[Funland] Sung sướng quá, một thế hệ tài năng của nước ta sắp ra đời.

poiuy

Xe ba gác
Biển số
OF-198769
Ngày cấp bằng
17/6/13
Số km
21,752
Động cơ
623,683 Mã lực
Mấy cái này chắc trường chuyên lớp chọn gì đấy chứ SGK làm gì có?
 

Nam Bình 1210

Xe tải
Biển số
OF-410068
Ngày cấp bằng
12/3/16
Số km
429
Động cơ
228,379 Mã lực
Mấy bài này con em lớp 5 làm mãi rồi. Dạng toán thi vào các trường chuyên. Bài này thuộc dạng trung bình thôi, chưa khó. Thi vào 6 Ams, Ngôi sao, Thanh Xuân, Cầu Giấy đầy bài khoai hơn nhiều.
 

burjkhalifa

Xe hơi
Biển số
OF-811005
Ngày cấp bằng
17/4/22
Số km
184
Động cơ
8,458 Mã lực
Nơi ở
Abu Dhabi
Xin lỗi các cụ em giật tít hơi sốc tý, nhưng em cũng hơi sốc thật đấy.
Chả là bà chị nhắn tin hỏi bài cho ông cháu học lớp 6, nghe nói năm nay có chương trình cải cách, học khó hơn, nhưng em cũng không nghĩ nó cần ngoắt nghéo đến mức này. Thú thật là em đọc xong thì chịu, hỏi nhờ anh gúc gồ mà phải đọc mãi mới hiểu lời giải, xong đến đoạn gọi điện truyền đạt cho ông cháu, mất gần 30' mà hình như vẫn chưa hiểu lắm. Tóm lại là các cháu lớp 6 mà làm ngon lành mấy bài này thì em rất tin tưởng ở thế hệ tương lai, tầm bác Ngô Bảo Châu chắc đầy rẫy, chả mấy mà vượt lên đầu thế giới.
Loanh quanh mãi rồi, em xin giới thiệu toán lớp 6 để các cụ thưởng lãm.
Mấy bài này tụi học sinh giỏi, hết lớp 4 là chúng nó làm nhoay nhoáy rồi. Toán này với mấy trường chuyên cấp 1 là xếp diện cơ bản để ăn điểm khi thi vào cấp 2, chưa đc xếp vào bài khó. Còn lớp 6 giờ chúng nó phải cô si với bu nhi a cốp sờ ci rồi.
 
Chỉnh sửa cuối:

Kia_fote

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-99004
Ngày cấp bằng
7/6/11
Số km
2,556
Động cơ
407,644 Mã lực
Bài 9a, êm làm trong phút mốt nhá.
Em tưởng cụ chỉ làm đc những bài kiểu như tạo 1 đường thẳng tưng Ô...A dài 15cm trong 45p chứ nhỉ? Có phút mốt thì gay go quá =))
 

Kia_fote

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-99004
Ngày cấp bằng
7/6/11
Số km
2,556
Động cơ
407,644 Mã lực
Xưa em cũng thi toán lý hsg mà giờ thấy có tác dụng gì mấy cái đó đâu :( Vẫn phải chạy Grab kiếm cơm thôi :((
Trong khi kỹ năng cụ cần là bảo dưỡng xe máy, cách chạy xe và rành rẽ đường xá, cũng như kỹ năng phòng tránh tai nạn, sơ cấp cứu...và phân tích đánh giá khách hàng để tránh rủi ro!
 

dongnat123

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-477830
Ngày cấp bằng
19/12/16
Số km
9,242
Động cơ
272,225 Mã lực
EM nghĩ chương trình nên đưa vào luôn từ mẫu giáo lớn, vì đằng nào cũng thế :))
 

xedaprach

Xe điện
Biển số
OF-76843
Ngày cấp bằng
2/11/10
Số km
2,756
Động cơ
88,919 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Mấy cái này chắc trường chuyên lớp chọn gì đấy chứ SGK làm gì có?
Em quất còm cụ để trả lời một số cụ cũng nói tương tự.
Đây là bài toán trong bộ đề cương ôn thi cuối học kì của lớp 6 trường làng thôi ah. Có thể nó chỉ là bài cuối để từ điểm 9 lên điểm 10, phân loại học sinh giỏi.
Tuy nhiên vấn đề em thấy đây là dạng toán nâng cao với cách giải khá rắc rối không cần thiết phải áp dụng đại trà. Chỉ nên đưa vào các lò luyện gà chọi.
 

Vietex

Xe điện
Biển số
OF-749904
Ngày cấp bằng
14/11/20
Số km
2,316
Động cơ
75,400 Mã lực
Em cũng nghĩ như cụ. Chả khác gì cái trò tổ chức giải đấu thể thao rồi cho mấy cháu gửi đi nước khác luyện dăm năm trời rồi về thi đấu để mong đoạt giải. Sau đó tất cả bảo đó là để kích cầu thể thao... Nhưng thực chất nó chả đúng tẹo nào. Mình nên tổ chức giải của những môn mà nó phù hợp với điều kiện của mình và để khuyến khích nhiều người chơi thì hơn.
Đúng thật, chỉ nên tập trung vào giải cho tất cả mọi người.
 

uchihafuurin

Xe buýt
Biển số
OF-442720
Ngày cấp bằng
4/8/16
Số km
815
Động cơ
327,882 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em quất còm cụ để trả lời một số cụ cũng nói tương tự.
Đây là bài toán trong bộ đề cương ôn thi cuối học kì của lớp 6 trường làng thôi ah. Có thể nó chỉ là bài cuối để từ điểm 9 lên điểm 10, phân loại học sinh giỏi.
Tuy nhiên vấn đề em thấy đây là dạng toán nâng cao với cách giải khá rắc rối không cần thiết phải áp dụng đại trà. Chỉ nên đưa vào các lò luyện gà chọi.
thì chính cụ cũng bẩu nó là bài để phân loại hsg, tức là bài ko đại trà và k ảnh hưởng nhiều đến kết quả mà
 

sinichit52

Xe container
Biển số
OF-101802
Ngày cấp bằng
17/6/11
Số km
5,411
Động cơ
436,350 Mã lực
Em quất còm cụ để trả lời một số cụ cũng nói tương tự.
Đây là bài toán trong bộ đề cương ôn thi cuối học kì của lớp 6 trường làng thôi ah. Có thể nó chỉ là bài cuối để từ điểm 9 lên điểm 10, phân loại học sinh giỏi.
Tuy nhiên vấn đề em thấy đây là dạng toán nâng cao với cách giải khá rắc rối không cần thiết phải áp dụng đại trà. Chỉ nên đưa vào các lò luyện gà chọi.
Con em ngày xưa đi học gặp bài dạng này auto bỏ, nên chưa bao giờ nó được 10 điểm toán. Cơ mà nếu xác định đi chuyên chọn thì phải học cho bằng bạn bằng bè, chứ không vào lớp là sốc toàn tập thôi.
 

vykieu2011

Xe tăng
Biển số
OF-518020
Ngày cấp bằng
24/6/17
Số km
1,122
Động cơ
189,019 Mã lực
Tuổi
43
Nơi ở
Hà đông, hà nội.
các bài dạng này em nhớ năm ngoái có đứa cháu học trường chuyên ở hà đông cho xem bảo đây là bài tập bình thường trên lớp ạ. chú nó thạc sĩ nhìn cũng khiếp. :D
 

Vietex

Xe điện
Biển số
OF-749904
Ngày cấp bằng
14/11/20
Số km
2,316
Động cơ
75,400 Mã lực
Toán lớp 6 ở bển. Khó không các cụ #:-s
View attachment 7060547


Lớp 6 chúng nó đã được dạy khoan, cắt, đục đẽo rồi các cụ ạ. Tự tay làm được cái thớt, cái ghế từ mấy miếng gỗ rồi chứ không như mấy con gà công nghiệp ở xứ mềnh khéo ăn còn phải đút.
Cũng là toán 6 ở bển đây. Đề thi AMC6:
(Ảnh em chụp màn hình nên hơi xấu, các cụ thông cảm)
20220421_083106.jpg

20220421_083435.jpg
 

Bxhung

Xe buýt
Biển số
OF-369745
Ngày cấp bằng
9/6/15
Số km
897
Động cơ
260,398 Mã lực
Nơi ở
Phủ Lạng Thương
Xin lỗi các cụ em giật tít hơi sốc tý, nhưng em cũng hơi sốc thật đấy.
Chả là bà chị nhắn tin hỏi bài cho ông cháu học lớp 6, nghe nói năm nay có chương trình cải cách, học khó hơn, nhưng em cũng không nghĩ nó cần ngoắt nghéo đến mức này. Thú thật là em đọc xong thì chịu, hỏi nhờ anh gúc gồ mà phải đọc mãi mới hiểu lời giải, xong đến đoạn gọi điện truyền đạt cho ông cháu, mất gần 30' mà hình như vẫn chưa hiểu lắm. Tóm lại là các cháu lớp 6 mà làm ngon lành mấy bài này thì em rất tin tưởng ở thế hệ tương lai, tầm bác Ngô Bảo Châu chắc đầy rẫy, chả mấy mà vượt lên đầu thế giới.
Loanh quanh mãi rồi, em xin giới thiệu toán lớp 6 để các cụ thưởng lãm.
Mấy bài này ngày xưa học lớp 8 em mới được học làm.
 

BMW X4

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-809003
Ngày cấp bằng
20/3/22
Số km
4,025
Động cơ
62,323 Mã lực
Tuổi
19
Em tưởng cụ chỉ làm đc những bài kiểu như tạo 1 đường thẳng tưng Ô...A dài 15cm trong 45p chứ nhỉ? Có phút mốt thì gay go quá =))
Xời, phút mốt quả là nhanh, nhưng còn hơn khối anh ọp pơ đấy bác.

Mấy tay đó chém thì tung chời, khi vô việc thì như shjt.
Nguồn: vài mbbg.
 

kduc

Xe lăn
Biển số
OF-5541
Ngày cấp bằng
14/6/07
Số km
10,932
Động cơ
1,605,594 Mã lực
Em thấy bài này bên tàu nhanh, hợp lý:
Toán cấp 3 của tôi thừa sức học kỹ sư tại Australia

Khanh Huỳnh
Luật sư

Sau này, tôi đã giúp giải bài tập toán cho sinh viên năm tư chuyên ngành Toán ứng dụng ở Mỹ.
Tôi rất thông cảm với những ai không biết tại sao học sinh Việt Nam lại phải học đạo hàm và tích phân. Thậm chí có nhiều người đều có khả năng giải các bài toán này nhưng lại không biết rằng đạo hàm và tích phân là hai phép tính bổ sung cho nhau, cũng như tính cộng và tính trừ.
Tôi thông cảm với họ vì tôi biết đạo hàm và tích phân dùng để làm gì, và tôi có dùng hai thứ này trong công việc.
Đạo hàm là phân chia một cái lớn ra thành rất nhiều phần nhỏ và tích phân là tổng hợp mấy cái phần nhỏ đó lại. Một ứng dụng thông thường nhất là dùng phép tính này để tính diện tích của một mặt gồ ghề. Chẳng hạn như bạn nhìn và khớp gối của con người và bạn phải tính diện tích bề mặt xương đùi nơi tiếp nối với khớp gối, thì bạn phải làm thế nào?
Cách giải quyết là chia nhỏ bề mặt đó ra. Sẽ có chỗ tròn và bạn dùng cách tính diện tích bề mặt hình cầu để tính diện tích đó. Có chỗ sẽ phẳng và bạn dùng cách tính diện tích hình vuông. Phép đạo hàm sẽ giúp cho bạn biết được là chỗ nào nghiêng như thế nào, từ đó biết được là nên dùng cách gì mà tính diện tích của phần đó. Đó là phép đạo hàm. Phép tích phân thì sẽ tổng hợp mấy cái phần nhỏ đó lại, từ đó bạn biết diện tích bề mặt xương đó là bao nhiêu.
>> Đừng ôm đồm dạy tích phân và lượng giác, học sinh còn nhiều điều hữu ích để học
Nếu bạn là một kỹ sư thiết kế khớp gối nhân tạo để thay cho người bệnh thì bạn cần phải biết đạo hàm và tích phân. Đây chỉ là một ví dụ nhỏ thôi, hai phép tính này có rất nhiều ứng dụng khác.
Vấn đề là, sẽ có rất ít người theo ngành kỹ sư. Ở Việt Nam, những người theo ngành này cũng rất ít và người làm các công việc về thiết kế kỹ thuật cao như thế này càng ít hơn. Kết cục là đa phần các em học sinh phổ thông còng lưng giải đạo hàm với tích phân chả bao giờ dùng tới nó.
Trường phổ thông ở Mỹ không dạy đạo hàm, tích phân, không dạy phương trình bậc ba, không dạy hình học không gian cao cấp. Trình độ toán cấp ba Việt Nam của tôi quá thừa cho bậc đại học kỹ sư ở Australia.
Sau khi học thêm năm thứ nhất đại học bách khoa, tôi càng cao tay hơn. Sau này tôi đã giúp giải bài tập toán cho sinh viên năm thứ tư đại học chuyên ngành toán ứng dụng ở Mỹ và dạy kèm toán cho sinh viên thạc sĩ ngành phân tích hệ thống ở Mỹ. Nói ra lắm người Việt Nam ném cho tôi một đống đá, nhưng đó là thực tế, tôi tuyệt nhiên không bịa đặt chút nào.
Thật ra đạo hàm tích phân chỉ nên dạy cho các em đi vào ngành kỹ thuật. Môn Toán năm thứ nhất đại học ở Australia có dạy các phép tính này cùng đồ thị và phương trình bậc ba. Ở Mỹ cũng vậy, nhưng các em học sinh cấp ba có thể đăng ký học các lớp Advanced Placement (AP) để học các kiến thức này nhằm định hướng vào ngành kỹ sư, nếu muốn.
Nguyên nhân vì sao Việt Nam lại dạy toán nhiều quá thì ít ai biết. Tôi từng đọc nhận định rằng chương trình giáo dục hiện đại của Việt Nam có nền móng từ thời xưa,
>> Tôi không hiểu học sinh học tích phân, lượng giác để làm gì?
Người Pháp khi vào nước ta đã mang theo chương trình học có tính đánh đố, hầu như để thải loại một lượng rất lớn người đi học, chỉ lấy đỗ một ít rồi cho những người này làm công chức. Nếu các bạn để ý thì sẽ thấy nhưng dấu vết rơi rớt của người Pháp trong chương trình phổ thông. Phần học về mô men, nguyên tắc mở nút chai (rượu) khiến tôi phát điên vì lúc nhỏ, ở tỉnh nhỏ, tôi nào có thấy chai rượu vang bao giờ, càng không biết gì về cái sự mở nút chai. Vậy mà sách Vật Lý dùng nó như một thứ quen thuộc gần gũi.
Người Việt sau đó tiếp tục dạy cái chương trình nặng như đá đó vì đó là những gì họ biết. Bao năm qua, nhiều thế hệ xuất ngoại rồi trở về, đem theo nhiều kiến thức khác nhau nhưng các kiến thức khoa học cơ bản thì vẫn vậy, thậm chí ngày một nhiều hơn.
Ví dụ như tin học phát triển thì các kiến thức chuyên môn đó cũng tới Việt Nam, đồng thời đem theo các nhu cầu về toán rời rạc (discreet math). Mọi thứ cứ thế thi nhau chất lên lưng các em học sinh, để làm cái gì thì không ai rõ.
Thật ra thì nền tảng kiến thức khoa học cơ bản để học ngành kỹ sư và khoa học khá cao. Với các em học sinh cấp ba thì một số em sẽ cần học nhiều toán hơn các em khác, tùy vào định hướng nghề nghiệp. Một số nước giải quyết vấn đề này bằng cách phân ban học, như là ban A, ban B, ban C, ban D. Có nước định hướng học nghề từ sớm. Có nước cho phép các em học sinh tự chọn lớp học theo định hướng ngành tương lai.
Ở Việt Nam, hình như hướng đi duy nhất mà ngành giáo dục có thử nghiệm là phân ban. Tôi học cấp ba phân ban A nên tôi rõ điều này. Kế hoạch này gần như thất bại khi đại đa số các em học sinh đều chọn theo phân ban A. Như năm tôi học, cả khóa có 65 em tốt nghiệp cấp ba, 14 em học ban C, còn lại học ban A hết.
Trong khi đó, 51 bạn học ban A ngày đó giờ chả mấy người làm nghề kỹ thuật hay khoa học. Thậm chí gần 30 bạn học các ngành kỹ thuật và khoa học ở đại học nhưng ra trường cũng chả mấy ai làm đúng ngành. Nguyên nhân thì như ở trên, ở Việt Nam cơ hội làm việc cho các kỹ sư và nhà khoa học không nhiều.
Nói cách khác, vì lý do kỳ quặc nào đó mà các bậc cha mẹ Việt Nam cứ thích bắt những đứa con học phổ thông phải định hướng khoa học kỹ thuật trong khi cơ hội làm nghề này rất ít. Sau này ban D nổi lên, với Toán, Văn và tiếng Anh, và bỗng trở nên đắt giá vô cùng, bởi nó kết hợp tiếng Anh với Toán, ngôn ngữ của thế giới kết hợp với cái môn được xem là rất thần thánh với người Việt Nam.
>>Nghề nghiệp không liên thông, người 'siêu' Toán cũng khó phát triển
Đã tới lúc ngành giáo dục thử nghiệm một hướng đi khác, đó là cho các em học sinh tự chọn môn học và quan trọng hơn là tự chọn từng học phần. Các học phần toán thì đạo hàm tích phân có thể vào môn "Calculus", ai muốn theo ngành kỹ sư hãy học. Xác suất thống kê nên dành cho các bạn định hướng nghiên cứu sinh học hay kinh tế. Vật lý cũng vậy, điện trở với hiệu điện thế chỉ nên dành cho các bạn học kỹ sư nghiên về lý, như là kỹ sư điện. Còn môn sinh thì quá trình tổng hợp protein chỉ nên dành cho các bạn muốn học y.
Chỉ có tiếng Anh là nên gia tăng học phần, bao gồm các môn nói và nghe. Các môn bắt buộc thật ra nên là Địa lý, Lịch sử, Thể dục, Giáo dục công dân, nhưng dạy vừa đủ thôi.
Ai cũng cần hiểu biết về thời tiết, đất đai để thu xếp cuộc sống. Ai cũng nên hiểu lịch sử để biết nguồn gốc tổ tiên mà yêu nước thương nòi. Quan trọng nhất là ai cũng cần sức khỏe và ai ai cũng cần đạo đức.
Chứ trong 65 bạn học cùng khóa của tôi năm đó, chắc chỉ có tôi là có dùng tới đạo hàm và tích phân.
Độc giả Khanh Huỳnh hiện là luật sư nhiều năm kinh nghiệm, đang sinh sống và làm việc tại Mỹ.

 

21fo

Xe buýt
Biển số
OF-802851
Ngày cấp bằng
18/1/22
Số km
683
Động cơ
17,604 Mã lực
Tuổi
37
Có nhà nghiên cứu xã hội nào đó đã nói 90% các cháu khi vào đời không sử dụng những bài toán như trên vào đời sống.

Giáo dục Việt vẫn mãi luẩn quẩn lối giáo dục hàn lâm, học để học ... và những người giỏi là những người có trí nhớ tốt.
nhờ những ng như cụ với nhà nghiên cứu kia nên kinh tế vn mới toàn phân lô bán nền, lừa đảo khắp nơi đấy
ko đi từ khoa học cơ bản, từ giáo dục cơ bản thì lấy đâu khoa học kỹ thuật, hay học đàn ca sáo nhị thì nó ra đc khoa học kỹ thuật, sản xuất công nghiệp, công nghệ lõi ...
 

NNS

Xe trâu
Biển số
OF-4688
Ngày cấp bằng
12/5/07
Số km
34,535
Động cơ
520,367 Mã lực
Em quất còm cụ để trả lời một số cụ cũng nói tương tự.
Đây là bài toán trong bộ đề cương ôn thi cuối học kì của lớp 6 trường làng thôi ah. Có thể nó chỉ là bài cuối để từ điểm 9 lên điểm 10, phân loại học sinh giỏi.
Tuy nhiên vấn đề em thấy đây là dạng toán nâng cao với cách giải khá rắc rối không cần thiết phải áp dụng đại trà. Chỉ nên đưa vào các lò luyện gà chọi.
em ko nhớ rõ trong SGK có dạy dạng toán này ko, nhưng thấy con em lớp 5 học nó giải bình thường, vì trông khùm khoằm thế thôi chứ nó lại thuộc dạng toán ít phải tư duy, trông lằng nhằng nhưng giải ko phải nghĩ ngợi gì đâu. BT trong sgk thì đơn giản, dễ nhìn thấy quy luật phân lô tách thửa để tính, còn toán nâng cao thì nó trông loằng ngoẳng hơn thôi, có gì ghê gớm đâu, dạng này là toán cơ bản trong đề thi mấy trường CLC ở HN thôi
 

vndinh

Xe hơi
Biển số
OF-809952
Ngày cấp bằng
1/4/22
Số km
121
Động cơ
5,003 Mã lực
Bài 8 là các dạng bài chứng minh bất đẳng thức. Trong đề thi, nó chỉ có 1 câu thôi, thường chỉ chiếm 0.5 - 1 điểm trong tổng điểm 10. Bài toán dạng này dùng để phân loại học sinh. Phần lớn các bài khác trong đề đều khá dễ.
Toán học là trò chơi của bộ óc, ai thích chơi thì chơi. Các vấn đề trong cuộc sống còn hóc búa, mơ hồ hơn nhiều mấy bài toán trên. Do đó, mong muốn nhà trường phổ thông phải bắt kịp xã hội là điều vô nghĩa.
 

Vova

Xe container
Biển số
OF-6473
Ngày cấp bằng
28/6/07
Số km
8,253
Động cơ
607,018 Mã lực
thì chính cụ cũng bẩu nó là bài để phân loại hsg, tức là bài ko đại trà và k ảnh hưởng nhiều đến kết quả mà
Thực ra là cụ ý cũng có viết mấy bài đấy để phân loại 9 lên 10. Có nghĩa không làm được mấy bài đấy thì điểm cao nhất là 9. Tuy nhiên em nghĩ nhiều gia đình, phụ huynh và bản thân các em học sinh cũng muốn được 10 để học bạ đẹp.Thế nên vẫn phải học, phải luyện thôi.
 

dichvuflycamhn

Xe buýt
Biển số
OF-809811
Ngày cấp bằng
30/3/22
Số km
666
Động cơ
29,948 Mã lực
Tuổi
36
Có nhà nghiên cứu xã hội nào đó đã nói 90% các cháu khi vào đời không sử dụng những bài toán như trên vào đời sống.

Giáo dục Việt vẫn mãi luẩn quẩn lối giáo dục hàn lâm, học để học ... và những người giỏi là những người có trí nhớ tốt.
Em nghĩ những cái bài toán loằng ngoằng phức tạp thế này em nhìn qua còn thấy ong cả thủ. Có lẽ nên làm 2 cái chương trình, cháu nào thông minh, gia đình kỳ vọng... thì cho vào mấy cái trường chuyên lớp chọn rồi muốn dạy gì thì dạy. Còn lại thì dạy cho các cháu những cái cơ bản là đc rồi.
Những cái vấn đề về sinh tồn, bơi lội... thì thực sự cần thiết lại chẳng dạy. Năm nào cũng thấy đầy cháu học sinh bị đuối nước. Nhiều em 9x đến giờ còn ko biết cách để đốt 1 đống lửa.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top