[Funland] Sự kiện Vịnh Bắc Bộ 60 năm nhìn lại

thanh040506

Xe lừa
Biển số
OF-357778
Ngày cấp bằng
11/3/15
Số km
38,912
Động cơ
681,496 Mã lực
Nay mở bài của Cụ Ngao rất giống phong cách của Cụ Baoleo vậy nhỉ?
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,243
Động cơ
1,133,039 Mã lực
Qua đêm 1-8, sáng sớm ngày 2-8, khu trục hạm Maddox quay trở lại cách hòn Hòn Mê chừng 10 hải lý. Trung tâm kiểm thám trên Maddox bắt được thêm nhiều báo cáo theo dõi của Bắc Việt.
Tới xế trưa, Maddox phát hiện 5 tàu chiến nói trên của Bắc VN ở hướng tây nam, đang di chuyển sát bờ về phía nam và tới Hòn Mê lúc 13:22H.
Theo hải trình dự trù trong lệnh hành quân, trong khoảng thời gian từ 11:00H tới 19:00H, khu trục hạm Maddox sẽ tuần tiễu quanh vùng điểm D, nằm về phía đông bắc Hòn Mê, toạ độ 19 độ 47 Bắc, 106 độ 08 Đông.
Nhưng khi phát hiện các tàu chiến Bắc VN tới Hòn Mê, Đại tá John Herrick cẩn thận ra lệnh cho Maddox đổi đường chạỵ về hướng đông bắc tránh xa Hòn Mê đề phòng bị phục kích.

Bắc VN ra lệnh tấn công
Theo tài liệu của Bắc VN, lệnh tấn công được ban hành lúc 14:50H.
15:30H, radar trên khu trục hạm Maddox phát hiện 3 tàu phóng lôi xuất phát từ Hòn Mê đi hướng đông bắc đuổi theo Maddox với vận tốc chừng 50 km/h. Nửa tiếng đồng hồ sau, Maddox vào nhiệm sở tác chiến và đổi đường về hướng đông nam để tránh xa bờ biển Bắc VN và tới gần hơn các chiến hạm Hoa Kỳ phối trí tại Trạm Yankee (ở biển Đông)

Ghi chú: "Trạm Yankee" là một địa điểm trên biển Đông, để tàu sân bay và tàu chiến Mỹ tập kết tác chiến ở Việt Nam. Địa điểm này sẽ thay đổi toạ độ tuỳ thuộc tình hình thời tiết và khả năng đánh trả của đối phương.
Trong chiến tranh phá hoại, "Yankee Station" nằm ngoài khơi Đồng Hới, cách bờ chừng 100 km
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,243
Động cơ
1,133,039 Mã lực
559817-44803-tu-lieu-vietnam--8--qxhlkzuafkhuuj2qtxrm (1).jpg

Sau khi đọc những công điện bắt được của Bắc Việt Nam, Đại tá John Herrick biết rằng Maddox đang ở trong tình trạng nguy hiểm, có thể bị các tàu chiến Bắc VN tấn công bất cứ lúc nào.
Vào lúc 3:36H ngày 2-8 (tức 2:36G, giờ Hà Nội), Đại tá John Herrick ra lệnh nhiệm sở tác chiến, tăng tốc độ và đổi đường về hướng đông quay mũi xa hơn ra ngoài biển để tránh xa vùng nguy hiểm.
Về phía Bắc Việt, khi thấy khu trục hạm Maddox tới gần Hòn Mê là mục tiêu đã bị các tàu chiến của biệt kích Nam Việt Nam bắn phá mấy đêm trước, nên lại càng tin rằng chiến hạm này và các tàu biệt kích cùng chung một toán hoạt động phối hợp và hỗ trợ nhau.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,243
Động cơ
1,133,039 Mã lực
Vào thời gian này, hải quân Bắc VN rất yếu kém, không có chiến hạm lớn, chỉ có một số tàu tuần tiễu “Swatow” cũ kỹ do Trung Quốc đóng, dài chừng 25 thước, trang bị pháo 37 ly, vận tốc tối đa 35 knots (60 km/h). Ngoài ra còn có một số tàu phóng lôi loại P-4 do Liên xô chế tạo, dài chừng 20 thước trang bị súng 14,5 ly, 2 ngư lôi đầu nổ nặng 550 pound TNT, vận tốc lên tới 50 knots (80km/h), có thể tấn công chiến hạm lớn. Muốn phóng hiệu quả các ngư lôi này, tàu chiến phải vào cách mục tiêu dưới 900 mét . Những tàu chiến P-4 này tuy nhanh nhưng vẫn chậm hơn các tàu biệt kích, trang bị vũ khí nhẹ hơn nên không phải là đối thủ của các tàu chiến lực lượng hải tuần. Đối với chiến hạm lớn như Tuần dương hạm Maddox, tuy vận tốc của tàu phóng lôi P-4 có lợi thế hơn, nhưng muốn phóng được ngư lôi phải tới gần mục tiêu dưới 900 mét (hiệu quả phải gần 200 mét), lúc đó có lẽ đã bị pháo 127 ly, 76 ly… với tầm bắn xa 16 km trên chiến hạm bắn tan
 
Chỉnh sửa cuối:

binhnq2

Xe tăng
Biển số
OF-668
Ngày cấp bằng
7/7/06
Số km
1,967
Động cơ
583,612 Mã lực
Nhưng vụ bắn nhau với ma đó được Lyndon Johnson và McNamara sử dụng làm bằng chứng “tàu Bắc Việt Nam tấn công tàu chiến Mỹ ở hải phận quốc tế”
Ngay lập tức, Lyndon Johnson ra lệnh máy bay Mỹ tấn công các căn cứ hải quân Việt Nam ở Quảng Bình, Lạch Trường, VInh và Hạ Long. Đó chính là sự kiện ngày 5/8
Do thông tin ngày đó thiếu, nên mọi người tưởng rằng đêm 4/8 ta đánh đuổi tàu Mỹ, chứ không biết rằng sự kiện 2/8 không liên quan đến sự kiện 5/8
Lyndon Johnson đã triệu tập luõng viện Hoa Kỳ, bịp bợm, lừa đối Quốc hội, lừa dối nhân dân Hoa Kỳ để lấy được cái “Nghị quyết Vịnh Bắc Bộ” mở đầu cho cuộc chiến đẫm máu cho cả hai dân tộc
Sau này cụ chia sẻ thêm vụ lọ muối, có khác j vụ này đâu?
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,243
Động cơ
1,133,039 Mã lực
Sự kiện Vinh Bắc Bộ (100).jpg

13-8-1964 – Thuyền trưởng John J. Herrick, Chỉ huy trưởng "Kế hoạch DESOTO" (đánh phá miền Bắc) (bên trái) và Thuyền trưởng USS Maddox (DD-731) Herbert L. Ogier trên boong tàu Maddox vào ngày 13 tháng 8 năm 1964. Họ phụ trách trên tàu trong thời gian giao tranh với ba tàu phóng lôi của Bắc Việt vào chiều ngày 2 tháng 8 năm 1964. Ảnh: PH3 White
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,243
Động cơ
1,133,039 Mã lực
Theo chiến thuật phóng ngư lôi, các tàu phóng lôi cần tận dụng vận tốc cao và chọn đường đi gần như chặn đầu mục tiêu để có thể tới gần trong thời gian nhanh nhất để tránh thiệt hại vì pháo. Đúng ra các tàu phóng lôi phải tấn công Maddox từ hướng đông nam (hướng về phía tây bắc) để chặn đường và ghìm mục tiêu vào sát bờ để tấn công.
Nhưng khi các tàu chiến Bắc Việt theo hướng đông bắc tiến về Maddox, thì Maddox đã đổi đường đông nam đi nơi khác, vì vậy khi tới nơi, các tàu phóng lôi bị bỏ lại đằng sau và nằm về phía tây của Maddox nên chỉ còn cách đuổi theo về hướng đông nam, tức là chạy song song thay vì chặn đường chiến hạm. (Lỗi này là do radar kém và không có liên lạc với Sở chỉ huy trên bờ, do máy thông tin rất yếu)
Sau này, Hạm trưởng Ogier cho biết: “Các tàu phóng lôi Bắc Việt bị bỏ lại phía sau vì khi bắt được công điện tấn công, Maddox đã đổi đường. Do đó họ chỉ còn cách đuổi theo”.
 

7ieulongn

Xe hơi
Biển số
OF-858451
Ngày cấp bằng
3/5/24
Số km
162
Động cơ
2,865 Mã lực
Tuổi
53
Em hiểu bên Mỹ nó tam quyền phân lập, TT thuộc nhánh hành pháp - QH thuộc nhánh lập pháp - TT mà dựng màn kịch để lừa QH phê duyệt ném bom miền Bắc VN. như cụ Ngao nói:

"...Lyndon Johnson đã triệu tập luõng viện Hoa Kỳ, bịp bợm, lừa đối Quốc hội, lừa dối nhân dân Hoa Kỳ để lấy được cái “Nghị quyết Vịnh Bắc Bộ” mở đầu cho cuộc chiến đẫm máu cho cả hai dân tộc "

Em e là không đơn giản như vậy và không nhẹ nhàng như vậy đâu ạ!
đã 60 năm trôi qua, khi ấy em còn rất nhỏ nhưng đã thấy BOM rơi, nhà cháy, phải đi sơ tán...ký ức trong em vô cùng khủng khiếp...và em có cảm nhận nhân dân MB chưa chuẩn bị cho tình huống này...
Nếu Mỹ ném bom MB là điều không thể tránh được thì chịu...chứ vì một lý do nào đó dù to hay nhỏ...mà để Mỹ lấy làm lý do ném bom thì quá ư là khủng khiếp với những người sinh ra thời đó...
Em có đọc đâu đó lời một vị lãnh đạo nước ta thời đó nói " ...Mình không đánh nó...thì nó cũng đánh mình..."
Cụ lý thuyết sáo rỗng quá. Việc Jôn Xơn dựng lên sự kiện Vịnh Bắc Bộ để lừa Quốc hội Mỹ ra Nghị quyết Vịnh Bắc Bộ mở đường cho hắn leo thang chiến tranh ném bom phá hoại miền Bắc, trực tiếp đổ quân Mỹ lên miền Nam từ lâu đã được chính cả Mỹ xác thực, còn nghi ngờ gì nữa đâu. Ngày 2, ngày 4 dựng sự kiện Vịnh Bắc Bộ thì ngày 5 Quốc hội Mỹ phê duyệt Nghị quyết trao quyền lực chưa từng có cho Jon Xơn, ngay trong ngày 5/8/68 Jonxon cho mở chiến dịch Mũi tên xuyên bắt đầu ném bom mấy tỉnh duyên hải Bắc Bộ, và chiến dịch Sấm Rền suốt từ 1965 đến 1968.
Mà chẳng riêng Jonson lừa dối, Nixon cũng vậy. Tới 1968 thua đau trên nhiều mặt trận, Jonxon đã đánh tiếng đàm phán hòa bình nhưng Nixon cố tình phá hỏng trong chiến dịch tranh cử nhiệm kỳ tổng thống mới, sau khi lên Tổng thống thì Nixon chỉ chịu thua sau khi thua trên bầu trời Hà Nội tháng 12 năm 1972.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,243
Động cơ
1,133,039 Mã lực
Sự kiện Vinh Bắc Bộ (18).jpg

Tấm hình chụp từ mạn tàu Maddox, ngày 2-8-1964, cho thấy 3 tàu phóng lôi Bắc Việt đang chạy với vận tốc cao về phía Maddox

Lúc 4 giờ 5 phút chiều, khi các tàu Bắc Việt còn cách 9 cây số, pháo trên chiến hạm Maddox bắn vài quả đạn cảnh cáo về phía trước và sau các tàu Bắc Việt Nam.
Nhưng đến 4 giờ 10, khi khoảng cách giữa đôi bên chỉ còn 8 cây số, hai giàn pháo từ tàu Maddox bắt đầu khai hỏa để tiêu diệt.
Họ bắn tổng cộng 283 quả đạn, vừa 76 ly và luôn cả đạn 127 ly. Lúc đó, chiến hạm Maddox đang cách bờ biển Bắc Việt khoảng 28 hải lý.
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,243
Động cơ
1,133,039 Mã lực
Việc các tàu chiến Bắc Việt thay vì “chặn đầu” lại “theo đuôi” cho thấy các tàu chiến không có radar hoặc có mà không sử dụng được nên mới không biết khu trục hạm Maddox đã đổi đường. Trên giấy tờ, các tàu phóng lôi Bắc Việt được trang bị radar loại 253 của Nga, còn có tên là “Skinhead” (trọc đầu), trong điều kiện lý tưởng, có thể nhìn thấy mục tiêu lớn các xa chừng 15 hải lý, nghĩa là tầm xa không hơn gì mắt thường. Cột radar được chế tạo có thể hạ xuống để tránh bị phát hiện và cũng đỡ bị cản gió để tàu chiến có thể đạt vận tốc tối đa khi phóng ngư lôi.
Khi radar phát hiện các tàu chiến Bắc Việt từ Hòn Mê đuổi theo, Maddox đã cách xa bờ biển chừng 16 hải lý. Maddox lập tức gửi công điện cho Hạm đội 7 thông báo sắp bị tấn công.
Khoảng 16:05H, khi các tàu phóng lôi còn cách chừng 9.000 mét, Hạm trưởng Ogier ra lệnh bắn ba, bốn quả đạn pháo chặn đầu. Sau này, Herrick cho biết ông chỉ cho phép bắn cảnh cáo, không nhắm thẳng vào các tàu chiến Bắc Việt và ông nhớ các quả đạn này rơi xuống phía trước và đằng sau các tàu chiến. Hạm trưởng Ogier và đại uý Raymod Connell cho biết họ đã nhắm thẳng vào mục tiêu.
Tuy bị bắn cảnh cáo, các tàu phóng lôi vẫn xông tới. Tới khoảng 16:10H, khi khoảng cách còn chừng 8.000 mét, pháo trên chiến hạm bắt đầu bắn tiêu diệt, tổng cộng 283 quả đạn vừa 76 ly và 127 ly. Lúc đó, Maddox đã ra cách bờ biển Bắc Việt chừng 28 hải lý.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,243
Động cơ
1,133,039 Mã lực
Sự kiện Vinh Bắc Bộ (17).jpg
Sự kiện Vinh Bắc Bộ (20).jpg
Sự kiện Vinh Bắc Bộ (20a).jpg
Sự kiện Vinh Bắc Bộ (22).jpg
Sự kiện Vinh Bắc Bộ (21).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,243
Động cơ
1,133,039 Mã lực
Chỉ huy trưởng Phân đội 3 là Nguyễn Xuân Bột cũng là thuyền trưởng chiếc T-333, Nguyễn Văn Tự chỉ huy chiếc T-336 và Nguyễn Văn Giản chỉ huy chiếc T-339. Ngoài ra, còn một số sĩ quan khác không thuộc phân đội 3 cũng được gửi tới tăng cường như Lê Duy Khoái, chỉ huy trưởng Phân đội 135.
Nguyen Van Gian 04.JPG

2-8-1964 – tàu phóng lôi T-339 do Thiếu uý Nguyễn Văn Giản chỉ huy bị máy bay Mỹ tấn công, cháy, máy hỏng, vài chiến sĩ hy sinh. Đêm đó tầu đã về được Hòn Né
Ảnh này em chụp khi đến thăm ông Nguyễn Xuân Giản hôm 2-8-2004.
Trong vụ 5/8/1964, ông Giản được coi là "người hùng", được gặp Bác Hồ, đoàn đại biểu Venezuela...
Không may, hai năm sau, 1966, cả ba tàu phóng lôi nói trên bị Mỹ lừa bắt ở Vịnh Lan Hạ. 42 thuỷ thủ trên 3 tàu hy sinh 23 người, chỉ còn 19 người sống sót. Mỹ đem về giam ở Bán đảo Sơn Trà, không cho chính quyền Sài Gòn đụng đến.
Hai năm sau, ngày 21/10/1968, Mỹ thả tự do cho tất cả 14 chiến sĩ Hải quân ta tại Nghệ An và 5 chiến sĩ ở Lào trước đó. Ông Giản trong số được trao trả bằng tàu cứu sinh ở Nghệ An
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,243
Động cơ
1,133,039 Mã lực
Ba tàu phóng lôi hướng về Maddox theo đội hình hàng dọc, chiếc T-333 dẫn đầu, theo sau là T-336 và T-339. Theo tài liệu kỹ thuật, mỗi tàu phóng lôi có 2 ống phóng ngư lôi nằm hai bên hông. Các ống phóng này không hướng thẳng về phía trước mà nằm xiên ra phía ngoài chừng 1 độ rưỡi so với trục tàu để 2 ngư lôi khi phóng ra sẽ toả rộng khiến mục tiêu khó tránh.
Theo chiến thuật, cả ba tàu phóng lôi đều phóng ngư lôi - tổng cộng 6 quả - cùng một lúc khi chỉ còn cách mục tiêu từ 450 - 900 mét để hy vọng ít nhất một trái trong chùm ngư lôi sẽ trúng đích.
Lúc tiến gần mục tiêu nhưng chưa đến tầm ngư lôi, các tàu phóng lôi đã bị tán loạn hàng ngũ vì pháo từ khu trục hạm Maddox bắn quá dữ dội.
Khi chiếc T-333 dẫn đầu vào vị trí song song với khu trục hạm Maddox, hai chiếc T-336 và T-339 lại chạy quá xa phía sau mục tiêu để tránh đạn.
Tàu phóng lôi T-336 hoảng hốt phóng ngư lôi trước, chiếc T-339 phóng sau khi cả hai còn cách mục tiêu rất xa.
Maddox di chuyển tránh các ngư lôi này dễ dàng vào hồi 17:18 H và 17:21 H. Sau khi hai chiếc T-336 và T-339 đã phóng hết ngư lôi, chiếc T-333 mới quẹo vào mục tiêu. Trần Bảo, chỉ huy phó Phân đội 135 sau này cho biết chiếc T-333 có phóng ngư lôi vào mục tiêu, nhưng thật sự, chiếc T-333 bị trúng đạn của chiến hạm Maddox khiến ít nhất một trái ngư lôi bị bật tung khỏi ống phóng và rơi xuống biển.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,243
Động cơ
1,133,039 Mã lực
USS Maddox (5_12).jpg

Hoả lực chính trên khu trục hạm Maddox gồm 3 giàn pháo kép 127 ly. Hai giàn trước mũi mang số 51và 52; giàn phía sau lái mang số 53. Trung sĩ trọng pháo Ronald Stalsberg, khẩu trưởng pháo 51 cho biết chiếc T-333 bị ụ súng của anh bắn bị thương vì một quả đạn nổ rất gần khiến tàu chiến này bị nhấc bổng rồi rơi xuống mặt nước khiến một trái ngư lôi bị bật tung khỏi ống phóng. Sau đó ụ súng 51 chuyển sang bắn các tàu phóng lôi khác.
Về phần khu trục hạm Maddox chỉ bị trúng một viên đạn đại liên 14,5 ly từ tàu phóng lôi T-333 của Đại uý Nguyễn Xuân Bột


Viên đạn 14,5 mm từ tàu phóng lôi T-333 (do Nguyễn Xuân Bột chỉ huy) vỡ đôi khi bắn trúng tháp ăng-ten của USS Maddox DD-731 lúc 16h15 ngày 2-8-1964 ở Hòn Mê (Thanh Hoá) trong Sự kiện Vịnh Bắc Bộ
Sự kiện Vinh Bắc Bộ (94).jpg

10-8-1964 – Thiếu tá hải quân Dempster M. Jackson, sĩ quan điều hành USS Maddox (DD-731), quỳ xuống bên cạnh lỗ đạn do súng máy bắn vào bệ Mk.56 của tàu trong cuộc giao chiến giữa Maddox và ba tàu phóng lôi Bắc Việt Nam chiều ngày 2 tháng 8 năm 1964. Viên đạn được đặt trong lỗ. Ảnh do nhiếp ảnh gia USS Ticonderoga (CVA-14) chụp vào ngày 10 tháng 8 năm 1964
USS Maddox (2).jpg

Mảnh vỡ đầu đạn 14,5mm do các tàu phóng lôi 123K của Hải quân Nhân dân Việt Nam bắn vào Tuần dương hạm USS Maddox ngày 2-8-1964
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,243
Động cơ
1,133,039 Mã lực
Sự kiện Vinh Bắc Bộ (25).jpg

T-339 (của ông Giản) bị máy bay Mỹ truy đuổi bắn cháy, bốn chiến sĩ tử trận, động cơ hỏng không chạy được.
Theo ông Giản kể, ông cho giật thêm hoả mù để ngụỵ trang Tàu trôi giạt khá xa, đêm đó sau khi chữa được máy, T-339 về được tới đảo Hòn Né (cũng ly kỳ lắm)
Sự kiện Vinh Bắc Bộ (26).jpg

2-8-1964 – tàu phóng lôi T-339 do Thiếu uý Nguyễn Văn Giản chỉ huy bị máy bay Mỹ tấn công, cháy, máy hỏng, bốn chiến sĩ hy sinh. Đêm đó tầu đã về được Hòn Né
Sự kiện Vinh Bắc Bộ (27).jpg

Sự kiện Vinh Bắc Bộ (28).jpg
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,243
Động cơ
1,133,039 Mã lực
Ngay khi các tàu phóng lôi Bắc VN bỏ chạy, 4 máy bay F-8 Crusader thuộc tàu sân bay Ticonderoga do Trung tá James Stockdale chỉ huy nhập trận.
Để tránh trở ngại và ngộ nhận, khu trục hạm Maddox rời khỏi chiến trường, đổi đường xả hết tốc độ đi về hướng nam, nhường mục tiêu lại cho các máy bay thanh toán.
560737-44803-stockdale--9--rj8o1qtdzlbtdhhkenw_.jpg

Trung tá James Stockdale
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,243
Động cơ
1,133,039 Mã lực
Lúc đó 3 tàu phóng lôi chia làm 2 toán: hai chiếc T-333 và T-336 chạy trước, còn T-339 tụt lại phía sau. Máy bay Hoa Kỳ do đó cũng chia làm hai toán. Hai máy bay của Trung tá Stockdale và Trung uý Richard Hastings tấn công 2 tàu chiến đi đầu; hai chiếc máy bay còn lại do Trung tá R. F. Mohrhardt và Thiếu tá C. E. Southwick tấn công chiếc T-339 chạy sau.
Các máy bay bắn tên lửa Zuni trước nhưng đều không trúng mục tiêu. Zuni là loại tên lửa khá lớn, đường kính chừng 4 inches, nặng khoảng 50 kg. Ngay trong đợt tấn công đầu tiên, Trung uý phi công Hastings, người kém thâm niên nhất thấy súng phòng không từ tàu phóng lôi bắn lên và cánh trái của mình bị bay mất một mảng, anh báo cáo máy bay mình bị trúng hoả lực phòng không của các tàu phóng lôi Bắc Việt. Thật ra, máy bay của phi công Hastings không bị hư hại vì đạn phòng không mà vì sau khi nhào xuống để bắn rocket, anh đã hoảng hốt bay lên quá mau khiến cánh máy bay không chịu nổi sức cản của không khí nên bị bể mất một miếng. Đây là nhược điểm thường thấy của loại máy bay F-8 Crusader.
Trung tá Stockdale phải hộ tống phi công Hastings tới gần chiến hạm Maddox để được cấp cứu nếu cần, rồi bay trở lại mục tiêu. Tưởng lầm đây là một máy bay mới tới nên sau này phía Bắc VN cho rằng có 5 máy bay tấn công các tàu chiến, đợt đầu 4 chiếc trong số này có 2 chiếc bị hư hại bỏ chạy; đợt sau chỉ có 1 chiếc.
Sau khi bắn hết tên lửa Zuni nhưng tất cả đều không trúng đích, các máy bay bắt đầu nã pháo 20 ly Oerlikon. Lần này, cả 3 tàu chiến đều bị trúng đạn. Chiếc T-339 bị hư hại nặng nhất không còn chạy được và bị bốc khói. Phía Bắc VN nói là chiếc tàu phóng lôi cố tình thả khói để che giấu và cũng để đánh lừa các phi công Hoa Kỳ lầm tưởng rằng mục tiêu đã bị hư hại nên không bắn nữa. Thật ra, bình khói của chiếc T-339 bị trúng đạn nên phun khói ra. Phần lớn các ổ phòng không chính 14,5 ly trên các tàu phóng lôi cũng bị trở ngại tác chiến. Súng trên chiếc T-339 bị kẹt đạn. Súng trên chiếc T-333 không quay được nên không thể nhắm vào mục tiêu.
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,243
Động cơ
1,133,039 Mã lực
Phía ta cho rằng bắn rơi 2 trong 5 máy bay Hoa Kỳ. Thật ra, khi máy bay của Trung tá Stockdale hộ tống máy bay bị hư hại của Trung uý Hastings rời trận chiến, khói từ ống phản lực phun ra khiến thuỷ thủ ta cho rằng 2 máy bay này bị hư hại và bị rơi.
Phía ta, cả 3 tàu phóng lôi đều bị hư hại.
Chiếc T-339, hỏng máy, không còn chạy được, đúng ra đã bị bắn chìm nếu không có sự hiểu lầm trong nội bộ lực lượng Hoa Kỳ.
Lúc đó, Đô đốc Robert Moore, Chỉ huy hải đội USS Ticonderoga đã ra lệnh cho một phi đội thứ hai cất cánh để đánh chìm các tàu phóng lôi Bắc VN. Đây là chính điều Đô đốc Johnson, Tư lệnh Hạm đội 7 mong muốn.
Nhưng khi nghe thấy Đô đốc Johnson ra lệnh cho Maddox không được đuổi theo, ý muốn để cho máy bay thanh toán tàu phóng lôi, Đô đốc Moore lại lầm tưởng rằng toàn lực lượng không được phép đuổi theo. Vì vậy, khi phi đội thứ hai tới vùng mục tiêu, Đô đốc Moore ra lệnh không được bắn.
Sau trận đánh, 2 tàu chiến T-333 và T-336 dìu nhau về Sầm Sơn để khỏi bị chìm. Do không còn nhìn thấy chiếc T-339 và cũng không liên lạc được nên về đến Sầm Sơn, Đại uý Nguyễn Hữu Bột báo cáo về Bộ chỉ huy "T-339 đã bị chìm"(!).
Chiếc T-339 của Thiếu uý Nguyễn Văn Giản bị hư hại nặng, sau này sửa được máy và chạy về được tới đảo Hòn Nê ngoài khơi gần cửa sông Mã, vào nửa đêm
Tại đây suýt nữa T-339 bị pháo bờ biển ta bắn chìm
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,243
Động cơ
1,133,039 Mã lực
Số là hai tàu T-333 và T-336 cũng bị thương, vất vả mới vào được bãi sú vẹt gần Sầm Sơn. Lần mò mãi Bộ chỉ huy Hải quân mới có tin tức trận đánh. Ông Bột báo cáo T-339 của ông Giản, bị máy bay bắn cháy, bốc khói cao chắc chắn chìm, vì gần 5 giờ vẫn chưa thấy vào bờ.
Lại nói tàu T-339 của ông Giản, sau khi máy bay Mỹ bỏ đi rồi thì chiến sĩ chết, bị thương , máy hỏng... lần mò rồi cũng nổ được máy và trong đêm tối tìm về Hòn Nê.
Cách bờ vài km, có tiếng đạn nổ. Ông vội vàng dùng ánh sáng đèn đánh tín hiệu vào bờ thông báo "đây là T-339"
Trên bờ lúc đó tin chắc T-339 chìm rồi. Họ nghi đây là tàu biệt kích tấn công Hòn Mê, giả dạng T-339, lừa ta. Báo cho Bộ chỉ huy Hải quân
Bộ chỉ huy Hải quân cũng không tin tàu T-339 sống sót nửa ngày trời trên biển
Phía bờ kiểm tra "T-339" bằng "lý lịch trích ngang"
Ông Giản khai "quê Quế Kim, Đồ Sơn, tên bố, tên mẹ...."
Trên bờ đồng ý cho T-339 vào và cử người ra đón thương binh tử sĩ trên tàu
Sau vụ 5-8-1964, Ông Giản được gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh, được gặp nhiều đoàn quốc tế trong đó có đoàn Đ,ảng cộng-sản từ Venezuela (du kích Caracas từng bắt cóc Đại tá Smolen đòi chuộc Nguyễn Văn Trỗi) và dự kiến được phong Anh hùng Lực lượng vũ trang. Nhưng sự cố 1966 khiến ông trở thành "anh hùng hụt" - từ này chính ông nói với tôi.
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,243
Động cơ
1,133,039 Mã lực
Về phía Hoa Kỳ, việc báo cáo chiếc T-339 đã bị chìm cũng có nhiều sai lạc.
Vì các máy bay tấn công thấy rõ chiếc T-339 bị bốc khói và hư hại nặng. Vả lại, thông tin đài kiểm thính Mỹ thu được từ các tàu chiến T-333 và T-336 cũng báo cáo chiếc T-339 đã bị chìm. Hơn nữa, không ảnh chụp mấy ngày sau tại vùng Sầm Sơn cũng chỉ thấy 2 chiếc T-333 và T-336 (thật ra lúc này chiếc T-339 không nằm tại Sầm Sơn mà tại bãi Hòn Nê).
Nguồn tin khác lại cho rằng có tới 2 tàu chiến Bắc Việt Nam bị chìm. Tin này căn cứ vào báo cáo của máy bay thám sát một giờ sau trận đánh, chỉ còn thấy chiếc T-339 ngoài biển (hai chiếc kia đã chạy vào Sầm Sơn).
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top