tên "đậu phộng" sugar
EM PHẢI DÙNG LOẠI NÀY.
Tắc đg iem đi kdoanh vỏ chai dưng chỉ bán cho các mợEM PHẢI DÙNG LOẠI NÀY.
Ông xe máy mà ý thức được như vậy thì tốt quá (ông đi ô tô cũng đi từ xe máy lên ý thức nó vẫn thế )Thế hình như cụ kinh nghiệm hơi ít Đường có 3 làn chẳng hạn, thường ai cũng hiểu làn ngoài cùng ưu tiên xe máy. Giờ ô tô mặc nhiên chiếm 2 làn rồi, còn một làn thôi. Nếu ông ô tô nào tham nhảy sang làn xe máy thì sẽ không vượt được xe máy nào cả, trong khi lại bít luôn đường đi lên của các xe máy phía sau. Phía trước ô tô đáng lẽ có thể 2-3 xe máy đi song song thì vì có ô tô bít nên họ không vượt được, kết quả là phía trước ô tô rất thoáng trong khi phía sau tắc.
em đoán là "lạc đường"Kode nè ngoài từm hịu bít cụa iem coi như bỏ qua