- Biển số
- OF-103427
- Ngày cấp bằng
- 19/6/11
- Số km
- 8,316
- Động cơ
- 478,989 Mã lực
Mạn đàm về việc làm sao để xe Suzuki wagon tiết kiệm xăng nhất.
Gần đây rất nhiều cụ than phiền là xe bị hao xăng. Nhưng ko biết lý do.
Với kiến thức hạn hẹp, và văn phong lủng củng... Nhà cháu vẫn "liều mạng"
Chia sẻ. Nếu có gì chưa chuẩn, mong các cụ góp ý và đại xá. Với con xe nhà cháu đã qua hơn 10 năm liên tục sử dụng và trải rất nhiều cung đường đồng bằng cũng như vùng cao phía Bắc. Nhưng định mức từ 4,6 lít đến dưới 7,0L/100km (Tùy thời tiết, tải trọng, chất lượng đường xá và mật độ giao thông)
Sơ đồ cấu tạo của bộ Chế hòa khí động cơ ô tô
Bộ chế hoà khí muốn làm việc tốt thì phải đảm bảo được 5 tiêu chuẩn:
1: chế độ khởi động (kể cả nhiệt độ máy lúc đề pa)
2: chế độ không tải
3: chế độ tải trung bình
4: chế độ toàn tải
5: chế độ tăng tốc
Bởi vậy, một bộ chế hoà khí thường có rất nhiều đường xăng, cùng với các cơ cấu, hệ thống điều chỉnh lượng xăng để phù hợp với chế độ làm việc của động cơ.
Đầu tiên, xăng được chuyển vào buồng phao thông qua ống dẫn đầu vào, và đường dẫn nhiên liệu. Khi khoang chứa đã nạp đầy đến một mức độ nhất định, phao và kim chỉnh van nâng lên và việc nạp nhiên liệu được ngưng lại.
Áp suất của khí quyển sẽ đẩy không khí vào trong bộ chế hòa khí. (Sự chênh lệch áp suất giữa họng khuyết tán và buồng xăng sẽ làm cho xăng phun ra họng hút) nơi mà không khí sẽ được trộn với một lượng xăng thích hợp từ buồng phao để tạo ra hỗn hợp xăng + không khí, tỷ lệ xăng/không khí thông thường vào khoảng 1g xăng/14,7g không khí.
Nếu lượng xăng lớn hơn 1g/14,7g không khí hỗn hợp được gọi là hỗn hợp giàu, (được dùng khi động cơ khởi động hoặc đang tăng ga, tăng tải). Nếu động cơ luôn hoạt động trong trạng thái hỗn hợp giàu lâu, sẽ sinh ra hiện tượng đóng muội đen trong buồng đốt, bugi và ống xã, hiệu suất sử dụng nhiên liệu giảm, "ăn xăng".
Nếu lượng xăng nhỏ hơn 1g/14,7g không khí hỗn hợp được gọi là hỗn hợp nghèo, sinh ra do điều chỉnh các thông số bị sai lệch, các đường nạp xăng bị bẩn hoặc tắt. Nếu động cơ hoạt động trong trạng thái hỗn hợp nghèo công suất giảm, lực moment giảm (động cơ bị yếu) sinh ra hiện tượng đóng trắng trong buồng đốt và bugi.
Lượng nhiên liệu được phun sương sau khi đã hòa trộn với nhau được bướm ga điều chỉnh. Ở trong động cơ xe ô tô, bướm ga được đóng và mở nhờ sự vận hành của bàn đạp tăng tốc.
Đối với phun xăng điện tử: 5 chế độ làm việc đều do ECU (ECM) điều khiển qua các cảm biến.
CHK thì 5 chế độ kể trên đc điều chỉnh bằng tay và mặc định sẵn của nhà sx.
Với CHK thì ko thể điều chỉnh tỷ lệ gió/xăng 14,7:1 ở tất cả các chế độ làm việc của động cơ. Muốn tiết kiệm nhiên liệu thì ta chỉ điều chỉnh tỷ lệ đó ở chế độ trung bình (với SWG ở quãng vòng tua 2.000-2500 tức là chạy số 5 với tốc độ 60-80km/h). Ở chế độ này ta chạy nhiều nhất.
Muốn làm dc điều này:
1/ CHK phải luôn sạch, các đường xăng của chk phải thông
2/ lọc gió phải sạch (để gió vào buồng đốt có áp suất ổn định)
3/ Điều chỉnh vít xăng ko tải (vặn vào) để cho hỗn hợp khí "nghèo".( nhưng máy vẫn nổ dc ổn định khi máy đã nóng).
Như vậy xe sẽ ở trạng thái như sau:
- Khi máy nguội, đề pa bình thường sẽ khó nổ: Ta phải kéo bướm gió (le gió) đóng lại để giảm áp suất gió ở họng hút làm tăng lượng xăng. Khi máy đã nóng, máy đã ổn định thì mở hết bướm gió.
- Trước khi đề pa, mở chìa khóa rồi nhồi ga vài cái để bơm xăng tăng tốc phun ít xăng vào cổ hút trước khi đề pa.
- Hạn chế chạy tốc độ cao trên 90km/h (chế độ toàn tải)
- Hạn chế tăng tốc đột ngột ko cần thiết.
Ghi chú: Khi phải thường xuyên phải chở nặng, chạy đường đồi núi nhiều thì nên nới (vặn ra) vít xăng ko tải ra 1/4 đến 1/2 vòng để làm giàu hỗn hợp giúp động cơ khỏe và nhiệt độ ko lên quá mức qđ
Gần đây rất nhiều cụ than phiền là xe bị hao xăng. Nhưng ko biết lý do.
Với kiến thức hạn hẹp, và văn phong lủng củng... Nhà cháu vẫn "liều mạng"
Chia sẻ. Nếu có gì chưa chuẩn, mong các cụ góp ý và đại xá. Với con xe nhà cháu đã qua hơn 10 năm liên tục sử dụng và trải rất nhiều cung đường đồng bằng cũng như vùng cao phía Bắc. Nhưng định mức từ 4,6 lít đến dưới 7,0L/100km (Tùy thời tiết, tải trọng, chất lượng đường xá và mật độ giao thông)
Sơ đồ cấu tạo của bộ Chế hòa khí động cơ ô tô
Bộ chế hoà khí muốn làm việc tốt thì phải đảm bảo được 5 tiêu chuẩn:
1: chế độ khởi động (kể cả nhiệt độ máy lúc đề pa)
2: chế độ không tải
3: chế độ tải trung bình
4: chế độ toàn tải
5: chế độ tăng tốc
Bởi vậy, một bộ chế hoà khí thường có rất nhiều đường xăng, cùng với các cơ cấu, hệ thống điều chỉnh lượng xăng để phù hợp với chế độ làm việc của động cơ.
Đầu tiên, xăng được chuyển vào buồng phao thông qua ống dẫn đầu vào, và đường dẫn nhiên liệu. Khi khoang chứa đã nạp đầy đến một mức độ nhất định, phao và kim chỉnh van nâng lên và việc nạp nhiên liệu được ngưng lại.
Áp suất của khí quyển sẽ đẩy không khí vào trong bộ chế hòa khí. (Sự chênh lệch áp suất giữa họng khuyết tán và buồng xăng sẽ làm cho xăng phun ra họng hút) nơi mà không khí sẽ được trộn với một lượng xăng thích hợp từ buồng phao để tạo ra hỗn hợp xăng + không khí, tỷ lệ xăng/không khí thông thường vào khoảng 1g xăng/14,7g không khí.
Nếu lượng xăng lớn hơn 1g/14,7g không khí hỗn hợp được gọi là hỗn hợp giàu, (được dùng khi động cơ khởi động hoặc đang tăng ga, tăng tải). Nếu động cơ luôn hoạt động trong trạng thái hỗn hợp giàu lâu, sẽ sinh ra hiện tượng đóng muội đen trong buồng đốt, bugi và ống xã, hiệu suất sử dụng nhiên liệu giảm, "ăn xăng".
Nếu lượng xăng nhỏ hơn 1g/14,7g không khí hỗn hợp được gọi là hỗn hợp nghèo, sinh ra do điều chỉnh các thông số bị sai lệch, các đường nạp xăng bị bẩn hoặc tắt. Nếu động cơ hoạt động trong trạng thái hỗn hợp nghèo công suất giảm, lực moment giảm (động cơ bị yếu) sinh ra hiện tượng đóng trắng trong buồng đốt và bugi.
Lượng nhiên liệu được phun sương sau khi đã hòa trộn với nhau được bướm ga điều chỉnh. Ở trong động cơ xe ô tô, bướm ga được đóng và mở nhờ sự vận hành của bàn đạp tăng tốc.
Đối với phun xăng điện tử: 5 chế độ làm việc đều do ECU (ECM) điều khiển qua các cảm biến.
CHK thì 5 chế độ kể trên đc điều chỉnh bằng tay và mặc định sẵn của nhà sx.
Với CHK thì ko thể điều chỉnh tỷ lệ gió/xăng 14,7:1 ở tất cả các chế độ làm việc của động cơ. Muốn tiết kiệm nhiên liệu thì ta chỉ điều chỉnh tỷ lệ đó ở chế độ trung bình (với SWG ở quãng vòng tua 2.000-2500 tức là chạy số 5 với tốc độ 60-80km/h). Ở chế độ này ta chạy nhiều nhất.
Muốn làm dc điều này:
1/ CHK phải luôn sạch, các đường xăng của chk phải thông
2/ lọc gió phải sạch (để gió vào buồng đốt có áp suất ổn định)
3/ Điều chỉnh vít xăng ko tải (vặn vào) để cho hỗn hợp khí "nghèo".( nhưng máy vẫn nổ dc ổn định khi máy đã nóng).
Như vậy xe sẽ ở trạng thái như sau:
- Khi máy nguội, đề pa bình thường sẽ khó nổ: Ta phải kéo bướm gió (le gió) đóng lại để giảm áp suất gió ở họng hút làm tăng lượng xăng. Khi máy đã nóng, máy đã ổn định thì mở hết bướm gió.
- Trước khi đề pa, mở chìa khóa rồi nhồi ga vài cái để bơm xăng tăng tốc phun ít xăng vào cổ hút trước khi đề pa.
- Hạn chế chạy tốc độ cao trên 90km/h (chế độ toàn tải)
- Hạn chế tăng tốc đột ngột ko cần thiết.
Ghi chú: Khi phải thường xuyên phải chở nặng, chạy đường đồi núi nhiều thì nên nới (vặn ra) vít xăng ko tải ra 1/4 đến 1/2 vòng để làm giàu hỗn hợp giúp động cơ khỏe và nhiệt độ ko lên quá mức qđ