Sự thật về tụ điện sử dụng cho hệ thống âm thanh ô tô

Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,881
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
50
Mèo chờ em về dở sách giáo khoa Vật lý 12, phần điện xoay chiều đã nhé. Em theo dõi thớt này từ đầu, thấy vui phết. Thấy có hội Audition vào, em mới vào, :21: (Xin được đính chính audition = audio, ke ke ke)
Đang hỏi cụ kia thì ông Dâm lại phi vào, cứ thấy cãi nhau nà nại có mẹt nà seo :21::21:
 
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,881
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
50
Ông Dâm về học lại nghệ thụt tranh nụn nhá .. cứ tồng tộc ra một mạch như thía thì đầu kia nó im thít à ... mình cãi nhau với léo ai :102::102::P:P:P:)):)):))
 

MinhKhoiTài khoản đã xác minh

Thành viên sáng lập
Biển số
OF-20
Ngày cấp bằng
22/5/06
Số km
1,952
Động cơ
602,300 Mã lực
Tuổi
46
Website
dochoixedap.com
Thiên Khuê rởm: Bí quá thì dùng acquy để làm buffer cũng được nhưng mà nếu công suất peak lớn quá, ắc quy nó phóng điện không kịp, ke ke ke. Thế nên, dùng tụ bù mới là chuẩn.
Cụ cho em hỏi nếu muốn nâng lên thêm 100A /12v vì Peak lớn quá thì phải dùng tụ bao nhiêu F nếu con to nhất cũng ko đủ thì phải dùng đến bao nhiêu con ?
 

FeRAM

Xe điện
Biển số
OF-3806
Ngày cấp bằng
15/3/07
Số km
4,236
Động cơ
594,660 Mã lực
Cụ cho em hỏi nếu muốn nâng lên thêm 100A /12v vì Peak lớn quá thì phải dùng tụ bao nhiêu F nếu con to nhất cũng ko đủ thì phải dùng đến bao nhiêu con ?
Dư lày thì công suất là P = U*I = 100*12 = 1200 W. Như vậy, theo kinh nghiệm cụ Zippo thì sẽ cần cái tụ là: C = 1200 /1000 = 1.2 F.

Vậy, cái tụ bù trong trường hợp này tối thiếu phải là 1.2 F (Điện áp danh định 12V DC). Để cho an toàn thì dùng tụ khoảng 2F/12VDC em nghĩ là ổn.

Trường hợp tụ to nhất vẫn chưa đủ hoặc không có tụ thì buộc phải dùng ắc quy thôi.

Thế nên, em mới bảo là: để bù thì nên dùng tụ, nếu không có tụ thì dùng ắc quy.
 

FeRAM

Xe điện
Biển số
OF-3806
Ngày cấp bằng
15/3/07
Số km
4,236
Động cơ
594,660 Mã lực
Đúng là em quá lạc hậu nên ko thể tưởng tượng nổi tụ 1F, 10F ,... nó khủng khiếp thế nào. Theo em được biết thì với những amply cao cấp, tụ lọc nguồn của chúng cũng chỉ có điện dung cỡ 50.000muycroF - 100.000muycroF. Tức là bằng 0,05-0,1 F. Đơn vị phổ thông của tụ điện dùng trong các thiết bị âm thanh là muycroF và picoF ( 1 phần triệu và 1 phần tỷ F ) còn với tụ điện để bù trong hệ thống điện đơn vị phổ thông hay dùng là kVAr. Cái này bác Zippo xem lại cho em cái, chứ đơn vị thường dùng là F em thấy chưa chính xác.
Trở kháng của tụ bác nói rất thấp cũng là chưa chính xác. ở chế độ xác lập, tụ điện có trở kháng ( chính xác là dung kháng )có thể coi là vô cùng lớn đối với điện một chiều DC còn trong quá trình quá độ khi nạp tụ, dung kháng sẽ biến đổi theo thời gian t : từ gần 0 đến vô cùng. Chính vì vậy khi đưa tụ điện vào hệ thống sẽ có hiện tượng sụt áp do dòng nạp quá lớn, có thể dẫn đến nổ cầu chì tổng.
Em có vài ý kiến để bác Zip tham khảo và xem lại. Trao đổi trên Forum có thể thoải mái nhưng viết đăng báo lại là vấn đề khác, đòi hỏi chính xác hơn nhiều.
Kính bác.
Giờ đọc kỹ mới thấy bác gacon có lẽ có chỗ nhầm lẫn:

1. Bác Zippo đang nói đến tụ bù; bác lại nói đến tụ lọc nguồn. Hai thằng này, tuy cách đấu giống hệt nhau nhưng chức năng chính khác nhau. Tụ bù để bù năng lượng khi công suất hệ thống đạt peak. Tụ lọc nguồn thì chỉ là để lọc thành phần AC ở nguồn. Thành ra, bác thấy các ampli cao cấp mà tụ lọc nguồn cũng chỉ cỡ MicroF hay PicoF vì để lọc AC thì điện dung thế là đủ rồi. Nhưng nếu làm tụ bù thì chả bõ.

2. Mấy cái tụ bù trên hệ thống điện lưới cũng là tụ bù. Nó đo bằng KVAr để tiện cho thợ biết là cái này cung cấp công suất bao nhiêu thôi. Em nghĩ mấy thằng này thường để bù Cos Phi cho hệ thống (power factor). Khi nói cái tụ bao nhiêu KVAr là đã ngầm định là điện áp định mức là bao nhiêu rồi. Nguyên cái KVAr thì không có ý nghĩa đâu bác ạ.

3. Bác Zippo dùng đơn vị Fara (F) để đo điện dung là chuẩn rồi (Trong hệ SI). Những đơn vị như bác nói cũng ko sai, nhưng nó là các đơn vị dùng trong kỹ thuật, tiện cho một mục đích nào đó, tỷ như KVAr nó là đơn vị công suất đấy.
 

MinhKhoiTài khoản đã xác minh

Thành viên sáng lập
Biển số
OF-20
Ngày cấp bằng
22/5/06
Số km
1,952
Động cơ
602,300 Mã lực
Tuổi
46
Website
dochoixedap.com
Dư lày thì công suất là P = U*I = 100*12 = 1200 W. Như vậy, theo kinh nghiệm cụ Zippo thì sẽ cần cái tụ là: C = 1200 /1000 = 1.2 F.

Vậy, cái tụ bù trong trường hợp này tối thiếu phải là 1.2 F (Điện áp danh định 12V DC). Để cho an toàn thì dùng tụ khoảng 2F/12VDC em nghĩ là ổn.

Trường hợp tụ to nhất vẫn chưa đủ hoặc không có tụ thì buộc phải dùng ắc quy thôi.

Thế nên, em mới bảo là: để bù thì nên dùng tụ, nếu không có tụ thì dùng ắc quy.
Giả thiết là có con tụ làm được cỡ vài F,nếu như cụ tính thì dùng con 1,2F là thay thế cho con acccu 100A được
Trong thực tế các tụ được sử dụng đều ko đạt được chỉ số như nhà sx đã ghi,cùng với việc phóng năng lượng dự trữ nhanh bao nhiêu thì việc nạp năng lượng sẽ tỷ lệ thuận bấy nhiêu
Vậy trong khoảng thời gian hệ thống làm việc vấn đề phóng năng lượng của tụ giảm dần do đầu nạp năng lượng ko đáp ứng,nên khi đòi hỏi cần năng dòng lớn hơn 2 hoặc 3 lần thì việc dùng tụ điện là ko hợp lý vì sẽ ko đảm bảo được vấn đề duy trì năng luợng
Nên sử dụng tụ trong những trường hợp cần bù một phần năng lượng ko quá lớn thì tụ điện sẽ phát huy tác dụng
Việc bác nói là nếu Peak quá lớn thì việc dùng tụ điện sẽ chuẩn hơn accu là ko khả thi
Và vấn đề em nêu ra ở đây chính là cái tiêu đề ''sự thật khi sử dụng tụ điện '' mà zippo đã đề cập
Em đã từng dùng đến 8 cái tụ 1,5 F nhưng ko hiệu quả bằng 1 cái accu 45 A,nếu muốn hiệu quả thì nạp đầy cho tụ khoảng 10'' sau đó cho loa đập 1 giây là hết ngay :D,với accu cần 1 thời gian nạp dài hơn nhưng ngược lại nó cũng phóng và duy trì cho ta năng lượng dài hơn ,ngoài ra hiệu quả kinh tế nếu tăng accu thì giá thành chỉ =1/10 tăng tụ điện
Hiện tại khi setup hệ thống nguồn nếu tăng accu mà có thể thì em sẽ làm thay vì lắp tụ điện cho khách hàng
mời các cụ tiếp (b)
 
Chỉnh sửa cuối:

Mazspeed

Xe container
Biển số
OF-648
Ngày cấp bằng
6/7/06
Số km
6,349
Động cơ
641,331 Mã lực
Không phải dân kỹ thụt nên em chả hiểu gì. Túm lại em có 1 cái trường hợp cụ thể như thế này, nhờ các bác giải đáp giúp (có thể chả liên quan gì đến tụ bù cả):

Em vừa thay 4 loa cánh cửa, đánh bằng 1 amply 4 kênh và 1 loa sub đánh bằng 1 amply monoblock. Lắp xong thì xuất hiện hiện tượng có tiếng réo phát ra từ loa, lớn nhỏ nhanh chậm theo chân ga. Đồng thời khi vặn chìa khóa, khởi động xe thì nghe tiếng bụp 1 phát cũng là từ hệ thống loa (không rõ là loa cửa hay loa sub nữa). Theo các chuyên gia thì xử lý dư lào? (hiện không thấy xảy ra hiện tượng sụt năng lượng khi đạt peak tẹo nào).
 
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,881
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
50
Em nghĩ cụ Mát cần cái tụ lọc ạ ... chả bít có đúng không nhể :21::21:
 
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,881
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
50
Giả thiết là có con tụ làm được cỡ vài F,nếu như cụ tính thì dùng con 1,2F là thay thế cho con acccu 100A được
Trong thực tế các tụ được sử dụng đều ko đạt được chỉ số như nhà sx đã ghi,cùng với việc phóng năng lượng dự trữ nhanh bao nhiêu thì việc nạp năng lượng sẽ tỷ lệ thuận bấy nhiêu
Vậy trong khoảng thời gian hệ thống làm việc vấn đề phóng năng lượng của tụ giảm dần do đầu nạp năng lượng ko đáp ứng,nên khi đòi hỏi cần năng dòng lớn hơn 2 hoặc 3 lần thì việc dùng tụ điện là ko hợp lý vì sẽ ko đảm bảo được vấn đề duy trì năng luợng
Nên sử dụng tụ trong những trường hợp cần bù một phần năng lượng ko quá lớn thì tụ điện sẽ phát huy tác dụng
Việc bác nói là nếu Peak quá lớn thì việc dùng tụ điện sẽ chuẩn hơn accu là ko khả thi
Và vấn đề em nêu ra ở đây chính là cái tiêu đề ''sự thật khi sử dụng tụ điện '' mà zippo đã đề cập
Em đã từng dùng đến 8 cái tụ 1,5 F nhưng ko hiệu quả bằng 1 cái accu 45 A,nếu muốn hiệu quả thì nạp đầy cho tụ khoảng 10'' sau đó cho loa đập 1 giây là hết ngay :D,với accu cần 1 thời gian nạp dài hơn nhưng ngược lại nó cũng phóng và duy trì cho ta năng lượng dài hơn ,ngoài ra hiệu quả kinh tế nếu tăng accu thì giá thành chỉ =1/10 tăng tụ điện
Hiện tại khi setup hệ thống nguồn nếu tăng accu mà có thể thì em sẽ làm thay vì lắp tụ điện cho khách hàng
mời các cụ tiếp (b)
Túm nại là dùng thêm ác-quy hả cụ ... em thấy tụ oách tuyền mấy trăm thằng mẽo, đắt lòi ra ... dùng ác-quy đúng là ngon-bổ-rẻ nhể
 

MinhKhoiTài khoản đã xác minh

Thành viên sáng lập
Biển số
OF-20
Ngày cấp bằng
22/5/06
Số km
1,952
Động cơ
602,300 Mã lực
Tuổi
46
Website
dochoixedap.com
Không phải dân kỹ thụt nên em chả hiểu gì. Túm lại em có 1 cái trường hợp cụ thể như thế này, nhờ các bác giải đáp giúp (có thể chả liên quan gì đến tụ bù cả):

Em vừa thay 4 loa cánh cửa, đánh bằng 1 amply 4 kênh và 1 loa sub đánh bằng 1 amply monoblock. Lắp xong thì xuất hiện hiện tượng có tiếng réo phát ra từ loa, lớn nhỏ nhanh chậm theo chân ga. Đồng thời khi vặn chìa khóa, khởi động xe thì nghe tiếng bụp 1 phát cũng là từ hệ thống loa (không rõ là loa cửa hay loa sub nữa). Theo các chuyên gia thì xử lý dư lào? (hiện không thấy xảy ra hiện tượng sụt năng lượng khi đạt peak tẹo nào).
Bản chất của vấn đề này là nguồn ko sạch,lọt xoay chiều từ máy phát có vài nguyên nhân
1.Âm ly có bộ phận xử lý nguồn kém rất hay gặp ở Infinity,Pioneer vv
2.Dây AV quá dài ,hoặc lõi dây tiết diệt chưa đủ lớn,chống nhiều kém
3.Mát của Am ly chưa tốt (trường hợp này ít xảy ra vì am ly trên ô tô thông thường mát dùng chung với cả mát của tín hiệu audio nên ngoài dây mát nguốn các cặp dây AV cũng góp phần làm tăng tiết diện cho dây mát)
4.Đầu phát tín hiệu yếu quá,hoặc chất lượng audio từ đầu phát ko tốt
5.Máy phát điện của xe có vấn đề về phần chỉnh lưu ra điện áp 1 chiều
Cách xử lý thì dựa trên các nguyên nhân trên để tìm ra phương pháp
Có nhiều xe em làm mọi cáh ko hết buộc phải đổi Amly khác >HẾT LUÔN
 
Chỉnh sửa cuối:

FeRAM

Xe điện
Biển số
OF-3806
Ngày cấp bằng
15/3/07
Số km
4,236
Động cơ
594,660 Mã lực
Giả thiết là có con tụ làm được cỡ vài F,nếu như cụ tính thì dùng con 1,2F là thay thế cho con acccu 100A được
Trong thực tế các tụ được sử dụng đều ko đạt được chỉ số như nhà sx đã ghi,cùng với việc phóng năng lượng dự trữ nhanh bao nhiêu thì việc nạp năng lượng sẽ tỷ lệ thuận bấy nhiêu
Vậy trong khoảng thời gian hệ thống làm việc vấn đề phóng năng lượng của tụ giảm dần do đầu nạp năng lượng ko đáp ứng,nên khi đòi hỏi cần năng dòng lớn hơn 2 hoặc 3 lần thì việc dùng tụ điện là ko hợp lý vì sẽ ko đảm bảo được vấn đề duy trì năng luợng
Nên sử dụng tụ trong những trường hợp cần bù một phần năng lượng ko quá lớn thì tụ điện sẽ phát huy tác dụng
Việc bác nói là nếu Peak quá lớn thì việc dùng tụ điện sẽ chuẩn hơn accu là ko khả thi
Và vấn đề em nêu ra ở đây chính là cái tiêu đề ''sự thật khi sử dụng tụ điện '' mà zippo đã đề cập
mời các cụ tiếp (b)

Hì hì, em đã bảo là theo cách tính của Zippo mà vì về nguyên tắc thì đúng là như vậy, nhưng cần chọn tụ có điện dung bao nhiêu thì làm theo kinh nghiệm lại nhanh và hiệu quả hơn việc tính toán. Em ước lượng trên kia là theo kinh nghiệm của Zippo. Cụ Zippo confirm giúp em = sai đúng kính chuyển bác Zippo (trong việc chọn tụ có điện dung bao nhiêu).

Do đặc điểm cấu tạo, ắc quy sẽ không bao giờ phóng điện nhanh được như tụ, nhưng ắc quy lại có lợi thế là dữ trữ được nhiều năng lượng hơn tụ. Do vậy, với những cái peak mà sườn lên nhanh quá (ultra fast rising time) thì ắc quy không phóng điện kịp, chắc chắn sẽ xảy ra sụt áp, buộc phải dùng tụ. Cũng có khả năng là nếu peak xảy ra nhanh quá, tụ sẽ không kịp nạp điện, để phóng. Lúc đấy, lại không còn là peak nữa rồi, ke ke ke ke. Lúc đấy, lấy ắc quy to hơn mà nuôi.

Nôm na là cha mách qué. Em có mạo muội múa rìu qua mắt thợ giải thích cơ chế hoạt động của cái hệ thống ắc quy + tụ bù phát, các cụ đâm thỏa mái:

Tụ bù mắc song song vào nguồn nuôi (ắc quy) và được nạp điện từ nguồn nuôi. Khi hệ thống tiêu thụ điện năng, điện sẽ "chạy" ra từ cả ắc quy và tụ, đồng thời cũng "chảy" từ ắc quy sang tụ. Khi công suất hệ thống có peak nhanh, nếu chỉ dùng ắc quy, điện nó "chảy" ra không kịp, dẫn đến hiện tượng sụt áp, ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh. Nếu có tụ bù thì, tụ điện nó phóng điện nhanh hơn, nó sẽ "tạm ứng" điện cho hệ thống trước, ko làm sụt áp, sau đó, sẽ được ắc quy nó nạp lại cho. Cứ thế mà xảy ra. Đại loại, ắc quy rất sẵn xiền, nhưng mà giải ngân chậm. Tụ bù có nhiệm vụ cung ứng xiền thật nhanh, rồi nhận lại từ ắc quy.

Thế nên, trong một số trường hợp, kể cả ắc quy cực lớn, vẫn phải dùng tụ bù vì trong việc "giải ngân" thì ắc quy làm chậm lắm, không bằng tụ được, ke ke ke. Muốn làm tốt chức năng trung chuyển thì tụ phải đủ lớn để dự trữ một năng lượng đủ lớn.
 
Biển số
OF-21205
Ngày cấp bằng
16/9/08
Số km
1,210
Động cơ
509,880 Mã lực
Nơi ở
30 Trung Liệt
Website
maytinhthudo.vn
Nghe giọng của bác có vẻ như bác là một người rất am hiểu về điện tử,vậy bác có thể bàn luận ra đây để mọi người cùng học hỏi ,còn nếu bác ko nói ra được hoặc mù tịt thì nên ngồi im mà nghe để mọi người tranh luận ,ko thì hỏng mất cái topic của bác zippo,tính em nó thẳng thật mong bác ko nên :mad::mad:

Em cũng có quan điểm như thế,và cũng ko tin rằng có thể làm được cái tụ cỡ hàng chục F ,em nghĩ là nhà sx tính trên một góc độ nào đó mà em chưa hiểu
Tụ thì cũng có nhiều loại chứ cụ. Tụ dung môi không khí (nôm na vậy, là cái tụ cấu tạo bởi các bản cực đặt song song với nhau, cách nhau bằng không khí) thì có điện dung nhỏ, nhưng bù lại điện áp chịu đựng lại cao.
Tụ hóa học thì điện dung lớn hơn nhiều lần với cùng kích thước, nhưng điện áp đánh thủng chịu đựng được lại thấp.
Tụ giấy thì có 2 lớp giấy bạc cuộn tròn vào nhau, cách nhau bởi 1 tấm giấy mỏng.
Tụ kí sinh là 1 mạch điện, chỉ cần có 2 đường dây đặt cạnh nhau là đã phát sinh 1 tụ ký sinh rồi (điện dung rất nhỏ nhưng đối với tần số cao cỡ GHz thì cũng là vấn đề lớn, đặc biệt trong con chíp CPU chẳng hạn, nơi các mạch điện cách nhau chỉ với khoảng cách nano).

Tụ vài Fara thì thú thực là nhà iem cũng chưa nhìn thấy bao giờ. Nhưng tụ cỡ vài ngàn micro F thì cũng nhỏ thôi ạ, chỉ cỡ đầu ngón tay là đã có rồi. Các cụ có thể tham khảo ở chợ giời, bán đầy các loại tụ.
Theo nguyên tắc thì chập 1 ngàn cái đầu ngón tay vào thì được vài Fara.

Để nạp cho tụ mà không gây quá tải thì đấu nối tiếp giữa tụ và ắc-quy 1 em điện trở, cỡ vài ba ôm hoặc vài ba chục ôm gì là OK, qua điện trở thì làm trở kháng tăng lên, dòng nạp nhỏ đi.

Có điều dùng tụ mà phụ trợ cho âm thanh xe hơi thì hơi xa xỉ. Ưu điểm của nó có lẽ chỉ là vấn đề sạch sẽ: ắc quy mà các bác nhét vào trong khoang người ngồi thì hơi kinh cái vấn đề rơi rớt axít, còn trong khoang máy thì sợ chật. Nếu khoang máy mà nhét được ắc quy thì cho thêm ắc quy vào là hơn.

Mạn phép các kụ xì pam tí he he (b)
 

MinhKhoiTài khoản đã xác minh

Thành viên sáng lập
Biển số
OF-20
Ngày cấp bằng
22/5/06
Số km
1,952
Động cơ
602,300 Mã lực
Tuổi
46
Website
dochoixedap.com
Khi có công suất hệ thống có peak nhanh, nếu chỉ dùng ắc quy, điện nó "chảy" ra không kịp, dẫn đến hiện tượng sụt áp
Em chưa đọc 1 tài liệu nào nói về việc phóng điện của accu chậm cả
Mà nếu như đúng như bác nhận định thì khi sx ra cái Amly nhà sx họ phải tính đến điều này ,mặt khác trong mạch điện của amly thì hầu hết bộ nguồn đã được thiết kế để đáp ứng với việc GIẢI NGÂN chậm của accu,nó chỉ ko thể làm được cái việc là năng lượng ko tự nhiên sinh ra thôi
 

evikins

Xe buýt
Biển số
OF-3297
Ngày cấp bằng
7/2/07
Số km
976
Động cơ
566,350 Mã lực
Website
www.vnav.vn
Hì hì, em đã bảo là theo cách tính của Zippo mà vì về nguyên tắc thì đúng là như vậy, nhưng cần chọn tụ có điện dung bao nhiêu thì làm theo kinh nghiệm lại nhanh và hiệu quả hơn việc tính toán. Em ước lượng trên kia là theo kinh nghiệm của Zippo. Cụ Zippo confirm giúp em = sai đúng kính chuyển bác Zippo (trong việc chọn tụ có điện dung bao nhiêu).

Do đặc điểm cấu tạo, ắc quy sẽ không bao giờ phóng điện nhanh được như tụ, nhưng ắc quy lại có lợi thế là dữ trữ được nhiều năng lượng hơn tụ. Do vậy, với những cái peak mà sườn lên nhanh quá (ultra fast rising time) thì ắc quy không phóng điện kịp, chắc chắn sẽ xảy ra sụt áp, buộc phải dùng tụ. Cũng có khả năng là nếu peak xảy ra nhanh quá, tụ sẽ không kịp nạp điện, để phóng. Lúc đấy, lại không còn là peak nữa rồi, ke ke ke ke. Lúc đấy, lấy ắc quy to hơn mà nuôi.

Nôm na là cha mách qué. Em có mạo muội múa rìu qua mắt thợ giải thích cơ chế hoạt động của cái hệ thống ắc quy + tụ bù phát, các cụ đâm thỏa mái:

Tụ bù mắc song song vào nguồn nuôi (ắc quy) và được nạp điện từ nguồn nuôi. Khi hệ thống tiêu thụ điện năng, điện sẽ "chạy" ra từ cả ắc quy và tụ, đồng thời cũng "chảy" từ ắc quy sang tụ. Khi công suất hệ thống có peak nhanh, nếu chỉ dùng ắc quy, điện nó "chảy" ra không kịp, dẫn đến hiện tượng sụt áp, ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh. Nếu có tụ bù thì, tụ điện nó phóng điện nhanh hơn, nó sẽ "tạm ứng" điện cho hệ thống trước, ko làm sụt áp, sau đó, sẽ được ắc quy nó nạp lại cho. Cứ thế mà xảy ra. Đại loại, ắc quy rất sẵn xiền, nhưng mà giải ngân chậm. Tụ bù có nhiệm vụ cung ứng xiền thật nhanh, rồi nhận lại từ ắc quy.

Thế nên, trong một số trường hợp, kể cả ắc quy cực lớn, vẫn phải dùng tụ bù vì trong việc "giải ngân" thì ắc quy làm chậm lắm, không bằng tụ được, ke ke ke. Muốn làm tốt chức năng trung chuyển thì tụ phải đủ lớn để dự trữ một năng lượng đủ lớn.
Hai A..CU thì phóng điện liên tục không mất thời gian nạp phóng cho tụ

Nước chảy ra từ hai sông Tô lịch nhanh hơn hay một sông Tô lịch + 1 trạm bơm Yên Sở ???
 

Mazspeed

Xe container
Biển số
OF-648
Ngày cấp bằng
6/7/06
Số km
6,349
Động cơ
641,331 Mã lực
Em nghĩ cụ Mát cần cái tụ lọc ạ ... chả bít có đúng không nhể :21::21:
Tụ lọc thì có phải chính là cái tụ bác Bật lửa đang bàn tán không ạ (em không hiểu vì ở đây bác Bật lửa gọi là cái tụ bù).
 
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,881
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
50
Không ợ, tụ lọc nguồn cơ. Tụ của cụ bật lửa đang nói đến là tụ bù ... Tụ lọc giá rẻ hơn nhiều cụ ạ.
 

FeRAM

Xe điện
Biển số
OF-3806
Ngày cấp bằng
15/3/07
Số km
4,236
Động cơ
594,660 Mã lực
Em chưa đọc 1 tài liệu nào nói về việc phóng điện của accu chậm cả Mà nếu như đúng như bác nhận định thì khi sx ra cái Amly nhà sx họ phải tính đến điều này ,mặt khác trong mạch điện của amly thì hầu hết bộ nguồn đã được thiết kế để đáp ứng với việc GIẢI NGÂN chậm của accu,nó chỉ ko thể làm được cái việc là năng lượng ko tự nhiên sinh ra thôi
Bác lại trích dẫn không hết câu của em rồi. Ắc quy phóng điện chậm hơn SO VỚI tụ điện ạ.

Em đồng ý với bác MinhKhoi là trong âm ly, khi thiết kế, người ta cũng đã phải tính đến việc giải ngân chậm của ắc quy (cùng với nhiều yếu tố khác, tạo thành Đặc tuyến đáp ứng của âm ly). Việc này muốn thực hiện được cũng phải dùng ... tụ bù thôi. Tuy nhiên vì kích thước tụ to quá (Dùng tụ nhỏ thì lại chả được bao nhiêu), không nhét vào được nên cách đơn giản hơn, người ta dùng tụ bù bên ngoài như bài của bác Zippo nói (Vì vấn đề ở đây là cấp năng lượng, dữ trự năng lượng, chỉ có thể dùng tụ giải quyết, ko có cái mạch nào làm thay được vì năng lượng ko thể tự nhiên sinh ra được.). Cụ thể về cái âm ly thì em ko dám nói vì ko có kinh nghiệm thực tế.

@Bữa đói bữa no: Em cũng công nhận là dùng cái tụ mấy triệu để làm tụ bù, đúng là xa xỉ thật. Nhưng mà audio nó là thế. Cái dây nguồn cũng có loại đến vài ngàn USD thì con tụ vài trăm cũng là bình thường.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top