[Funland] Sự giúp đỡ của các nước anh em trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
( tiếp theo )

Vì một số lý do khách quan và để tránh va chạm với Trung Quốc, Bộ Chính trị**** Lao động Việt Namquyết nghị không nhận các đơn vị chiến đấu của Liên Xô gửi sang Việt Nam, mà xin trang bị, đề nghị Liên Xô cử chuyên gia sang giúp.

Tại cuộc hội đàm ngày 27-3-1965(Hà Nội), trong năm 1965, Liên Xôquyết định cử 290 chuyên gia giúp huấn luyện kỹ thuật cho lữ đoàn tên lửa phòng không, 14 chuyên gia huấn luyện phi công và nhân viên kỹ thuật hàng không, 14 chuyên gia giúp huấn luyện cho hải quân, tổng số tất cả là 318 người[35].

Ngày 6-7-1965, Hội đồng Bộ trường Liên bang Cộng hòa XHCN Xô-viết ban hành Quyết định № 525-200,Về việc thành lập Đoàn chuyên gia quân sự Liên Xô tại nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa[36], dù biết rằng sự có mặt của các chuyên gia quân sự Xô-viết tại Việt Nam là một mạo hiểm cho hòa hoãn Xô – Mỹ. Quyết định № 525-200 nêu rõ nhiệm vụ của Đoàn chuyên gia: “Trong thời gian ngắn nhất, giảng dạy và huấn luyện lực lượng Phòng không-không quân Việt Nam đủ khả năng tác chiến”[37]. Công tác chuẩn bị gửi chuyên gia quân sự sang Việt Nam đã được Nhà nước Xô viết, Bộ Quốc phòng Liên Xô khẩn trương xúc tiến, thực hiện chu đáo, kỹ lưỡng. Các chuyên gia quân sự phải đáp ứng những yêu cầu cao về trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức, bản lĩnh chính trị, sức khỏe…. Ứng viên vào các vị trí chỉ huy được lựa chọn gắt gao và bắt buộc phải qua được “cửa ải” khắt khe của Tổng cục 10, Bộ Tổng tham mưuvà sau đó là cuộc phỏng vấn – thẩm định của Tổng tham mưu trưởng lực lượng vũ trang Xô-viết[38]. Hầu hết các chuyên gia đều là những sĩ quan, hạ sĩ quan từng tham gia cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại và chiến tranh Triều Tiên 1953, được tôi luyện, dày dạn kinh nghiệm chiến đấu, trình độ kỹ thuật – quân sự cao và là vốn quý của lực lượng vũ trang Liên Xô. Sau thời gian chuẩn bị, chọn lựa, Ban chỉ huy Đoàn chuyên gia đầu tiên được chỉ định, gồm: Chỉ huy trưởng Thiếu tướng G.A. Belov[39]; Phó Chỉ huy trưởng phụ trách chính trị Đại tá M. Borisenko và Trưởng nhóm chuyên gia Phòng không Đại tá A.M. Dưza[40].Từ năm 1967, Trưởng đoàn chuyên gia quân sự Liên Xô tại Việt Nam qua các thời kỳ là: Thượng tướng Abramov (1967-1969; Trung tướng B.A. Stolnikov (1968-1970); Thiếu tướngN.K. Maksimenko (1970-1972) và Thượng tướng A. I.Hyupenen (1972-1975)[41].

[FONT=&quot]Tháng 4-1965, Đoàn chuyên gia quân sự Liên Xô đầu tiên có sĩ số 100, dưới sự chỉ huy của Đại táA.M. Dưza đã đến Việt Nam với nhiệm vụ “nhanh chóng huấn luyện và đưa vào chiến đấu hai trung đoàn Phòng không Quân đội Nhân dân Việt Nam”[42]. Cũng trong tháng 4-1965, Trung tâm huấn luyện quân sự dưới sự chỉ huy của Đại tá M.Tsygankov đã đến Việt Nam; trên cơ sở đó, hình thành hai Trung tâm huấn luyện quân sự số 1 và 2. Từ ngày mùng 1-5 đến 15-5-1965, Bộ Quốc phòng Liên Xô gửi đến Việt Nam thêm hai Trung tâm huấn luyện quân sự[43]. Trong một thời gian ngắn, cả bốn Trung tâm đã đi vào hoạt động, “đến cuối năm 1966, số lượng chuyên gia quân sự Liên Xô tại 4 trung tâm huấn luyện lên đến 786 người”[44]. Từ tháng 6-1965 đến tháng 5-1967, “Bộ Quốc phòng Liên Xô đã gửi sang Việt Nam thêm 6 Trung tâm huấn luyện tên lửa –phòng không, mỗi một Trung tâm đảm nhiệm huấn luyện một trung đoàn Phòng không Việt Nam”[45]. Tính ra, “từ tháng 4-1965 đến tháng5-1966, đã có 2.266 chuyên gia Phòng không Liên Xô đến Việt Nam”[46] và trong khoảng thời gian đó, “các chuyên gia quân sự Liên Xô đã đào tạo tại chỗ 10 trung đoàn tên lửa phòng không, 3 trung đoàn kỹ thuật vô tuyến, 2 trung đoàn không quân tiêm kích”[47].


[/FONT] [35]Sổ công tác của Đại tướng Văn Tiến Dũng, quyển 12, Tlđd.

[36]Alexander Okorokov: Những cuộc chiếntranh bí mật của Liên Xô, Sđd, tr. 345.

[37]Alexander Okorokov: Những cuộc chiếntranh bí mật của Liên Xô, Sđd, tr. 348

[38]Alexander Okorokov: Những cuộc chiếntranh bí mật của Liên Xô, Sđd, tr. 349.

[39]Thiếu tướng G.A. Belov là Trưởng đoàn chuyên gia quân sự Liên Xô tại Việt Nam từ tháng 9-1965 đến tháng 10-1967. Trước đó, Đại tá A.M. Dưza phụ trách nhóm chuyên gia Phòng không từ tháng 4-1965 đến tháng 9-1965.

[40]B.V.Gromova (chủ biên): Những cuộc chiến tranh và xung đột vũ trang nửa sau thế kỷ XX, M. 2003, tr.40.

[41]B.V.Gromova (chủ biên): Những cuộc chiến tranh và xung đột vũ trang nửa sau thế kỷ XX, Sđd, tr.40.

[42]Alexander Okorokov: Những cuộc chiếntranh bí mật của Liên Xô, Sđd, tr. 349.

[43]Alexander Okorokov: Những cuộc chiếntranh bí mật của Liên Xô, Sđd, tr. 350.

[44]Tậpthể tác giả: Chiến tranh Việt Nam: Nhìn lại qua tháng năm…, M, 2000, tr.44.

[45]B.V.Gromova (chủ biên): Những cuộc chiến tranh và xung đột vũ trang nửa sau thế kỷ XX, Sđd, tr.47.

[46]B.V.Gromova (chủ biên): Những cuộc chiến tranh và xung đột vũ trang nửa sau thế kỷ XX, Sđd, tr.47.

[FONT=&quot][47]Tậpthể tác giả: Chiến tranh Việt Nam: Nhìn lại qua tháng năm…, M, 2000, tr.234.[/FONT]
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
(tiếp theo )



Để lắp ráp, bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa, phục hồi các khí tài bị hư hại, kiểm tra mức độ sẵn sàng chiến đấu, Liên Xô cử đến Việt Nam một đội ngũ chuyên gia kỹ thuật quân sự. Họ hoàn thành “những loại công việc mà ngay tại Liên Xô, để thực hiện chúng, cần phải có những thiết bị đặc biệt của những xưởng cố định”[48]. Tại sân bay quân sự Nội Bài có các phi công quân sự Liên Xô “làm nhiệm vụ huấn luyện các chiến sĩ Không quân Việt Nam kỹ thuật hàng không và kỹ thuật lái máy bay”[49]. Họ bay trên những chiếc máy bay kiểu Xpáccơ không được trang bị vũ khí, hoặc những máy bay chiến đấu MiG-21U trong tình trạng bất cứ lúc nào sân bay cũng có thể bị phong tỏa và những chiếc Xpáccơ có tốc độ chậm có thể bị bắn hạ. Hàng đêm, “các phi công Liên Xô đã tìm cách thực hiện xoay vòng được 20 chuyến bay huấn luyện, hoặc nhiều hơn”[50]. Không hiếm trường hợp, máy bay luyện tập do chuyên gia Liên Xô điều khiển bị máy bay Mỹ truy đuổi và các phi công đã phải hạ cánh thẳng xuống sân bay, không có các thiết bị định vị. Cùng với các chuyến bay huấn luyện, các phi công Liên Xô còn đảm nhận những nhiệm vụ khác như “thực hiện các chuyến bay thử nghiệm kiểm tra sau khi bảo trì trong mọi điều kiện thời tiết và thời gian trong ngày”[51].

Năm 1964, Liên Xô và Việt Nam đã ký một Hiệp định, theo đó, “Việt Nam Dân chủ Cộng hoà giúp Liên Xô thu thập, đánh giá những mẫu vũ khí và trang thiết bị quân sự Mỹ”[52]. Đầu năm 1965, Tổng cục 10, Bộ Tổng tham mưu Quân đội Liên Xô thành lập nhóm chuyên gia quân sự thu nhặt, nghiên cứu chiến lợi phẩm của Mỹ và tháng 10-1965, Đoàn chuyên gia khoa học quân sự, “gồm các chuyên viên cao cấp của các Học viện quân sự, Viện nghiên cứu khoa học Bộ Quốc phòng, các chuyên gia – cán bộ thiết kế ngành công nghiệp quốc phòng, chuyên gia điện tử, thiết bị dẫn đường, thông tin liên lạc”[53]… sang đến Việt Nam và lập tức bắt tay nghiên cứu. Từ năm 1965 đến năm 1974, Liên Xô đã gửi sang Việt Nam tất cả “40 chuyên gia quân sự cao cấp các ngành công nghiệp quốc phòng”[54] cho mục đích trên. Từ tháng 5-1965 đến tháng 1-1967, nhóm chuyên gia “lượm lặt, lựa chọn và gửi về Liên Xô hơn 700 chủng loại thiết bị quân sự và vũ khí Mỹ”[55]. Trên cơ sở dữ liệu thu thập được, các chuyên gia quân sự Liên Xô biên soạn những tài liệu quân sự giá trị, “đưa những đề xuất điều chỉnh các loại vũ khí của Liên Xô có tính năng phù hợp hoặc vượt trội chống lại trang thiết bị quân sự của Mỹ”[56]; cho phép “giảm đáng kể chi phí và thời gian nghiên cứu sản xuất những vũ khí tương tự, thúc đẩy nền công nghiệp quốc phòng Xô-viết phát triển nhanh chóng”[57].

[FONT=&quot]Từ cuối năm 1966 đến tháng 5-1968, Liên Xô gửi sang Việt Nam ba nhóm chuyên gia khoa học quân sự: Nhóm chuyên gia khoa học tên lửa[58], nhóm chuyên gia công nghiệp quốc phòng (85 người)[59], nhóm chuyên gia quân sự gây nhiễu và tác chiến điện tử (do Trung tá V.X. Kixilov chỉ huy)[60]. Ba nhóm chuyên gia nêu trên có nhiệm vụ nghiên cứu, cải tiến hệ thống tên lửa phòng không S-75, cải tiến bộ khí tài tên lửa, tìm ra phương thức gây nhiễu và chống nhiễu hiệu quả. Các chuyên gia quân sự Liên Xô nỗ lực làm việc trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt, sinh hoạt khó khăn và trong một thời gian ngắn đã kịp thời chuyển giao kết quả nghiên cứu, góp phần nâng cao đáng kể hiệu suất chiến đấu cho lực lượng cho Phòng không – không quân Việt Nam.

[/FONT]
[48]P.A.Iacolevik: Đặc thù công việc kỹ sư trưởng trung đoàn tên lửa phòng không ở Việt Nam, M, 2008, (tiếng Nga), tr.6.

[49]V.B.Alecsandrovik: Nhật ký chỉ huy trưởng nhóm chuyên gia quân sự Liên Xô ở Việt Nam, M, 2008, (tiếng Nga), tr.56.

[50]V.B.Alecsandrovik: Nhật ký chỉ huy trưởng nhóm chuyên gia quân sự Liên Xô ở Việt Nam, TLđd, tr. 26.

[51]I.P. Ivanovik: Những chiếc MiG trên bầu trời Việt Nam, M, 2012, (tiếng Nga), tr. 77.

[52]I.V. Gaidyk: Liên bang Xô viết và chiến tranh Việt Nam, M, 1996, (tiếng Nga), tr.30.

[53]Tậpthể tác giả: Chiến tranh Việt Nam: Nhìn lại qua tháng năm…, Tlđd, tr.342.

[54]B.V.Gromova (chủ biên): Những cuộc chiến tranh và xung đột vũ trang nửa sau thế kỷ XX, Sđd, tr.97.

[55]C.G.Ivannovik: Từ ghi chép của nhà thử nghiệm, M, 2009, tr.34.

[56]I.V. Gaidyk: Liên bang Xô viết và chiến tranh Việt Nam, Sđd, tr.30.

[57]Tậpthể tác giả: Chiến tranh Việt Nam: Nhìn lại qua tháng năm…, TLđd., tr.414.

[58]Trong nhóm chuyên gia khoa học tên lửa có nhà khoa học tài năng phụ trách thiết kế tên lửa S-75 và chuyên gia quân sự “huyền thoại I.P.Shavkun”- người đã có công lớn hiện đại hóa tên lửa phòng không SAM, được Nhà nước Việt Nam tặng thưởng huân chương “Chiến thắng” hạng 1,2,3.

[59]Tậpthể tác giả: Chiến tranh Việt Nam: Nhìn lại qua tháng năm…, TLđd., tr.424.

[FONT=&quot][60]H.H. Kolecsnik: Về sự tham gia của các chuyên gia quan hệ trong chiến tranh Việt Nam, M, 2009, (tiếng Nga), tr.99.[/FONT]
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
( tiếp theo )

Từ tháng 4-1965 đến tháng 12-1974, Liên Xô cử một đội tầu tình báo Hải quân thuộc Hạm đội Thái Bình Dương (trong đó có những tàu ngầm thuộc loại hiện đại nhất) “thường trực tại khu vực biển Đông – Vịnh Bắc Bộ – đảo Gyam với nhiệm vụ trinh sát, đảm bảo hoạt động chiến đấu cho các đơn vị vũ trang Xô-viết và Việt Nam”[61]. Tình báo Hải quân Liên Xô theo dõi và cung cấp thông tin về thời gian cất cánh, chiến thuật đánh phá của máy bay Mỹ, hoạt động của các chiến hạm Mỹ phong tỏa bờ biển Việt Nam. Trong năm 1965, “đội tàu ngầm của Liên Xô đã tiến hành 12 lượt trinh sát tại vùng biển Philippines và biển Đông; trong năm 1966, số lượng trinh sát tại các vùng biển nêu trên tăng hơn gấp đôi, đạt 27 lần”[62]. Những năm 1964-1974, trong vùng biển Việt Nam vàvùngbiển gần Việt Nam, thường xuyêncó “17 đội tàu trinh sát liên tục hoạt động, thực hiện 94 lượt trinh sát, mỗi lượt kéo dài từ 3-4 tháng’[63]. Nhờ các thông tin tình báo do Hạm đội Thái Bình Dương cung cấp, lực lượng Phòng không – không quân Việt Nam luôn chủ động di chuyển, ẩn tránh, hoặc đón đánh Thần Sấm, B-52.

Từ tháng 10-1968 đến cuối năm 1972, nhằm giúp Việt Nam chống lại chiến lược phong tỏa bờ biển của Mỹ, rà phá bom mìn trên các cửa cảng, Liên Xô gửi đến nhóm chuyên gia bom mìn (Chỉ huy trưởng, Đại tá Hải quân S. Buito), các thợ lặn Hải quân (Chỉ huy trưởng, Chuẩn úy V.Palamarchuk)[64]. Bên cạnh đó, trong khu vực Vịnh Bắc Bộ, sát hải phận Việt Nam, “hai chiếc tàu gỡ mìn và vớt thủy lôi số hiệu PR.264A “MT-4″, “MT-5″ dưới sự chỉ huy của Đại tá D.T. Lukas tích cực rà tìm, phá nổ bom mìn, giải tỏa vùng biển”[65]. Được sự trợ giúp của các chuyên gia bom mìn Xô viết, các cửa cảng nhanh chóng được mở trở lại, đón những chuyến hàng viện trợ, tăng cường tiềm lực cho Việt Nam trên chặng đường cuối cùng giải phóng đất nước.

Theo thống kê của Tổng cục tác chiến, Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Liên Xô, “từ ngày 11-7-1965 đến ngày 31-12-1974, có 6.359 sĩ quan, tướng lĩnh và hơn 4.500 binh sĩ, hạ sĩ quan các lực lượng vũ trang Liên Xô tham gia chiến đấu tại Việt Nam”[66]; “13 chuyên gia quân sự Liên Xô đã hy sinh”[67]. Vì lòng quả cảm, tinh thần chiến đấu quên mình và những đóng góp to lớn đối với nhân dân Việt Nam, “2.190 chuyên gia quân sự được tặng các phần thưởng của Nhà nước Liên Xô, hơn 3.000 chuyên gia quân sự được tặng thưởng các huân chương và huy chương của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”[68].

4- Những con sóng ngầm

[FONT=&quot]Các trang bị vũ khí, khí tài Liên Xô viện trợ đã phát huy tác dụng tích cực trên chiến trường miền Nam Việt Nam, đẩy mạnh tác chiến hiệp đồng binh chủng, góp phần đánh thắng chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở miền Bắc. Với sự giúp đỡ to lớn của Liên Xô, tiềm lực quốc phòng của Việt Nam được tăng cường nhanh chóng. Đến cuối năm 1965, bộ đội chủ lực miền Bắc tăng từ 195.000 người lên 400.000 người, các quân, binh chủng tăng gấp ba lần so với năm 1964. Riêng Quân chủng Phòng không – Không quân phát triển vượt bậc với pháo phòng không, tên lửa đất đối không, ra đa cảnh giới, không quân tiêm kích… bố trí thành thế trận liên hoàn có thể đánh địch ở những độ cao khác nhau, vừa bảo đảm tác chiến rộng khắp, vừa có thể tập trung lực lượng bảo vệ những trọng điểm giao thông, những khu vực quốc gia trọng yếu.

[/FONT]
[61]A. Sirocorad: Những chiếc tàu trinh sát, Tạp chí Đồng đội, Số 1, 2012 (tiếng Nga), tr.14.

[62]R.Aleksandr: Những thủy thủ Xô viết giúp đỡ Việt Nam trong đấu tranh giành độc lập, chống đế quốc Mỹ, M, 2006, (tiếng Nga), tr.45.

[63]К.V. Asinhinovik: Những trang sử chưa viết của hạm đội Thái Bình Dương, M, 2008, (tiếng Nga), tr.34.

[64]R.Aleksandr: Những thủy thủ Xô viết giúp đỡ Việt Nam trong đấu tranh giành độc lập, chống đế quốc Mỹ, Tlđd, tr.46.

[65]R.Aleksandr: Những thủy thủ Xô viết giúp đỡ Việt Nam trong đấu tranh giành độc lập, chống đế quốc Mỹ, Tlđd, tr.48.

[66]Tậpthể tác giả: Chiến tranh Việt Nam: Nhìn lại qua tháng năm…, TLđd, tr.320.

[67]Tạp chí “Sư tử vàng”, số 73-74. Theo Tạp chí này, ngoài 13 chuyên gia quân sự hy sinh do bom đạn Mỹ, còn có 3 chuyên gia mất tại Việt Nam vì bệnh tật.

[68]Tậpthể tác giả: Chiến tranh Việt Nam: Nhìn lại qua tháng năm…, TLđd, tr.324.
 

TholauG32

Xe hơi
Biển số
OF-298766
Ngày cấp bằng
16/11/13
Số km
180
Động cơ
310,430 Mã lực
Cảm ơn Cu ba, mãi là người bạn tốt
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
( tiếp theo )

Thắng lợi của nhân dân Việt Nam chống chiến tranh phá hoại nói riêng, trong kháng chiến chống Mỹ nói chung không tách rời sự ủng hộ, giúp của Liên Xô. Song bên cạnh đó, tranh thủ sự ủng hộ cũng như nhận sự giúp đỡ, viện trợ củaLiên Xô không phải mọi lúc, mọi nơi đều “xuôi chèo, mát mái”…

Trong khối xã hội chủ nghĩa, Liên Xô và Trung Quốc là hai quốc gia có tiềm lực kinh tế, quân sự và ảnh hưởng chính trị to lớn, quan trọng, hàng đầu không chỉ trong nội bộ khối, mà cả trên thế giới. Khi cuộc kháng chiến chống Mỹ của Việt Nam đứng trước những thách thức, trở ngại, khó khăn, Liên Xô, Trung Quốc cũng là hai nước chủ yếu viện trợ, giúp đỡ Việt Nam kháng chiến. Tuy nhiên, mâu thuẫn Xô – Trung là một trong những trở ngại chính, ảnh hưởng đến hiệu quả ủng hộ, đến khả năng phối hợp hành động.

Ở vào bối cảnh quan hệ với Trung Quốc rơi vào “điểm chết”, Trung Quốc thậm chí đã coi Liên Xô là “kẻ thù số một” còn nguy hiểm hơn cả Mỹ, không ngừng tập hợp lực lượng, tuyên truyền, vận động chống Liên Xô, Liên Xô luôn lo ngại ảnh hưởng của Trung Quốc đối với Việt Nam. Liên Xô phê bình Việt Nam để “cái bóng Bắc Kinh” phủ xuống quan hệ Việt – Xô, Việt Nam “thiên vị Trung Quốc”, phụ thuộc vào Trung Quốc trong đường lối đánh Mỹ và đường lối quốc tế, để bàn tay của Trung Quốc nhúng sâu vào chiến tranh Việt Nam. Liên Xô chỉ trích Việt Nam: “Khi Trung Quốc vu khống Liên Xô, Việt Nam không phản đối, chỉ im lặng, mà im lặng tức là đồng ý”[69]. L.I.Breznierv từng nhận xét: “Chúng tôi nhìn thấy ở Việt Nam những biểu hiện phản ánh sự phụ thuộc vào Trung Quốc”[70].

Giúp đỡ Việt Nam, Liên Xô mong muốn Việt Nam đứng hẳn về phía Liên Xô, yêu cầu Việt Nam “phải lựa chọn dứt khoát một con đường hoặc dựa vào Liên Xô hoặc tiếp tục liếc nhìn Trung Quốc”[71]. Để kéo Việt Nam ra xa Trung Quốc, Liên Xô tìm cách đẩy Việt Nam xích mích với Trung Quốc, yêu cầu Việt Nam tự đàm phán về vận chuyển hàng quá cảnh của Liên Xô qua lãnh thổ Trung Quốc, hy vọng qua đó, Việt Nam nhận ra bản chất của người anh em “môi hở răng lạnh”.

Trong điều kiện mâu thuẫn Xô – Trung ngày càng trầm trọng, Liên Xô chủ trương vận động Trung Quốc phối hợp hành động, vừa nhằm tạo thuận lợi cho việc ủng hộ Việt Nam chống Mỹ, vừa nhằm đặt Trung Quốc vào thế khó xử nếu không chấp thuận.Liên Xô cảnh báo Việt Nam: “Phải để mắt tới các hoạt động của họ, cụ thể là việc vận chuyển vũ khí và huấn luyện quân sự của họ. Nếu không, quan hệ giữa hai nước chúng ta có thể chuyển từ tốt sang xấu, ảnh hưởng đến hợp tác giữa hai nước”[72].

[FONT=&quot]Khi Mỹ tăng cường sự hiện diện quân sự ở Đông Nam Á và Trung Quốc – đối thủ cạnh tranh của Liên Xô đang tích cực mở rộng ảnh hưởng tại khu vực này, Liên Xô khởi động lại chính sách châu Á, coi Việt Nam “là một kênh quan trọng giúp Liên Xô có thể thâm nhập vào khu vực Đông Nam Á, cô lập, ngăn cản chiến lược mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc, không rơi vào thế yếu một khi Trung Quốc hòa hoãn với Hoa Kỳ”[73]

[/FONT]
[69]Vụ Liên Xô, Bộ Ngoại giao: Về quan hệ Việt-Xô trong giai đoạn chống Mỹ cứu nước,Tlđd, tr. 49.

[70]The Polish-Soviet Talks in Moscow: October 10-15, 1966, Andrzej Paczkowski, ed. Tajne Dokumenty Biura Politycznego PRL-ZSRR, 1956-1970. London: Aneks Publishers, 1996.

[71]Vụ Liên Xô, Bộ Ngoại giao: Về quan hệ Việt-Xô trong giai đoạn chống Mỹ cứu nước,Tlđd, tr. 49.

[72]Discussion between Zhou Enlai and Ho Chi Minh, Hanoi,1 March 1965, Ibid.

[FONT=&quot][73]АлександрОкороков: Секретные войны Советского Союза, Указ. Соч, C.152.[/FONT]
 

STARIUS

Xe tăng
Biển số
OF-48814
Ngày cấp bằng
16/10/09
Số km
1,046
Động cơ
442,759 Mã lực
Quan hệ ngoại giao sao lại có anh em nhỉ. Nước nào anh, nước nào em? Em nghĩ trên tinh thần win win là lâu dài nhất. Bản chất LX TQ giúp mình cũng có mục đích riêng của họ, chảng có gì vô tư cả.
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
Quan hệ ngoại giao sao lại có anh em nhỉ. Nước nào anh, nước nào em? Em nghĩ trên tinh thần win win là lâu dài nhất. Bản chất LX TQ giúp mình cũng có mục đích riêng của họ, chảng có gì vô tư cả.
Thế Cu Ba và các nước đông âu họ giúp mình thì vì mục đích gì cụ ? :P
( tiếp theo)

Vì thế, viện trợ cho Việt Nam, giúp Việt Nam kháng chiến chống Mỹ, Liên Xô còn có mục tiêu kiềm chế Trung Quốc, lan tỏa ảnh hưởng, làm cho Việt Nam gắn bó chặt chẽ và phụ thuộc Liên Xô hơn. Tháng 4-1968, Liên Xô đề nghị đặt một hệ thống cố vấn quân sự từ Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng tham mưu, các Cục chủ yếu của Bộ Tổng tham mưu, Tổng Cục hậu cần, các quân chủng đến các đơn vị quân đội Việt Nam có trang bị vũ khí của Liên Xô với tổng số khoảng 273 người[74]. Trong cuộc gặp gỡ cấp cao tháng 3-1967, Liên Xô gợi ý cử cố vấn bên cạnh Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam[75]. Về yêu cầu của Liên Xô, Thủ tướng Phạm Văn Đồng chỉ thị không đồng ý chấp nhận, song xử lý phải hết sức khéo léo.

Một cách tổng quát, những năm 1965-1972,nhìn nhận, phân tích những mảng khuất đằng sau sự ủng hộ, giúp đỡ củaLiên Xô đối với Việt Nam, có thể thấy:

Một là,thái độ tiêu cực của Liên Xô đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam ở một số thời điểm, trong một số vấn đề dừng lại ở giới hạn nhất định. Dù còn có những quan điểm không thống nhất với Việt Nam, song nhìn chung, Liên Xô chủ yếu trao đổi, bàn bạc, ít khi áp đặt, không ra điều kiện, không ra tối hậu thư, các bất đồng giữa Liên Xô và Việt Nam không bị trầm trọng hóa, dừng lại trong phạm vi hẹp.

Hai là, Liên Xô giúp Việt Nam vì nghĩa vụ với đồng minh, vì sự gắn bó ý thức hệ, vì tình cảm của nhân dân Liên Xô đối với Việt Nam, song còn vì Việt Nam kiềm chế, làm cho Mỹ suy yếu, sa lầy có lợi cho Liên Xô, tạo điều kiện để Liên Xô cân bằng thế chiến lược với Mỹ. Hết lòng giúp Việt Nam, Liên Xô còn có mục tiêu đề cao vị thế trong phong trào cách mạng thế giới, tranh thủ các nước dân tộc, làm thất bại tính toán mở rộng vùng ảnh hưởng ở Đông Nam Á và khả năng “nói chuyện” với Mỹ của Trung Quốc – đối thủ mà về lâu về dài, Liên Xô cho rằng sẽ hết sức nguy hiểm.

[FONT=&quot]Thứ ba,ủng hộ Việt Nam chống Mỹ, cứu nước, ngoài yếu tố ý thức hệ, Liên Xôđồng thời theo đuổi, thực hiện và đảm bảo những lợi ích quốc gia riêng, dung hòa giữa lợi ích quốc gia dân tộc với yếu tố ý thức hệ, trong đó lợi ích quốc gia là yếu tố bất biến, quyết định. Đó cũng là cơ sở, là điểm quy chiếu quan trọng cho việc nhìn nhận, lý giải, đánh giá mức độ, cách thức, yêu cầu và mục tiêu… của từng giai đoạn, nội dung và cách thức ủng hộ của Liên Xôđối với Việt Nam trong nhữngnăm kháng chiến chống Mỹ.

Hết

[/FONT]
[74]Tài liệu lưu trữ Bộ Quốc phòng, phông Quân ủy Trung ương, hồ sơ số 569.

[75]Vụ Liên Xô, Bộ Ngoại giao: Về quan hệ Việt-Xô trong giai đoạn chống Mỹ cứu nước, Tlđd, tr. 36.
 

X-trails

Xe ba gác
Biển số
OF-9503
Ngày cấp bằng
12/9/07
Số km
20,848
Động cơ
730,846 Mã lực
Nơi ở
OF cái gì mà chả có, đi đâu xa cho nó mệt
Quan hệ ngoại giao sao lại có anh em nhỉ. Nước nào anh, nước nào em? Em nghĩ trên tinh thần win win là lâu dài nhất. Bản chất LX TQ giúp mình cũng có mục đích riêng của họ, chảng có gì vô tư cả.
Thì đúng là như thế tuy nhiên trong tất cả các nước thì LX vẫn là nước giúp mình nhiều nhất vô tư nhất.
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
Viện trợ của Trung Quốc đối với cuộc kháng chiến chống Pháp của Việt Nam
QĐND - Thứ sáu, 01/05/2009
Tóm tắt: Từ năm 1950, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nước ta đã nhận được viện trợ từ các nước XHCN, trong đó có Trung Quốc. Trung Quốc là nước viện trợ cho Việt Nam tích cực nhất, nhiều nhất lúc đó. Trong bối cảnh thực dân Pháp được Mỹ giúp sức muốn nhanh chóng giành thắng lợi, kết thúc chiến tranh còn thế và lực của quân ta chưa thực sự lớn mạnh, viện trợ này có ý nghĩa hết sức quan trọng. Bài viết tập trung trình bày viện trợ của Trung Quốc cho cuộc kháng chiến chống Pháp của Việt Nam từ năm 1950-1954.
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược nước ta lần thứ 2 bắt đầu từ năm 1946, khi đó nước CHND Trung Hoa chưa ra đời và hai nước Việt-Trung chưa thiết lập quan hệ ngoại giao. Vì vậy, Trung Quốc chưa có điều kiện giúp đỡ, viện trợ cho Việt Nam. Ngược lại, trong những năm 1948-1949, nước ta đã giúp lương thực, thực phẩm và súng đạn cho biên khu Điền Quế (Vân Nam – Quảng Tây), phối hợp với Quân giải phóng Trung Quốc mở rộng khu giải phóng biên khu Việt Quế (Quảng Đông – Quảng Tây), giúp in tiền. Viện trợ của Trung Quốc cho cuộc kháng chiến chống Pháp của Việt Nam thực sự bắt đầu sau khi nước CHDC Trung Hoa ra đời và hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao. Trong bài viết này, chúng tôi tập trung trình bày viện trợ trực tiếp của Trung Quốc phục vụ cho các chiến dịch kháng chiến chống thực dân Pháp của Việt Nam từ năm 1950, khi hai nước chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao đến năm 1954.
1. Bối cảnh lịch sử
Trên thế giới: Đây là thời kỳ cuộc chiến tranh lạnh giữa hai hệ thống xã hội TBCN và XHCN đã triển khai toàn diện thông qua mạng lưới các liên minh quân sự và căn cứ quân sự của mình ở châu Âu và châu Á. Với việc Liên Xô thử thành công bom nguyên tử năm 1949 khiến Mỹ mất độc quyền về hạt nhân và nước CHND Trung Hoa do *** lãnh đạo ra đời, Mỹ mở rộng chiến lược ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản từ châu Âu sang châu Á. Ở châu Á, Mỹ tập trung vào Đông Nam Á vì ở đây phong trào cách mạng phát triển mạnh và đây cũng là nơi chịu ảnh hưởng sâu rộng của cạch mạng Trung Quốc. Đầu thập kỷ 50, Mỹ đã xây dựng tuyến bao vây quân sự thông qua các hiệp ước với hầu hết các đồng minh ở châu Á như “Hiệp định viện trợ quân sự Thái Lan – Mỹ” (17-10-1950), “Hiệp ước phòng thủ chung Mỹ Philippin” (30-8-1951), “Hiệp ước phòng thủ chung Hàn – Mỹ” (1-10-1953), “Hiệp định viện trợ phòng thủ chung Mỹ –Nhật” (8-3-1954), “Hiệp ước phòng thủ chung Mỹ – Đài” (2-12-1954). Cùng với sự có mặt của thực dân Pháp ở Việt Nam, những hiệp ước này uy hiếp an ninh quốc gia của các nước XHCN, đặc biệt là Trung Quốc.
Hệ thống XHCN thế giới hình thành từ châu Âu sang châu Á và phát triển ngày càng mạnh mẽ bất chấp chính sách ngăn chặn của Mỹ. Nếu như trong 30 năm từ 1917 đến năm 1945 chỉ có Liên Xô là nước XHCN duy nhất trên thế giới, thì từ năm 1945 đến năm 1950 có hàng loạt nước XHCN dưới sự lãnh đạo của *** ra đời như Việt Nam, các nước Đông Âu, Triều Tiên và Trung Quốc. Sau khi kết thúc chiến tranh chống phát xít, chỉ trong mấy năm, Liên Xô đã nhanh chóng khôi phục nền kinh tế quốc dân. Hệ thống XHCN, đứng đầu là Liên Xô, đã trở thành chỗ dựa vững chắc của phong trào cách mạng trên thế giới, là lực lượng đối trọng lớn nhất đối với các nước đế quốc trong sự nghiệp chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình.
 
Chỉnh sửa cuối:

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
( tiếp )

Ở Việt Nam: Trải qua 4 năm kháng chiến trong điều kiện bị cô lập hoàn toàn, tương quan lực lượng giữa quân ta và địch thây đổi theo hướng có lợi cho quân ta. Quân ta đã chuyển dần từ bị động sang chủ động, từ cầm cự sang chuẩn bị tổng phản công. Trong hai năm cầm cự 1948, 1949, quân ta liên tiếp mở nhiều chiến dịch và giành chủ động trong từng chiến dịch.
Sau thất bại ở Việt Bắc năm 1947, thực dân Pháp thực hiện nhiều kế hoạch nhằm củng cố lực lượng. Một mặt, Pháp chủ trương khóa chặt biên giới Việt – Trung để tiếp tục cô lập lực lượng kháng chiến, mặt khác tập trung quân lực chiếm đóng vùng trung du và củng cố hành lang Đông – Tây, càn quét, đánh chiếm thêm các vùng đồng bằng để vơ vét người và của. Để thực hiện kế hoạch trên, quân số Pháp đã tăng lên 10 lần so với khi bắt đầu cuộc chiến. Điều này cho thấy mức độ khốc liệt của chiến tranh cũng như khó khăn của chúng ta tăng gấp bội.
Về chính sách đối ngoại, **** ta nhấn mạnh nhiệm vụ giúp đỡ và đoàn kết với cuộc kháng chiến của nhân dân hai nước Miên, Lào, đồng thời phải củng cố tình thân thiện giữa nước ta và các nước bạn, giữa nhân dân ta và nhân dân các nước trên thế giới. Chính sách đối ngoại đúng đắn này đã góp phần phá thế cô lập nước ta của Pháp.
Ngày 18-1-1950, Trung Quốc chính thức công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với nước ta. Trung Quốc trở thành nước đầu tiên trên thế giới công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam, tiếp sau đó là Liên Xô và các nước Đông Âu. Đây là một thắng lợi chính trị to lớn và “Sẽ là cái đà cho những thắng lợi quân sự sau này”(1). Chỉ thị về việc tuyên truyền chính sách ngoại giao của Chính phủ ngày 18-1-1950 đã khẳng định: “Từ nay, chúng ta công nhiên đứng trong hàng ngũ dân chủ thế giới do Liên Xô lãnh đạo, chống phe đế quốc chủ nghĩa do Mỹ cầm đầu. Sự giúp đỡ của các nước bạn đối với ta, về tinh thần cũng như về vật chất sẽ thiết thực hơn. Trước hết là Trung Quốc, rồi đến các nước bạn khác…(2) Cùng với chiến thắng Biên giới cuối năm 1950, cuộc kháng chiến của nhân dân ta đã thoát khỏi thế bị bao vây, cô lập.
Sau khi Trung Quốc, Liên Xô và các nước dân chủ nhân dân trong hệ thống XHCN công nhận, đặt quan hệ ngoại giao với Chính phủ ta và Pháp bị suy yếu ở Đông Dương, đế quốc Mỹ đã ráo riết can thiệp nhằm đẩy dần ảnh hưởng của Pháp, muốn biến Việt Nam thành một “vành đai an toàn” chống cộng sản. Mỹ tích cực viện trợ quân sự, kính tế cho Pháp và coi cuộc chiến của Pháp ở Đông Dương nằm trong chiến lược chống cộng của mình. Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta đã trở thành nơi tập trung thể hiện của cuộc đối đầu giữa hai hệ thống xã hội. Việt Nam đã trở thành tiền đồn của mặt trận quốc tế chống chủ nghĩa đế quốc ở khu vực. Thắng lợi hay thất bại của cuộc chiến không chỉ có ý nghĩa đối với dân tộc ta mà còn có ý nghĩa đối với cả phe XHCN, đối với hòa bình thế giới. Vì vậy, trách nhiệm của ****, quân và dân ta cũng nặng nề hơn, khó khăn cũng lớn hơn.
Ở Trung Quốc, sau khi trải qua nhiều năm chiến tranh, nền kinh tế Trung Quốc bị đình trệ, lạc hậu, đời sống nhân dân hết sức khó khăn. Vì vậy, sau khi nước CHND Trung Hoa ra đời, Chính phủ Trung Quốc đã coi công cuộc khôi phục kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm của đất nước. Chính phủ Trung Quốc đã tiên hành khối phục kinh tế (1950-1952) nhằm khắc phục tình trạng lạm phát, ổn định giá cả, khôi phục sản xuất nông nghiệp, điều chỉnh công thương nghiệp tư bản một cách hợp lý. Năm 1953, Trung Quốc bắt đầu thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất với hai nhiệm vụ chủ yếu là cải tạo XHCN đối với nông nghiệp, thủ công nghiệp, công thương nghiệp TBCN.
Trong thời kỳ này, Trung Quốc thực hiện chính sách ngoại giao “nhất biên đảo”, ngả về phe XHCN do Liên Xô đứng đầu, trực tiếp đối đầu với Mỹ, coi Mỹ là kẻ thù nguy hiểm nhất, cần phải đoàn kết với Liên Xô, với các nước trong phe XHCN để chống lại sự uy hiếp của Mỹ. Vì vậy, mặc dù trong điều kiện còn rất nhiều khó khăn nhưng Trung Quốc đã tích cực ủng hộ và đưa quân tình nguyện tham chiến ở Triều Tiên chống Mỹ, giúp đỡ Việt Nam kháng chiến chống thực dân Pháp.
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
( tiếp )

2. Viện trợ của Trung Quốc đối với cuộc kháng chiến chống Pháp của Việt Nam
Sau khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao, mặc dù còn khó khăn về mọi mặt nhưng Trung Quốc đã dành cho cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta viện trợ thiết thực. Cuối tháng 1-1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh bí mật sang Trung Quốc qua đường biên giới Cao Bằng. Người đi Bắc Kinh gặp gỡ lãnh đạo Trung Quốc để bàn về vấn đề viện trợ Việt Nam kháng chiến chống Pháp, sau đó đi Matxcova gặp gỡ Stalin và Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai đang ở thăm Liên Xô. Trong buổi làm việc với Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nguyên soái Stalin, Chủ tịch Mao Trạch Đông đã khẳng định viện trợ cho Việt Nam: “Việt Nam cần trang bị 10 đại đoàn để đánh thắng Pháp, trước mắt hãy trang bị cho 6 đại đoàn có mặt ở miền Bắc. Việt Nam có thể đưa ngay một số đơn vị sang nhận vũ khí trên đất Trung Quốc. Tỉnh Quảng Tây sẽ là hậu phương trực tiếp của Việt Nam”. Qua hội đàm giữa Chủ tịch Hồ Chí Minh với lãnh đạo Trung Quốc sau khi từ Matxcova trở lại Bắc Kinh, Trung Quốc đồng ý để Quảng Tây là nơi tiếp nhận viện trợ, chữa trị thương binh và mở trường đào tạo cho Việt Nam. Từ đó, viện trợ của Trung Quốc đã một góp phần không nhỏ trong việc làm thay đổi cục diện chiến tranh ở nước ta. Archimedes Patti, một nhà quan sát Mỹ, trong hồi ký viết: “Đến năm 1950, Mao đã ở trong thế có thể giúp đỡ ông Hồ qua đường biên giới phía Bắc Việt Nam. Ông Hồ không còn bị cô lập như trước, ông đã có rất nhiều đồng minh, trước hết là Trung Quốc và sau đó là Liên Xô, một sân bóng mới đã bắt đầu”.
Theo thỏa thuận trên, ngay tháng 4-1950, hai Trung đoàn của Đại đoàn 308 sang Mông Tự, Vân Nam, tiếp đó một Trung đoàn của Đại đoàn 312 sang Hoa Đồng, Quảng Tây nhận vũ khí. Trung Quốc cũng nhanh chóng chở vũ khí sang Cao Bằng để trang bị tiếp cho hai trung đoàn khác đang phải đối phó với quân địch trên chiến trường. Để giải quyết đảm bảo hậu cần của bộ đội Việt Nam trên đất Trung Quốc và tăng cường công tác vận chuyển vật tư viện trợ Việt Nam, ngày 6-8-1950, Tổng cục Hậu cần Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc đã thành lập văn phòng ở Nam Ninh. Ngoài ra, còn có hai Tiểu đoàn công binh và trường sĩ quan lục quân sang học tập, huấn luyện tại Trung Quốc. Những đơn vị sang Trung Quốc ngoài việc trang bị lại vũ khí còn được huấn luyện thêm về chiến thuật, đặc biệt là kỹ thuật đánh bộc phá. Theo hồi ký của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, các chiến sĩ đã luyện tập ở Trung Quốc ba tháng, được bắn đạn thật nên tiến bộ rất nhanh.
Nhờ có sự giúp đỡ của Trung Quốc, trang bị vũ khí của quân đội ta được cải thiện đáng kể. “Những năm qua, mỗi chiến sĩ chỉ mơ ước có một khẩu súng trong tay. Bây giờ không chỉ có súng mà đạn được cũng khá dồi dào. Sức mạnh hỏa lực của trung đoàn bộ binh ta đã hoàn toàn thay đổi so với trước”. Tính đến tháng 6-1950, số cán bộ sang Trung Quốc học tập là 3.100 người (trong đó 650 cán bộ học bổ túc trung và sơ cấp, 1.200 học đào tạo, chỉ huy bộ binh sơ cấp, còn lại học về binh chủng như pháo binh, công binh...
Theo thống kê của Việt Nam, cho đến hết năm 1950, chúng ta đã tiếp nhận của Trung Quốc 3.983 tấn hàng viện trợ, trong đó có 1.020 tấn súng đạn (kể cả số súng đạn các đơn vị bộ đội Việt Nam sang Trung Quốc huấn luyện rồi đem về nước), 161 tấn quân trang, 20 tấn thuốc và dụng cụ quân y, 71 tấn hàng quân giới, 30 xe vận tải Mô lô tô va, 2.634 tấn gạo. Số hàng viện trợ này tuy chỉ chiếm 18,5% tổng số vật chất mà quân ta sử dụng trong năm 1950 nhưng đã góp phần trang bị và làm tăng sức mạnh chiến đấu của một số đơn vị chủ lực trên chiến trường chính Bắc Bộ. Tuy nhiên, viện trợ vũ khí cho ta gặp nhiều khó khăn do Trung Quốc đã đưa quân tình nguyện sang chiến đấu ở Triều Tiên. Nguồn vũ khí của quân ta lúc này một phần dựa vào Trung Quốc nhưng phần chủ yếu vẫn là lấy của địch và trong nước tự sản xuất.
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
( tiếp )

Trong hai năm 1951-1952, viện trợ của các nước XHCN, trong đó có Trung Quốc cho Việt Nam được duy trì thường xuyên và tương đối đều đặn. Từ tháng 7-1952 đến tháng 1-1953, Trung đoàn 45, Trung đoàn pháo binh hạng nặng đầu tiên của quân đội ta được huấn luyện ở Mông Tự (Vân Nam, Trung Quốc); Trung đoàn pháo cao xạ 367 thành lập ngày 1-4-1953, sau 6 tháng huấn luyện ở Tân Dương (Quảng Tây, Trung Quốc), cuối năm 1953 được điều tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Liên Xô giúp trang bị vũ khí, Quân Giải phóng Trung Quốc đảm nhiệm về đào tạo cán bộ, nhân viên kỹ thuật, huấn luyện cho hai trung đoàn này.
Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, chúng ta cũng nhận được sự giúp đỡ quý báu của Trung Quốc. Trung Quốc đã chi viện cho chiến dịch 3.600 viên đạn pháo 105 ly, đó là số đạn đi theo 24 khẩu pháo viện trợ đưa về Việt Nam từ cuối năm 1953, chiếm 18% tổng số đạn pháo sử dụng trong chiến dịch. Sau chiến tranh Triều Tiên, đạn pháo 105mm của Trung Quốc cũng khan hiếm song trước yêu cầu cấp bách của chiến dịch, Trung Quốc đã chuyển thêm cho quân ta 7.400 viên đạn 105mm, vì điều kiện vận chuyển khó khăn, số đạn này không kịp đưa vào phục vụ chiến dịch. Trong những ngày cuối chiến dịch Điện Biên Phủ, Trung Quốc còn giúp thêm một tiểu đoàn DKZ 75mm và 12 dàn hỏa tiễn (cachiusa) 6 nòng. Đây là hỏa lực mạnh nhất mà ta có được lúc bấy giờ và kịp thời tham gia đợt tổng công kích cuối cùng diễn ra chiều ngày 6-5-1954, phát huy tác dụng rất lớn.
Viện trợ lương thực của Trung Quốc cũng góp phần giải quyết khó khăn về lương thực cho các chiến dịch của ta. Trong những năm 1949, 1950 khi nhân dân Trung Quốc ở vùng Hoa Nam còn đói kém, **** và Chính phủ Trung Quốc đã nuôi dưỡng hàng chục ngàn cán bộ, chiến sĩ Việt Nam trên đất nước mình, viện trợ cho Việt Nam 2.634 tấn gạo. Tuy nhiên, từ năm 1951 trở đi, nước ta đã cố gắng huy động lương thực trong nước để giảm dần lượng gạo viện trợ. Từ cuối năm 1950 đến giữa năm 1953, Trung Quốc phải dốc sức tham gia kháng Mỹ viện Triều. Vì vậy, trong chiến dịch Điện Biên Phủ, lương thực chủ yếu được huy động từ trong nước, chúng ta chỉ còn nhờ Trung Quốc giải quyết 1.700 tấn gạo, chiếm 6,52% tổng nhu cầu.
Ngoài trang bị vũ khí, giúp đỡ huấn luyện, viện trợ lương thực, Trung Quốc còn cử đoàn cố vấn quân sự và chính trị sang Việt Nam. Để giữ bí mật, đoàn cố vấn quân sự lấy tên là Đoàn công tác Hoa Nam gồm 79 người do đồng chí Vi Quốc Thanh làm trưởng đoàn. Ngày 9-8-1950 đoàn khởi hành từ Nam Ninh, ngày 12-8 đến Quảng Uyên, Cao Bằng. Đây là lần đầu tiên *** Trung Quốc cử một đoàn cố vấn quân sự ra nước ngoài. Trước khi đoàn lên đường, các đồng chí lãnh đạo như Mao Trạch Đông, Lưu Thiếu Kỳ, Chu Đức đã gặp gỡ, đưa ra chỉ thị, tư tưởng chỉ đạo đối với đoàn là phải phát huy tinh thần chủ nghĩa quốc tế, phải đoàn kết với các đồng chí Việt Nam, phải xuất phát từ thực tế của Việt Nam, phải giúp Việt Nam theo con đường tự lực cánh sinh, phải phát huy tính thần gian khổ phấn đấu. **** Cộng sản Trung Quốc giao cho đoàn 2 nhiệm vụ: Một là, giúp đỡ Việt Nam đánh thắng trận, đuổi thực dân Pháp xâm lược; hai là, giúp đỡ Việt Nam xây dựng quân đội chính quy. Chủ tịch Mao Trạch Đông nhấn mạnh: “Toàn thể các đồng chí trong đoàn cố vấn phải coi sự nghiệp giải phóng của nhân dân Việt Nam là sự nghiệp của chính mình”... Ngoài đoàn cố vấn quân sự, Trung Quốc còn cử động chí Trần Canh (nguyên Phó Tư lệnh cánh quân Tây Nam, Tư lệnh quân khu Vân Nam) cùng một số cán bộ quân sự, trực tiếp làm cố vấn trong chiến dịch Biên giới Thu Đông năm 1950.
Thực hiện nhiệm vụ của ****, Chính phủ Trung Quốc giao phó, các cố vấn quân sự Trung Quốc đã sát cánh cùng quân ta trong suốt cuộc kháng chiến. Trong khoảng giữa năm 1953-1954, khi Bộ Chính trị BCH Trung ương **** ta chọn Tây Bắc, theo sát chiến trường, kịp thời cố vấn trong các vấn đề chuẩn bị hậu cần, chuẩn bị chiến trường. Cố vấn quân sự Trung Quốc đã giúp quân đội ta về công tác chỉ huy tham mưu, về huấn luyện quân sự và truyền đạt những kinh nghiệm của Quân giải phóng Trung Quốc. Trên cơ sở những kinh nghiệm này, vận dụng và phát triển sáng tạo vào hoàn cảnh cụ thể của chiến trường nước ta, quân đội ta đã thực hiện một cách thành công chiến thuật “đánh điểm diệt viện” mà tiêu biểu là trong chiến dịch Biên giới 1950, các giải pháp đảm bảo hậu cần...
Mặc dù có lúc, có công việc chưa giải quyết phù hợp với thực tế, vận dụng một số kinh nghiệm của cách mạng Trung Quốc chưa linh hoạt do chưa nắm hết tình hình Việt Nam, nhưng đoàn cố vấn Trung Quốc đã đóng góp không nhỏ vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp. Ghi nhận công lao này, ngày 2-9-1953, Hồ Chủ tịch dẫn đầu đoàn lãnh đạo cấp cao của **** và Nhà nước ta đến nơi ở của đoàn cố vấn Trung Quốc để trao Huân chương Hồ Chí Minh cho các đồng chí Vi Quốc Thanh, La Quý Ba, biểu dương tinh thần quốc tế vô sản của các đồng chí trong đoàn cố vấn, cảm ơn sự giúp đỡ mà **** Cộng sản, Chính phủ Trung Quốc đã dành cho Việt Nam.
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
( tiếp )

3. Một vài nhận xét
Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta từ năm 1950 trở đi đã nhận được sự giúp đỡ, ủng hộ trực tiếp từ Liên Xô, Trung Quốc và các nước anh em. Tổng số viện trợ (súng đạn, lương thực, hàng quân y, quân trang…) từ tháng 5 năm 1950 đến tháng 6 năm 1954 là 21.517 tấn, trị giá 34 triệu rúp. Trong đó ngoài ô tô vận tải, pháo cao xạ, hỏa tiễn sáu nòng, tiểu liên K50 là của Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu, còn các vũ khí bộ binh, pháo 105 ly, 75 ly và lương thực là do Trung Quốc giúp đỡ. Số viện trợ nói trên chiếm khoảng 20% tổng số vật chất quân ta sử dụng trên chiến trường Bắc Bộ trong thời gian này (13).
Theo thống kê sơ bộ của Trung Quốc, từ tháng 4 đến tháng 9-1950, Trung Quốc đã viện trợ cho Việt Nam 14.000 súng trường và súng lục, 1.700 súng máy và tiểu liên, 150 súng cối, 60 khẩu pháo, 300 bazooka, cùng đạn dược, thuốc, quần áo và 2.800 tấn lương thực (14). Riêng chiến dịch Điện Biên Phủ, Trung Quốc đã viện trợ cho Việt Nam tổng cộng hơn 200 ô tô, hơn 10.000 thùng dầu, hơn 3.000 khẩu súng các loại, 2.400.000 viên đạn, hơn 100 khẩu pháo các loại, hơn 60.000 viên đạn pháo và đạn hỏa tiễn, 1.700 tấn lương thực, ngoài ra còn một lượng lớn thuốc men, khí tài, thuốc nổ (15). Cũng theo cuốn sách này, Trung Quốc đã viện trợ cho Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp là 155.000 khẩu súng các loại, 57.850.000 viên đạn, 3.692 khẩu pháo, hơn 1.080.000 quả đạn pháo, hơn 840.000 quả lựu đạn, 1.231 ô tô, hơn 1.400.000 bộ quân phục, hơn 140.000 tấn lương thực và thực phẩm phụ, hơn 26.000 tấn dầu và một lượng lớn thuốc men và vật tư quân dụng khác (16). Tuy có sự khác biệt khá lớn giữa số liệu thống kê của Trung Quốc và của Việt Nam nhưng chúng ta vẫn có thể khẳng định, viện trợ này có ý nghĩa to lớn trong hoàn cảnh và điều kiện của Việt Nam cũng như của Trung Quốc lúc đó. Nó đã góp phần làm mạnh thêm thế và lực của quân ta trong cuộc chiến với thực dân Pháp được Mỹ giúp sức, để chúng ta có điều kiện liên tiếp mở những chiến dịch lớn trên chiến trường chính Bắc Bộ và đi tới thắng lợi cuối cùng.
Trong hoàn cảnh đất nước còn rất nhiều khó khăn, lại đang viện trợ Triều Tiên chống Mỹ, Trung Quốc vẫn tích cực viện trợ cho cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta. Viện trợ này vừa xuất phát từ lợi ích quốc gia nhằm đảm bảo an ninh ở phía Nam, tạo điều kiện để Trung Quốc phát triển kinh tế, nâng cao vị thế của Trung Quốc trên trường quốc tế. Ngay trong cuộc gặp gỡ và nói chuyện với đoàn cố vấn quân sự chuẩn bị sang Việt Nam, Lưu Thiếu Kỳ đã nói rõ: “Trung Quốc và Việt Nam là láng giềng đều là thân thích của nhau. Trước những khó khăn của họ liệu chúng ta có thể phủi tay đứng ngoài nhìn? Liệu có ngồi nhìn mà không cứu? Giả dụ Việt Nam bị Pháp đánh chiếm, biên giới của chúng ta liệu có yên ổn được không? Họ bị chinh phục, chúng ta sẽ bị uy hiếp trực tiếp. Bởi vậy, viện trợ cho Việt Nam vừa là nghĩa vụ quốc tế, cũng là để củng cố thắng lợi của chúng ta” (17)… “Nếu chúng ta không giúp Việt Nam để cho địch đóng ở đó, khó khăn của chúng ta sẽ lớn hơn, rắc rối cũng lớn hơn” (18). Sự thống nhất giữa lợi ích quốc gia và chủ nghĩa quốc tế hay sự gặp gỡ về lợi ích của hai dân tộc cũng được Mao Trạch Đông khẳng định: “Thực dân Pháp xâm lược là kẻ thù của nhân dân Việt Nam, cũng là kẻ thù chung của nhân dân Trung Quốc, là kẻ thù chung của nhân dân Trung Quốc, là kẻ thù chung của nhân dân hai nước Trung-Việt; Trung Quốc giúp Việt Nam đánh bại thực dân Pháp, khôi phục hòa bịnh ở Việt Nam. Còn Việt Nam đánh bại, đuổi thực dân Pháp ra khỏi Việt Nam, biên giới phía Nam của Trung Quốc cũng loại bỏ được uy hiếp của thực dân Pháp, đây lại là Việt Nam giúp đỡ Trung Quốc. Không thể nói Trung Quốc đã giúp đỡ Việt Nam, nên nói là Việt Nam đã giúp đỡ lẫn nhau (19). Quan hệ hữu nghị tốt đẹp giữa hai nước trong giai đoạn này đã được xây dựng trên nền tảng của sự thống nhất đó.
Trong bối cảnh chiến tranh lạnh, viện trợ của Trung Quốc cho Việt Nam cũng một phần sự phân công quốc tế của phe XHCN, đứng đầu là Liên Xô. Vì vậy, sự viện trợ này vừa thể hiện tinh thần quốc tế vô sản, vừa mang màu sắc đối kháng giữa hai hệ thống chính trị. Trước khi nước CHND Trung Hoa ra đời, tháng 7-1949, Lưu Thiếu Kỳ thăm Liên Xô, trong buổi nói chuyện với Stalin, Stalin đã có sự phân công: “Mong rằng Trung Quốc từ nay về sau nên gánh vác thêm sự giúp đỡ về phương diện phong trao cách mạng dân tộc dân chủ ở địa bàn thuộc địa và các quốc gia phụ thuộc. Bởi vì, bản thân cách mạng và kinh nghiệm cách mạng của Trung Quốc có thể có những ảnh hưởng tương đối lớn với họ, có thể tham khảo và hấp thụ. Về phương diện này, Liên Xô sẽ không có tác dụng và ảnh hưởng bằng Trung Quốc. Điều này thật rõ ràng, cũng như Trung Quốc khó có thể có ảnh hưởng ở châu Âu giống như Liên Xô được… Các đồng chí phải làm việc ở phương Đông và các quốc gia thuộc địa và nửa thuộc địa… Chúng tôi sẽ gánh vác nhiều nghĩa vụ đối với phương Tây, làm nhiều nghĩa vụ đối với phương Tây, làm nhiều việc hơn nữa. Nói tóm lại, đây là nghĩa vụ quốc tế mà chúng ta không được phép chối từ (20). Đúng như sự phân công ấy, Trung Quốc đã tích cực thực hiện nghĩa vụ quốc tế đối với Việt Nam, một tiền đồn chống chủ nghĩa đế quốc trong khu vực. Vì vậy, thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp của Việt Nam không chỉ là thắng lợi của riêng dân tộc ta mà còn là thắng lợi của cả phe XHVN. Thắng lợi này đã góp phần làm tăng sức mạnh của phe XHCN, nâng cao vị trí và uy tín của Trung Quốc trên đường quốc tế.
Có thể nói, viện trợ, giúp đỡ Việt Nam kháng chiến chống Pháp của Trung Quốc diễn ra trong bối cảnh Liên Xô, Trung Quốc và các nước trong phe XHCN đoàn kết chống lại những âm mưu của Mỹ, lợi ích quốc gia hài hòa với tinh thần quốc tế vô sản. Điều này khiến mối quan hệ Việt-Trung giai đoạn 1950-1954 đi vào lịch sử hiện đại của quan hệ hai nước với nét đặc thù “vừa là đồng chí, vừa là anh em”.
Theo tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc (THS. NGUYỄN PHƯƠNG HOA, Viện Nghiên cứu Trung Quốc)
 
Chỉnh sửa cuối:

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
LIÊN XÔ VỚI CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM (1946-1954)



[FONT=&quot]Nguyễn Thị Mai Hoa[/FONT]
[FONT=&quot]Đại học Quốc gia Hà Nội[/FONT]

Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, hưởng niềm vui độc lập chưa trọn, Việt Nam Dân chủ cộng hòa đã phải đối diện với cuộc chiến tranh tái chiếm Đông Dương của Pháp. Tháng 12-1946, cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ. Với phương châm "ngoại giao là làm cho nước mình ít kẻ thù và nhiều bạn đồng minh hơn hết"[FONT=&quot][1],[/FONT]Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa nỗ lực mở cánh cửa ra thế giới, tìm kiếm sự ủng hộ của các lực lượng tiến bộ, dân chủ, đặc biệt là của Liên Xô đối với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Tuy nhiên, đó là một quá trình không hề đơn giản, dễ dàng.

[FONT=&quot]1-Những ủng hộ đầu tiên[/FONT]
[FONT=&quot]Xác định ủng hộ của Liên Xô đối với sự tồn vong của Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa là hết sức quan trọng, chỉ một thời gian ngắn sau khi giành độc lập, **** Cộng sản Đông Dương đã tìm cách liên lạc với Liên Xô, song không thành công[/FONT][FONT=&quot][2][/FONT][FONT=&quot].[/FONT][FONT=&quot] Từ năm 1946 trở đi, Moscow thiết lập những kênh liên lạc riêng để tiếp nhận tin tức về Việt Nam. Tháng 10-1946, một Phái bộ Xô-viết đã đến Sài Gòn, đứng đầu là Đại tá Dubrovin[3]. Về chính thống, nhiệm vụ của Phái bộ là tổ chức hồi hương các tù binh và những người xuất thân từ Liên Xô đang hiện diện ở Đông Dương tại thời điểm đó, nhưng một thành viên của phái đoàn đã bí mật đến dự cuộc họp của những người cộng sản Việt Nam tại Chợ Lớn. Phát biểu tại cuộc họp, phái viên này nói rằng mục đích thực sự của phái đoàn là nắm bắt tình hình và tâm trạng của các tầng lớp cư dân xứ Đông Dương, chuẩn bị cho việc trong tương lai gần sẽ mở tại Việt Nam một cơ quan đại diện ngoại giao của Liên Xô. Song trên thực tế, phái đoàn Xô-viết đã không bắt liên lạc với Chính phủ Hồ Chí Minh[4].[/FONT]
[FONT=&quot]Từ năm 1947 đến năm 1948, bắt đầu những tiếp xúc bí mật của Liên Xô với đại diện chính thức của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở Thailand và Paris. Một trong những cuộc gặp quan trọng của phía Việt Nam với Liên Xô là giữa Phạm Ngọc Thạch và Đại sứ Liên [/FONT][FONT=&quot][/FONT][FONT=&quot]Kolazenkov tại Thụy Sĩ (9-1947). Theo Christopher E. Goscha, trong lúc trao đổi, Phạm Ngọc Thạch đã khôn khéo giải thích với Kolazenkov hai vấn đề vốn gây những nghi ngại, hiểu lầm cho lãnh đạo Liên Xô về tình hình Việt Nam: Việc giải tán **** Cộng sản Đông Dương (11-1945) và sự tiếp xúc của lãnh đạo Việt Nam với người Mỹ qua tổ chức OSS[/FONT][FONT=&quot][5][/FONT][FONT=&quot]. [/FONT][FONT=&quot]Nhìn chung, trong các cuộc gặp gỡ, hai bên chủ yếu thăm dò, tìm hiểu lẫn nhau. Moscow tìm cách xác minh xem ai là người lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Dương và ban lãnh đạo Việt Nam Dân chủ cộng hòa gắn bó với hệ tư tưởng cộng sản sâu sắc đến đâu, còn Việt Nam cố gắng tranh thủ viện trợ quân sự và tài chính từ Liên Xô. Đại diện Liên Xô thường xuyên nhắn nhủ để Việt Nam hiểu rằng, chỉ sau chuyến thăm tới Moscow của một trong những nhà lãnh đạo Việt Nam Dân chủ cộng hòa, hoặc của Ban Chấp hành Trung ương **** Cộng sản Đông Dương, mới có thể tổ chức những cuộc đàm phán thực chất.
[/FONT]

[FONT=&quot]Dù chưa lập quan hệ ngoại giao chính thức, Liên Xô [/FONT][FONT=&quot]vẫn trợ giúp tài chính cho phái đoàn Việt Nam ở Bangkok và lên tiếng ủng hộ Việt Nam.[/FONT][FONT=&quot] Liên Xô tuyên truyền cho hoạt động ngoại giao của Chính phủ Hồ Chí Minh và cho Hiến pháp của Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Liên Xô in ấn nhiều ấn phẩm về Đông Dương và Việt Nam, giúp nhân dân Xô-viết hiểu thêm về lịch sử, đất nước, con người và cuộc đấu tranh anh dũng của nhân dân Việt Nam. Khi nước Pháp tiến hành cuộc chiến tranh tái chiếm Đông Dương, xâm lược Việt Nam lần thứ hai, Chính phủ Liên Xô lên tiếng phản đối sự can thiệp vào công việc nội bộ của nhân dân Việt Nam, kêu gọi đi đến giải pháp cho cuộc xung đột, nêu rõ cần có một hành động cấp tốc giải quyết vấn đề thuộc địa, tổ chức chế độ kiểm soát quốc tế... Những hoạt động không chính thức kể trên có tác dụng nhất định trong tiến trình các sự kiện ở Đông Dương. [/FONT]
 
Chỉnh sửa cuối:

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
( tiếp )

[FONT=&quot]Tháng 12-1947, Phạm Ngọc Thạch gửi đến **** Cộng sản Liên Xô Báo cáo “Về tình hình **** Cộng sản Đông Dương”, trong đó có đoạn viết: “C[/FONT][FONT=&quot]húng tôi đề nghị các đồng chí Xô-viết quan tâm hơn đến Việt Nam. Từ trước đến nay, Việt Nam hoàn toàn đơn độc trong cuộc kháng chiến. Báo cáo của đồng chí Jdanov[6] có đề cập đến Việt Nam cho phép chúng tôi hy vọng các đồng chí Liên Xô đã hiểu được tầm quan trọng của cuộc kháng chiến chống đế quốc trên đất nước chúng tôi, đồng thời cũng là cửa ngõ của Đông Nam Á. Thắng lợi của cuộc kháng chiến ở Việt Nam và Indonesia sẽ thể hiện sức mạnh của thành trì chống đế quốc ở châu Á. Việt Nam là nước đầu tiên ở châu Á có **** cộng sản nắm thực quyền”[7]. Đáp lại, Liên Xô không có phản hồi tích cực, nhất là trong so sánh đối với Chính phủ Cộng hoà Indonesia non trẻ. Mặc dù cũng giống như đối với Việt Nam, Liên Xô khá thận trọng trước những bức điện của Chủ tịch Soekarno (Indonesia), song những năm 1945-1948, chính sách ngoại giao của Liên Xô ngày càng thiên về ủng hộ cuộc kháng chiến của Indonesia chống lại Hà Lan hơn cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của Việt Nam. Đầu năm 1948, Liên Xô công nhận thực tế (de facto) và thiết lập ngoại giao cấp lãnh sự với Cộng hoà Indonesia (trong khi Việt Nam còn đang chật vật tranh thủ sự thừa nhận của Liên Xô). Đ[/FONT][FONT=&quot]ến năm 1948, sự liên hệ của Việt Nam với Liên Xô, ảnh hưởng của Liên Xô đối với Việt Nam khá mờ nhạt. Báo cáo của Văn phòng Nghiên cứu tình báo Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cung cấp thêm một căn cứ cho nhận định trên: “Người Mỹ vẫn không chắc chắn rằng Hồ Chí Minh và Việt Minh đã liên minh với Điện Kremlin (....) Bộ Ngoại giao không có bằng chứng nào về sự liên hệ trực tiếp giữa Hồ Chí Minh và Moscow (...) cũng không thể đánh giá mức độ ảnh hưởng hay vai trò chỉ đạo mà Moscow đang áp đặt lên Hồ Chí Minh”[8]. Sau một cuộc khảo sát về ảnh hưởng của cộng sản ở Đông Nam Á, Văn phòng Nghiên cứu tình báo Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ kết luận rằng, “âm mưu đạo diễn của Kremlin đã được tìm thấy trong hầu như tất cả các nước ngoại trừ Việt Nam”[9]. [/FONT]
[FONT=&quot]Cuối năm 1948 đánh dấu một bước tiến mới trong sự ủng hộ của Chính phủ Xô-viết đối với Việt Nam: Liên Xô đề nghị Hội đồng kinh tế Châu Á-Viễn Đông đáp ứng nguyện vọng của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, kết nạp Việt Nam làm hội viên (nhưng đề nghị của Liên Xô bị một số nước bác bỏ). Từ năm 1948 cho đến khi hai nước đặt quan hệ ngoại giao chính thức (1950), nhờ có sự hỗ trợ của Liên Xô, các phái đoàn của Việt Nam mở rộng khả năng ra nước ngoài tham dự các hội nghị quốc tế và nhận được sự ủng hộ của một số nước dân chủ nhân dân khác. Buộc phải chiến đấu trong vòng vây, sự ủng hộ về mặt tinh thần của các lực lượng dân chủ thế giới đứng đầu là Liên Xô trở thành nguồn động viên to lớn đối với nhân dân Việt Nam. Song cũng cần nhận thấy rằng, đến trước năm 1950, sự ủng hộ hoặc các mối liên hệ của Liên Xô với Việt Nam là không đáng kể, “[/FONT][FONT=&quot]Liên Xô đã e ngại rằng cuộc kháng chiến chống Pháp của Việt Minh sẽ ảnh hưởng đến triển vọng chính trị của **** Cộng sản Pháp (FCP) tại Pháp”[10]. William Duiker cho rằng, nguyên nhân còn ở chỗ “Stalin đã không tin rằng Việt Minh có thể giành chiến thắng cuộc chiến chống lại nước Pháp và nghi ngờ Hồ Chí Minh không phải là một người cộng sản chân chính”[11].[/FONT]
[FONT=&quot]2- Từng bước giúp đỡ Việt Nam kháng chiến[/FONT]
[FONT=&quot]Năm 1950, [/FONT][FONT=&quot]cục diện cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam có những thay đổi căn bản theo chiều hướng tích cực, góp phần tạo nên những điều kiện khách quan, chủ quan cần thiết cho việc đề nghị các nước công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam. [/FONT][FONT=&quot]Sau khi thiết lập quan hệ với Trung Quốc [/FONT][FONT=&quot](18-1-1950[/FONT][FONT=&quot]), [/FONT][FONT=&quot]ngày 23-1-1950, Bộ trưởng Ngoại giao Hoàng Minh Giám thay mặt Chính phủ Việt Nam gửi công hàm cho Bộ trưởng Ngoại giao Liên Xô, đề nghị hai nước kiến lập quan hệ ngoại giao chính thức và trao đổi Đại sứ. [/FONT]
[FONT=&quot]Về phía Liên Xô,[/FONT][FONT=&quot] [/FONT][FONT=&quot]sự đối đầu giữa hai cực Xô - Mỹ càng quyết liệt, yêu cầu mở rộng ảnh hưởng của Liên Xô ở các khu vực khác nhau trên thế giới trong đó có châu Á, Đông Nam Á càng cấp bách. Tại thời điểm đó, Việt Nam là nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở khu vực, sự chuyển biến về chất của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp... là những nhân tố mới, vừa tác động trực tiếp đến chính sách đối ngoại của Liên Xô, vừa tạo điều kiện cho chính sách đối ngoại của Liên Xô triển khai thuận lợi ở khu vực này. [/FONT][FONT=&quot]Vì vậy, vấn đề công nhận, thiết lập quan hệ với Việt Nam được đưa ra và phê duyệt ngày 10-12-1949 trong cuộc họp Bộ Chính trị Trung ương **** Cộng sản Liên Xô[12]. Ngày 30-1-1950, Liên Xô đáp lại công hàm của Chính phủ Việt Nam,nói rõ: "Chính phủ Liên Xô nhận thấy Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là chính phủ đại diện hợp pháp cho đại đa số nhân dân Việt Nam, quyết định thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Liên bang Xô viết với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa"[13] (tuy nhiên Liên Xô đề nghị trao đổi Công sứ[14]). Nhà nghiên cứu[/FONT][FONT=&quot] [/FONT][FONT=&quot]A.Voronin[/FONT][FONT=&quot] lý giải sự kiện Liên Xô công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam muộn hơn so với Trung Quốc như sau: Trong các cuộc hội đàm từ tháng 12-1949 đến tháng 1-1950, giữa Liên Xô và Trung Quốc có sự thỏa thuận về việc để Trung Quốc tuyên bố công nhận Việt Nam trước, nhẳm giảm thiểu đụng độ của Liên Xô với nước Pháp[15].[/FONT]
[FONT=&quot]Trước việc Liên Xô công nhận Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Mỹ, Anh, Pháp phản ứng rất quyết liệt. Ngày 31-1-1950, Bộ Ngoại giao Pháp gửi kháng nghị phê phán Liên Xô; tuy nhiên, Liên Xô đã bác bỏ và không tiếp nhận kháng nghị của Pháp.[/FONT]
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
( tiếp )

[FONT=&quot]Sau khi công nhận, đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam, từ năm 1950, Liên Xô viện trợ cho Việt Nam một số mặt hàng có ý nghĩa chiến lược về quân sự, kinh tế. Viện trợ của Liên Xô dành cho Việt Nam là viện trợ không hoàn lại và thường giúp thêm ngoài mức Việt Nam đề nghị. Số lượng hàng đầu tiên gồm “pháo cao xạ 37 ly, một số xe vận tải môtôrôla và thuốc quân y”[16] [/FONT][FONT=&quot]quá cảnh qua Trung Quốc [/FONT][FONT=&quot]đã đến Việt Nam. Bên cạnh đó, Liên Xô triển khai một số hoạt động hỗ trợ cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do của nhân dân Việt Nam. Tháng 2-1951, tại phiên họp của Uỷ ban kỹ nghệ và thương mại, Hội đồng kinh tế châu Á-Viễn Đông, một lần nữa Liên Xô đấu tranh để Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được tham gia Uỷ ban, đề nghị trục xuất đại diện của Chính phủ Bảo Đại ra khỏi tổ chức kinh tế quốc tế này. Tháng 2-1952, Liên Xô phủ định đề nghị của Chính phủ Bảo Đại xin gia nhập tổ chức nói trên. Tháng 9-1952, tại phiên họp thường kỳ của Hội đồng Bảo an, đại diện Chính phủ Liên Xô kiến nghị xét đơn và kết nạp Việt Nam vào Liên Hiệp Quốc. Khi Anh, Pháp, Mỹ phản đối vì Việt Nam không phải là một quốc gia, Liên Xô khẳng định: Ở Việt Nam hiện nay chỉ có Chính phủ Hồ Chí Minh là chính phủ hợp pháp, Chính phủ đó là do Quốc hội - kết quả của tổng tuyển cử tự do và bỏ phiếu kín ngày 6-1-1946 lập nên, được Chính phủ Pháp công nhận theo Hiệp định sơ bộ mùng 6-3-1946, khác Chính phủ Bảo Đại là do Pháp, Mỹ dựng lên.[/FONT]
[FONT=&quot]Tiếp tục tranh thủ sự ủng hộ của Liên Xô, tăng cường sự hiểu biết giữa **** Lao động Việt Nam và **** Cộng sản Liên Xô, nhân dịp Đại hội XIX **** Cộng sản Liên Xô được tổ chức (1952), Hồ Chí Minh có chuyến thăm bí mật[17] đến Liên Xô trên cương vị lãnh đạo Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong chuyến thăm này, Hồ Chí Minh đề nghị [/FONT][FONT=&quot]I.V[/FONT][FONT=&quot]. Stalin cấp cho Việt Nam “10 tấn thuốc ký ninh (thuốc sốt rét) cho quân đội và dân thường, có nghĩa rằng 5 tấn trong nửa năm”[18], lập tức “[/FONT][FONT=&quot]I.V[/FONT][FONT=&quot].Stalin đích thân ra lệnh cấp tốc gửi sang Việt Nam 5 tạ thuốc[19]. Cũng trong năm 1952, Hồ Chí Minh đề nghị được cử sang Liên Xô 50-100 du học sinh và yêu cầu các loại vũ khí với số lượng cụ thể như sau: “ (a ) . Pháo cao xạ 37 ly cho 4 trung đoàn, tất cả là 144 khẩu và 10 cơ số đạn cho mỗi khẩu pháo; ( b ) Pháo trận địa 76,2 ly cho 2 trung đoàn, tất cả là 72 khẩu và 10 cơ số đạn cho mỗi khẩu; ( c )200 khẩu súng phòng không 12,7 ly và 10 cơ số đạn cho mỗi khẩu”[20]. Nhìn chung, các yêu cầu của Việt Nam, Liên Xô đều đáp ứng đầy đủ, kịp thời. Trong tình hình khó khăn lúc đó, số viện trợ này có ý nghĩa rất quan trọng.[/FONT]
[FONT=&quot]Theo số liệu thống kê của Việt Nam, từ tháng 5-1950 đến tháng 6-1954, [/FONT][FONT=&quot]Việt Nam đã nhận được 21.517 tấn hàng viện trợ quốc tế với tổng trị giá 54 triệu rúp từ Liên Xô, Trung Quốc và các nước dân chủ nhân dân khác; trong đó, toàn bộ pháo cao xạ 37 ly- 76 khẩu, toàn bộ hỏa tiễn (cachiusa), toàn bộ số tiểu liên K50, phần lớn số ôtô vận tải 685 chiếc trên tổng số 745 chiếc[21] là của Liên Xô. 12 dàn đại pháo nhiều nòng cachiusa do Liên Xô viện trợ cho Việt Nam đã phát huy tác dụng to lớn trong thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử[22]. Nhìn chung, viện trợ về quân sự của Liên Xô tạo khả năng tiến công mạnh, cơ động nhanh cho bộ đội Việt Nam, có vai trò quan trọng trong một số chiến dịch lớn.[/FONT]
[FONT=&quot]3- Một vài nhận xét[/FONT]
[FONT=&quot]Như vậy, cho đến năm 1954, thái độ của Liên Xô đối với cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam khá thận trọng, quan hệ Việt Nam – Liên Xô “thân không gần, xa không lạnh”. Lý giải về sự xa cách trong quan hệ Việt – Xô giai đoạn này, nhà sử học I.A. Koroneva cho rằng, “Việt Nam và Đông Dương chưa phải là mối quan tâm thực sự của Liên Xô bởi vị trí địa lý xa xôi của nó”[/FONT][FONT=&quot][23][/FONT][FONT=&quot]; đồng thời, tin tức về Việt Nam và Hồ Chí Minh đến với Moscow chậm chạp, không được đầy đủ. [/FONT][FONT=&quot]Cho đến tháng 1-1950, sau khi có thêm thông tin về Việt Nam, về Hồ Chí Minh, I.V.Stalin mới đồng ý gặp Hồ Chí Minh[24]. Bức điện I.V.Stalin gửi cho Mao Trạch Đông ngày 6-1-1950 đã nói lên điều đó: "Tôi đã đọc những tài liệu về Việt Nam và đồng chí Hồ Chí Minh. Tôi tin rằng, đồng chí Hồ Chí Minh là một người cộng sản kiên trung, đang thực hiện tốt trọng trách của mình và rất xứng đáng được ủng hộ"[25]. Tuy nhiên, thái độ ứng xử của I.V.Stalin trong cuộc gặp gỡ với Hồ Chí Minh đầu năm 1950 qua sự biến mất "đầy bí ẩn" của cuốn tạp chí "Liên Xô trên công trường xây dựng" có bút tích của một số nhà lãnh đạo ****, Nhà nước Xô viết[26] cho thấy một hiện thực khác: I.V.Stalin chưa thực sự tin ở cách mạng Việt Nam, sự nghi ngại Hồ Chí Minh không phải người cộng sản, mà là một nhà dân tộc chủ nghĩa vẫn chưa được gạt bỏ hoàn toàn[27]. Đề nghị của Hồ Chí Minh về việc đến [/FONT][FONT=&quot]Moscow[/FONT][FONT=&quot]tham dự Đại hội XIX **** Cộng sản Liên Xô và một số diễn biến thuộc về thể thức ngoại giao đối với **** Lao động Việt Nam tại Đại hội[28]tiếp tục là một minh chứng cho nhận định trên. Có lẽ, các nhà lãnh đạo Liên Xô cần thêm bằng chứng về lòng trung thành của cá nhân Hồ Chí Minh - điều mà những nhà lãnh đạo Liên Xô lúc đó vốn đã hoài nghi ngay từ những năm Hồ Chí Minh còn hoạt động tại [/FONT][FONT=&quot]Moscow[/FONT][FONT=&quot] (1934-1938)[29]. Sự không tin tưởng đó ngoài những yếu tố ngoại cảnh tác động, còn có nguyên nhân từ tính cách đầy mâu thuẫn và luôn hoài nghi của người đứng đầu Nhà nước Xô viết - I.V.Stalin, một tính cách chi phối, ảnh hưởng mạnh mẽ tới các quyết định chính trị, khiến những quyết định đó nhiều khi mang tính chủ quan.[/FONT]
[FONT=&quot]Ngoài những nguyên nhân đã liệt kê, nhà nghiên cứu I.A. Koroneva nhấn mạnh nguyên nhân chính, chủ yếu nhất là ở chỗ Liên Xô “không muốn đụng chạm đến quyền lợi của Pháp ở Đông Dương (...), chưa hoàn toàn tin tưởng vào thắng lợi cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam”[/FONT][FONT=&quot][30][/FONT][FONT=&quot]. Thật vậy, [/FONT][FONT=&quot]Liên Xô chưa hiểu và thiếu tin tưởng ở cách mạng Việt Nam bởi ba lý do: 1- **** Cộng sản Đông Dương tự giải tán[31]; 2- Chậm làm cách mạng ruộng đất; 3 -Việt Nam tranh thủ Mỹ[32]. Việc Hồ Chí Minh quyết định giải tán **** Cộng sản Đông Dương và tranh thủ sự ủng hộ của Mỹ trở thành vấn đề đặc biệt “nhạy cảm” khi câu chuyện Nam Tư[33] còn đang nóng hổi, trở thành nỗi ám ảnh của [/FONT][FONT=&quot]I.V.S[/FONT][FONT=&quot]talin.[/FONT][FONT=&quot]Ngoài ra, việc [/FONT][FONT=&quot]Liên Xô - Trung Quốc thỏa thuận về việc phân vùng ảnh hưởng trong phong trào cách mạng thế giới cũng khiến Liên Xô chưa thực tích cực giúp đỡ Việt Nam kháng chiến[34]. Dù phải [/FONT][FONT=&quot]tập trung củng cố vành đai an ninh tại vùng biên giới phía Tây, duy trì hòa hoãn với các nước lớn để giải quyết các vấn đề do chiến tranh để lại, ưu tiên củng cố khu vực ảnh hưởng truyền thống – vòng cung Đông Âu, tranh thủ nước Pháp để Pháp không tham gia tổ chức quân sự do Mỹ lập ra ở châu Âu, song khi Mỹ coi Đông Dương là một bộ phận đối đầu giữa Đông và Tây, [/FONT][FONT=&quot]Liên Xô buộc phải cân nhắc lại chính sách đối với Đông Dương, [/FONT][FONT=&quot]dần quan tâm đến việc ủng hộ phong trào cách mạng ở châu Á. [/FONT][FONT=&quot]Tuy quan hệ chưa thật gần gũi, song trong điều kiện có thể, Liên Xô đã ủng hộ Việt Nam, giúp đỡ, viện trợ vật chất cho nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp. [/FONT][FONT=&quot]Có điều, sự ủng hộ của Liên Xô đối với cuộc kháng chiến chống Pháp của Việt Nam không thật đậm đặc như mong đợi của Việt Nam, nhất là trong so sánh với sự ủng hộ của Trung Quốc đối với Việt Nam[35].

Hết.
http://www.google.com.vn/url?sa=t&rct=j&q=&esrc=s&source=web&cd=6&ved=0CEcQFjAF&url=http%3A%2F%2Flamgiautrithuc.blogspot.com%2F2014%2F04%2Flx.html&ei=XItGU5L_J8TQkwWL4YDgDA&usg=AFQjCNE-jy4Ga5lIS3FRzyBwQ6dkz83qMA&bvm=bv.64507335,d.dGI&cad=rja
[/FONT]
 
Chỉnh sửa cuối:

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
Sự ủng hộ mạnh mẽ của bạn bè quốc tế đã góp phần làm nên thắng lợi lịch sử của Việt Nam
16:47
| 25/01/2013
(ĐCSVN)Sự ủng hộ mạnh mẽ của bạn bè quốc tế, những người nước ngoài không phân biệt quốc tịch, màu da, sắc tộc, **** phái tập hợp lại đấu tranh vì lương tri nhân loại đã góp phần không nhỏ vào thắng lợi của Hội nghị Paris cũng như cuộc kháng chiến chống Mỹ giành độc lập, thống nhất đất nước kéo dài gần 20 năm của quân và dân Việt Nam. Thắng lợi đó không chỉ mang lại niềm vui hạnh phúc cho nhân dân Việt Nam mà còn là niềm vui chung của đông đảo bạn bè quốc tế, những người yêu chuộng hòa bình trên thế giới.
Thụy Điển: Tâm điểm của phong trào “Đoàn kết với Việt Nam” tại Bắc Âu

Hàng triệu người yêu chuộng hòa bình trên thế giới đã tham gia biểu tình chống
lại cuộc chiến tranh phi nghĩa của Mỹ tại Việt Nam (Ảnh tư liệu)

Nếu như trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954), phong trào đoàn kết quốc tế ủng hộ nhân dân Việt Nam chỉ giới hạn ở Pháp, với những tên tuổi đã trở thành biểu tượng cho tình đoàn kết này là Henri Martin và Raymonde Dien, thì trong cuộc chiến tranh chống đế quốc Mỹ, phong trào quốc tế đoàn kết với Việt Nam đã diễn ra rộng khắp trên thế giới, từ châu Á sang châu Âu sang Mỹ, tạo thành một làn sóng phản chiến mạnh mẽ. “Đoàn kết với Việt Nam” đã trở thành khẩu hiệu phổ biến nhất tại các nước châu Âu, trong đó có Thụy Điển - nơi được coi là tâm điểm của phong trào này. Những năm cuối thập niên 60 và đầu thập niên 70 của thế kỷ trước, hòa chung phong trào nhân dân thế giới chống cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam, các tầng lớp nhân dân, nhất là thanh niên, sinh viên và các tầng lớp lao động Thụy Ðiển đã rầm rộ xuống đường, lên tiếng mạnh mẽ ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam, đòi Mỹ rút quân, chấm dứt chiến tranh.
Nhiều người Thụy Ðiển đã gác sự nghiệp để toàn tâm, toàn ý ủng hộ Việt Nam. Nổi bật là nữ nhà văn nổi tiếng Thụy Ðiển Sara Lidman. Từ năm 1965 đến 1975, bà chuyển sang viết báo, diễn thuyết ủng hộ Việt Nam dưới nhiều hình thức, trở thành một trong những người ủng hộ Việt Nam tiêu biểu nhất ở Thụy Ðiển và các nước Bắc Âu.
Làn sóng ủng hộ Việt Nam và chống chiến tranh của Mỹ là phong trào quần chúng chưa từng có trong lịch sử của Thụy Ðiển, lôi cuốn hàng triệu người tham gia. Tiêu biểu là Tuyên bố chung lên án chiến tranh, đòi Mỹ chấm dứt ném bom miền Bắc Việt Nam của năm **** ở Quốc hội Thụy Ðiển năm 1972 sau khi Mỹ sử dụng máy bay B52 ném bom rải thảm xuống Hà Nội và Hải Phòng. Những cuộc biểu tình, biểu dương lực lượng ủng hộ Việt Nam luôn có sự tham gia của hàng chục vạn người, tiêu biểu là cuộc biểu tình ở Thủ đô Stockholmes tháng 2-1968, với sự tham gia của ông Olof Palmer (lúc bấy giờ là Bộ trưởng Giáo dục Thụy Điển và sau này là Thủ tướng Thụy Ðiển). Tại Thụy Điển, Tòa án quốc tế xét xử tội ác chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam cũng được thành lập và đi vào hoạt động.

Bà Hélène Luc, cựu Nghị sĩ **** Cộng sản Pháp, Chủ tịch
danh dự Hội hữu nghị Pháp - Việt (Ảnh: Khánh Lan)
Ông Nguyễn Phước Hoàng, nguyên Giám đốc Phòng Thông tin của Chính phủ Cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam tại Thụy Điển cho biết: Phong trào ủng hộ Việt Nam ở các nước Bắc Âu, Na Uy, Đan Mạch, Thụy Điển, Phần Lan rất lớn. Phòng thông tin khi đó rất bận rộn. Cơ quan chỉ có 5, 6 người nhưng lúc đó ngày nào cũng có các hoạt động mít-tinh, tọa đàm, hội thảo ở các địa phương về ủng hộ Việt Nam. Thời điểm đó, rất nhiều tổ chức ủng hộ Việt Nam. Bất cứ động thái nào của Mỹ ném bom, tàn sát là họ đều tổ chức mít-tinh, biểu tình để phản đối. Thanh niên, sinh viên cứ chủ nhật là họ xuống đường đi mít-tinh, quyên tiền để ủng hộ Việt Nam. Mỗi lần nhớ lại hình ảnh sinh viên Thụy Điển kiên nhẫn đứng dưới trời mưa tuyết để quyên tiền ủng hộ Việt Nam lại khiến ông xúc động vô cùng và sẽ không bao giờ quên. Chiến thắng lịch sử ngày 30/4 của quân và dân Việt Nam đã khép lại cuộc kháng chiến chống Mỹ trường kỳ, kéo dài gần 20 năm. Việt Nam đã giành được độc lập, thống nhất đất nước. Chiến thắng lịch sử vĩ đại đó đã khiến ngày 1/5/1975 trở thành một ngày đặc biệt đối với người dân Thụy Điển, những người đã từng ủng hộ cuộc chiến tranh chính nghĩa của Việt Nam. Họ hạnh phúc, ăn mừng vì Việt Nam đã chiến thắng, đã giành được độc lập và thống nhất đất nước.
Những người bạn Pháp đồng hành cùng cuộc chiến tranh chính nghĩa của Việt Nam
Trong quá trình đàm phán Hiệp định Paris, sự ủng hộ của đông đảo người dân Pháp tiến bộ, yêu chuộng hòa bình đã góp phần vào việc dấy lên làn sóng phản đối chiến tranh Việt Nam tại Pháp trong thời gian đàm phán Hội nghị Paris diễn ra từ năm 1968 đến 1973.
Là nhà báo quốc tế trực tiếp chứng kiến cuộc chiến đấu của quân và dân Việt Nam, bà Madeleine Riffaud đã quay phim, ghi lại những hình ảnh máy bay B52 của Mỹ ném bom huỷ diệt Hà Nội và Hải Phòng năm 1972. Những thước phim quý giá này là một bằng chứng đanh thép tố cáo cuộc chiến tranh phi nghĩa của Mỹ tại Việt Nam và đã giúp Việt Nam tranh thủ được thêm sự ủng hộ của dư luận thế giới cũng như có thêm ưu thế trên bàn đàm phán về Hiệp định Paris. Bà Madeleine Riffaud cho biết: "Đó là một sự kiện lớn trong đời tôi. Sau khi quay được những thước phim Mỹ ném bom B52 tại Hà Nội và Hải Phòng, tôi đã trở lại Paris và công bố những thước phim của mình trên các kênh truyền thông đại chúng thế giới. Hồi đó ngay cả kênh truyền hình Mỹ CBSnews cũng mua bản quyền những thước phim này để chiếu. Những thước phim này cho thấy dù gian khổ thế nào, người Việt Nam cũng không chùn bước, vẫn sẽ tiếp tục đấu tranh cho đến ngày giành thắng lợi hoàn toàn".
Còn đối với nhà sử học Alain Russio, ông tham gia vào phong trào biểu tình chống chiến tranh Việt Nam khi mới 16 tuổi. Theo ông Alain Russio, sở dĩ ông tích cực tham gia vào các phong trào trên vì tại thời điểm đó, rất nhiều người trẻ tuổi trên thế giới đã phản đối cuộc chiến tranh phi nghĩa của Mỹ tại Việt Nam. Ông cũng như họ luôn đứng về lẽ phải và bảo vệ lẽ phải. Ông đã tham gia vào **** Cộng sản Pháp và đã có cơ hội gặp gỡ với những người anh, người chị là những người cộng sản, người bạn lớn của Việt Nam như Charles Fourniau, Henri Martin, Raymonde Dien, Madelein Riffaud, Raymon Aubrac…
Trong số 50 đại biểu quốc tế đến Việt Nam tham dự các hoạt động nhân dịp kỷ niệm 40 năm Ngày ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình tại Việt Nam có bà Hélène Luc, cựu Nghị sĩ, **** viên **** Cộng sản Pháp, Chủ tịch danh dự Hội hữu nghị Pháp – Việt (AAFV), người đã có nhiều đóng góp trong cuộc đấu tranh ủng hộ cuộc chiến đấu vì hòa bình của nhân dân Việt Nam. Vào những năm 70, bà là Bí thư của **** bộ **** Cộng sản Pháp của thành phố Choisy le Roi và chồng bà là Thị trưởng thành phố này. Choisy le Roi là một thành phố ở phía Nam thủ đô Paris, nơi từng đón tiếp và giúp đỡ phái đoàn Việt Nam tham gia đàm phán Hiệp định Paris năm 1973. Lúc đó, với tư cách là lãnh đạo thành phố, hai vợ chồng bà Hélène Luc hân hạnh được đón tiếp một phái đoàn của Việt Nam tại thành phố Choisy le Roi, trong đó có các đồng chí Phạm Văn Đồng, Lê Đức Thọ và Nguyễn Thị Bình. Trong thời gian gần 5 năm đàm phán Hội nghị Paris, bà cùng bạn bè **** Cộng sản Pháp đã dành “tất cả sự giúp đỡ hiệu quả và có thể” và sự “ ủng hộ của tình đồng chí và mối quan hệ anh em” dành cho các đại biểu Việt Nam. Ngoài ra, hai vợ chồng Hélène Luc đã giành cả cuộc đời để ủng hộ, gắn bó và sát cánh cùng Việt Nam trong công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc cũng như trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, hai vợ chồng bà đã vận động bạn bè để ủng hộ cuộc chiến tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam. Chuyến thăm Việt Nam lần này có ý nghĩa đặc biệt vì bà được trực tiếp tham dự vào các hoạt động kỷ niệm 40 năm Ngày ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình tại Việt Nam, một chiến thắng có ý nghĩa lịch sử đối với dân tộc Việt Nam.

Các cuộc biểu tình chống chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam đã lan rộng ra nhiều
quốc gia trên thế giới (Ảnh tư liệu)

Bên cạnh nhà báo Madeleine Riffaud, nhà sử học Alain Russio và Hélène Luc, còn hàng triệu người dân Pháp tiến bộ, yêu chuộng hòa bình đã tham gia vào các hoạt động ủng hộ cuộc chiến tranh chính nghĩa của Việt Nam bằng nhiều hình thức để Việt Nam sớm giành được độc lập, thống nhất đất nước.
Sức mạnh của đoàn kết quốc tế góp phần làm nên thắng lợi lịch sử của Việt Nam
Đối với nhiều người dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới, những người bạn quốc tế luôn đồng hành ủng hộ Việt Nam, cuộc chiến tranh chính nghĩa của Việt Nam không dừng lại ở mục tiêu chính trị đơn thuần mà đã vượt lên trở thành tiếng nói của chính nghĩa, sức mạnh của cuộc chiến đấu vì lương tri, phẩm giá của con người, có giá trị thức tỉnh nhân loại tiến bộ. Với ý nghĩa đó, chưa ở đâu và chưa bao giờ trong lịch sử thế giới, phong trào đoàn kết vì một quốc gia lại có sức mạnh đến như thế. Phong trào đoàn kết đó cũng đã buộc các chính phủ châu Âu, lúc đó phần lớn đi theo Mỹ trong cuộc chiến tranh Việt Nam, phải xem xét lại thái độ của mình, ngày càng bớt ủng hộ Mỹ và thúc giục Mỹ đi vào giải pháp hòa bình. Phong trào đó đã tạo ra sức ép lớn trực tiếp đối với chính quyền Mỹ khi dấy lên các cuộc biểu tình với khẩu hiệu “Hãy đem chiến tranh về trong nước” diễn ra trên qui mô lớn khiến Quốc hội Mỹ nhiều lần thông qua nghị quyết cắt giảm chi phí chiến tranh, đòi rút quân Mỹ về nước. Từ phong trào đấu tranh vì hòa bình cho Việt Nam, nhiều người đã trưởng thành về chính trị và giữ những cương vị cao trong bộ máy nhà nước châu Âu. Đây cũng là đóng góp của cuộc kháng chiến chống Mỹ của Việt Nam vào phong trào hòa bình và cách mạng thế giới./.


Khánh Lan
 
Chỉnh sửa cuối:

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
[FONT=&quot]SỰ CHI VIỆN, GIÚP ĐỠ CỦA LIÊN XÔ VỚI VIỆT NAM[/FONT]
[FONT=&quot]TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC[/FONT]
[FONT=&quot](1954-1975)[/FONT]
[FONT=&quot] PGS.TS. Lê Văn Thịnh[/FONT][1]


1. Quan hệ Việt Nam - Liên Xô được xây dựng và phát triển trên nền tảng quan hệ về chính trị giữa **** Cộng sản Việt Nam và **** Cộng sản Liên Xô. Từ năm 1950, sau khi có quan hệ ngoại giao giữa hai nhà nước, Chính phủ Liên Xô đã triển khai hoạt động nhiều mặt, nhằm hỗ trợ nhân dân Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến chống lại sự xâm lược của các nước đế quốc phương Tây, bảo vệ các quyền dân tộc cơ bản của mình. Sự giúp đỡ của Liên Xô với Việt Nam trong lịch sử là vấn đề được giới nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm. Trên cơ sở nguồn tư liệu tập hợp được chủ yếu từ phía Việt Nam, công trình này tập trung làm rõ một số mặt trong sự giúp đỡ của Liên Xô với Việt Nam trên hai lĩnh vực chính, viện trợ kinh tế, kỹ thuật viện trợ quân sự những năm từ 1954 đến năm 1975.
2. Thời kỳ nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước cũng là thời kỳ diễn ra nhiều biến động phức tạp trong quan hệ quốc tế. Đó là sự bất đồng ngày càng nghiêm trọng giữa các **** cầm quyền trong các nước xã hội chủ nghĩa về những vấn đề chiến lược và sách lược cách mạng; sự phát triển mạnh mẽ của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc và phong trào không liên kết trong khung cảnh căng thẳng của chiến tranh lạnh Đông - Tây. Bối cảnh quốc tế đó đã tác động khá sâu sắc tới quan hệ Việt Nam - Liên Xô, tới sự chi viện, giúp đỡ của Liên Xô với Việt Nam, đặc biệt là chi viện, giúp đỡ về quân sự. Song nhờ những nỗ lực chung của lãnh đạo hai nước, đặc biệt là phía Việt Nam, quan hệ Việt Nam - Liên Xô từng bước được xây dựng vững chắc và phát triển ngày càng toàn diện trên cơ sở các hiệp định, hiệp ước và nghị định song phương. Trong khoảng 20 năm, từ tháng 7 năm 1955 đến hết năm 1975, Chính phủ Liên Xô đã ký với Chính phủ Việt Nam 19 Hiệp định, 1 Hiệp ước và 1 Nghị định thư. Trong đó có trên 50% là hiệp định về việc Liên Xô viện trợ, giúp đỡ Việt Nam trên hầu hết các lĩnh vực, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế, văn hoá và khoa học, kỹ thuật[2]… Các hiệp định, hiệp ước và nghị định này là cơ sở pháp lý để Chính phủ Liên Xô xúc tiến các hoạt động chi viện, giúp đỡ Việt Nam thực hiện các kế hoạch khôi phục kinh tế, phát triển văn hoá, tăng cường tiềm lực quốc phòng, đẩy mạnh cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đi đến thắng lợi.
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
( tiếp )

Viện trợ về kinh tế và kỹ thuật
Tháng 7 năm 1955, nhân chuyến thăm chính thức của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chính phủ Liên Xô đã ký với Việt Nam một số hiệp định cho vay và viện trợ không hoàn lại, nhằm giúp Việt Nam khôi phục kinh tế sau kháng chiến chống thực dân Pháp. Ngày 18 tháng 7 năm 1955, theo thoả thuận giữa hai chính phủ, Liên Xô đã viện trợ cho Việt Nam 400 triệu rúp để thực hiện kế hoạch 3 năm (1955-1957). Trong đó có 171 triệu rúp để nhập các thiết bị toàn bộ phục vụ ngành công nghiệp, trước hết là xây dựng các nhà máy điện và hệ thống đường dây điện, trạm biến thế, đài khí tượng…; 229 triệu rúp để nhập các máy móc lẻ và hàng hoá phục vụ nông nghiệp và cải thiện đời sống[3].
Những năm từ 1958-1960, khi Việt Nam thực hiện kế hoạch 3 năm cải tạo kinh tế, phát triển văn hoá, Liên Xô tiếp tục cho Việt Nam vay tín dụng dài hạn 450 triệu rúp, trong đó có 100 triệu rúp (hiệp định ký tháng 3 năm 1959) để thực hiện kế hoạch 3 năm (1958-1960) và 350 triệu rúp (hiệp định ký ngày 14 tháng 6 năm 1960) để mua trang thiết bị, máy móc xây dựng 46 nông trường quốc doanh, trong đó có 19 nông trường mới và củng cố 27 nông trường khác. Hầu hết các nông trường này đều trồng các loại cây nhiệt đới lâu năm, như: chè, cà phê, cao su và các loại cây ăn quả như: cam, chuối, dứa… phục vụ xuất khẩu. Cũng thời gian này, Liên Xô còn giúp Việt Nam xây dựng 21 đài khí tượng thuỷ văn, 156 trạm thuỷ văn các cấp, chủ yếu phục vụ ngành nông nghiệp[4].
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
( tiếp )

Khi Việt Nam thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965), Liên Xô đã ký với Việt Nam nhiều hiệp định trợ giúp về kinh tế và kỹ thuật, như: Hiệp định về việc Liên Xô giúp Việt Nam thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế quốc dân những năm từ 1961-1965 (ký ngày 23 tháng 12 năm 1960); Hiệp định về việc Liên Xô giúp đỡ về kinh tế và kỹ thuật, cung cấp thiết bị và vật liệu cho Việt Nam trong việc xây dựng và mở rộng một số xí nghiệp và công trình công nghiệp (ký ngày 15 tháng 9 năm 1962)... Theo tinh thần các hiệp định này, Liên Xô giúp Việt Nam 460 triệu rúp, bao gồm các khoản cho vay tín dụng dài hạn và viện trợ không hoàn lại; hỗ trợ Việt Nam các thiết bị kỹ thuật, vật liệu để xây dựng các nhà máy và nhiều công trình dân dụng khác.
Cho đến cuối năm 1964, Liên Xô đã giúp Việt Nam cải tạo và xây dựng 90 xí nghiệp và công trình dân dụng, bao gồm 43 công trình công nghiệp, 46 nông trường quốc doanh và một số trường đại học, bệnh viện. Trong số các công trình công nghiệp được Liên Xô hỗ trợ 100% vốn và vật tư, kỹ thuật, đáng chú ý nhất là 7 nhà máy điện (Vinh, Thanh Hoá, Lào Cai, Phú Thọ, Phả Lại, Tà Sa, Nà Ngần) với tổng công suất là 71.300 ki -lô-oát và 8 đường dây tải điện dài 130 kilômét. Nhiều công trình khai khoáng và xí nghiệp chế biến thực phẩm khác, như: mỏ thiếc Tĩnh Túc Cao Bằng, mỏ apatít Lào Cai, nhà máy cá hộp Hải Phòng[5]… cũng được Liên Xô hỗ trợ, đầu tư xây dựng trong thời kỳ này.
Từ năm 1965, khi đế quốc Mỹ leo thang đánh phá miền Bắc và tiến hành cuộc chiến tranh cục bộ ở miền Nam, Chính phủ Liên Xô lên án mạnh mẽ hành động leo thang chiến tranh của Mỹ và công khai viện trợ nhiều mặt cho Việt Nam. Từ năm 1965 đến năm 1975, Liên Xô đã ký với Việt Nam 12 Hiệp định, trong đó có tới 7 Hiệp định về việc Liên Xô cam kết “giúp đỡ thêm”, “viện trợ thêm không hoàn lại” cho Việt Nam, như: Hiệp định về việc Chính phủ Liên bang cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô Viết viện trợ thêm không hoàn lại về kinh tế cho Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà (ký ngày 10 tháng 7 năm 1965); Hiệp định giữa Chính phủ nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà và Chính phủ Liên bang cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô Viết về việc giúp đỡ thêm về kỹ thuật cho nước Việt Nam dân chủ cộng hoà (ký ngày 21 tháng 12 năm 1965); Hiệp định về việc Chính phủ Liên bang cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô Viết viện trợ không hoàn lại về kinh tế cho Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà trong năm 1966 (ký ngày 21 tháng 12 năm 1965); Hiệp định về việc Chính phủ Liên bang cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô Viết viện trợ không hoàn lại cho Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà (ký ngày 25 tháng 11 năm 1968)[6]
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top