“Trung Quốc sẽ không cứu được con thuyền kinh tế Nga đang dần chìm", Eswar Prasad, chuyên gia kinh tế thuộc Trường Đại học Cornell của Mỹ nhận định. "Nhưng điều này có thể giúp nó nổi lâu hơn một chút và chìm chậm hơn một chút".
Trong vụ này Trung Quốc nói không tham gia vào cấm vận của Phương Tây… nói là thế nhưng thực chất các công ty trung quốc hay các ngân hàng TQ âm thầm tự rút. Hình dung mà xem doanh số các công ty công nghệ Tq bán và mua với các nước Phương tây + Mỹ lớn hơn cả 100 lần buôn bán với Nga. Bây giờ vi phạm lệnh buôn bán của My ( mặc dù ko phải của LHQ ) nó phạt cho méo mặt như vụ ZTE hay Huawei. =====> bắt buộc các doanh nghiệp TQ phải nghĩ ra “ một lý do chính đáng “ để tạm ngừng kinh doanh với bạn Nga. Ngay cả nhà ta nữa, muốn mua dầu của Nga cũng ko thể mạo hiểm mua đc. Ngày trước Huawei vô tình bán một vài thiết bị cho iran đã khốn khổ khốn nạn với mỹ…. Bây giờ chắc khôn rồi.
“……..
TikTok cũng tiến hành chặn quyền truy cập của 2 kênh truyền thông Nga ở EU. Người phát ngôn của TikTok xác nhận rằng, 2 kênh truyền thông lớn của Nga là Sputnik và RT không thể đăng tải bài viết cho người xem ở EU, người dùng ở EU cũng không thể truy cập vào các trang và nội dung trên TikTok của 2 kênh này. TikTok là mạng xã hội tiếp theo thực hiện các chính sách nhằm hạn chế các hoạt động của truyền thông Nga trên các trang mạng xã hội, sau Facebook, Twitter, YouTube và Microsoft.
Các công ty Trung Quốc “theo chân”?
Trong khi đó, theo CNBC, Mỹ được cho là mong muốn các tập đoàn công nghệ lớn của Trung Quốc như SMIC, Xiaomi, Lenovo… tham gia chiến dịch cấm vận Nga, làm suy yếu khả năng mua công nghệ và linh kiện quan trọng.
70% nguồn cung chip, máy tính, smartphone của Nga là Trung Quốc. Vì thế, các quan chức Mỹ mong đợi các hãng như SMIC, Xiaomi, Lenovo… tuân theo quy định và hạn chế buôn bán công nghệ nhạy cảm có nguồn gốc Mỹ, đặc biệt có liên quan đến lĩnh vực quốc phòng của Nga.
Lệnh cấm của Mỹ với Nga tương tự như cách làm với Huawei năm 2020. Bất kỳ mặt hàng có yếu tố đầu vào của Mỹ, bao gồm phần mềm, thiết kế, đều là đối tượng của lệnh cấm, ngay cả khi sản phẩm làm ra ở nước ngoài. Những doanh nghiệp cố lách luật sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị chặn tiếp cận công nghệ Mỹ.
Các hãng công nghệ Trung Quốc vẫn lệ thuộc vào Mỹ. SMIC tiếp tục sử dụng thiết bị Mỹ, bao gồm Applied Materials ngay cả khi bị Mỹ cho vào danh sách đen năm 2020.
Nếu không làm theo lệnh cấm vận của Mỹ, SMIC có thể nhận lệnh cấm nghiêm khắc hơn, không thể mua được giấy phép sửa chữa linh kiện hay thiết bị mới. Thiệt hại của SMIC cũng làm suy yếu tham vọng trong sản xuất chip của Trung Quốc….”
Đây là sự "mắc kẹt" đối với SMIC, Xiaomi, Lenovo... bởi Trung Quốc lại là quốc gia lên án việc cấm vận “vô căn cứ” với Nga
m-nhipsongdoanhnghiep.cuocsongantoan.vn