- Biển số
- OF-482678
- Ngày cấp bằng
- 7/1/17
- Số km
- 1,450
- Động cơ
- 640,128 Mã lực
200 người hy sinh mà không được lãnh đạo nhớ đến
Sau chiến tranh các đơn vị giải thể nhiều lắm cụ ạh. Giải thể các đơn vị cấp Trung đoàn, Sư đoàn nhập về các đơn vị mới, công tác quy tập, thực hiện chính sách hậu phương quân đội không tốt. Cụ nào có người nhà là liệt sỹ thử đến số nhà 38 Lý Nam Đế, trụ sở Cục Chính sách Quân đội mà xem, cả nước còn 300k liệt sỹ chưa tìm thấy thông tin. Đau xót lắm, bao gia đình tan nát vì chiến tranh.200 người hy sinh mà không được lãnh đạo nhớ đến
Xi nhê gì. Cụ nhà em và đồng đội tính làm cái bia tưởng niệm mấy trăm chú nhà mình ăn 1 trận bom bay sạch, ít ra là gấp 2 số kia. Mà chưa có kết quả đây. Lịch sử lúc nào chẳng đẹp.200 người hy sinh mà không được lãnh đạo nhớ đến
Thật với cụ là bố em đi làm lại giấy tờ để được cái bảo hiểm với huân chương mà như đi xin chúng nó.Xi nhê gì. Cụ nhà em và đồng đội tính làm cái bia tưởng niệm mấy trăm chú nhà mình ăn 1 trận bom bay sạch, ít ra là gấp 2 số kia. Mà chưa có kết quả đây. Lịch sử lúc nào chẳng đẹp.
Lên bộ tư lệnh chủ quản mà như đi ăn xin, ông già kêu khéo bọn bây giờ nó còn éo tin có trận ý!
Nuôi hy vọng mong manh cho gia quyến thì nhân đạo hơn là tuyệt vọng, cụ ạ.Sau chiến tranh các đơn vị giải thể nhiều lắm cụ ạh. Giải thể các đơn vị cấp Trung đoàn, Sư đoàn nhập về các đơn vị mới, công tác quy tập, thực hiện chính sách hậu phương quân đội không tốt. Cụ nào có người nhà là liệt sỹ thử đến số nhà 38 Lý Nam Đế, trụ sở Cục Chính sách Quân đội mà xem, cả nước còn 300k liệt sỹ chưa tìm thấy thông tin. Đau xót lắm, bao gia đình tan nát vì chiến tranh.
Cuộc chiến gần nhất chống bành trướng Trung Quốc đã hơn 30 năm, chống Mỹ cũng đã lùi xa gần 50 năm, có lẽ đã đến lúc ai đó là người có trách nhiệm trong quân đội nên có lời với các thân nhân gia đình các liệt sỹ bị mất thông tin, để họ thôi mong mỏi, tìm kiếm trong vô vọng.
Cụ có thể thêm thông tin về trận đánh, đơn vị không. Nhà em có 2 bác anh ruột bố, anh ruột mẹ đều là liệt sỹ mà k biết hy sinh ở đâu, 1 anh họ hy sinh ở biên giới Tây Nam, có quy tập về Nghĩa trang sư đoàn mà bị mất bia, giờ thành vô danhXi nhê gì. Cụ nhà em và đồng đội tính làm cái bia tưởng niệm mấy trăm chú nhà mình ăn 1 trận bom bay sạch, ít ra là gấp 2 số kia. Mà chưa có kết quả đây. Lịch sử lúc nào chẳng đẹp.
Lên bộ tư lệnh chủ quản mà như đi ăn xin, ông già kêu khéo bọn bây giờ nó còn éo tin có trận ý!
Cụ nhà em đánh bên Lào cơ cụ ơi! Sau 4/1975 mới vào Tây Nam. Trận ăn bomb kia là quân của BTL CB.Cụ có thể thêm thông tin về trận đánh, đơn vị không. Nhà em có 2 bác anh ruột bố, anh ruột mẹ đều là liệt sỹ mà k biết hy sinh ở đâu, 1 anh họ hy sinh ở biên giới Tây Nam, có quy tập về Nghĩa trang sư đoàn mà bị mất bia, giờ thành vô danh
Em cũng không mê tín nhưng khi gặp thì thật sự không tín không được cụ ạ. Chuyện tâm linh nhiều cái rất khó hiểu.Cụ Sướng này tâm linh nhiều mà.
Xuất bản cả sách về món này. Nên lồng vào để có tí kì dị
BTL Công Binh thì đúng là k biết gì về chiến tranh rồi. Bạn em giờ cũng ngấp nghé Lữ trưởng rồi, nhưng em cũng k tin lắm về khả năng sscđ. Chie thấy rượu là giỏiCụ nhà em đánh bên Lào cơ cụ ơi! Sau 4/1975 mới vào Tây Nam. Trận ăn bomb kia là quân của BTL CB.
Còn đây là chút thông tin từ phía Mỹ về sự kiện này, Rongxanh lược dịch để có thêm thông tin tham khảoCó mặt trong ngày giỗ đồng đội, ông Phan Xuân Thi - nguyên lính trinh sát Trung đoàn 207, Quân khu 8 cũ, người có mặt trong trận đánh nói trên - bùi ngùi nhắc lại: Tháng 10.1973, đơn vị các ông được lệnh bí mật hành quân về ĐTM, điểm đến là huyện Cai Lậy, tỉnh Mỹ Tho (nay là Tiền Giang).
Đêm 3.10, trung đoàn hành quân từ Ba Thu (trên đất Campuchia) vượt sông Vàm Cỏ Tây. Khi đến ấp Đá Biên thì trời vừa sáng nên các chiến sĩ phải ém quân vào một cánh rừng tràm, chờ đến tối sẽ hành quân tiếp. Các chiến sĩ phần lớn là sinh viên các trường đại học ở Hà Nội (nhiều nhất là Đại học Xây dựng) mới được bổ sung về đơn vị trước đó chỉ 2 ngày, chưa có kinh nghiệm chiến trường nên giăng võng, phơi quần áo lên cây tràm, bị máy bay trinh sát của địch phát hiện.
Một bầy 12 chiếc trực thăng đến bao vây, bắn xối xả xuống trận địa và ồ ạt đổ quân hòng bắt sống sở chỉ huy trung đoàn. Các chiến sĩ đã chiến đấu với tinh thần cảm tử, nhưng do địa hình mùa lũ quá bất lợi, lực lượng quá chênh lệch, ta phải mở đường máu đưa sở chỉ huy trung đoàn thoát khỏi vòng vây. Các chiến sĩ cảm tử - hầu hết thuộc Tiểu đoàn 1 - đã bám trận địa, chiến đấu đến viên đạn cuối cùng, hơn 200 chiến sĩ đã anh dũng hy sinh. Sau ngày giải phóng, nhân dân làm ruộng phát hiện nhiều hài cốt liệt sĩ, đã quy tập về Nghĩa trang liệt sĩ huyện Mộc Hoá chôn chung trong ngôi mộ tập thể.
Bản đồ vị trí diễn ra trận đánh, trên rạch Đá BiênBộ phận của Sư đoàn 7 VNCH đã tấn công một đơn vị Quân Giải phóng trên khu vực trống trải ở tỉnh Kiến Tường ngày 3/10/1973 và đơn vị QGP này đã hy sinh hầu hết. 79 người lính QGP đã hy sinh và 13 bị bắt trong trận chiến kéo dài từ 09h55 đến 12h35, địa điểm gần đường Liên tỉnh lộ 29 tiếp giáp với ranh giới tỉnh Định Tường. Lực lượng VNCH gồm tiểu đoàn 2 và tiểu đoàn 3, Trung đoàn 10 - Sư đoàn 7 bị thiệt hại rất nhẹ, chỉ có 1 linh bị thương. Hầu hết những người lính QGP bị hy sinh do trực thăng vũ trang và pháo binh bắn phá, thi thể của họ nằm rải rác trên diện tích hơn 4 hecta.
Phía VNCH thu được 1 DKZ75, 1 nòng súng cối 61mm, 3 súng B40, 3 súng B41, 36 súng AK47, 3 máy thông tin PRC45.
Theo thông tin của Quân khu 4 VNCH, đây là bộ phận thuộc Trung đoàn 207 Quân giải phóng miền Nam, có căn cứ ở Campuchia gần biên giới phía Bắc huyện lỵ Hồng Ngự. Đơn vị này đang di chuyển hướng đến căn cứ Tri Phap để chi viện cho các đơn vị QGP ở tỉnh Định Tường.
Em thì nghĩ khác cụ nhiều ạ.! Trong điều kiện chiến tranh khốc liệt, công tác tử sĩ của ta đã làm tốt nhất có thể, thời bình cũng vậy. Năm 1995 em đã từng đến tỉnh đội Kontum - Daklak - Gia lai để tìm tung tích ông cậu là liệt sĩ hy sinh trên chiến trường Tây nguyên, em được họ tiếp đón rất nhiệt tình, mở sổ ghi các liệt sĩ hy sinh trên địa bàn tỉnh, lật từng trang để tìm. Các anh còn hỏi cần chỗ ăn nghỉ không.?Sau chiến tranh các đơn vị giải thể nhiều lắm cụ ạh. Giải thể các đơn vị cấp Trung đoàn, Sư đoàn nhập về các đơn vị mới, công tác quy tập, thực hiện chính sách hậu phương quân đội không tốt. Cụ nào có người nhà là liệt sỹ thử đến số nhà 38 Lý Nam Đế, trụ sở Cục Chính sách Quân đội mà xem, cả nước còn 300k liệt sỹ chưa tìm thấy thông tin. Đau xót lắm, bao gia đình tan nát vì chiến tranh.
Cuộc chiến gần nhất chống bành trướng Trung Quốc đã hơn 30 năm, chống Mỹ cũng đã lùi xa gần 50 năm, có lẽ đã đến lúc ai đó là người có trách nhiệm trong quân đội nên có lời với các thân nhân gia đình các liệt sỹ bị mất thông tin, để họ thôi mong mỏi, tìm kiếm trong vô vọng.