- Biển số
- OF-825169
- Ngày cấp bằng
- 13/1/23
- Số km
- 676
- Động cơ
- 25,840 Mã lực
Em thấy Singapore làm thế này.
Hiện tại thì số đông chưa có quyền quyết định luật, vẫn đang phụ thuộc vào số ít.luật đại diện cho số đông mà cụ.
Theo cụ thì trường hợp này làm như nào?Đây e ví dụ 1 trường hợp đây cụ, chừng nào chúng còn đứng ra bảo vệ lợi ích của nhau thì ý kiến của dân ko bao giờ đc lắng nghe đâu cụ.Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất chưa đánh thuế nhà đất thứ hai tại Tp.HCM
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị chưa đánh thuế nhà, đất thứ hai tại Tp.HCM vì chính sách này không đảm bảo tính công bằng trong nhiều trường hợp.cafef.vn
E nghĩ các nhà lập pháp, quản lý đang né và bảo vệ nhà giàu, thậm chí bảo vệ chính tài sản của họ. Dân lao động thì mơ ước và khát khao có 1 cái nhà để ở còn chưa xong, dân nhà giàu, đầu cơ mới sở hữu nhiều BĐS, dạo quanh vành đai 3 HN thôi thì sẽ thấy biệt thự để hoang la liệt, nhưng nó ko phải vô chủ mà chủ nó ko dùng đến, hoặc đầu cơ, vậy ko có lý do gì hoãn lại đánh thuế với BĐS thứ 2 cả, nó tạo nguồn thu cho ngân sách, cũng như giảm đầu cơ, ngâm tiền vào BĐS, thay vào đó hãy chú trọng đến phân khúc nhà ở XH cho số đông người có nhu cầu thực, số đông đang mong 1 mái nhà.Theo cụ thì trường hợp này làm như nào?
Vấn đề đánh thuế BĐS thứ 2 cá nhân e đang lấn cấn 2 vấn đề :E nghĩ các nhà lập pháp, quản lý đang né và bảo vệ nhà giàu, thậm chí bảo vệ chính tài sản của họ. Dân lao động thì mơ ước và khát khao có 1 cái nhà để ở còn chưa xong, dân nhà giàu, đầu cơ mới sở hữu nhiều BĐS, dạo quanh vành đai 3 HN thôi thì sẽ thấy biệt thự để hoang la liệt, nhưng nó ko phải vô chủ mà chủ nó ko dùng đến, hoặc đầu cơ, vậy ko có lý do gì hoãn lại đánh thuế với BĐS thứ 2 cả, nó tạo nguồn thu cho ngân sách, cũng như giảm đầu cơ, ngâm tiền vào BĐS, thay vào đó hãy chú trọng đến phân khúc nhà ở XH cho số đông người có nhu cầu thực, số đông đang mong 1 mái nhà.
Trc tiền hỗ trợ các khoản đã gấp 5 lần giá đất NN rồi mà cụVề bồi thường đất nông nghiệp đối với các dự án phát triển kinh tế xã hội, ở một số địa phương hiện nay ngoài đơn giá bồi thường do tỉnh quy định thì tùy từng tỉnh sẽ có các nghị quyết hỗ trợ thêm để đẩy nhanh công tác bồi thường, có nới tiền hỗ trợ còn gần gấp 2 tiền bồi thường theo giá nhà nước, nên dân bây giờ được lợi nhiều. Các cụ khỏi lo
Đoạn này của cụ làm em nhớ đến cuộc trò chuyện/tranh luận giữa hai nhân vật trong truyện em dịch cùng với bạn. Một người là đại diện doanh nghiệp (chủ đầu tư), người kia đại diện chính quyền (bí thư huyện). Đọc truyện rồi liên tưởng đến luật sắp sửa đổi kể cũng gợi nhiều suy ngẫm.Quan trọng nhất là không chơi 100% đồng thuận trong 1 dự án. Cái này sẽ đổ sông bể khi 1 ông cù nhầy. Mặt khác cứ để 1 tỉ lệ cưỡng chế thì ông nào chốt cuối người ta sẽ không thương thảo nữa, thu hồi bằng giá thỏa thuận thấp nhất,ông cuối đỡ bầy nhầy . Quan trọng chốt tỉ lệ bao nhiêu là xong, 90 95%!?
Bộ truyện của bác chắc tác giả cũng chưa nắm đc vấn đề và có các nội dung cài cắm vd như sing độc tài, “người dân được phép làm những gì luật pháp không cấm”, bảo vệ quyền tài sản…Đoạn này của cụ làm em nhớ đến cuộc trò chuyện/tranh luận giữa hai nhân vật trong truyện em dịch cùng với bạn. Một người là đại diện doanh nghiệp (chủ đầu tư), người kia đại diện chính quyền (bí thư huyện). Đọc truyện rồi liên tưởng đến luật sắp sửa đổi kể cũng gợi nhiều suy ngẫm.
“Bí thư Lư, là chỗ bạn bè tôi cũng nói không cần kiêng dè, tôi cảm thấy trong vấn đề giải phóng mặt bằng này, điều khoản pháp luật của nước ta còn chưa đủ hoàn thiện. Trong một khu vực chỉ cần có một hộ không đồng ý di dời là dự án không có cách nào triển khai được. Điều này thật quá bất lợi trong việc tiết kiệm nguồn lực và nâng cao hiệu suất. Hẳn nên tham khảo thêm kinh nghiệm của các nước tiên tiến, ví dụ như Singapore có quy định: Chỉ cần 80% số hộ gia đình trong khu vực giải phóng mặt bằng đồng ý với phương án đền bù, chính quyền sẽ cho phép bên đi giải phóng mặt bằng tiến hành cưỡng chế phá dỡ, cho nên Singapore không có hộ ngoan cố, càng không xuất hiện những sự kiện quá khích kiểu như hơi một tí lên ủy ban xã cắm trại lên trụ sở thôn thắt cổ.”
Lư Bình vừa mỉm cười lắng nghe vừa dùng đũa chung gắp đồ ăn vào bát cô, chờ cô nói xong mới chậm rãi tiếp lời: “Tôi không hoàn toàn đồng ý với chị. Điều lệ quản lý giải phóng mặt bằng của nước ta hiện nay phân chia hết sức chi li. Ở cấp xã, thị trấn, riêng mức đền bù đất trồng đã chia làm mấy chục loại, đất trồng lúa, cây họ đậu, bông, mía... Đất có nhà kính nhà lưới tính giá khác, nhà kính nhà lưới kết cấu tre gỗ với kết cấu thép giá cũng không giống nhau. Các khu vực tỉnh thành có khác biệt về chủng loại nông sản, nội dung giải phóng mặt bằng tương ứng cũng khác biệt, chia rõ ràng đến mức này là đủ thấy nước ta coi trọng việc giải phóng mặt bằng thế nào. Về lý do tại sao không áp dụng quy định thiểu số phụ thuộc vào đa số như Singapore, thì đó vẫn là do điều kiện mỗi nước khác nhau. Singapore theo thể chế chính trị độc tài và chỉ là một nước nhỏ nên phải tập trung nguồn lực mới có thể phát triển. Trung Quốc có lãnh thổ rộng lớn và dân số đông, có sự khác biệt lớn về phong tục và tập quán địa phương, không thể cứ áp đặt đơn giản là xong. Ví dụ như tiêu chuẩn 80% của họ nên chia kiểu gì, nếu căn cứ theo hộ, nhỡ 20% số hộ phản đối nắm diện tích đất lớn hơn so với 80% số hộ kia thì sao? Nếu là căn cứ theo diện tích, số hộ lại không đủ 80% thì sao? Hơn nữa, cho dù mấy vấn đề này được giải quyết hết, trong hoàn cảnh hệ thống pháp lý nước ta chưa đủ hoàn thiện, nâng cao tỷ lệ lên 95% (thay vì 80% như Singapore), tình huống xâm phạm quyền lợi về tài sản cá nhân vẫn có thể xuất hiện. Luật tài sản của chúng ta được xây dựng để bảo vệ hệ thống kinh tế cơ bản của đất nước, trong đó quy định rõ việc bảo vệ các quyền sở hữu cá nhân. Đã có luật cơ bản này, sao chúng ta có thể ban hành các quy định trái ngược với nó được?”
Soái Ninh trách móc: “Nhưng ba hộ ngoan cố kia quá ích kỷ, vì tham thêm tí tiền, không ngại làm dân cả thôn vạ lây, căn bản không phải là yêu cầu hợp lý. Hiến pháp nước ta không phải có quy định hay sao? ‘Công dân nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa khi thực hiện quyền tự do và lợi ích của bản thân, không được làm tổn hại lợi ích của quốc gia, xã hội, tập thể, cùng quyền tự do và quyền lợi hợp pháp của công dân khác.’ Bọn họ làm thế tính ra là trái pháp luật rồi mà.”
Lư Bình kiên nhẫn giải thích: “Hiến pháp quy định như vậy thật, nhưng đến khi thực thi về tư pháp, trong lĩnh vực giải phóng mặt bằng này, rất khó khẳng định bên lấy mặt bằng đại diện cho quyền lợi hợp pháp của quốc gia, xã hội, tập thể cùng các công dân khác. Cũng rất khó xác định rõ ràng hành vi từ chối di dời của hộ trong diện giải phóng mặt bằng là tổn hại quyền lợi của các đối tượng kể trên. Đối mặt với tập thể, thân thể (cá nhân) luôn là bên yếu thế, vì cố gắng hết sức bảo vệ quyền lợi của bên yếu thế, sợ bị người ta lợi dụng sơ hở, pháp luật mới không quy định chính xác điểm này. Đây là vấn đề áp đặt vừa nhắc tới. Mấy năm trước ở một thành phố ven biển miền Đông Nam có hộ trong diện giải phóng mặt bằng cự tuyệt di dời dẫn tới ngừng thi công tuyến tàu điện ngầm. Xây dựng tuyến tàu điện ngầm là dự án giao thông đô thị quan trọng, chính quyền có thể vì một hai hộ ngoan cố mà chấp nhận chậm tiến độ công trình, đúng là quán triệt lý tưởng lấy dân làm gốc của đảng ta. Không áp dụng biện pháp cưỡng chế coi rẻ quyền lợi công dân, kiên trì dựa vào đàm phán giải quyết mâu thuẫn, chứng tỏ xã hội chúng ta đang tiến bộ không ngừng mà.”
Anh là thạc sĩ luật, thạo nhất việc giải thích pháp luật, Soái Ninh không đem sở đoản ra cãi với anh, nói gạt đi: “Tiến bộ xã hội đòi hỏi sự chung sức của tất cả mọi người. Những hộ ngoan cố này lâu nay sống dưới đáy xã hội, không thể nhìn thấy cửa đổi đời. Giờ có thể coi việc đền bù là một cơ hội và họ muốn nhân cơ hội này kiếm tiền một lần đủ cho cả đời. Họ không thèm nghĩ xem nếu hỏng việc giải phóng mặt bằng, những người khác sẽ chẳng thu được gì theo họ, đạo đức quá thấp kém.”
Lư Bình lại có cách lý giải khác: “Đền bù và di dời là hành vi thị trường, đạo đức không đóng vai trò chủ đạo ở đây. Người dân có thể làm những gì luật pháp không cấm, hộ trong diện di dời ra giá trên trời, cùng lắm là không có ai mua. Hành vi này cũng không vi phạm pháp luật, có thể chê trách nhưng không thể dùng tư pháp để ràng buộc họ.”
Không phải tác giả không nắm được mà là tác giả đang viết đối thoại, các đoạn quan chức nói thì phải theo đúng chủ trương đường lối á cụ. Nhưng từ góc nhìn của một quan chức thanh liêm (tạm coi là thế) ta cũng có thể thấy những thứ mà người cầm quyền cân nhắc không chỉ dựa trên lợi ích kinh tế. Còn luật TQ liên quan đến bđs thì cũng lộn xộn lắm, em dịch truyện này thì thấy nhiều nét tương đồng, ta tham khảo TQ để cái gì học được thì học cái gì tránh được thì tránh thôi ạ.Bộ truyện của bác chắc tác giả cũng chưa nắm đc vấn đề và có các nội dung cài cắm vd như sing độc tài, “người dân được phép làm những gì luật pháp không cấm”, bảo vệ quyền tài sản…
Không rõ bên trung quốc xây dựng luật pháp về đất đai như thế nào nhưng ở VN quyền sở hữu đất là toàn dân, việc thu hồi đất của nhà nc đối với cá nhân tổ chức không phải quan hệ mua bán tài sane mà đưa yếu tố thị trường vào đây. Yếu tố thị trường nằm ở tài sản trên đất, tài sản do người dân đầu tư trên đất.
Khi nhà nước thu hồi nhằm phục vụ mục đích công cộng (cải tạo đô thị cũng coi là mục đích công cộng), thì nhà nước thu hồi, bồi thường, bố trí nơi ở mới cho người dân nếu nó là nhà ở. Còn luật đất đai cũ và sửa đổi vẫn nhập nhằng thu hồi đất rồi giao lại cho dn sử dụng vào mục đích thương mại trong khi nó là quan hệ dân sự và quan hệ dân sự thì là mua bán theo thoả thuận.
Vậy là cuối cùng vấn đề vẫn không được giải quyết, thậm chí có những điều khoản còn gây khó hiểu, khó vận dụng hơn trước.
Người đối thoại trong đó không nói theo đường lối đảng nhé.Không phải tác giả không nắm được mà là tác giả đang viết đối thoại, các đoạn quan chức nói thì phải theo đúng chủ trương đường lối á cụ. Nhưng từ góc nhìn của một quan chức thanh liêm (tạm coi là thế) ta cũng có thể thấy những thứ mà người cầm quyền cân nhắc không chỉ dựa trên lợi ích kinh tế. Còn luật TQ liên quan đến bđs thì cũng lộn xộn lắm, em dịch truyện này thì thấy nhiều nét tương đồng, ta tham khảo TQ để cái gì học được thì học cái gì tránh được thì tránh thôi ạ.
Muốn làm những việc lớn lao mà vẫn làm hài lòng tất cả mọi người, hẳn là không được rồiĐoạn này của cụ làm em nhớ đến cuộc trò chuyện/tranh luận giữa hai nhân vật trong truyện em dịch cùng với bạn. Một người là đại diện doanh nghiệp (chủ đầu tư), người kia đại diện chính quyền (bí thư huyện). Đọc truyện rồi liên tưởng đến luật sắp sửa đổi kể cũng gợi nhiều suy ngẫm.
“Bí thư Lư, là chỗ bạn bè tôi cũng nói không cần kiêng dè, tôi cảm thấy trong vấn đề giải phóng mặt bằng này, điều khoản pháp luật của nước ta còn chưa đủ hoàn thiện. Trong một khu vực chỉ cần có một hộ không đồng ý di dời là dự án không có cách nào triển khai được. Điều này thật quá bất lợi trong việc tiết kiệm nguồn lực và nâng cao hiệu suất. Hẳn nên tham khảo thêm kinh nghiệm của các nước tiên tiến, ví dụ như Singapore có quy định: Chỉ cần 80% số hộ gia đình trong khu vực giải phóng mặt bằng đồng ý với phương án đền bù, chính quyền sẽ cho phép bên đi giải phóng mặt bằng tiến hành cưỡng chế phá dỡ, cho nên Singapore không có hộ ngoan cố, càng không xuất hiện những sự kiện quá khích kiểu như hơi một tí lên ủy ban xã cắm trại lên trụ sở thôn thắt cổ.”
Lư Bình vừa mỉm cười lắng nghe vừa dùng đũa chung gắp đồ ăn vào bát cô, chờ cô nói xong mới chậm rãi tiếp lời: “Tôi không hoàn toàn đồng ý với chị. Điều lệ quản lý giải phóng mặt bằng của nước ta hiện nay phân chia hết sức chi li. Ở cấp xã, thị trấn, riêng mức đền bù đất trồng đã chia làm mấy chục loại, đất trồng lúa, cây họ đậu, bông, mía... Đất có nhà kính nhà lưới tính giá khác, nhà kính nhà lưới kết cấu tre gỗ với kết cấu thép giá cũng không giống nhau. Các khu vực tỉnh thành có khác biệt về chủng loại nông sản, nội dung giải phóng mặt bằng tương ứng cũng khác biệt, chia rõ ràng đến mức này là đủ thấy nước ta coi trọng việc giải phóng mặt bằng thế nào. Về lý do tại sao không áp dụng quy định thiểu số phụ thuộc vào đa số như Singapore, thì đó vẫn là do điều kiện mỗi nước khác nhau. Singapore theo thể chế chính trị độc tài và chỉ là một nước nhỏ nên phải tập trung nguồn lực mới có thể phát triển. Trung Quốc có lãnh thổ rộng lớn và dân số đông, có sự khác biệt lớn về phong tục và tập quán địa phương, không thể cứ áp đặt đơn giản là xong. Ví dụ như tiêu chuẩn 80% của họ nên chia kiểu gì, nếu căn cứ theo hộ, nhỡ 20% số hộ phản đối nắm diện tích đất lớn hơn so với 80% số hộ kia thì sao? Nếu là căn cứ theo diện tích, số hộ lại không đủ 80% thì sao? Hơn nữa, cho dù mấy vấn đề này được giải quyết hết, trong hoàn cảnh hệ thống pháp lý nước ta chưa đủ hoàn thiện, nâng cao tỷ lệ lên 95% (thay vì 80% như Singapore), tình huống xâm phạm quyền lợi về tài sản cá nhân vẫn có thể xuất hiện. Luật tài sản của chúng ta được xây dựng để bảo vệ hệ thống kinh tế cơ bản của đất nước, trong đó quy định rõ việc bảo vệ các quyền sở hữu cá nhân. Đã có luật cơ bản này, sao chúng ta có thể ban hành các quy định trái ngược với nó được?”
Soái Ninh trách móc: “Nhưng ba hộ ngoan cố kia quá ích kỷ, vì tham thêm tí tiền, không ngại làm dân cả thôn vạ lây, căn bản không phải là yêu cầu hợp lý. Hiến pháp nước ta không phải có quy định hay sao? ‘Công dân nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa khi thực hiện quyền tự do và lợi ích của bản thân, không được làm tổn hại lợi ích của quốc gia, xã hội, tập thể, cùng quyền tự do và quyền lợi hợp pháp của công dân khác.’ Bọn họ làm thế tính ra là trái pháp luật rồi mà.”
Lư Bình kiên nhẫn giải thích: “Hiến pháp quy định như vậy thật, nhưng đến khi thực thi về tư pháp, trong lĩnh vực giải phóng mặt bằng này, rất khó khẳng định bên lấy mặt bằng đại diện cho quyền lợi hợp pháp của quốc gia, xã hội, tập thể cùng các công dân khác. Cũng rất khó xác định rõ ràng hành vi từ chối di dời của hộ trong diện giải phóng mặt bằng là tổn hại quyền lợi của các đối tượng kể trên. Đối mặt với tập thể, thân thể (cá nhân) luôn là bên yếu thế, vì cố gắng hết sức bảo vệ quyền lợi của bên yếu thế, sợ bị người ta lợi dụng sơ hở, pháp luật mới không quy định chính xác điểm này. Đây là vấn đề áp đặt vừa nhắc tới. Mấy năm trước ở một thành phố ven biển miền Đông Nam có hộ trong diện giải phóng mặt bằng cự tuyệt di dời dẫn tới ngừng thi công tuyến tàu điện ngầm. Xây dựng tuyến tàu điện ngầm là dự án giao thông đô thị quan trọng, chính quyền có thể vì một hai hộ ngoan cố mà chấp nhận chậm tiến độ công trình, đúng là quán triệt lý tưởng lấy dân làm gốc của đảng ta. Không áp dụng biện pháp cưỡng chế coi rẻ quyền lợi công dân, kiên trì dựa vào đàm phán giải quyết mâu thuẫn, chứng tỏ xã hội chúng ta đang tiến bộ không ngừng mà.”
Anh là thạc sĩ luật, thạo nhất việc giải thích pháp luật, Soái Ninh không đem sở đoản ra cãi với anh, nói gạt đi: “Tiến bộ xã hội đòi hỏi sự chung sức của tất cả mọi người. Những hộ ngoan cố này lâu nay sống dưới đáy xã hội, không thể nhìn thấy cửa đổi đời. Giờ có thể coi việc đền bù là một cơ hội và họ muốn nhân cơ hội này kiếm tiền một lần đủ cho cả đời. Họ không thèm nghĩ xem nếu hỏng việc giải phóng mặt bằng, những người khác sẽ chẳng thu được gì theo họ, đạo đức quá thấp kém.”
Lư Bình lại có cách lý giải khác: “Đền bù và di dời là hành vi thị trường, đạo đức không đóng vai trò chủ đạo ở đây. Người dân có thể làm những gì luật pháp không cấm, hộ trong diện di dời ra giá trên trời, cùng lắm là không có ai mua. Hành vi này cũng không vi phạm pháp luật, có thể chê trách nhưng không thể dùng tư pháp để ràng buộc họ.”
Ví dụ dự thảo đưa ra phương án sổ hồng ghi tên tất cả các thành viên trong gia đình thì cụ có đóng góp ý kiến được không?Có được xem xét. Nhưng dân biết gì mà ý kiến cụ
Không cụ. Vì có ý kiến chả đượcVí dụ dự thảo đưa ra phương án sổ hồng ghi tên tất cả các thành viên trong gia đình thì cụ có đóng góp ý kiến được không?
Ngoài các khoản hỗ trợ theo quy định còn có khoản hỗ trợ GPMB nhanh chỗ tôi gấp 2 lần giá đấtTrc tiền hỗ trợ các khoản đã gấp 5 lần giá đất NN rồi mà cụ
Đến bố mẹ của trẻ em đọc , hiểu luật còn đang mông lung. Rảnh rỗi sinh vớ vẩnRất rất dân chủ nhé, khảo sát mọi lửa tuổi luôn.
nhiều khi em thấy sao tụi này rảnh quá vậy, chắc giao thêm mấy cái deadline nữa mới đc.
cụ oi em dang bi vương ve dất đai cụ tư vấn cho em dc ko ah?Em thấy trên trang web của Bộ tài nguyên môi trường đang công bố dự thảo Luật đất đai mới. Thời gian để góp ý không nhiều. Những lần trước em cũng góp ý mà hình như chẳng có ai quan tâm, sau đó thì các vấn đề nảy sinh đều giống như em đã dự đoán và lại có nhu cầu sửa luật.
Lần này hy vọng trên cao đã có quyết tâm lành mạnh, các cụ mợ có thể thoải mái góp ý, vì kiểu gì rồi mọi người ai cũng dính líu đến đất đai ạ.