[Funland] Tất cả về Luật Đất Đai sửa đổi 2024

hell_angel0910

Xe buýt
Biển số
OF-112439
Ngày cấp bằng
12/9/11
Số km
733
Động cơ
393,066 Mã lực
Đây e ví dụ 1 trường hợp đây cụ, chừng nào chúng còn đứng ra bảo vệ lợi ích của nhau thì ý kiến của dân ko bao giờ đc lắng nghe đâu cụ.
Theo cụ thì trường hợp này làm như nào?
 

BAOVEVANLONG

Xe tăng
Biển số
OF-317488
Ngày cấp bằng
26/4/14
Số km
1,938
Động cơ
486,430 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Theo cụ thì trường hợp này làm như nào?
E nghĩ các nhà lập pháp, quản lý đang né và bảo vệ nhà giàu, thậm chí bảo vệ chính tài sản của họ. Dân lao động thì mơ ước và khát khao có 1 cái nhà để ở còn chưa xong, dân nhà giàu, đầu cơ mới sở hữu nhiều BĐS, dạo quanh vành đai 3 HN thôi thì sẽ thấy biệt thự để hoang la liệt, nhưng nó ko phải vô chủ mà chủ nó ko dùng đến, hoặc đầu cơ, vậy ko có lý do gì hoãn lại đánh thuế với BĐS thứ 2 cả, nó tạo nguồn thu cho ngân sách, cũng như giảm đầu cơ, ngâm tiền vào BĐS, thay vào đó hãy chú trọng đến phân khúc nhà ở XH cho số đông người có nhu cầu thực, số đông đang mong 1 mái nhà.
 

emperortan

Xe hơi
Biển số
OF-525010
Ngày cấp bằng
3/8/17
Số km
143
Động cơ
175,366 Mã lực
Nơi ở
Vô định
E nghĩ các nhà lập pháp, quản lý đang né và bảo vệ nhà giàu, thậm chí bảo vệ chính tài sản của họ. Dân lao động thì mơ ước và khát khao có 1 cái nhà để ở còn chưa xong, dân nhà giàu, đầu cơ mới sở hữu nhiều BĐS, dạo quanh vành đai 3 HN thôi thì sẽ thấy biệt thự để hoang la liệt, nhưng nó ko phải vô chủ mà chủ nó ko dùng đến, hoặc đầu cơ, vậy ko có lý do gì hoãn lại đánh thuế với BĐS thứ 2 cả, nó tạo nguồn thu cho ngân sách, cũng như giảm đầu cơ, ngâm tiền vào BĐS, thay vào đó hãy chú trọng đến phân khúc nhà ở XH cho số đông người có nhu cầu thực, số đông đang mong 1 mái nhà.
Vấn đề đánh thuế BĐS thứ 2 cá nhân e đang lấn cấn 2 vấn đề :

- 1 là sẽ làm tăng giá thuê nhà do chủ nhà cộng chi phí thuế, cái này ảnh hưởng trực tiếp đến người đi thuê

- 2 là việc đánh thuế BĐS thứ 2 phải xem xét nhiều vấn đề liên quan đến diện tích, giá trị. Nhiều khi 3,4 mảnh đất ở vùng ven không bằng 1 mảnh bé tí giữa nội đô, chẳng lẽ ông nội đô không bị đánh thuế còn ông ở vùng ven lại bị đánh? Rồi 1 mảnh 1000m2 với 3 mảnh 100m2 thì đánh thuế như thế nào cho công bằng? --> Từ đây lại nảy sinh vấn đề. Ví dụ có mảnh đất cha ông để lại ở nội đô có giá trị rất cao. Bây giờ phải đánh thuế theo giá trị cho công bằng. Nhưng ngặt nỗi người sống ở đó lại không phải người có thu nhập cao, việc đánh thuế cao sẽ là gánh nặng, thậm chí nếu học hỏi phương Tây vấn đề này quá máy móc sẽ phát sinh một thế hệ vô gia cư mới do bị tịch thu nhà vì không đóng nổi thuế, cái này đi ngược với chủ trương an sinh xã hội của Nhà nước.
 
Chỉnh sửa cuối:

Bopbi_hsgs

Xe container
Biển số
OF-388238
Ngày cấp bằng
21/10/15
Số km
7,240
Động cơ
413,814 Mã lực
Về bồi thường đất nông nghiệp đối với các dự án phát triển kinh tế xã hội, ở một số địa phương hiện nay ngoài đơn giá bồi thường do tỉnh quy định thì tùy từng tỉnh sẽ có các nghị quyết hỗ trợ thêm để đẩy nhanh công tác bồi thường, có nới tiền hỗ trợ còn gần gấp 2 tiền bồi thường theo giá nhà nước, nên dân bây giờ được lợi nhiều. Các cụ khỏi lo
Trc tiền hỗ trợ các khoản đã gấp 5 lần giá đất NN rồi mà cụ
 

one

Xe điện
Biển số
OF-14032
Ngày cấp bằng
16/3/08
Số km
4,160
Động cơ
508,796 Mã lực
Quan trọng nhất là không chơi 100% đồng thuận trong 1 dự án. Cái này sẽ đổ sông bể khi 1 ông cù nhầy. Mặt khác cứ để 1 tỉ lệ cưỡng chế thì ông nào chốt cuối người ta sẽ không thương thảo nữa, thu hồi bằng giá thỏa thuận thấp nhất,ông cuối đỡ bầy nhầy :D. Quan trọng chốt tỉ lệ bao nhiêu là xong, 90 95%!?
Đoạn này của cụ làm em nhớ đến cuộc trò chuyện/tranh luận giữa hai nhân vật trong truyện em dịch cùng với bạn. Một người là đại diện doanh nghiệp (chủ đầu tư), người kia đại diện chính quyền (bí thư huyện). Đọc truyện rồi liên tưởng đến luật sắp sửa đổi kể cũng gợi nhiều suy ngẫm.

“Bí thư Lư, là chỗ bạn bè tôi cũng nói không cần kiêng dè, tôi cảm thấy trong vấn đề giải phóng mặt bằng này, điều khoản pháp luật của nước ta còn chưa đủ hoàn thiện. Trong một khu vực chỉ cần có một hộ không đồng ý di dời là dự án không có cách nào triển khai được. Điều này thật quá bất lợi trong việc tiết kiệm nguồn lực và nâng cao hiệu suất. Hẳn nên tham khảo thêm kinh nghiệm của các nước tiên tiến, ví dụ như Singapore có quy định: Chỉ cần 80% số hộ gia đình trong khu vực giải phóng mặt bằng đồng ý với phương án đền bù, chính quyền sẽ cho phép bên đi giải phóng mặt bằng tiến hành cưỡng chế phá dỡ, cho nên Singapore không có hộ ngoan cố, càng không xuất hiện những sự kiện quá khích kiểu như hơi một tí lên ủy ban xã cắm trại lên trụ sở thôn thắt cổ.”

Lư Bình vừa mỉm cười lắng nghe vừa dùng đũa chung gắp đồ ăn vào bát cô, chờ cô nói xong mới chậm rãi tiếp lời: “Tôi không hoàn toàn đồng ý với chị. Điều lệ quản lý giải phóng mặt bằng của nước ta hiện nay phân chia hết sức chi li. Ở cấp xã, thị trấn, riêng mức đền bù đất trồng đã chia làm mấy chục loại, đất trồng lúa, cây họ đậu, bông, mía... Đất có nhà kính nhà lưới tính giá khác, nhà kính nhà lưới kết cấu tre gỗ với kết cấu thép giá cũng không giống nhau. Các khu vực tỉnh thành có khác biệt về chủng loại nông sản, nội dung giải phóng mặt bằng tương ứng cũng khác biệt, chia rõ ràng đến mức này là đủ thấy nước ta coi trọng việc giải phóng mặt bằng thế nào. Về lý do tại sao không áp dụng quy định thiểu số phụ thuộc vào đa số như Singapore, thì đó vẫn là do điều kiện mỗi nước khác nhau. Singapore theo thể chế chính trị độc tài và chỉ là một nước nhỏ nên phải tập trung nguồn lực mới có thể phát triển. Trung Quốc có lãnh thổ rộng lớn và dân số đông, có sự khác biệt lớn về phong tục và tập quán địa phương, không thể cứ áp đặt đơn giản là xong. Ví dụ như tiêu chuẩn 80% của họ nên chia kiểu gì, nếu căn cứ theo hộ, nhỡ 20% số hộ phản đối nắm diện tích đất lớn hơn so với 80% số hộ kia thì sao? Nếu là căn cứ theo diện tích, số hộ lại không đủ 80% thì sao? Hơn nữa, cho dù mấy vấn đề này được giải quyết hết, trong hoàn cảnh hệ thống pháp lý nước ta chưa đủ hoàn thiện, nâng cao tỷ lệ lên 95% (thay vì 80% như Singapore), tình huống xâm phạm quyền lợi về tài sản cá nhân vẫn có thể xuất hiện. Luật tài sản của chúng ta được xây dựng để bảo vệ hệ thống kinh tế cơ bản của đất nước, trong đó quy định rõ việc bảo vệ các quyền sở hữu cá nhân. Đã có luật cơ bản này, sao chúng ta có thể ban hành các quy định trái ngược với nó được?”

Soái Ninh trách móc: “Nhưng ba hộ ngoan cố kia quá ích kỷ, vì tham thêm tí tiền, không ngại làm dân cả thôn vạ lây, căn bản không phải là yêu cầu hợp lý. Hiến pháp nước ta không phải có quy định hay sao? ‘Công dân nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa khi thực hiện quyền tự do và lợi ích của bản thân, không được làm tổn hại lợi ích của quốc gia, xã hội, tập thể, cùng quyền tự do và quyền lợi hợp pháp của công dân khác.’ Bọn họ làm thế tính ra là trái pháp luật rồi mà.”

Lư Bình kiên nhẫn giải thích: “Hiến pháp quy định như vậy thật, nhưng đến khi thực thi về tư pháp, trong lĩnh vực giải phóng mặt bằng này, rất khó khẳng định bên lấy mặt bằng đại diện cho quyền lợi hợp pháp của quốc gia, xã hội, tập thể cùng các công dân khác. Cũng rất khó xác định rõ ràng hành vi từ chối di dời của hộ trong diện giải phóng mặt bằng là tổn hại quyền lợi của các đối tượng kể trên. Đối mặt với tập thể, thân thể (cá nhân) luôn là bên yếu thế, vì cố gắng hết sức bảo vệ quyền lợi của bên yếu thế, sợ bị người ta lợi dụng sơ hở, pháp luật mới không quy định chính xác điểm này. Đây là vấn đề áp đặt vừa nhắc tới. Mấy năm trước ở một thành phố ven biển miền Đông Nam có hộ trong diện giải phóng mặt bằng cự tuyệt di dời dẫn tới ngừng thi công tuyến tàu điện ngầm. Xây dựng tuyến tàu điện ngầm là dự án giao thông đô thị quan trọng, chính quyền có thể vì một hai hộ ngoan cố mà chấp nhận chậm tiến độ công trình, đúng là quán triệt lý tưởng lấy dân làm gốc của đảng ta. Không áp dụng biện pháp cưỡng chế coi rẻ quyền lợi công dân, kiên trì dựa vào đàm phán giải quyết mâu thuẫn, chứng tỏ xã hội chúng ta đang tiến bộ không ngừng mà.”

Anh là thạc sĩ luật, thạo nhất việc giải thích pháp luật, Soái Ninh không đem sở đoản ra cãi với anh, nói gạt đi: “Tiến bộ xã hội đòi hỏi sự chung sức của tất cả mọi người. Những hộ ngoan cố này lâu nay sống dưới đáy xã hội, không thể nhìn thấy cửa đổi đời. Giờ có thể coi việc đền bù là một cơ hội và họ muốn nhân cơ hội này kiếm tiền một lần đủ cho cả đời. Họ không thèm nghĩ xem nếu hỏng việc giải phóng mặt bằng, những người khác sẽ chẳng thu được gì theo họ, đạo đức quá thấp kém.”

Lư Bình lại có cách lý giải khác: “Đền bù và di dời là hành vi thị trường, đạo đức không đóng vai trò chủ đạo ở đây. Người dân có thể làm những gì luật pháp không cấm, hộ trong diện di dời ra giá trên trời, cùng lắm là không có ai mua. Hành vi này cũng không vi phạm pháp luật, có thể chê trách nhưng không thể dùng tư pháp để ràng buộc họ.”
 

theanh90

Xe tăng
Biển số
OF-69327
Ngày cấp bằng
28/7/10
Số km
1,872
Động cơ
460,643 Mã lực
Đoạn này của cụ làm em nhớ đến cuộc trò chuyện/tranh luận giữa hai nhân vật trong truyện em dịch cùng với bạn. Một người là đại diện doanh nghiệp (chủ đầu tư), người kia đại diện chính quyền (bí thư huyện). Đọc truyện rồi liên tưởng đến luật sắp sửa đổi kể cũng gợi nhiều suy ngẫm.

“Bí thư Lư, là chỗ bạn bè tôi cũng nói không cần kiêng dè, tôi cảm thấy trong vấn đề giải phóng mặt bằng này, điều khoản pháp luật của nước ta còn chưa đủ hoàn thiện. Trong một khu vực chỉ cần có một hộ không đồng ý di dời là dự án không có cách nào triển khai được. Điều này thật quá bất lợi trong việc tiết kiệm nguồn lực và nâng cao hiệu suất. Hẳn nên tham khảo thêm kinh nghiệm của các nước tiên tiến, ví dụ như Singapore có quy định: Chỉ cần 80% số hộ gia đình trong khu vực giải phóng mặt bằng đồng ý với phương án đền bù, chính quyền sẽ cho phép bên đi giải phóng mặt bằng tiến hành cưỡng chế phá dỡ, cho nên Singapore không có hộ ngoan cố, càng không xuất hiện những sự kiện quá khích kiểu như hơi một tí lên ủy ban xã cắm trại lên trụ sở thôn thắt cổ.”

Lư Bình vừa mỉm cười lắng nghe vừa dùng đũa chung gắp đồ ăn vào bát cô, chờ cô nói xong mới chậm rãi tiếp lời: “Tôi không hoàn toàn đồng ý với chị. Điều lệ quản lý giải phóng mặt bằng của nước ta hiện nay phân chia hết sức chi li. Ở cấp xã, thị trấn, riêng mức đền bù đất trồng đã chia làm mấy chục loại, đất trồng lúa, cây họ đậu, bông, mía... Đất có nhà kính nhà lưới tính giá khác, nhà kính nhà lưới kết cấu tre gỗ với kết cấu thép giá cũng không giống nhau. Các khu vực tỉnh thành có khác biệt về chủng loại nông sản, nội dung giải phóng mặt bằng tương ứng cũng khác biệt, chia rõ ràng đến mức này là đủ thấy nước ta coi trọng việc giải phóng mặt bằng thế nào. Về lý do tại sao không áp dụng quy định thiểu số phụ thuộc vào đa số như Singapore, thì đó vẫn là do điều kiện mỗi nước khác nhau. Singapore theo thể chế chính trị độc tài và chỉ là một nước nhỏ nên phải tập trung nguồn lực mới có thể phát triển. Trung Quốc có lãnh thổ rộng lớn và dân số đông, có sự khác biệt lớn về phong tục và tập quán địa phương, không thể cứ áp đặt đơn giản là xong. Ví dụ như tiêu chuẩn 80% của họ nên chia kiểu gì, nếu căn cứ theo hộ, nhỡ 20% số hộ phản đối nắm diện tích đất lớn hơn so với 80% số hộ kia thì sao? Nếu là căn cứ theo diện tích, số hộ lại không đủ 80% thì sao? Hơn nữa, cho dù mấy vấn đề này được giải quyết hết, trong hoàn cảnh hệ thống pháp lý nước ta chưa đủ hoàn thiện, nâng cao tỷ lệ lên 95% (thay vì 80% như Singapore), tình huống xâm phạm quyền lợi về tài sản cá nhân vẫn có thể xuất hiện. Luật tài sản của chúng ta được xây dựng để bảo vệ hệ thống kinh tế cơ bản của đất nước, trong đó quy định rõ việc bảo vệ các quyền sở hữu cá nhân. Đã có luật cơ bản này, sao chúng ta có thể ban hành các quy định trái ngược với nó được?”

Soái Ninh trách móc: “Nhưng ba hộ ngoan cố kia quá ích kỷ, vì tham thêm tí tiền, không ngại làm dân cả thôn vạ lây, căn bản không phải là yêu cầu hợp lý. Hiến pháp nước ta không phải có quy định hay sao? ‘Công dân nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa khi thực hiện quyền tự do và lợi ích của bản thân, không được làm tổn hại lợi ích của quốc gia, xã hội, tập thể, cùng quyền tự do và quyền lợi hợp pháp của công dân khác.’ Bọn họ làm thế tính ra là trái pháp luật rồi mà.”

Lư Bình kiên nhẫn giải thích: “Hiến pháp quy định như vậy thật, nhưng đến khi thực thi về tư pháp, trong lĩnh vực giải phóng mặt bằng này, rất khó khẳng định bên lấy mặt bằng đại diện cho quyền lợi hợp pháp của quốc gia, xã hội, tập thể cùng các công dân khác. Cũng rất khó xác định rõ ràng hành vi từ chối di dời của hộ trong diện giải phóng mặt bằng là tổn hại quyền lợi của các đối tượng kể trên. Đối mặt với tập thể, thân thể (cá nhân) luôn là bên yếu thế, vì cố gắng hết sức bảo vệ quyền lợi của bên yếu thế, sợ bị người ta lợi dụng sơ hở, pháp luật mới không quy định chính xác điểm này. Đây là vấn đề áp đặt vừa nhắc tới. Mấy năm trước ở một thành phố ven biển miền Đông Nam có hộ trong diện giải phóng mặt bằng cự tuyệt di dời dẫn tới ngừng thi công tuyến tàu điện ngầm. Xây dựng tuyến tàu điện ngầm là dự án giao thông đô thị quan trọng, chính quyền có thể vì một hai hộ ngoan cố mà chấp nhận chậm tiến độ công trình, đúng là quán triệt lý tưởng lấy dân làm gốc của đảng ta. Không áp dụng biện pháp cưỡng chế coi rẻ quyền lợi công dân, kiên trì dựa vào đàm phán giải quyết mâu thuẫn, chứng tỏ xã hội chúng ta đang tiến bộ không ngừng mà.”

Anh là thạc sĩ luật, thạo nhất việc giải thích pháp luật, Soái Ninh không đem sở đoản ra cãi với anh, nói gạt đi: “Tiến bộ xã hội đòi hỏi sự chung sức của tất cả mọi người. Những hộ ngoan cố này lâu nay sống dưới đáy xã hội, không thể nhìn thấy cửa đổi đời. Giờ có thể coi việc đền bù là một cơ hội và họ muốn nhân cơ hội này kiếm tiền một lần đủ cho cả đời. Họ không thèm nghĩ xem nếu hỏng việc giải phóng mặt bằng, những người khác sẽ chẳng thu được gì theo họ, đạo đức quá thấp kém.”

Lư Bình lại có cách lý giải khác: “Đền bù và di dời là hành vi thị trường, đạo đức không đóng vai trò chủ đạo ở đây. Người dân có thể làm những gì luật pháp không cấm, hộ trong diện di dời ra giá trên trời, cùng lắm là không có ai mua. Hành vi này cũng không vi phạm pháp luật, có thể chê trách nhưng không thể dùng tư pháp để ràng buộc họ.”
Bộ truyện của bác chắc tác giả cũng chưa nắm đc vấn đề và có các nội dung cài cắm vd như sing độc tài, “người dân được phép làm những gì luật pháp không cấm”, bảo vệ quyền tài sản…
Không rõ bên trung quốc xây dựng luật pháp về đất đai như thế nào nhưng ở VN quyền sở hữu đất là toàn dân, việc thu hồi đất của nhà nc đối với cá nhân tổ chức không phải quan hệ mua bán tài sane mà đưa yếu tố thị trường vào đây. Yếu tố thị trường nằm ở tài sản trên đất, tài sản do người dân đầu tư trên đất.
Khi nhà nước thu hồi nhằm phục vụ mục đích công cộng (cải tạo đô thị cũng coi là mục đích công cộng), thì nhà nước thu hồi, bồi thường, bố trí nơi ở mới cho người dân nếu nó là nhà ở. Còn luật đất đai cũ và sửa đổi vẫn nhập nhằng thu hồi đất rồi giao lại cho dn sử dụng vào mục đích thương mại trong khi nó là quan hệ dân sự và quan hệ dân sự thì là mua bán theo thoả thuận.
Vậy là cuối cùng vấn đề vẫn không được giải quyết, thậm chí có những điều khoản còn gây khó hiểu, khó vận dụng hơn trước.
 

one

Xe điện
Biển số
OF-14032
Ngày cấp bằng
16/3/08
Số km
4,160
Động cơ
508,796 Mã lực
Bộ truyện của bác chắc tác giả cũng chưa nắm đc vấn đề và có các nội dung cài cắm vd như sing độc tài, “người dân được phép làm những gì luật pháp không cấm”, bảo vệ quyền tài sản…
Không rõ bên trung quốc xây dựng luật pháp về đất đai như thế nào nhưng ở VN quyền sở hữu đất là toàn dân, việc thu hồi đất của nhà nc đối với cá nhân tổ chức không phải quan hệ mua bán tài sane mà đưa yếu tố thị trường vào đây. Yếu tố thị trường nằm ở tài sản trên đất, tài sản do người dân đầu tư trên đất.
Khi nhà nước thu hồi nhằm phục vụ mục đích công cộng (cải tạo đô thị cũng coi là mục đích công cộng), thì nhà nước thu hồi, bồi thường, bố trí nơi ở mới cho người dân nếu nó là nhà ở. Còn luật đất đai cũ và sửa đổi vẫn nhập nhằng thu hồi đất rồi giao lại cho dn sử dụng vào mục đích thương mại trong khi nó là quan hệ dân sự và quan hệ dân sự thì là mua bán theo thoả thuận.
Vậy là cuối cùng vấn đề vẫn không được giải quyết, thậm chí có những điều khoản còn gây khó hiểu, khó vận dụng hơn trước.
Không phải tác giả không nắm được mà là tác giả đang viết đối thoại, các đoạn quan chức nói thì phải theo đúng chủ trương đường lối á cụ. Nhưng từ góc nhìn của một quan chức thanh liêm (tạm coi là thế) ta cũng có thể thấy những thứ mà người cầm quyền cân nhắc không chỉ dựa trên lợi ích kinh tế. Còn luật TQ liên quan đến bđs thì cũng lộn xộn lắm, em dịch truyện này thì thấy nhiều nét tương đồng, ta tham khảo TQ để cái gì học được thì học cái gì tránh được thì tránh thôi ạ.
 

theanh90

Xe tăng
Biển số
OF-69327
Ngày cấp bằng
28/7/10
Số km
1,872
Động cơ
460,643 Mã lực
Không phải tác giả không nắm được mà là tác giả đang viết đối thoại, các đoạn quan chức nói thì phải theo đúng chủ trương đường lối á cụ. Nhưng từ góc nhìn của một quan chức thanh liêm (tạm coi là thế) ta cũng có thể thấy những thứ mà người cầm quyền cân nhắc không chỉ dựa trên lợi ích kinh tế. Còn luật TQ liên quan đến bđs thì cũng lộn xộn lắm, em dịch truyện này thì thấy nhiều nét tương đồng, ta tham khảo TQ để cái gì học được thì học cái gì tránh được thì tránh thôi ạ.
Người đối thoại trong đó không nói theo đường lối đảng nhé.
Về việc nói sing là chế độ độc tài và chie trích thì cũng không khác gì nói vn cũng như vậy vì sing cũng chỉ có 1 đảng duy nhất.
Về việc nói “nhân dân được phép làm những gì luật không cấm” thì vn cũng nhiều người đưa quan điểm doanh nghiệp được kinh doanh những gì luật pháp không cấm như vậy tuy nhiên quan điểm đó là chưa hiểu hết quá trình xây dựng luật pháp, doanh nghiệp và nhân dân phải kinh doanh và hành động không vi phạm đạo đức nữa.
Về việc nói lý do bảo vệ 20% chưa đồng thuận bằng lý do bảo vệ quyền tài sản thì như đã nói trên nhà nc chỉ công nhận với tài sản trên đất do người dân tạo lập, không có quyền tài sản với đất nhé, khoáng sản cũng chỉ có quyền khai thác chứ không có sở hữu nào cả. Nhà nc khi thu hồi vì mục đích công thì sẽ thuyết phục rồi mới đến cưỡng chế.
 

Lah

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-98893
Ngày cấp bằng
6/6/11
Số km
5,711
Động cơ
473,031 Mã lực
Đoạn này của cụ làm em nhớ đến cuộc trò chuyện/tranh luận giữa hai nhân vật trong truyện em dịch cùng với bạn. Một người là đại diện doanh nghiệp (chủ đầu tư), người kia đại diện chính quyền (bí thư huyện). Đọc truyện rồi liên tưởng đến luật sắp sửa đổi kể cũng gợi nhiều suy ngẫm.

“Bí thư Lư, là chỗ bạn bè tôi cũng nói không cần kiêng dè, tôi cảm thấy trong vấn đề giải phóng mặt bằng này, điều khoản pháp luật của nước ta còn chưa đủ hoàn thiện. Trong một khu vực chỉ cần có một hộ không đồng ý di dời là dự án không có cách nào triển khai được. Điều này thật quá bất lợi trong việc tiết kiệm nguồn lực và nâng cao hiệu suất. Hẳn nên tham khảo thêm kinh nghiệm của các nước tiên tiến, ví dụ như Singapore có quy định: Chỉ cần 80% số hộ gia đình trong khu vực giải phóng mặt bằng đồng ý với phương án đền bù, chính quyền sẽ cho phép bên đi giải phóng mặt bằng tiến hành cưỡng chế phá dỡ, cho nên Singapore không có hộ ngoan cố, càng không xuất hiện những sự kiện quá khích kiểu như hơi một tí lên ủy ban xã cắm trại lên trụ sở thôn thắt cổ.”

Lư Bình vừa mỉm cười lắng nghe vừa dùng đũa chung gắp đồ ăn vào bát cô, chờ cô nói xong mới chậm rãi tiếp lời: “Tôi không hoàn toàn đồng ý với chị. Điều lệ quản lý giải phóng mặt bằng của nước ta hiện nay phân chia hết sức chi li. Ở cấp xã, thị trấn, riêng mức đền bù đất trồng đã chia làm mấy chục loại, đất trồng lúa, cây họ đậu, bông, mía... Đất có nhà kính nhà lưới tính giá khác, nhà kính nhà lưới kết cấu tre gỗ với kết cấu thép giá cũng không giống nhau. Các khu vực tỉnh thành có khác biệt về chủng loại nông sản, nội dung giải phóng mặt bằng tương ứng cũng khác biệt, chia rõ ràng đến mức này là đủ thấy nước ta coi trọng việc giải phóng mặt bằng thế nào. Về lý do tại sao không áp dụng quy định thiểu số phụ thuộc vào đa số như Singapore, thì đó vẫn là do điều kiện mỗi nước khác nhau. Singapore theo thể chế chính trị độc tài và chỉ là một nước nhỏ nên phải tập trung nguồn lực mới có thể phát triển. Trung Quốc có lãnh thổ rộng lớn và dân số đông, có sự khác biệt lớn về phong tục và tập quán địa phương, không thể cứ áp đặt đơn giản là xong. Ví dụ như tiêu chuẩn 80% của họ nên chia kiểu gì, nếu căn cứ theo hộ, nhỡ 20% số hộ phản đối nắm diện tích đất lớn hơn so với 80% số hộ kia thì sao? Nếu là căn cứ theo diện tích, số hộ lại không đủ 80% thì sao? Hơn nữa, cho dù mấy vấn đề này được giải quyết hết, trong hoàn cảnh hệ thống pháp lý nước ta chưa đủ hoàn thiện, nâng cao tỷ lệ lên 95% (thay vì 80% như Singapore), tình huống xâm phạm quyền lợi về tài sản cá nhân vẫn có thể xuất hiện. Luật tài sản của chúng ta được xây dựng để bảo vệ hệ thống kinh tế cơ bản của đất nước, trong đó quy định rõ việc bảo vệ các quyền sở hữu cá nhân. Đã có luật cơ bản này, sao chúng ta có thể ban hành các quy định trái ngược với nó được?”

Soái Ninh trách móc: “Nhưng ba hộ ngoan cố kia quá ích kỷ, vì tham thêm tí tiền, không ngại làm dân cả thôn vạ lây, căn bản không phải là yêu cầu hợp lý. Hiến pháp nước ta không phải có quy định hay sao? ‘Công dân nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa khi thực hiện quyền tự do và lợi ích của bản thân, không được làm tổn hại lợi ích của quốc gia, xã hội, tập thể, cùng quyền tự do và quyền lợi hợp pháp của công dân khác.’ Bọn họ làm thế tính ra là trái pháp luật rồi mà.”

Lư Bình kiên nhẫn giải thích: “Hiến pháp quy định như vậy thật, nhưng đến khi thực thi về tư pháp, trong lĩnh vực giải phóng mặt bằng này, rất khó khẳng định bên lấy mặt bằng đại diện cho quyền lợi hợp pháp của quốc gia, xã hội, tập thể cùng các công dân khác. Cũng rất khó xác định rõ ràng hành vi từ chối di dời của hộ trong diện giải phóng mặt bằng là tổn hại quyền lợi của các đối tượng kể trên. Đối mặt với tập thể, thân thể (cá nhân) luôn là bên yếu thế, vì cố gắng hết sức bảo vệ quyền lợi của bên yếu thế, sợ bị người ta lợi dụng sơ hở, pháp luật mới không quy định chính xác điểm này. Đây là vấn đề áp đặt vừa nhắc tới. Mấy năm trước ở một thành phố ven biển miền Đông Nam có hộ trong diện giải phóng mặt bằng cự tuyệt di dời dẫn tới ngừng thi công tuyến tàu điện ngầm. Xây dựng tuyến tàu điện ngầm là dự án giao thông đô thị quan trọng, chính quyền có thể vì một hai hộ ngoan cố mà chấp nhận chậm tiến độ công trình, đúng là quán triệt lý tưởng lấy dân làm gốc của đảng ta. Không áp dụng biện pháp cưỡng chế coi rẻ quyền lợi công dân, kiên trì dựa vào đàm phán giải quyết mâu thuẫn, chứng tỏ xã hội chúng ta đang tiến bộ không ngừng mà.”

Anh là thạc sĩ luật, thạo nhất việc giải thích pháp luật, Soái Ninh không đem sở đoản ra cãi với anh, nói gạt đi: “Tiến bộ xã hội đòi hỏi sự chung sức của tất cả mọi người. Những hộ ngoan cố này lâu nay sống dưới đáy xã hội, không thể nhìn thấy cửa đổi đời. Giờ có thể coi việc đền bù là một cơ hội và họ muốn nhân cơ hội này kiếm tiền một lần đủ cho cả đời. Họ không thèm nghĩ xem nếu hỏng việc giải phóng mặt bằng, những người khác sẽ chẳng thu được gì theo họ, đạo đức quá thấp kém.”

Lư Bình lại có cách lý giải khác: “Đền bù và di dời là hành vi thị trường, đạo đức không đóng vai trò chủ đạo ở đây. Người dân có thể làm những gì luật pháp không cấm, hộ trong diện di dời ra giá trên trời, cùng lắm là không có ai mua. Hành vi này cũng không vi phạm pháp luật, có thể chê trách nhưng không thể dùng tư pháp để ràng buộc họ.”
Muốn làm những việc lớn lao mà vẫn làm hài lòng tất cả mọi người, hẳn là không được rồi :D
 

jazzzzz

Xe lăn
Biển số
OF-90108
Ngày cấp bằng
29/3/11
Số km
13,020
Động cơ
1,336,117 Mã lực
Rất rất dân chủ nhé, khảo sát mọi lửa tuổi luôn.

nhiều khi em thấy sao tụi này rảnh quá vậy, chắc giao thêm mấy cái deadline nữa mới đc.

99D0E8FE-7F2C-443F-87DD-D7DF5D7DF482.jpeg
1AA93F86-BD09-43E7-AE8E-5AA7D01608FC.jpeg
 

Thanhvuóng71

Xe container
Biển số
OF-589594
Ngày cấp bằng
11/9/18
Số km
5,063
Động cơ
180,853 Mã lực
Rất rất dân chủ nhé, khảo sát mọi lửa tuổi luôn.

nhiều khi em thấy sao tụi này rảnh quá vậy, chắc giao thêm mấy cái deadline nữa mới đc.

99D0E8FE-7F2C-443F-87DD-D7DF5D7DF482.jpeg
1AA93F86-BD09-43E7-AE8E-5AA7D01608FC.jpeg
Đến bố mẹ của trẻ em đọc , hiểu luật còn đang mông lung. Rảnh rỗi sinh vớ vẩn
 

Xe bọ xít

Xì hơi lốp
Biển số
OF-67258
Ngày cấp bằng
28/6/10
Số km
11,160
Động cơ
548,954 Mã lực
E đang phải góp ý sửa đổi Luật Đất đai, cụ nào có bức xúc hay sáng kiến gì hay cần gì đóng góp cho E xin mấy gạch đầu dòng, bám vào Luật sửa đổi (lần 2) để góp ý điều khoản cụ thể thì tốt vì nó sát.
 

Trí Đức SARY

Xe đạp
Biển số
OF-516815
Ngày cấp bằng
19/6/17
Số km
18
Động cơ
178,350 Mã lực
Tuổi
39
Giải thích của Chính phủ là luật hiện hành không quy định về chấm dứt quyền sở hữu nhà chung cư, nên các chủ sở hữu đều cho rằng quyền sở hữu là vĩnh viễn. Do đó, họ không di dời, gây khó khăn cho cải tạo, xây mới khi nhà chung cư hết niên hạn sử dụng, không đảm bảo an toàn.

"Cần thiết phải bổ sung quy định thời hạn sử dụng nhà chung cư, cũng như việc xác lập, chấm dứt quyền sở hữu nhà chung cư", tờ trình Chính phủ nêu.

Theo dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi), thời hạn sử dụng nhà chung cư được xác định theo hồ sơ thiết kế và thời gian sử dụng thực tế do cơ quan có thẩm quyền thẩm định, ra kết luận. Chủ sở hữu sẽ phải chấm dứt quyền sở hữu khi nhà chung cư thuộc diện bị phá dỡ. Họ được tiếp tục sử dụng phần diện tích đất có nhà chung cư, nhưng phải nộp kinh phí xây dựng khu mới.
 

meodenminh

Xe điện
Biển số
OF-723782
Ngày cấp bằng
4/4/20
Số km
3,970
Động cơ
236,371 Mã lực
Cái cần cho số lớn người dân thì chọn, hay là chọn phương án bảo về tầng lớp nhiều xèng, khó nhỉ
 

dungsocola

Xe tải
Biển số
OF-368654
Ngày cấp bằng
30/5/15
Số km
210
Động cơ
256,093 Mã lực
Nơi ở
son tay
Em thấy trên trang web của Bộ tài nguyên môi trường đang công bố dự thảo Luật đất đai mới. Thời gian để góp ý không nhiều. Những lần trước em cũng góp ý mà hình như chẳng có ai quan tâm, sau đó thì các vấn đề nảy sinh đều giống như em đã dự đoán và lại có nhu cầu sửa luật.
Lần này hy vọng trên cao đã có quyết tâm lành mạnh, các cụ mợ có thể thoải mái góp ý, vì kiểu gì rồi mọi người ai cũng dính líu đến đất đai ạ.
cụ oi em dang bi vương ve dất đai cụ tư vấn cho em dc ko ah?
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top