- Biển số
- OF-62619
- Ngày cấp bằng
- 23/4/10
- Số km
- 5,654
- Động cơ
- 478,960 Mã lực
- Nơi ở
- Oppa Hoan Kiem style
Ứng dụng công nghệ hiện đại
Có mặt lúc 4 giờ chiều tại Trạm thu mua sữa số 16 của Công ty cổ phần sữa Mộc Châu, đúng lúc các hộ dân cụm khu 70 của thị trấn Mộc Châu đang tấp nập chở sữa tươi đến. Tay thoăn thoắt lấy mẫu sữa thử test nhanh về độ tươi, tỷ trọng sữa, anh Bùi Văn Hạnh, cán bộ thu mua sữa của trạm cho biết: "Hiện, giá sữa đang ở mức ổn định 13.500 đồng/kg sữa. Mỗi ngày trạm nhập sữa hai lần vào 4 giờ sáng và 4 giờ chiều, tính ra với 80 hộ bán sữa, trạm thu mua được 15 tấn/ngày". Ðể bảo đảm nguyên liệu sạch, ngoài việc thử test nhanh, hằng tháng cán bộ KCS của công ty đến kiểm tra tận trang trại các điều kiện vệ sinh môi trường theo quy định, có chế độ thưởng phạt trực tiếp lên sản lượng, chất lượng sữa. Bởi đây là một trong những khâu cần kiểm soát chặt chẽ để bảo đảm nguồn nguyên liệu sạch cho nhà máy chế biến sữa.
Vừa cân sữa xong, anh Trần Văn Khương (ở cụm khu 70, thị trấn nông trường Mộc Châu) cũng vui vẻ góp chuyện, anh kể: Hiện, gia đình anh nuôi 32 con bò, mỗi ngày vắt được hơn 300 kg sữa, trừ chi phí 50%, cũng bỏ túi cả triệu đồng". Vậy anh thấy nuôi bò sữa có khó không? - Chúng tôi băn khoăn hỏi. Anh cười, nói vanh vách toàn bộ quy trình chăn nuôi, từ chọn mua con giống đến sử dụng thức ăn, kỹ thuật vắt sữa, bảo quản sữa cho tới khi đưa bán... Tất cả những điều này anh đều được đội kỹ thuật của công ty hướng dẫn một cách bài bản. Anh cũng chia sẻ, thời gian tới sẽ thu xếp tiền để tăng số bò sữa của gia đình.
Tìm hiểu, chúng tôi được biết, để tăng nhanh đàn bò sữa, hạ giá thành con giống, công ty đã ứng dụng công nghệ đưa tinh phân định giới tính vào công tác phối giống. Ngoài nhà máy chế biến thức ăn tinh, Công ty xây dựng thêm nhà máy chế biến thức ăn TMR (chế biến thức ăn hỗn hợp cho từng nhóm bò theo công nghệ của Hàn Quốc được xây dựng đầu tiên ở Việt Nam). Theo Phó Tổng Giám đốc công ty Phạm Văn Nhán: Thức ăn hỗn hợp TMR được phối trộn sẵn theo khẩu phần đầy đủ và cân đối chất dinh dưỡng đối với từng nhóm bò, so với phương thức chăn nuôi bò cho ăn riêng lẻ từng loại, khi thừa, khi thiếu chất dinh dưỡng, hoặc mất cân đối khoáng và vitamin thì loại thức ăn TMR khắc phục được tất cả các nhược điểm trên. Ðặc biệt với những loại thức ăn TMR có sử dụng hệ đệm khoáng premix giàu Ca, P, Na, K thì hiệu quả rất rõ rệt (qua khả năng tăng sản lượng sữa/chu kỳ của bò vắt sữa). Chất lượng sữa vừa được bảo đảm, lại nâng cao được sức đề kháng, giảm các bệnh về sinh sản. Ngoài ra, Công ty cũng chú trọng hướng dẫn bà con các khâu chăm sóc, quản lý bò để vừa cho sản lượng sữa cao nhất, vừa bảo đảm sức khỏe của đàn bò một cách hiệu quả. Ðến nay, bình quân năng suất sữa của đàn bò tại Mộc Châu đạt gần bảy tấn một chu kỳ (tương đương hơn 23,5 kg/ con/ngày). Ðối với đàn bò giống gốc do Nhà nước hỗ trợ thì hiện sản lượng đạt 7,5 tấn/chu kỳ. Mục tiêu trong một vài năm tới, Công ty dự kiến đưa lượng sữa của đàn giống gốc lên khoảng 8,5 tấn/chu kỳ, tương đương với 28 lít sữa/ngày và sản lượng sữa toàn đàn trên cao nguyên Mộc Châu đạt hơn bảy tấn sữa/chu kỳ.
Doanh nghiệp đóng vai trò "bà đỡ"
Mặc dù là vùng đất có điều kiện tự nhiên thuận lợi, song không phải lúc nào nghề chăn nuôi bò sữa ở Mộc Châu cũng " xuôi chèo mát mái". Ðã có giai đoạn chăn nuôi theo cơ chế tập trung không hiệu quả, thời kỳ 1988 - 1989 đàn bò giảm nhanh từ 2.200 con xuống còn 1.200 con, rồi phải bán sữa làm nguyên liệu cho các Công ty sản xuất sữa khác khi chưa có nhà máy chế biến. Vào thời điểm đó, Ban Giám đốc Công ty đã có những quyết định táo bạo là triển khai mô hình khoán hộ. Toàn bộ đàn bò của công ty được đưa về các hộ dân nuôi, theo đó, họ phải cam kết sử dụng đất theo đúng mục đích, dưới sự giám sát kỹ thuật của Công ty; đồng thời phải có trách nhiệm sử dụng tốt tài sản và bán hết sản phẩm cho Công ty. Bên cạnh đó, Công ty có chính sách cho các hộ dân vay vốn để mua con giống (từ 50 đến 70% giá trị đầu tư). Nhờ vậy, đàn bò sữa được khôi phục lại và tăng nhanh. Nói về kinh nghiệm phát triển vùng nguyên liệu, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần giống bò sữa Mộc Châu Trần Công Chiến khẳng định: "Hiện nay, mô hình chăn nuôi trang trại kết hợp với các Trung tâm giống quy mô 1.000 con/trung tâm vẫn tiếp tục được thực hiện sau khi tiến hành cổ phần hóa và chính các hộ chăn nuôi cũng là những cổ đông của Công ty, bảo đảm lợi ích hài hòa nhất. Bên cạnh đó, Công ty cũng chú trọng các chính sách hỗ trợ hộ chăn nuôi thức ăn tinh bột, cỏ alfalfa, tiêm phòng, thụ tinh nhân tạo và thưởng vào giá sữa hằng tháng...".
Chăn nuôi bò sữa là nghề đòi hỏi kỹ thuật cao, lợi nhuận lớn, nhưng lại gặp nhiều rủi ro, bởi vậy mười năm qua Công ty cổ phần giống bò sữa Mộc Châu là doanh nghiệp đầu tiên ở Việt Nam thành lập quỹ bảo hiểm vật nuôi và bảo hiểm giá sữa. Hiện tại, chủ đàn bò đóng 600 nghìn đồng tiền bảo hiểm cho một con, nếu không may chết sẽ được bồi thường 12 triệu đồng hay bị ngã (phải thải loại) được đền bù 10 triệu đồng. Theo ông Phạm Văn Tế, chủ trang trại nuôi 65 con bò sữa ở khu vườn Ðào (thị trấn Mộc Châu) thì: "Nếu có trường hợp rủi ro, số tiền bảo hiểm đó cùng với số tiền bán thịt con bò thải loại có thể mua được một con bê sau cai sữa thay thế vào đàn. Vì thế, người chăn nuôi rất yên tâm". Tương tự, chính sách bảo hiểm giá sữa với một phần vốn đối ứng của Công ty và hộ chăn nuôi đóng góp 50 đồng/kg, nếu giá sữa giảm sẽ được trợ giá 60% số tiền. Ông Tế cũng cho biết thêm, Quỹ bảo hiểm vật nuôi do người đóng bảo hiểm tham gia quản lý. Lợi ích đã rõ, cho nên 100% số hộ nuôi bò đều tự nguyện tham gia mua bảo hiểm. Phân tích nguyên nhân triển khai bảo hiểm nông nghiệp ở Mộc Châu thành công, Phó Tổng giám đốc Phạm Văn Nhán cho biết: "Làm bảo hiểm, mỗi nơi mỗi khác. Ở đây, thành công được là do đã gắn trách nhiệm của Công ty với người chăn nuôi, chứ không được phép nghĩ đến kinh doanh. Hằng năm, Công ty hỗ trợ, nếu chưa sử dụng hết họ có thể có lãi quay vòng, tổng quỹ hiện có hơn 15 tỷ đồng". Hiện, đàn bò sữa của Công ty đã lên tới 12 nghìn con, hằng năm cung ứng cho thị trường 40 nghìn tấn sữa và hàng trăm con bò giống cho các địa phương. Quy mô vùng bò sữa sẽ mở rộng, như lời Phó Chủ tịch UBND huyện Mộc Châu Ngô Văn Phan: UBND tỉnh Sơn La đã giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh lập Quy hoạch vùng chăn nuôi bò sữa huyện Mộc Châu lên 20 nghìn ha, kèm theo đó người chăn nuôi sẽ được tạo điều kiện về đất xây dựng chuồng trại, trồng cỏ và những chính sách hỗ trợ khác. Như vậy, người dân Mộc Châu có quyền hy vọng trong tương lai không xa (năm 2020), đàn bò sữa của huyện sẽ tăng lên 35 đến 40 nghìn con, tạo nên vùng nguyên liệu lớn, để đáp ứng nhu cầu sữa tươi cho nhân dân theo Chiến lược phát triển chăn nuôi đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Ðến thị trấn Mộc Châu vào dịp này, để tận hưởng mùa hoa ban nở trắng núi đồi, có thêm trải nghiệm mới về nghề nuôi bò sữa, với cách làm táo bạo làm nên thành công của mối liên kết "bốn nhà", trong đó doanh nghiệp thực sự đóng vai trò "bà đỡ" mang đến niềm tin, sự phồn thịnh ở đại nông trường bò sữa trên cao nguyên.
Có mặt lúc 4 giờ chiều tại Trạm thu mua sữa số 16 của Công ty cổ phần sữa Mộc Châu, đúng lúc các hộ dân cụm khu 70 của thị trấn Mộc Châu đang tấp nập chở sữa tươi đến. Tay thoăn thoắt lấy mẫu sữa thử test nhanh về độ tươi, tỷ trọng sữa, anh Bùi Văn Hạnh, cán bộ thu mua sữa của trạm cho biết: "Hiện, giá sữa đang ở mức ổn định 13.500 đồng/kg sữa. Mỗi ngày trạm nhập sữa hai lần vào 4 giờ sáng và 4 giờ chiều, tính ra với 80 hộ bán sữa, trạm thu mua được 15 tấn/ngày". Ðể bảo đảm nguyên liệu sạch, ngoài việc thử test nhanh, hằng tháng cán bộ KCS của công ty đến kiểm tra tận trang trại các điều kiện vệ sinh môi trường theo quy định, có chế độ thưởng phạt trực tiếp lên sản lượng, chất lượng sữa. Bởi đây là một trong những khâu cần kiểm soát chặt chẽ để bảo đảm nguồn nguyên liệu sạch cho nhà máy chế biến sữa.
Vừa cân sữa xong, anh Trần Văn Khương (ở cụm khu 70, thị trấn nông trường Mộc Châu) cũng vui vẻ góp chuyện, anh kể: Hiện, gia đình anh nuôi 32 con bò, mỗi ngày vắt được hơn 300 kg sữa, trừ chi phí 50%, cũng bỏ túi cả triệu đồng". Vậy anh thấy nuôi bò sữa có khó không? - Chúng tôi băn khoăn hỏi. Anh cười, nói vanh vách toàn bộ quy trình chăn nuôi, từ chọn mua con giống đến sử dụng thức ăn, kỹ thuật vắt sữa, bảo quản sữa cho tới khi đưa bán... Tất cả những điều này anh đều được đội kỹ thuật của công ty hướng dẫn một cách bài bản. Anh cũng chia sẻ, thời gian tới sẽ thu xếp tiền để tăng số bò sữa của gia đình.
Tìm hiểu, chúng tôi được biết, để tăng nhanh đàn bò sữa, hạ giá thành con giống, công ty đã ứng dụng công nghệ đưa tinh phân định giới tính vào công tác phối giống. Ngoài nhà máy chế biến thức ăn tinh, Công ty xây dựng thêm nhà máy chế biến thức ăn TMR (chế biến thức ăn hỗn hợp cho từng nhóm bò theo công nghệ của Hàn Quốc được xây dựng đầu tiên ở Việt Nam). Theo Phó Tổng Giám đốc công ty Phạm Văn Nhán: Thức ăn hỗn hợp TMR được phối trộn sẵn theo khẩu phần đầy đủ và cân đối chất dinh dưỡng đối với từng nhóm bò, so với phương thức chăn nuôi bò cho ăn riêng lẻ từng loại, khi thừa, khi thiếu chất dinh dưỡng, hoặc mất cân đối khoáng và vitamin thì loại thức ăn TMR khắc phục được tất cả các nhược điểm trên. Ðặc biệt với những loại thức ăn TMR có sử dụng hệ đệm khoáng premix giàu Ca, P, Na, K thì hiệu quả rất rõ rệt (qua khả năng tăng sản lượng sữa/chu kỳ của bò vắt sữa). Chất lượng sữa vừa được bảo đảm, lại nâng cao được sức đề kháng, giảm các bệnh về sinh sản. Ngoài ra, Công ty cũng chú trọng hướng dẫn bà con các khâu chăm sóc, quản lý bò để vừa cho sản lượng sữa cao nhất, vừa bảo đảm sức khỏe của đàn bò một cách hiệu quả. Ðến nay, bình quân năng suất sữa của đàn bò tại Mộc Châu đạt gần bảy tấn một chu kỳ (tương đương hơn 23,5 kg/ con/ngày). Ðối với đàn bò giống gốc do Nhà nước hỗ trợ thì hiện sản lượng đạt 7,5 tấn/chu kỳ. Mục tiêu trong một vài năm tới, Công ty dự kiến đưa lượng sữa của đàn giống gốc lên khoảng 8,5 tấn/chu kỳ, tương đương với 28 lít sữa/ngày và sản lượng sữa toàn đàn trên cao nguyên Mộc Châu đạt hơn bảy tấn sữa/chu kỳ.
Doanh nghiệp đóng vai trò "bà đỡ"
Mặc dù là vùng đất có điều kiện tự nhiên thuận lợi, song không phải lúc nào nghề chăn nuôi bò sữa ở Mộc Châu cũng " xuôi chèo mát mái". Ðã có giai đoạn chăn nuôi theo cơ chế tập trung không hiệu quả, thời kỳ 1988 - 1989 đàn bò giảm nhanh từ 2.200 con xuống còn 1.200 con, rồi phải bán sữa làm nguyên liệu cho các Công ty sản xuất sữa khác khi chưa có nhà máy chế biến. Vào thời điểm đó, Ban Giám đốc Công ty đã có những quyết định táo bạo là triển khai mô hình khoán hộ. Toàn bộ đàn bò của công ty được đưa về các hộ dân nuôi, theo đó, họ phải cam kết sử dụng đất theo đúng mục đích, dưới sự giám sát kỹ thuật của Công ty; đồng thời phải có trách nhiệm sử dụng tốt tài sản và bán hết sản phẩm cho Công ty. Bên cạnh đó, Công ty có chính sách cho các hộ dân vay vốn để mua con giống (từ 50 đến 70% giá trị đầu tư). Nhờ vậy, đàn bò sữa được khôi phục lại và tăng nhanh. Nói về kinh nghiệm phát triển vùng nguyên liệu, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần giống bò sữa Mộc Châu Trần Công Chiến khẳng định: "Hiện nay, mô hình chăn nuôi trang trại kết hợp với các Trung tâm giống quy mô 1.000 con/trung tâm vẫn tiếp tục được thực hiện sau khi tiến hành cổ phần hóa và chính các hộ chăn nuôi cũng là những cổ đông của Công ty, bảo đảm lợi ích hài hòa nhất. Bên cạnh đó, Công ty cũng chú trọng các chính sách hỗ trợ hộ chăn nuôi thức ăn tinh bột, cỏ alfalfa, tiêm phòng, thụ tinh nhân tạo và thưởng vào giá sữa hằng tháng...".
Chăn nuôi bò sữa là nghề đòi hỏi kỹ thuật cao, lợi nhuận lớn, nhưng lại gặp nhiều rủi ro, bởi vậy mười năm qua Công ty cổ phần giống bò sữa Mộc Châu là doanh nghiệp đầu tiên ở Việt Nam thành lập quỹ bảo hiểm vật nuôi và bảo hiểm giá sữa. Hiện tại, chủ đàn bò đóng 600 nghìn đồng tiền bảo hiểm cho một con, nếu không may chết sẽ được bồi thường 12 triệu đồng hay bị ngã (phải thải loại) được đền bù 10 triệu đồng. Theo ông Phạm Văn Tế, chủ trang trại nuôi 65 con bò sữa ở khu vườn Ðào (thị trấn Mộc Châu) thì: "Nếu có trường hợp rủi ro, số tiền bảo hiểm đó cùng với số tiền bán thịt con bò thải loại có thể mua được một con bê sau cai sữa thay thế vào đàn. Vì thế, người chăn nuôi rất yên tâm". Tương tự, chính sách bảo hiểm giá sữa với một phần vốn đối ứng của Công ty và hộ chăn nuôi đóng góp 50 đồng/kg, nếu giá sữa giảm sẽ được trợ giá 60% số tiền. Ông Tế cũng cho biết thêm, Quỹ bảo hiểm vật nuôi do người đóng bảo hiểm tham gia quản lý. Lợi ích đã rõ, cho nên 100% số hộ nuôi bò đều tự nguyện tham gia mua bảo hiểm. Phân tích nguyên nhân triển khai bảo hiểm nông nghiệp ở Mộc Châu thành công, Phó Tổng giám đốc Phạm Văn Nhán cho biết: "Làm bảo hiểm, mỗi nơi mỗi khác. Ở đây, thành công được là do đã gắn trách nhiệm của Công ty với người chăn nuôi, chứ không được phép nghĩ đến kinh doanh. Hằng năm, Công ty hỗ trợ, nếu chưa sử dụng hết họ có thể có lãi quay vòng, tổng quỹ hiện có hơn 15 tỷ đồng". Hiện, đàn bò sữa của Công ty đã lên tới 12 nghìn con, hằng năm cung ứng cho thị trường 40 nghìn tấn sữa và hàng trăm con bò giống cho các địa phương. Quy mô vùng bò sữa sẽ mở rộng, như lời Phó Chủ tịch UBND huyện Mộc Châu Ngô Văn Phan: UBND tỉnh Sơn La đã giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh lập Quy hoạch vùng chăn nuôi bò sữa huyện Mộc Châu lên 20 nghìn ha, kèm theo đó người chăn nuôi sẽ được tạo điều kiện về đất xây dựng chuồng trại, trồng cỏ và những chính sách hỗ trợ khác. Như vậy, người dân Mộc Châu có quyền hy vọng trong tương lai không xa (năm 2020), đàn bò sữa của huyện sẽ tăng lên 35 đến 40 nghìn con, tạo nên vùng nguyên liệu lớn, để đáp ứng nhu cầu sữa tươi cho nhân dân theo Chiến lược phát triển chăn nuôi đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Ðến thị trấn Mộc Châu vào dịp này, để tận hưởng mùa hoa ban nở trắng núi đồi, có thêm trải nghiệm mới về nghề nuôi bò sữa, với cách làm táo bạo làm nên thành công của mối liên kết "bốn nhà", trong đó doanh nghiệp thực sự đóng vai trò "bà đỡ" mang đến niềm tin, sự phồn thịnh ở đại nông trường bò sữa trên cao nguyên.