- Biển số
- OF-579316
- Ngày cấp bằng
- 15/7/18
- Số km
- 7,914
- Động cơ
- 384,616 Mã lực
Cái số 2 của cụ gọi là ghép đẳng lập, 2 từ có nghĩa tương ghép vào, hầu hết là từ ngữ địa phương ghép với từ ngữ của dân di cư, vãng lai. Từ ghép đẳng lập là 1 hiện tượng thú vị của Tiếng Việt, xuất hiện dày đặc: Chia Ly, Thân Mình, Hiền Lành, Quái Gở, Hận Thù, Tranh Đấu, Hoan Hỉ, Chợ Búa, ...
Món tiếng Việt có không ít những chi tiết thú vị nữa. Ví dụ với các bác:
1- Sử dụng những từ nghịch nghĩa nhau nhưng lại cho cùng một đáp án:
Quân đội Việt Nam từng đánh Thắng quân đội Mỹ/ Quân đội Việt Nam từng đánh bại quân đôi Mỹ
Các cháu đi học nhớ mang áo ấm/ Các cháu đi học nhớ mang áo lạnh
Cà phê mang đi/ Cà phê mang về
...vv nhiều ví dụ khác
2- cùng một hình ảnh, người ta nói được nhiều:
Con thuyền đi trên sông
Con thuyền đi dưới sông
con thuyền đi trong sông
3- Có những chữ mà dùng Rờ nặng hay rờ nhẹ đều chấp nhận (không ngọng)
hàng cây hoa dâm bụt/ hàng cây hoa râm bụt
4- Có những từ phổ thông mà hai Miền Bắc và Nam dùng chỉ tách từ cụm từ đôi mà mỗi miền dùng một từ trong cái từ đôi ấy. Ví dụ:
Béo mập -ông Bắc bảo: thằng ấy béo; ông Nam nói: thằng đó mập
Bút viết - ông Bắc bảo cho tớ mượn cái bút; ông Nam bảo: mầy đưa tau cây Viết.
Tập vở: Ông Nam thì cuốn tập của tớ mà; ông Bắc thì: quyển vở của mày đấy à?
Xinh đẹp- ông Bắc bảo: con bé kia xinh; ông Nam nói: con nhỏ này đẹp!
Bé nhỏ: như câu trên dùng
5- không phải miền nào cũng giản đơn như miền Nam:
Những phụ tùng xe đạp không cần gọi đến 2 từ: cái zè (chắn bùn); cái đùm (cái moay-ơ); cái tó (cái chân chống)...
Có từ ngữ mà họ gọi thật đơn giản như không gì đơn giản hơn:đi móc bọc! (tức là đi lượm ve chai). Tôi từng nghe thấy một ông mắng con: Lo mà học đi, làm biếng học đời chỉ có nước móc bọc nghe con!.
Cứ ngồi chẻ đũa làm 3 thì tiếng Việt còn nhiều cái rất thú vị
Mời các bác khác