[Funland] Sung sướng quá, một thế hệ tài năng của nước ta sắp ra đời.

Napolong

Xe điện
Biển số
OF-376965
Ngày cấp bằng
10/8/15
Số km
2,062
Động cơ
1,670,010 Mã lực
Cụ chủ nói khơi khơi vậy.

Một là đề lớp 6 là lớp 6 nào.

Hai là cụ có làm được đúng cách lớp 6 để mà đánh giá độ khó không.

Ba là cụ có biết đến nhà khoa học như thế nào không.

Chứ đừng than ngay. :">
 

Tài mới

Xe tăng
Biển số
OF-82033
Ngày cấp bằng
5/1/11
Số km
1,617
Động cơ
430,112 Mã lực
Các bài toán này, nếu các cháu ôn thi vào lớp 6 các trường Cầu Giấy, Thanh Xuân, Nam Từ Liêm, Ngôi sao, Ac...đã được các trung tâm ôn luyện cho ôn khi học lớp 5. Và chỉ có các trường đấy, khi học lớp 6 sẽ tiếp tục được thầy, cô cho bài tập về nhà dạng này.
Ví dụ đây là 1 bài trong ôn thi học kỳ của nhóc nhà em:
View attachment 7060385
Cái bài của chủ thớt cũng xuất phát từ câu a) 1/2^2 < 1/1*2 thôi cụ ợ. Nhưng nó hack não thêm chút. nói chung không cần thiết, đứa nào thi chuyên thì cần thôi.
 

ate1987

Xe tăng
Biển số
OF-468744
Ngày cấp bằng
8/11/16
Số km
1,723
Động cơ
62,468 Mã lực
Giờ lắm ông lên kêu học toán khó ra đời chả áp dụng được gì :)) chán thật .
 

MaiKN

Xe hơi
Biển số
OF-785119
Ngày cấp bằng
21/7/21
Số km
154
Động cơ
31,712 Mã lực
Các bài toán này, nếu các cháu ôn thi vào lớp 6 các trường Cầu Giấy, Thanh Xuân, Nam Từ Liêm, Ngôi sao, Ac...đã được các trung tâm ôn luyện cho ôn khi học lớp 5. Và chỉ có các trường đấy, khi học lớp 6 sẽ tiếp tục được thầy, cô cho bài tập về nhà dạng này.
Ví dụ đây là 1 bài trong ôn thi học kỳ của nhóc nhà em:
View attachment 7060385
Con cụ học ở đâu thế? Trước bạn nhà mình thi Arch thấy bài thế này ạ.
 

Susu77

Xe tăng
Biển số
OF-707798
Ngày cấp bằng
16/11/19
Số km
1,066
Động cơ
108,561 Mã lực
Nơi ở
Trong nhà
Em đi học cũng khá khẩm môn Toán nhưng giờ càng ngày càng thấy quá ngu khi lúc xưa cắm đầu vào mấy bài Toán Lý khó kinh người. Chẳng để làm gì cả, cuối cùng cũng chỉ lo sao đủ 2 bữa cơm và đếm tiền mong nó dư ra chứ đừng hụt đi mà vẫn hụt liên tục. Việc huấn luyện hs làm nhiều bài khó sẽ tốn nhiều thời gian và trí tuệ của các em. Thay vào đó các con cần có thời gian hoạ động thể thao và học các kỹ năng sinh tồn cũng như chăm sóc người khác.
 

Hangvi

Xe tải
Biển số
OF-804207
Ngày cấp bằng
16/2/22
Số km
320
Động cơ
14,524 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
trách sao ông ck sắp cưới của cháu mua sách toán về học, bảo để sau có con còn kèm nó học, cháu nhìn như này thấy đau đầu quá
 

baocongnghemoi

Xe máy
Biển số
OF-810913
Ngày cấp bằng
15/4/22
Số km
95
Động cơ
7,297 Mã lực
Em ko hiểu các cụ mỉa mai gì nhưng các cụ có biết trẻ em Tây nó còn phải giải những bài toán kinh khủng hơn thế rất nhiều ko?
Trẻ em Nhật, Hàn, Trung còn học toán nặng hơn rất nhiều ko?

Những bài toán nhìn thì ko có vẻ thực tiễn nhưng bản chất toán học là khoa học cơ bản rèn luyện tư duy nên nó trừu tượng như vậy đấy.

Quốc gia thì nghèo nhưng chỉ muốn học hành nhẹ nhàng, ăn chơi nhảy múa, tik tok youtube ...giải trí. Kiếm tiền bằng cách buôn đất, buôn chứng, lừa đảo nhập hàng Tàu về dán mác Việt? Thế thì chỉ có ăn "đồng bằng", "ăn cát" thôi.

Không có ai trên đời này giỏi mà ko phải học lồi mắt ra cả. Ngay cả Tây.

Huyền thoại vừa học vừa chơi là câu chuyện pha ke nhất thế giới được nhồi sọ cho các bậc phụ huynh thiếu hiểu biết của Việt nam.
Đã được nghe trẻ em Tây học nặng hơn trẻ em Việt, nhưng giải quyết những vấn đề đời thường hơn chứ không phải đi giải quyết mổ giun bằng dao mổ khủng long, thôi hầu cụ ý kiến của một bạn trẻ

Bản thân tôi là một học sinh giỏi toán, chuyên toán suốt từ tiểu học đến trung học phổ thông. Nên khi tôi viết bài này, cũng nhận được không ít phản hồi từ phía các bạn học và thầy cô chuyên toán cũ. Song cũng có một số thầy cô, hiểu được cho cái quan điểm của tôi, và họ cũng hiểu điều tôi nói là có sự hợp lý, đứng trên quan điểm muốn giáo dục nước nhà đi lên cho các thế hệ sau của mình, chứ không nhằm chối bỏ quá khứ (tôi đã học toán rất nhiều) và chê bai những gì của Việt Nam (khi tôi sẽ định cư ở nước ngoài).

Chúng ta mất quá nhiều thời gian vào việc: đánh đố nhau giải những bài toán, mà người học không biết ý nghĩa để làm gì, thậm chí cả người ra đề cũng không hiểu ý nghĩa của nó.

Thậm chí ý nghĩa về mặt phát triển tiềm năng khoa học cho trẻ để trở thành nhà nghiên cứu, theo tôi cũng là không cao từ việc giải các bài toán kiểu rập khuôn như vậy, khi khoa học thực thụ thì lại yêu cầu sự tò mò và tính sáng tạo, tính mời.

Tôi từng viết, sự khác biệt của nền khoa học phương Tây, đó chính là: Cách đặt câu hỏi (Research questions).

Câu hỏi là gì là cái luôn được giáo sư tôi yêu cầu trước tiên, chứ không phải là “cắm đầu cắm cổ” vào lập trình, thí nghiệm, giải bài toán.

Cách đặt bài toán không đúng, thì mọi phương pháp giải nó dù trông có vẻ phức tạp đến đâu, kết quả cuối cùng cũng chẳng đi đến đâu. Đề bài không hợp lý, mà ngồi cặm cụi giải, thì hỏi đâu để làm gì đâu.

Chúng ta dạy nhau quá nhiều kỹ năng giải bài tập. Nhưng lại quên dạy nhau kỹ năng “ra đề bài” sao cho hợp lý, có ý nghĩa.

Những bài toán lớn của cuộc sống mỗi người, của cộng đồng xã hội, chúng ta còn loay hoay cũng bởi vì ra đề bài chưa chính xác, đặt câu hỏi chưa chuẩn xác.


Chúng ta làm hùng hục, mà không thực sự hiểu đề bài, không hiểu câu hỏi sẽ dẫn đến điều gì, thì sẽ luôn ở cảnh: đẽo cày giữa đường. Đẽo cày với chính sự nghiệp mỗi người, khi tương lai bất định không nhìn thấy. Đẽo cày với chính những bài toán lớn của xã hội.

Một nền giáo dục văn minh, một nền giáo dục mở, sẽ hướng cá nhân đến việc đặt câu hỏi, đặt câu hỏi với chính những gì được học, được yêu cầu phải học, và đặt câu hỏi cho chính mình. Thay vì là những khuôn phép, áp đặt.

Nam Le's Liberal
Tất nhiên sẽ luôn tồn tại một nhóm các cháu lớp 6 thích hợp với những bài toán như trên, trích một bài báo cũ cho cụ


Vì dạy Toán như vậy, nên ngày này có những kẻ sỉ nhục Toán như Shark Bình


nhưng xét ra cũng có lý phần nào - đấy là cách dạy hàn lâm - giáo dục vị giáo dục, hồi nhỏ đi học hay nói vui với nhau "làm thầy thì không nên đố" :))
 

Vifod

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-804576
Ngày cấp bằng
21/2/22
Số km
386
Động cơ
12,294 Mã lực
Tuổi
39
Xin lỗi các cụ em giật tít hơi sốc tý, nhưng em cũng hơi sốc thật đấy.
Chả là bà chị nhắn tin hỏi bài cho ông cháu học lớp 6, nghe nói năm nay có chương trình cải cách, học khó hơn, nhưng em cũng không nghĩ nó cần ngoắt nghéo đến mức này. Thú thật là em đọc xong thì chịu, hỏi nhờ anh gúc gồ mà phải đọc mãi mới hiểu lời giải, xong đến đoạn gọi điện truyền đạt cho ông cháu, mất gần 30' mà hình như vẫn chưa hiểu lắm. Tóm lại là các cháu lớp 6 mà làm ngon lành mấy bài này thì em rất tin tưởng ở thế hệ tương lai, tầm bác Ngô Bảo Châu chắc đầy rẫy, chả mấy mà vượt lên đầu thế giới.
Loanh quanh mãi rồi, em xin giới thiệu toán lớp 6 để các cụ thưởng lãm.
Bài 8 khoai thật, khi xưa lớp 7 trường chuyên bọn tôi mới phải xử lí dạng này
Nghĩ mà sợ
 

Karestine

Xe máy
Biển số
OF-70267
Ngày cấp bằng
9/8/10
Số km
91
Động cơ
428,564 Mã lực
Nơi ở
Kim Liên
Website
www.maikha.vn
Quan trọng là VN luyện gà để đi thi thố với nhau là chính, cuối cùng lại không phát minh được bằng bọn tư bản, vậy để làm gì ?
 

2bplus

Xe buýt
Biển số
OF-399598
Ngày cấp bằng
4/1/16
Số km
572
Động cơ
237,332 Mã lực
Tuổi
27
Toán cấp 3 của tôi thừa sức học kỹ sư tại Australia

Khanh Huỳnh
Luật sư

Sau này, tôi đã giúp giải bài tập toán cho sinh viên năm tư chuyên ngành Toán ứng dụng ở Mỹ.
Tôi rất thông cảm với những ai không biết tại sao học sinh Việt Nam lại phải học đạo hàm và tích phân. Thậm chí có nhiều người đều có khả năng giải các bài toán này nhưng lại không biết rằng đạo hàm và tích phân là hai phép tính bổ sung cho nhau, cũng như tính cộng và tính trừ.
Tôi thông cảm với họ vì tôi biết đạo hàm và tích phân dùng để làm gì, và tôi có dùng hai thứ này trong công việc.
Đạo hàm là phân chia một cái lớn ra thành rất nhiều phần nhỏ và tích phân là tổng hợp mấy cái phần nhỏ đó lại. Một ứng dụng thông thường nhất là dùng phép tính này để tính diện tích của một mặt gồ ghề. Chẳng hạn như bạn nhìn và khớp gối của con người và bạn phải tính diện tích bề mặt xương đùi nơi tiếp nối với khớp gối, thì bạn phải làm thế nào?
Cách giải quyết là chia nhỏ bề mặt đó ra. Sẽ có chỗ tròn và bạn dùng cách tính diện tích bề mặt hình cầu để tính diện tích đó. Có chỗ sẽ phẳng và bạn dùng cách tính diện tích hình vuông. Phép đạo hàm sẽ giúp cho bạn biết được là chỗ nào nghiêng như thế nào, từ đó biết được là nên dùng cách gì mà tính diện tích của phần đó. Đó là phép đạo hàm. Phép tích phân thì sẽ tổng hợp mấy cái phần nhỏ đó lại, từ đó bạn biết diện tích bề mặt xương đó là bao nhiêu.
>> Đừng ôm đồm dạy tích phân và lượng giác, học sinh còn nhiều điều hữu ích để học
Nếu bạn là một kỹ sư thiết kế khớp gối nhân tạo để thay cho người bệnh thì bạn cần phải biết đạo hàm và tích phân. Đây chỉ là một ví dụ nhỏ thôi, hai phép tính này có rất nhiều ứng dụng khác.
Vấn đề là, sẽ có rất ít người theo ngành kỹ sư. Ở Việt Nam, những người theo ngành này cũng rất ít và người làm các công việc về thiết kế kỹ thuật cao như thế này càng ít hơn. Kết cục là đa phần các em học sinh phổ thông còng lưng giải đạo hàm với tích phân chả bao giờ dùng tới nó.
Trường phổ thông ở Mỹ không dạy đạo hàm, tích phân, không dạy phương trình bậc ba, không dạy hình học không gian cao cấp. Trình độ toán cấp ba Việt Nam của tôi quá thừa cho bậc đại học kỹ sư ở Australia.
Sau khi học thêm năm thứ nhất đại học bách khoa, tôi càng cao tay hơn. Sau này tôi đã giúp giải bài tập toán cho sinh viên năm thứ tư đại học chuyên ngành toán ứng dụng ở Mỹ và dạy kèm toán cho sinh viên thạc sĩ ngành phân tích hệ thống ở Mỹ. Nói ra lắm người Việt Nam ném cho tôi một đống đá, nhưng đó là thực tế, tôi tuyệt nhiên không bịa đặt chút nào.
Thật ra đạo hàm tích phân chỉ nên dạy cho các em đi vào ngành kỹ thuật. Môn Toán năm thứ nhất đại học ở Australia có dạy các phép tính này cùng đồ thị và phương trình bậc ba. Ở Mỹ cũng vậy, nhưng các em học sinh cấp ba có thể đăng ký học các lớp Advanced Placement (AP) để học các kiến thức này nhằm định hướng vào ngành kỹ sư, nếu muốn.
Nguyên nhân vì sao Việt Nam lại dạy toán nhiều quá thì ít ai biết. Tôi từng đọc nhận định rằng chương trình giáo dục hiện đại của Việt Nam có nền móng từ thời xưa,
>> Tôi không hiểu học sinh học tích phân, lượng giác để làm gì?
Người Pháp khi vào nước ta đã mang theo chương trình học có tính đánh đố, hầu như để thải loại một lượng rất lớn người đi học, chỉ lấy đỗ một ít rồi cho những người này làm công chức. Nếu các bạn để ý thì sẽ thấy nhưng dấu vết rơi rớt của người Pháp trong chương trình phổ thông. Phần học về mô men, nguyên tắc mở nút chai (rượu) khiến tôi phát điên vì lúc nhỏ, ở tỉnh nhỏ, tôi nào có thấy chai rượu vang bao giờ, càng không biết gì về cái sự mở nút chai. Vậy mà sách Vật Lý dùng nó như một thứ quen thuộc gần gũi.
Người Việt sau đó tiếp tục dạy cái chương trình nặng như đá đó vì đó là những gì họ biết. Bao năm qua, nhiều thế hệ xuất ngoại rồi trở về, đem theo nhiều kiến thức khác nhau nhưng các kiến thức khoa học cơ bản thì vẫn vậy, thậm chí ngày một nhiều hơn.
Ví dụ như tin học phát triển thì các kiến thức chuyên môn đó cũng tới Việt Nam, đồng thời đem theo các nhu cầu về toán rời rạc (discreet math). Mọi thứ cứ thế thi nhau chất lên lưng các em học sinh, để làm cái gì thì không ai rõ.
Thật ra thì nền tảng kiến thức khoa học cơ bản để học ngành kỹ sư và khoa học khá cao. Với các em học sinh cấp ba thì một số em sẽ cần học nhiều toán hơn các em khác, tùy vào định hướng nghề nghiệp. Một số nước giải quyết vấn đề này bằng cách phân ban học, như là ban A, ban B, ban C, ban D. Có nước định hướng học nghề từ sớm. Có nước cho phép các em học sinh tự chọn lớp học theo định hướng ngành tương lai.
Ở Việt Nam, hình như hướng đi duy nhất mà ngành giáo dục có thử nghiệm là phân ban. Tôi học cấp ba phân ban A nên tôi rõ điều này. Kế hoạch này gần như thất bại khi đại đa số các em học sinh đều chọn theo phân ban A. Như năm tôi học, cả khóa có 65 em tốt nghiệp cấp ba, 14 em học ban C, còn lại học ban A hết.
Trong khi đó, 51 bạn học ban A ngày đó giờ chả mấy người làm nghề kỹ thuật hay khoa học. Thậm chí gần 30 bạn học các ngành kỹ thuật và khoa học ở đại học nhưng ra trường cũng chả mấy ai làm đúng ngành. Nguyên nhân thì như ở trên, ở Việt Nam cơ hội làm việc cho các kỹ sư và nhà khoa học không nhiều.
Nói cách khác, vì lý do kỳ quặc nào đó mà các bậc cha mẹ Việt Nam cứ thích bắt những đứa con học phổ thông phải định hướng khoa học kỹ thuật trong khi cơ hội làm nghề này rất ít. Sau này ban D nổi lên, với Toán, Văn và tiếng Anh, và bỗng trở nên đắt giá vô cùng, bởi nó kết hợp tiếng Anh với Toán, ngôn ngữ của thế giới kết hợp với cái môn được xem là rất thần thánh với người Việt Nam.
>>Nghề nghiệp không liên thông, người 'siêu' Toán cũng khó phát triển
Đã tới lúc ngành giáo dục thử nghiệm một hướng đi khác, đó là cho các em học sinh tự chọn môn học và quan trọng hơn là tự chọn từng học phần. Các học phần toán thì đạo hàm tích phân có thể vào môn "Calculus", ai muốn theo ngành kỹ sư hãy học. Xác suất thống kê nên dành cho các bạn định hướng nghiên cứu sinh học hay kinh tế. Vật lý cũng vậy, điện trở với hiệu điện thế chỉ nên dành cho các bạn học kỹ sư nghiên về lý, như là kỹ sư điện. Còn môn sinh thì quá trình tổng hợp protein chỉ nên dành cho các bạn muốn học y.
Chỉ có tiếng Anh là nên gia tăng học phần, bao gồm các môn nói và nghe. Các môn bắt buộc thật ra nên là Địa lý, Lịch sử, Thể dục, Giáo dục công dân, nhưng dạy vừa đủ thôi.
Ai cũng cần hiểu biết về thời tiết, đất đai để thu xếp cuộc sống. Ai cũng nên hiểu lịch sử để biết nguồn gốc tổ tiên mà yêu nước thương nòi. Quan trọng nhất là ai cũng cần sức khỏe và ai ai cũng cần đạo đức.
Chứ trong 65 bạn học cùng khóa của tôi năm đó, chắc chỉ có tôi là có dùng tới đạo hàm và tích phân.
Độc giả Khanh Huỳnh hiện là luật sư nhiều năm kinh nghiệm, đang sinh sống và làm việc tại Mỹ.

Bậy thật. Học ít như bọn Tây thế này thì sau này sao thành siêu nhân được. Với lại chương trình vừa ít vừa nhẹ thì ai thèm đi học thêm nữa.
 

emily1909

Xe buýt
Biển số
OF-334690
Ngày cấp bằng
14/9/14
Số km
721
Động cơ
286,493 Mã lực
Các bài toán này, nếu các cháu ôn thi vào lớp 6 các trường Cầu Giấy, Thanh Xuân, Nam Từ Liêm, Ngôi sao, Ac...đã được các trung tâm ôn luyện cho ôn khi học lớp 5. Và chỉ có các trường đấy, khi học lớp 6 sẽ tiếp tục được thầy, cô cho bài tập về nhà dạng này.
Ví dụ đây là 1 bài trong ôn thi học kỳ của nhóc nhà em:
View attachment 7060385
Tính hợp lý là gì vậy cụ? Em trước học chuyên toán mà chưa nghe thấy bao giờ.
 

Vifod

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-804576
Ngày cấp bằng
21/2/22
Số km
386
Động cơ
12,294 Mã lực
Tuổi
39
Bao giờ học sinh phổ thông được thong dong học ngày 1 2 tiếng, còn lại đi câu cá, thả diều nhỉ...
Ai trông bọn nó
Xã hội bất an
Người lớn quá bận rộn
Thôi thì cứ bắt bọn nó trong nhà, bắt đi học thêm là ổn
Thằng em bên cạnh nhà, đang bàn với tôi, lớp 6 cho 2 đứa nhỏ (nhà tôi và nhà nó) vào trường chuyên học, tôi từ chối luôn "thằng bé nhà a không chịu nổi áp lực trường chuyên đâu". Cậu ấy đang là cây toán của lớp, của trường Tiểu Học
 

khongaisat

Xe tải
Biển số
OF-28446
Ngày cấp bằng
5/2/09
Số km
388
Động cơ
487,219 Mã lực
Cái bài của chủ thớt cũng xuất phát từ câu a) 1/2^2 < 1/1*2 thôi cụ ợ. Nhưng nó hack não thêm chút. nói chung không cần thiết, đứa nào thi chuyên thì cần thôi.
Em chỉ ví dụ để thấy rằng các bài dạng mà chủ thớt nêu thì sẽ là không quá khó đối với các em đã được luyện tập ôn thi vào 6 trường top thôi
 

le_petit

Xe tăng
Biển số
OF-474710
Ngày cấp bằng
3/12/16
Số km
1,772
Động cơ
222,649 Mã lực
Con nhóc nhà tôi chuẩn bị tốt nghiệp lớp 5, mấy bài này nó giải ko cần nháp, nó còn bảo sao toán 6 dễ thế (tôi học ĐH rồi mà ko giải được đâu!).
 
Chỉnh sửa cuối:

vihali

Xe container
Biển số
OF-14218
Ngày cấp bằng
23/3/08
Số km
7,786
Động cơ
8,910 Mã lực
Như vậy cần có chương trình đặc biệt để tổ chức dạy và học riêng. Vấn đề này hiện nay chưa thể thực hiện đại trà được. Điểm nữa là CMHS không chịu, sẽ không ai cho con mình chỉ tham gia học chương trình chuẩn hết (hoặc bộ phận rất ít). học theo chuẩn họ sợ thua thiệt. Rồi lại đua nhau học thêm chương trình đặc biệt kia dù trường không dạy.
Chính là đội tuyển đó cụ, trường nào cũng có. Hoặc hs đó thi vào các trường chuyên, trường cao hơn.

Mà ở đây, em với cụ đang chốt ở phổ thông thì cái chuẩn nó chung cho toàn quốc. Cái chuẩn đó rất dễ. Ai hài lòng thì dừng ở đó là đạt. Tuy nhiên, vì đạt là 5 nên mọi người nghĩ con kém, thế nên phải đi học thêm nặng.

Đã được nghe trẻ em Tây học nặng hơn trẻ em Việt, nhưng giải quyết những vấn đề đời thường hơn chứ không phải đi giải quyết mổ giun bằng dao mổ khủng long, thôi hầu cụ ý kiến của một bạn trẻ



Tất nhiên sẽ luôn tồn tại một nhóm các cháu lớp 6 thích hợp với những bài toán như trên, trích một bài báo cũ cho cụ


Vì dạy Toán như vậy, nên ngày này có những kẻ sỉ nhục Toán như Shark Bình


nhưng xét ra cũng có lý phần nào - đấy là cách dạy hàn lâm - giáo dục vị giáo dục, hồi nhỏ đi học hay nói vui với nhau "làm thầy thì không nên đố" :))
Lần theo bài báo cụ gửi ở trên, em thấy về cậu Đăng này. Em dạy lớp cử nhân tài năng toán, cậu này không nói một câu tiếng Anh, suốt ngày nằm dài ngủ. Bảo cậu ấy đi học tiếng Anh đi nhưng em bảo học gì cũng không vào.

Sau này còn có Ngô Thế Hoàn, 2 HCV IMO, vất vưởng mãi rồi các thầy cũng kết nối cho 1 suất đi Hong Kong, giờ chả biết đâu rồi.

Giờ em cũng gặp nhiều bạn trượt vòng 2, bị trả về lớp, mất cân bằng, chán chường vì kiến thức 1 học kì của nhiều môn, ko dễ gì học được, có chăng học quáng quàng công thức để làm bt cho qua các kì thi chứ ko được thấm các bài giảng hàng tuần.

Các bạn kể trên như kiểu bị nghiện các bài toán hóc búa mà quên mất các bài toán cơ bản của một con người bình thường.

Và các cụ có thấy ta học khó thế, vậy mà toán học của ta có gì ngoài 1 Fields của GS NBC? Khoa học của ta bằng 0. Ta còn nghèo thì học toán sao cho còn làm được khoa học ứng dụng, cho đất nước giàu có lên đã, chứ toán (khoa học) fantasy là của bọn giàu. Đừng huyễn hoặc hs ta giỏi nhờ mấy bài toán phổ thông lắt léo vì những bài toán đó, ta cũng thuổng của tây thôi, vài cá nhân học theo cho thoả chí tò mò còn được chứ bắt hs cả nước học toán hại não thì ngay cả tây cũng ko làm thế.

Cũng may chtr toán mới cũng đã ít nhiều thay đổi, mang hơi thở cuộc sống hơn.
 
Chỉnh sửa cuối:

nguyenhuy2210

Xe điện
Biển số
OF-175299
Ngày cấp bằng
5/1/13
Số km
2,177
Động cơ
-339,806 Mã lực
Xin lỗi các cụ em giật tít hơi sốc tý, nhưng em cũng hơi sốc thật đấy.
Chả là bà chị nhắn tin hỏi bài cho ông cháu học lớp 6, nghe nói năm nay có chương trình cải cách, học khó hơn, nhưng em cũng không nghĩ nó cần ngoắt nghéo đến mức này. Thú thật là em đọc xong thì chịu, hỏi nhờ anh gúc gồ mà phải đọc mãi mới hiểu lời giải, xong đến đoạn gọi điện truyền đạt cho ông cháu, mất gần 30' mà hình như vẫn chưa hiểu lắm. Tóm lại là các cháu lớp 6 mà làm ngon lành mấy bài này thì em rất tin tưởng ở thế hệ tương lai, tầm bác Ngô Bảo Châu chắc đầy rẫy, chả mấy mà vượt lên đầu thế giới.
Loanh quanh mãi rồi, em xin giới thiệu toán lớp 6 để các cụ thưởng lãm.
E nhớ là lên lớp 10 mới chiến các bài kiểu này hoặc lớp 9 theo pp quy nạp. Lớp 7 e còn làm sai mâý bài như kiểu |-2| + 1. Lên cấp 3 e là hsg toán tỉnh ạ,
 

Shoptot102

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-795231
Ngày cấp bằng
30/10/21
Số km
1,564
Động cơ
35,416 Mã lực
Tuổi
44
Có nhà nghiên cứu xã hội nào đó đã nói 90% các cháu khi vào đời không sử dụng những bài toán như trên vào đời sống.

Giáo dục Việt vẫn mãi luẩn quẩn lối giáo dục hàn lâm, học để học ... và những người giỏi là những người có trí nhớ tốt.
Cấc cụ thế nào thì em ko biết chứ em chả dùng tý gì, trừ bản cửu chương đi chợ mua rau muống. Học cho lắm đạo hàm tích phân tổ hợp chỉnh hợp làm cái của nợ gì ko biết. Chỉ khổ bọn trẻ.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top