[Funland] Sung sướng quá, một thế hệ tài năng của nước ta sắp ra đời.

tienlong

Xe buýt
Biển số
OF-550929
Ngày cấp bằng
17/1/18
Số km
964
Động cơ
165,508 Mã lực
Đó là cụ ko quen thôi, Toán học nó phải thế, nói thật với cụ là bài 8.a lớp 5 em cũng giải được, các câu kia cũng tương tự. E học lớp 5 là năm 1995.
A = 1/2^2 (1 + 1/2^2 + 1/3^2 + … + 1/50^2)
<=> A < 1/2^2 (1 + 1/1.2 + 1/2.3 + …. + 1/49.50)
<=> A < 1/2^2 (1 + 1/1 - 1/2 + 1/2 - 1/3 + … + 1/49 - 1/50)
<=> A < 1/2^2 (1 +1 - 1/50) < 1/2^2 . 2 = 1/2.
 

tienlong

Xe buýt
Biển số
OF-550929
Ngày cấp bằng
17/1/18
Số km
964
Động cơ
165,508 Mã lực
Lớp 5 nào đã học số mũ tự nhiên thế :))
Học vẹt thì sẽ thành quen thôi. Y như hồi xưa 1990s luyện thi vào Ams và CVA. Tưởng đề khó hóa ra toàn kiến thức năm sau đưa vào. Nhắc đến GD lại muôn chởi
Thế cụ chưa biết bài toán lớp 5 nổi tiếng khi học đội tuyển năm 1995 là bài này rồi.
Tính A.
A = 1/1.2 + 1/2.3 + 1/3.4 + … + 1/99.100
 
Chỉnh sửa cuối:

tienlong

Xe buýt
Biển số
OF-550929
Ngày cấp bằng
17/1/18
Số km
964
Động cơ
165,508 Mã lực
Câu trên là 1/99.100 nhé. Em đang chat điện thoại với các cụ mấy còm vừa rồi nên viết sai
 

kuhon

Xe tải
Biển số
OF-153086
Ngày cấp bằng
18/8/12
Số km
207
Động cơ
359,260 Mã lực
Thực tế để làm và hiểu được các dạng toán này thì phải nắm 1)chắc các kiến thức cơ bản của toán học và 2) đã làm quen dạng toán --> cái này là học mẹo, hoặc hiểu rất sâu & kỹ lý thuyết cơ bản + vận dụng linh hoat --> cái này theo em là tư duy toán học.
Do đó chia ra làm 2 đối tượng học sinh là giải thụ động và giải chủ động từ đó hình thành tư duy khác nhau, cách xử lý vấn đề khác nhau và thành công khác nhau.
F1 nhà e cũng học lớp 6 e yêu cầu đầu tiên nắm đc lý thuyết và vận dụng làm bài, vậy mà vẫn lơ mơ... 😃
 

tienlong

Xe buýt
Biển số
OF-550929
Ngày cấp bằng
17/1/18
Số km
964
Động cơ
165,508 Mã lực
Em đang lái xe, tắc đường trên VĐ3 vào còm với các cụ. Ý em là Toán học nó phải thế, sẽ có bài dễ, bài trung bình, bài khó… Chẳng nhẽ cứ học/ giải các bài dễ…
26DBDF8F-68CD-4776-9A0F-CBBE67559535.jpeg
 
Chỉnh sửa cuối:

xedaprach

Xe điện
Biển số
OF-76843
Ngày cấp bằng
2/11/10
Số km
2,617
Động cơ
88,148 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em đang lái xe, tắc đường trên VĐ3 vào còm với các cụ. Ý em là Toán học nó phải thế, sẽ có bài dễ, bài trung bình, bài khó… Chẳng nhẽ cứ học/ giải các bài dễ…
View attachment 7062812
Tập trung lái đi cụ ơi, cẩn thận ko hích nhẹ cái thì lại thêm tắc đó.
 

xedaprach

Xe điện
Biển số
OF-76843
Ngày cấp bằng
2/11/10
Số km
2,617
Động cơ
88,148 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Ngồi chém gió với một ông anh, em xin đưa thêm một quan điểm mới để các cụ cùng chém.
Đại ý là VN cho các dạng đề khó, học khó hơn là muốn đào tạo về chiều sâu, muốn tìm ra các nhân tài nổi bật để sử dụng. Nguyên nhân là do VN còn nghèo, không đủ điều kiện để đào tạo về bề rộng, học đều, học nhiều các môn như các nước phát triển phương tây khác.
Cái ý này nó cũng hơi giống như ý cụ nào trên nói là VN hay thích giải toán vì nó đơn giản và rẻ tiền, chỉ 1 cái bút và 1 tờ giấy là có thể dùng được, phù hợp với điều kiện của VN
Mong các cụ chém nhẹ tay cho.
 

Bito9999

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-796154
Ngày cấp bằng
9/11/21
Số km
1,266
Động cơ
59,902 Mã lực
Xin lỗi các cụ em giật tít hơi sốc tý, nhưng em cũng hơi sốc thật đấy.
Chả là bà chị nhắn tin hỏi bài cho ông cháu học lớp 6, nghe nói năm nay có chương trình cải cách, học khó hơn, nhưng em cũng không nghĩ nó cần ngoắt nghéo đến mức này. Thú thật là em đọc xong thì chịu, hỏi nhờ anh gúc gồ mà phải đọc mãi mới hiểu lời giải, xong đến đoạn gọi điện truyền đạt cho ông cháu, mất gần 30' mà hình như vẫn chưa hiểu lắm. Tóm lại là các cháu lớp 6 mà làm ngon lành mấy bài này thì em rất tin tưởng ở thế hệ tương lai, tầm bác Ngô Bảo Châu chắc đầy rẫy, chả mấy mà vượt lên đầu thế giới.
Loanh quanh mãi rồi, em xin giới thiệu toán lớp 6 để các cụ thưởng lãm.
Thật ra em thấy mấy toán này không khó. Nhưng vấn đề ở đây (phổ biến và hiện nay các trường dân lập như Archimes, LTV áp dụng nặng nề để nuôi gà thành tích..) là:
- Dạy các con giải như 1 công thức: nghĩa là gặp bài dạng này thì áp dạng này ...vào . Như 1 con vẹt. - Cho nên giỏi toán chỉ cần giỏi kỹ năng ghi nhớ dạng bài là gặp đề auto giải được. Trước đây mình đi học và thi đại học y như vậy, học thuộc hết các thể loại bài, thi auto toàn 26.27/ 30 điểm cả.
- Tất cả quên mất mục đích ban đầu môn toán là rèn cho học kinh kỹ năng tư duy logic để giải quyết vấn đề. (tiếng anh em thấy họ ghi là solve problem - giải bài toán.). Ví dụ cho 1 bài toán như này, thay vì dạy cách học sinh tách làm phân số như 1 con vẹt và mỗi gặp dạng bài này tìm các áp dụng (nghĩ là chỉ cần NHỚ dạng bài là được ) thì họ phải dạy cách tư duy làm thế nào để giải bài này:
+ 1 dãy số dài như thế này không thế nào cộng đơn thuần ra kết quả.
+ làm thế nào để thu gọn dãy này lại để tính ra kết quả nhanh nhất
+ để thu gọn kết quả thì phải làm thế nào để các số nó triệt tiêu nhau, hay các nào, chia, nhân, đặt ẩn vv....
+ để triệt tiêu nhau thì tách thành các số cộng trừ lẫn như thế nào...
Tạo thành 1 thói quen giải quyết các vấn đề, dù bất cứ vấn đề nào cũng dùng tư duy logic.
...............em nghĩ như vậy mới là cái cần dạy học sinh. Chứ không phải là dạy cho nó 1 lần cách giải và NHỚ cách đó, lần sau gặp là lấy cách đó ra để giải (như hiện nay).
 
Chỉnh sửa cuối:

Bito9999

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-796154
Ngày cấp bằng
9/11/21
Số km
1,266
Động cơ
59,902 Mã lực
Ngồi chém gió với một ông anh, em xin đưa thêm một quan điểm mới để các cụ cùng chém.
Đại ý là VN cho các dạng đề khó, học khó hơn là muốn đào tạo về chiều sâu, muốn tìm ra các nhân tài nổi bật để sử dụng. Nguyên nhân là do VN còn nghèo, không đủ điều kiện để đào tạo về bề rộng, học đều, học nhiều các môn như các nước phát triển phương tây khác.
Cái ý này nó cũng hơi giống như ý cụ nào trên nói là VN hay thích giải toán vì nó đơn giản và rẻ tiền, chỉ 1 cái bút và 1 tờ giấy là có thể dùng được, phù hợp với điều kiện của VN
Mong các cụ chém nhẹ tay cho.
thật ra muốn giàu mạnh thì tư duy vậy không đúng, học toán khó để hành nhau chứ có dạy tư duy logic thật sự đâu, nhân tài nổi bật cũng sẽ chỉ ở dạng toán học, như chứ không phải để áp dụng phát triển kinh tế.
Mà cái chính là năng suất lao động, mà năng suất lao động đến từ sự kỷ luật, trách nhiệm và cải tiến, sáng tạo. Cái này ở VN thì lại thiếu trầm trọng.
 
Chỉnh sửa cuối:

Bống đáng yêu

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-756618
Ngày cấp bằng
6/1/21
Số km
799
Động cơ
58,549 Mã lực
Tuổi
37
Thật ra em thấy mấy toán này không khó. Nhưng vấn đề ở đây (và hiện nay các trường dân lập như Archimes, LTV..) là:
- Dạy các con giải như 1 công thức: nghĩa là gặp bài dạng này thì áp dạng này ...vào . Như 1 con vẹt. - Cho nên giỏi toán chỉ cần giỏi kỹ năng ghi nhớ dạng bài là gặp đề auto giải được. Trước đây mình đi học và thi đại học y như vậy, học thuộc hết các thể loại bài, thi auto toàn 26.27/ 30 điểm cả.
- Tất cả quên mất mục đích ban đầu môn toán là rèn cho học kinh kỹ năng tư duy logic để giải quyết vấn đề. (tiếng anh em thấy họ ghi là solve problem - giải bài toán.). Ví dụ cho 1 bài toán như này, thay vì dạy cách học sinh tách làm phân số như 1 con vẹt và mỗi gặp dạng bài này tìm các áp dụng (nghĩ là chỉ cần NHỚ dạng bài là được ) thì họ phải dạy cách tư duy làm thế nào để giải bài này:
+ 1 dãy số dài như thế này không thế nào cộng đơn thuần ra kết quả.
+ làm thế nào để thu gọn dãy này lại để tính ra kết quả nhanh nhất
+ để thu gọn kết quả thì phải làm thế nào để các số nó triệt tiêu nhau, hay các nào, chia, nhân, đặt ẩn vv....
+ để triệt tiêu nhau thì tách thành các số cộng trừ lẫn như thế nào...
Tạo thành 1 thói quen giải quyết các vấn đề, dù bất cứ vấn đề nào cũng dùng tư duy logic.
...............em nghĩ như vậy mới là cái cần dạy học sinh. Chứ không phải là dạy cho nó 1 lần cách giải và NHỚ cách đó, lần sau gặp là lấy cách đó ra để giải (như hiện nay).
Em đố cụ đào tạo theo cách của cụ mà các cháu được giải tỉnh, giải quốc gia đấy.
Giải tiếng Anh, cứ cầy cuốc nhiều là sẽ có. Giải toán thì hoàn toàn ăn nhau ở tư duy. Nếu cụ đã từng qua môi trường chuyên chọn, đội tuyển. Cụ sẽ hiểu có những khoảng cách tư duy không thể san lấp. Không phải học nhiều là giỏi đâu ạ.
 

--Lamborghini--

Xe cút kít
Biển số
OF-110827
Ngày cấp bằng
29/8/11
Số km
15,240
Động cơ
566,821 Mã lực
Con em gặp bài dạng này em cho bỏ luôn ko cần làm vì biết làm chả có ích gì:)
Thực ra theo e nghĩ có ích hay không cũng khó nói và khó đánh giá.
Quan trọng GD của ta cứ luẩn quẩn cải cách này đến cải cách khác mà cuối cùng nó nát như tương.
GD phải tạo ra một mức chung cho toàn xã hội nhưng vẫn có những chỗ cho những ng muốn nghiên cứu chuyên sâu, nghiên cứu chuyên sâu hay bắt đầu đi đào sâu hơn thì cái này tùy theo họ.
Chứ mấy bài toán này mà sử dụng trong giảng dậy đại chà này không khác đánh đố nhau và nó quá khó với học sinh lớp 6.
Còn nó sử dụng trong các lớp định hướng chuyên toán hoặc mang tính chất dành cho các cháu đam mê với toán học thì ok.
Cũng cần phải nói toán học là một môn nền tảng của tất cả các ngành khác, nói cách khác từ nó mới có các ngành khác kể cả nghiên cứu.
Thường thì giỏi toán thì khả năng tư duy cũng rất tốt.
Tư duy tốt thì làm gì cũng sẽ hơn người khác.
Còn nếu chỉ thiên về làm việc thì tư duy tốt cho lập trình viên mà nghề này hiện tại và tương lại cũng khá hót.
 

thanhhuan1509

Xe tải
Biển số
OF-692932
Ngày cấp bằng
30/7/19
Số km
319
Động cơ
104,179 Mã lực
Tuổi
36
Cụ chuẩn.
Mấy bài kiểu này nó đều có bài mẫu theo dạng bài, trước con em học lớp 6 thỉnh thoảng cũng có bài này, em lên mạng xem mấy bài mẫu là tìm được cách giải. Nhưng vì khi con em hỏi: tại sao bố lại biết là đặt thế lọ, bớt thế chai để làm được như thế thì em chịu nên từ đấy em bảo con bỏ luôn. Giống như ngày xưa học mấy bài tích phân mũ ấy, đầu tiên tưởng mấy đứa thi học sinh giỏi nó cao siêu lắm ( nói bọn trường em thôi) hoá ra thì cũng chỉ là nhỡ dạng bài. Em hỏi vặn

thế những bài toán đó có tác dụng gì trong đời sống thì ông thầy cũng không giải thích được, cứ bảo là cứ biết giải như thế thì cứ thế đi. Mãi sau này vào học năm 3 học chuyên ngành kĩ thuật thì em mới biết tác dụng của các bài phương trình mũ, hay tích phân đường mặt. Mà bây giờ sau khi bỏ sang làm kinh doanh em cũng quên tiệt.
Thật ra theo em nên có những bài như thế nhưng trong chương trình thi học sinh giỏi, những em nào đã đạt 8 điểm rồi thì nếu có đam mê nghiên cứu, tìm tòi thì lấy thêm 2 điểm cho đủ 10.
Môi trường giáo dục nhiều em khác nhau nhiều sở thích, nên cũng nên coi nó là " chuyên sâu" cho mấy em yêu toán học.
Nhưng nói đi thì nói lại: Nếu GD ta coi 8đ là giỏi thì nhiều trường, nhiều sở ban ngành ép các em phải đạt được 10đ thì mới là OK. Vô tình chúng ta ép các em thành cá mè 1 lứa, mà kg thể nào phân tích ra thế mạnh, năng khiếu sở thích của từng em để có hướng đi tốt sau này. và nó tạo áp lực học tập, thành tích lên các em và gia đình.
 

Bito9999

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-796154
Ngày cấp bằng
9/11/21
Số km
1,266
Động cơ
59,902 Mã lực
Em đố cụ đào tạo theo cách của cụ mà các cháu được giải tỉnh, giải quốc gia đấy.
Giải tiếng Anh, cứ cầy cuốc nhiều là sẽ có. Giải toán thì hoàn toàn ăn nhau ở tư duy. Nếu cụ đã từng qua môi trường chuyên chọn, đội tuyển. Cụ sẽ hiểu có những khoảng cách tư duy không thể san lấp. Không phải học nhiều là giỏi đâu ạ.
em cũng chuyên toán đây ạ.
Công nhận để đạt đỉnh cao thì có những học sinh tố chất tư duy giỏi thực sự. Nhưng số đó rất ít, rất rất ít và xếp riêng.
Cái chính là đây đang nói mức phổ thông, chắc chiếm đến > 90% số học sinh đang học. và giáo dục chỉ cần nhuần nhuyễn kỹ năng tư duy logic căn bản chứ không cần làm bài cao siêu và khó làm gì. Nhưng hiện nay quá nặng về ghi NHỚ hơn là tư duy.
Còn tuỳ theo mục đích như nào: nếu có những học sinh giỏi thật sự thì vẫn bồi dưỡng để thi giải quốc gia này nọ, đâu có sai. Còn nếu mục đích học phổ thông mà cho mấy toán khó thế này với tuổi các cháu thì quá bất ổn.
 
Chỉnh sửa cuối:

Napolong

Xe điện
Biển số
OF-376965
Ngày cấp bằng
10/8/15
Số km
2,058
Động cơ
1,672,654 Mã lực
Tiện cụ xedaprach nhiệt tình kéo chủ đề đến đây, và các cụ, cứ nêu quan điểm càng nhiều, càng tốt, vì chính điều đó giúp cho xã hội thấy phhs có ổn không, trong vai trò thúc đẩy giáo dục.

Mây năm rồi, các vấn đề được xới nhất thường là học nặng, học xa rời thực tiễn, trường chuyên lớp chọn, thi học sinh giỏi, thi đại học, ưu tiên môn học (Toán, Văn, Ngoại ngữ) kiểu như các cụ đang nói ở đây.

Cụ nào làm trong ngành giáo dục lâu năm, có thể nói xem quan điểm Bộ GDDT xem nó có hoang mang như những cái mình hay nghĩ không? Các nhà trường cụ thể? Hay đang phần nhiều là phhs, vốn là những thế hệ sản phẩm của giáo dục có khiếm khuyết trước đây, nhìn bằng hình dung trước đây?

Như cụ gì ở trên ấy ạ, các cháu nhỏ giờ giỏi và tươi tắn hơn bố mẹ nó ngày xưa nhiều. :P
 

Hanoian2021

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-803687
Ngày cấp bằng
8/2/22
Số km
113
Động cơ
10,087 Mã lực
Tuổi
33
Cụ viết có phần đúng, nhưng đúng rất it. Ai cũng hiểu là học thức rất quan trọng. Nhưng nhiều thứ khác còn quan trọng hơn không kém. Tôi khẳng định với Cụ là HS phương tây học rất nhẹ nhàng , rất thoải mái, Học mà chơi, chơi mà học Cụ ạ. Kỹ năng sống, thể chất nó liên quan cả 1 đời người. Tuổi thơ là giá trị căn bản cho mọi ước mơ trong tương lai đc chắp cánh bay lên thành Rồng thành Phượng.. Cụ nhìn lại đám trẻ VN chúng ta hiện có giống 1 lũ gà CN không ? hoặc ngược lại cực kỳ ma giáo, khôn lỏi. Thứ mà trẻ em PT không có nhiều. Đám trẻ PT 13 tuổi đã biết đi kiếm tiền vào cuối tuần hoặc trong kỳ nghỉ. Đám trẻ VN ăn ngủ còn chưa xong, vì vùi đầu mà học những thứ áp dụng không dành cho số đông. Tôi cho nó là giả tạo và là thành tích ảo của người lớn áp đặt .
Con Tôi từ 18, muốn ở với Tôi phải đóng tiền trong phạm vy có thể đấy Cụ ạ. Nó ko có bao nhiêu, nhưng nó thể hiện sự trách nhiệm làm người. Vừa đi học vừa đi làm, chứ lỳ ở đó thì Tôi tống cổ ra đường ngay.
tự cố gắng mà trả tiền học, chúng Tôi chỉ hỗ trợ 1 phần thôi, mặc dù Tôi phảy tay nhẹ nhàng cũng đủ để lo cho nó. Nhưng điều đó sẽ ko bh sảy ra. Bởi Tôi ko muốn biến nó thành 1 kẻ lười biếng và ỷ lại GĐ. Số đông ở PT là vậy rồi, Vừa học kiến thức , vừa phải ra đời để học hỏi và áp dụng trong cuộc sống. Như vậy mới hợp lý hơn là học cho có rồi chẳng bh dùng tới. Phí thời gian và phí tuổi thơ của tụi nhỏ.
Không có phương Tây nào học nhẹ nhàng nếu muốn giỏi cả cụ nhé.
Nhà tôi 3 đời học ở phương Tây đây. Học muốn lồi cmn mắt ra nếu cụ muốn đỗ vào trường top. Còn loại học mà chơi của cụ đi làm thợ điện, thợ nước, nail...

Chỉ cần có trí não bình thường cũng hiểu rằng ko bao giờ có chuyện vừa chơi vừa giỏi được.
 

Napolong

Xe điện
Biển số
OF-376965
Ngày cấp bằng
10/8/15
Số km
2,058
Động cơ
1,672,654 Mã lực
Em đố cụ đào tạo theo cách của cụ mà các cháu được giải tỉnh, giải quốc gia đấy.
Giải tiếng Anh, cứ cầy cuốc nhiều là sẽ có. Giải toán thì hoàn toàn ăn nhau ở tư duy. Nếu cụ đã từng qua môi trường chuyên chọn, đội tuyển. Cụ sẽ hiểu có những khoảng cách tư duy không thể san lấp. Không phải học nhiều là giỏi đâu ạ.
Cụ lại đúng được một phần, môn nào cũng có yếu tố khổ luyện và năng khiếu cả, kể cả thơ văn.

Cày cuốc ra nghìn trang triệu chữ, còn nghệ thuật nó hay, vẫn chỉ vỏn vẹn bốn câu tứ tuyệt mà nặn mãi không ra được.

Toán nó ok, và các anh em của nó, văn, sử địa, thể dục, cũng có giá trị riêng cụ ạ. ;;)
 

Bống đáng yêu

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-756618
Ngày cấp bằng
6/1/21
Số km
799
Động cơ
58,549 Mã lực
Tuổi
37
em cũng chuyên toán đây ạ.
Công nhận để đạt đỉnh cao thì có những học sinh tố chất tư duy giỏi thực sự. Nhưng số đó rất ít, rất rất ít và xếp riêng.
Cái chính là đây đang nói mức phổ thông, chắc chiếm đến > 90% số học sinh đang học. và giáo dục chỉ cần nhuần nhuyễn kỹ năng tư duy logic căn bản chứ không cần làm bài cao siêu và khó làm gì. Nhưng hiện nay quá nặng về ghi NHỚ hơn là tư duy.
Còn tuỳ theo mục đích như nào: nếu có những học sinh giỏi thật sự thì vẫn bồi dưỡng để thi giải quốc gia này nọ, đâu có sai. Còn nếu mục đích học phổ thông mà cho mấy toán khó thế này với tuổi các cháu thì quá bất ổn.
Đề toán như chủ thớt đưa là chương trình chuyên chọn rồi cụ. Phổ thông thì sách giáo khoa là chương trình chung dành cho cả nước, kể cả miền núi hải đảo.

Sẽ không có cách gì để phổ cập hết chương trình này cho toàn học sinh VN vì tư duy của mỗi người có hạn. Nhưng số đông không làm được thì không nên nhìn vào đó rồi bỉ bôi. Bác Bill tuy bỏ học nhưng là bỏ 1 trường đại học hàng đầu thế giới. Để vào đấy ngồi được thôi trình đã ở tầm nào rồi. Bọn đa cấp, dân buôn với người thiếu hiểu biết lại ngụy biện rằng bỏ học mới giàu.
 

Bống đáng yêu

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-756618
Ngày cấp bằng
6/1/21
Số km
799
Động cơ
58,549 Mã lực
Tuổi
37
Cụ lại đúng được một phần, môn nào cũng có yếu tố khổ luyện và năng khiếu cả, kể cả thơ văn.

Cày cuốc ra nghìn trang triệu chữ, còn nghệ thuật nó hay, vẫn chỉ vỏn vẹn bốn câu tứ tuyệt mà nặn mãi không ra được.

Toán nó ok, và các anh em của nó, văn, sử địa, thể dục, cũng có giá trị riêng cụ ạ. ;;)
Tất nhiên, môn nào cũng quan trọng. Nhưng nhà nghèo thì nên giỏi các môn tự nhiên, quốc gia nghèo thì nên đầu tư cho khoa học công nghệ.

2 nhóm cùng xuất thân ở quê. 1 nhóm học y, dược, công nghệ thông tin. 1 nhóm học xã hội nhân văn, báo chí, thể thao, đàn hát... Nhóm nào dễ thoát nghèo hơn? Dễ xin việc hơn?
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top