Em thấy có chút vấn đề cụ ạ.Cái cụ nói là hiện tượng confirmation bias, ai cũng có thể mắc phải
Vì thế, khi có người đưa ra nhận định phân tích về những điểm yếu, những vấn đề không giải quyết được có thể gây ra sự suy yếu của Mỹ và dẫn tới phá hỏng trật tự của Mỹ đặt ra, nhiều cụ lại không xét từ vấn đề kỹ thuật là nó đúng hay nó sai, sự thực của nó thế nào, mà lại đi nói lập luận đó từ Trung Quốc mà ra, không nghe thằng Tàu nói, là tuyên ráo, vậy thì bao giờ các cụ mới có được cái nhìn đa chiều phản biện, vậy tại sao những nhận định phân tích của Mỹ đối với các nước khác lại được nhìn nhận mặc định đúng, nhiều phân tích nhận định nói Liên Xô ngày xưa cũng không tự phản biện, tự cho mình đúng, thay đổi sai nên tan rã, vậy Mỹ liệu có bước vào vết xe đổ đấy không, mới chỉ ở phân tích chém gió mà nhiều cụ đã không giữ được tinh thần dân chủ tôn trọng ý kiến trái chiều thế thì hoá thành tiêu chuẩn kép chăng.
Khi người ta hò reo A tuyệt quá, nhưng hiện thực A có tuyệt vời nhưng cũng có tệ hại, nếu em thấy sự tệ hại của A có thể dẫn tới nguy cơ chí mạng, em sẽ tìm cách nói ra để thông qua tranh luận biết được nó có thật hay không, những người khen A tuyệt vời đều có thể đưa phản biện để phủ nhận hoặc giải quyết nó, và đã là tranh luận thì ai cũng tìm dẫn chứng và lập luận có lý để phân tích cho nội dung mà mình nêu ra.
Nếu theo cụ nói hiện tượng kia là không tốt, vậy em xin hỏi cụ, khi ra toà xử án, bên Viện kiểm sát là bên khởi tố, bên Luật sư là bên bào chữa, họ có chấp nhận bỏ qua các dẫn chứng thuyết phục để tránh rơi vào hiện tượng cụ nói không ạ ? nếu họ bỏ qua, em sẽ suy nghĩ về hiện tượng confirmation bias mà cụ nói đến.
Em chỉ muốn nói 1 điều là lý luận, lý thuyết phải bám sát thực tiễn, kiểm chứng nó thì đầu tiên có thể đưa mình vào hoàn cảnh đó để xem mình sẽ tự quyết định như thế nào, có rất nhiều người nói là abc, nhưng khi người khác hỏi cụ đặt mình vào tình huống tương tự thì cụ sẽ thế nào, lập tức xyz hoặc công kích ngay người hỏi. Đã thoát ly thực tiễn thì lấy đâu ra kết quả đúng nữa, phải không cụ ?
Rất nhiều người đưa ra hiện tượng tâm lý này nọ trong tranh luận để bẻ gẫy cách lập luận của đối phương, đây là chuyện khá phổ biến, nhưng em cho là nó không được toàn vẹn, vì anh không đi mổ xẻ chính nội dung đối phương đưa ra mà anh đi mổ xẻ cách thức đối phương trình bày, nó có tác dụng áp đặt một định kiến mới cho tất cả những nội dung khác mà đối phương đưa ra, bất chấp chúng có thật hay không và anh có phủ nhận nổi hay không.