[Funland] Sự giúp đỡ của các nước anh em trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.

Mannschaft

Xe điện
Biển số
OF-17341
Ngày cấp bằng
14/6/08
Số km
3,263
Động cơ
537,254 Mã lực
Nơi ở
Bốn bể là nhà
He e e ....... Em đã tính trước nên lấy hẳn chủ đề chiến tranh việt nam cho nó rộng, các cụ tha hồ chém. Chống pháp, mỹ, nhật .......chém thoải con gà mái :))
16 năm chiến đấu trên Trường Sơn trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước vĩ đại của dân tộc, Đoàn 559 - Bộ đội Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh đã thực hiện:
- Đào đắp, san lấp gần 29 triệu mét khối đất đá.
- Xây dựng hệ thống đường bộ gồm 5 hệ thống trục dọc, 21 đường trục ngang ở Đông và Tây Trường Sơn với tổng chiều dài gần 20.000 km; 1 tuyến đường kín dài 3.140 km; hệ thống đường sông với 500 km.
- Xây dựng hệ thống đường óng dẫn xăng dầu dài 1.400 km nối từ hậu phương ở Quảng Bình, Vĩnh Linh xuyên Trường Sơn vào tới Bù Gia Mập (tỉnh Bình Phước) miền Đông Nam Bộ. Toàn tuyến có 113 trạm bơm đẩy, 33 trạm cấp phát xăng dầu. Từ năm 1968 đến 1975 đã nhập vào tuyến 317.596 tấn, trong đó cấp phát cho các chiến trường 61.064 tấn xăng dầu.
- Xây dựng trên 4.000 km đường dây trần dùng cho máy thông tin tải ba; 11.569 km đường dây bọc thông tin hữu tuyến, 384 km dây cáp và thiết bị như: 299 bộ máy thu phát sóng ngắn, 163 bộ tải ba (loại 1, 3, 6, 12 kênh); 590 tổng đài (10, 30, 100 số); 15 xe điện đài (1W, 50W, tiếp sức 401 và 104 AM).
- San lấp 78.000 hố bom.
- Phá 12.600 quả bom từ trường, 800 bom nổ chậm, 85.100 mìn các loại.
- Đánh 2.500 trận bộ binh, loại khổi vòn chiến đấu 18.740 tên địch, bắt sống 1.190 tên; thu, phá huỷ hơn 100 xe quân sự và hàng ngàn súng các loại.
- Bắn rơi 2.455 máy bay các loại.
- Vận chuyển, tổ chức hành quân cho hơn 2 triệu lượt bộ đội, cán bộ dân chính **** vào, ra qua Trường Sơn; vận chuyển hơn 1 triệu tấn vật chất, kỹ thuật.
Chưa thấy con Komatsu nào.

Khâm phục cô này quá, ống dẫn dầu này của các nước viện trợ rồi


không biết ống nhôm hay ống gì nhể ? em nghĩ chắc chắn là không phải ống nhựa, cụ nào giải ngố em phát.
Đường ống dẫn xăng dầu QĐVN: Những kỳ tích phi thường


Sau 45 ngày đêm, đoạn đường ống dài 42km nối từ kho N1 ở Nam Thanh đến kho N2 ở Nga Lộc được lắp xong. Đây là đoạn đường ống đầu tiên của QĐVN và là đoạn đường ống dẫn xăng dầu duy nhất trên thế giới bắc qua sông được làm hoàn toàn bằng sức người, không có sự hỗ trợ của máy móc.

Phuy xăng: Loại 200 lít do Liên Xô sản xuất, là thùng phuy xăng đầu tiên do Đoàn 559 vận chuyển vào ngã ba Bơn Thành-Long Bình (Sông Bé).
Để có đủ nhiên liệu cho Đoàn 559 vận chuyển vào chiến trường, đồng chí Đinh Đức Thiện, Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần quyết định lắp đặt tuyến đường ống dã chiến vượt qua “Tam giác lửa” Vinh - Nam Đàn - Linh Cảm để bơm xăng vào Hà Tĩnh.
Đoạn ống dẫn xăng dầu đầu tiên do cán bộ, chiến sĩ, công nhân Công trường 18 thi công, lắp đặt qua “tam giác lửa” Vinh-Nam Đàn-Linh Cảm.
Tháng 4 năm 1968, công trường 18 được thành lập, trong đó có 18 kỹ sư trẻ của các trường đại học (Đại học Bách Khoa, Đại học Xây dựng, Đại học Mỏ-Địa chất), đảm nhiệm thi công đoạn đường ống dẫn xăng dầu đầu tiên bắc qua sông Lam, vượt tam giác lửa Vinh-Nam Đàn-Linh Cảm.
Bộ đội vần xăng qua suối.
Với những cố gắng nỗ lực không ngừng của cán bộ, chiến sĩ, công nhân Công trường 18, sau 45 ngày đêm, đoạn đường ống dài 42km nối từ kho N1 ở Nam Thanh (Nam Đàn, Nghệ An) đến kho N2 ở Nga Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) đã được lắp xong. Đây là đoạn đường ống đầu tiên của quân đội ta (ký hiệu là X42). Đây là đoạn đường ống dẫn xăng dầu duy nhất trên thế giới bắc qua sông được làm hoàn toàn bằng sức người, không có sự hỗ trợ của máy móc.
a lô con cóc, D905, Binh trạm 12 Đoàn 500 đã dùng chuyển các túi ni lông chứa xăng gùi qua các trọng điểm đường 12, 15A năm 1968.
Trước đây, khi chưa có đoạn đường ống dẫn xăng dầu này, bộ đội đã phải vận chuyển xăng rất vất vả, phải cho xăng vào các can đựng, thùng phi; chở xăng bằng ô tô hoặc gùi, thồ; lợi dụng sức người để vần xăng qua suối. Thậm chí ở nhiều nơi, bộ đội ta phải dùng ba lô con cóc để gùi xăng trên lưng, vai và lưng các anh lúc nào cũng tấy đỏ và phồng rộp. Nhiều lúc gặp thủy lôi do địch thả xuống, bộ đội ta hi sinh rất nhiều, máu và xăng hòa đỏ cả dòng sông.

Can đựng xăng của đồng chí Trần Văn Mến, cán bộ Trung đội D33, E14 đã dùng để gùi xăng qua trọng điểm đèo Phu La Nhích trong điều kiện mưa lũ khi địch đánh phá ác liệt vào mùa mưa năm 1968.
Việc hoàn thiện đoạn đường ống X42 có ý nghĩa rất lớn, mở ra một hướng phát triển mới cho công tác bảo đảm xăng dầu, giữ vững sự chi viện cho tiền tuyến lớn trong những chiến dịch sau này.
Theo Quân đội nhân dân
 

Mannschaft

Xe điện
Biển số
OF-17341
Ngày cấp bằng
14/6/08
Số km
3,263
Động cơ
537,254 Mã lực
Nơi ở
Bốn bể là nhà
Ai bảo thím người Mỹ không gíup Bắc Việt nào
đôi khi có ý nghĩ chính ng Mỹ đã tạo tiền đề cho Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân ra đời và lớn mạnh
=))
Người lính Mỹ từng dạy Tướng Giáp sử dụng vũ khí


Ông Prunier không thể tưởng tượng được, con người nhỏ nhắn khiêm nhường ấy sẽ là vị tướng đánh bại thực dân Pháp sau này.
Tháng 7/1945, ông Henry A.Prunier cùng 6 người Mỹ khác đã nhảy dù xuống một ngôi làng cách Hà Nội khoảng 120km về phía Tây Bắc để thực hiện một nhiệm vụ bí mật: Dạy 200 du kích Việt Minh cách sử dụng vũ khí hiện đại của Mỹ.
Thời điểm này, Việt Nam và Mỹ được xem là đồng minh của nhau trong cuộc chiến chống phát xít Nhật ở Đông Dương.
Nhóm của ông Prunier có tên là Deer Team, được chỉ định ở lại Việt Nam trong vòng 2 tháng. Tất cả họ đều là thành viên của Cơ quan Tình báo Chiến lược Mỹ OSS trong Thế chiến thứ hai.

Nhờ khả năng ngoại ngữ của mình, ông Prunier, khi đó 23 tuổi, được tuyển dụng làm phiên dịch viên.
Nhiệm vụ đầu tiên của ông là hướng dẫn cho một người Việt Nam tên là Văn cách sử dụng súng trường, súng máy, súng bazooka và các loại vũ khí khác của Mỹ.
Khi đó, ông Prunier không thể tưởng tượng được rằng, con người nhỏ nhắn, khiêm nhường tên Văn, thường mặc bộ đồ vải lanh trắng, đi giày đen, đội mũ phớt, chính là Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Càng không thể tưởng tượng con người này 9 năm sau lãnh đạo quân đội miền Bắc Việt Nam đánh bại Pháp trong trận Điện Biên Phủ và sau đó là đánh bại Mỹ.
Nhóm Deer Team chụp ảnh với Bác Hồ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Trong một cuộc phỏng vấn với tờ The Worcester Telegram & Gazette năm 2011, ông Prunier cho biết:
'Ông Giáp muốn biết vì sao chúng tôi lại tung bổng quả lựu đạn lên và cái gì đã kích hoạt súng cối... Có lần, ông ấy đã cúi đầu nhìn hẳn vào thùng đạn súng cối...
Lúc đó, tôi vô cùng bất ngờ vì sự dũng cảm của ông ấy'.
Prunier kể lại rằng, khi nhóm của ông đến vùng kháng chiến, Việt Minh mới chỉ có một số súng trường và vài khẩu súng thu được của Pháp.
OSS được thả dù 1 thùng súng trường M-1, bazooka, đạn cối 60mm, và súng máy hạng nhẹ đủ trang bị cho 80 người.
Những người lính Việt Minh rất háo hức với các vũ khí mới. Họ học thành thạo cách tháo lắp một khẩu M-1 chỉ sau vài giờ.
Sau khi Nhật Bản đầu hàng Việt Minh, Hồ Chủ tịch đã nhờ những người lính Mỹ chuyển tới Tổng thống khi đó là Harry S.Truman một bức thư, bày tỏ mong muốn họ sẽ ủng hộ Việt Minh chống Pháp.
Tuy nhiên, ông Truman đã không bao giờ đáp lại bức thư đó - Mỹ đã ủng hộ Pháp.
Một số nhà sử học cho rằng, khi đó Mỹ đã bỏ qua cơ hội thiết lập quan hệ tốt đẹp với miền Bắc Việt Nam mà đáng ra nhờ đó có thể tránh được cuộc chiến xảy ra hai thập kỷ sau.
Ông Prunier và tấm bằng khen của Việt Nam
Năm 1995, khi ông Prunier trở lại Hà Nội và gặp gỡ với những người lính Việt Minh năm xưa, Đại tướng Võ Nguyên Giáp vẫn nhận ra ông.
Đại tướng đã cầm lên một quả cam, làm lại đúng cách cầm lựu đạn mà ông Prunier đã dạy mình và nhắc lại cả câu nói: 'Như thế, như thế, như thế!' của người bạn Mỹ.
Nhiệm vụ của Deer Team ở Việt Nam được đánh giá như khoảnh khắc vàng trong sự hợp tác giữa Việt Nam với Mỹ.
Bộ quân phục của ông Prunier hiện được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam ở Hà Nội. Ông Prunier qua đời tháng 3/2013 ở tuổi 91.
Ông là người cuối cùng trong nhóm công tác của OSS ở Đông Dương hồi đó ra đi.
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Nhìn lại cuộc chiến trong lòng nước Mỹ


Người dân Việt Nam vẫn còn nhớ hình ảnh người Mỹ Norman Morrison đã tự thiêu ngay trước Lầu Năm Góc ở thủ đô Washington để phản đối Chiến tranh Việt Nam qua bài thơ “Emily, con ơi” của nhà thơ Tố Hữu. Đó là ngày 2-11-1965, 8 tháng sau khi quân đội viễn chinh Mỹ bắt đầu đặt chân vào Đà Nẵng của Việt Nam. Hành động này đã làm bùng lên phong trào phản đối Chiến tranh Việt Nam đã âm ỉ từ lâu ngay trong lòng nước Mỹ. Cùng với phong trào phản đối Chiến tranh Việt Nam trên toàn thế giới, phong trào phản chiến trong lòng nước Mỹ đã góp phần chấm dứt sự can thiệp của quân đội Mỹ vào Việt Nam.

Trước Lầu Năm góc thường xuyên diễn ra các cuộc biểu tình phản đối Mỹ xâm lược Việt Nam, và nhiều lúc họ bị đàn áp và bắt bớ.
Theo hồi tưởng của vợ của Norman Morrison, bà Anne Morrison Welsh, vào buổi sáng hôm đó, Morrison bế con gái thứ ba của mình, bé Emily, 1 tuổi, đi đến trước Lầu Năm góc. Sau đó, ông đặt Emily xuống, gửi cho một người trong đám đông xung quanh, đổ dầu lên người và châm lửa.
Trong cuốn hồi ký của mình, McNamara viết: “Cái chết của Morrison không chỉ là bi kịch cho gia đình anh ta mà còn cả cho tôi và nước Mỹ. Đó là một tiếng kêu gào chống lại những giết chóc đang hủy hoại cuộc đời của những người Mỹ và người Việt”.
Phong trào phản chiến bắt đầu từ đầu thập niên 1960, nhưng không gây ấn tượng nhiều. Cho đến khi Morrison tự thiêu vào năm 1965, thì dường như cả thế giới mới biết đến.
Ngày 15-11-1969, bốn năm sau đó, một cuộc tuần hành 250 ngàn người nổ ra ở đại lộ số 5 trung tâm New York, chỉ cách Quảng trường Thời đại (Times Square) vài dãy phố. Cùng lúc là hàng loạt các cuộc xuống đường ở nhiều thành phố lớn tại cả bờ Đông và bờ Tây nước Mỹ.
Cuộc biểu tình này vượt tầm kiểm soát của chính quyền Mỹ. Các quan chức Mỹ hỏi nhau: chuyện gì đang xảy ra và tại sao? Trước đó, người Mỹ chỉ nghe về cuộc chiến tranh Việt Nam qua loa tuyên truyền của chính quyền Mỹ. Nhưng cho đến cuộc tấn công mùa xuân 1968, báo chí Mỹ, đặc biệt là truyền hình Mỹ đã truyền tải hình ảnh cuộc chiến Việt Nam đến tận từng gia đình người Mỹ. Người Mỹ nhìn thấy tận mắt binh lính họ châm lửa đốt nhà dân thường, bắn chết người vô tội, những em bé bị bom na pan bốc cháy, tòa đại sứ Mỹ bị tấn công, binh lính Mỹ kéo lê xác đồng đội…
Họ tự hỏi: Tại sao lại như thế và lính Mỹ đang hy sinh vì cái gì, người Mỹ mang “dân chủ” đến Việt Nam như thế sao? Và người dân Mỹ khẳng định Mỹ không thể thắng trong chiến tranh Việt Nam. Phong trào phản chiến lan nhanh không chỉ trong dân chúng mà cả trong quân đội Mỹ. Theo trang web của Phong trào chống chiến tranh Việt Nam, đã có hàng trăm sĩ quan Mỹ bị bắn vì phản đối chiến tranh, nhà tù Mỹ bị đốt và hàng ngàn lính Mỹ từ chối tham gia chiến đấu.

Hình ảnh phong trào phản đối chiến tranh Việt Nam vẫn tiếp tục đi theo các cuộc biểu tình chống chiến tranh ngày nay.
Phong trào phản chiến bước sang một bước ngoặt mới khi cuộc biểu tình của sinh viên Đại học Kent State (bang Ohio) ngày 4-5-1970 đã bị Vệ binh quốc gia Mỹ đàn áp. Kết quả là 4 sinh viên bị bắn chết và 9 người khác bị thương.
Việc này gây sốc toàn nước Mỹ. Hàng trăm thành phố nổi dậy, có thể nói cả một thế hệ thanh niên và trung niên, đặc biệt cộng đồng người gốc Phi và người gốc Mỹ Latinh, đã tham gia phong trào phản chiến. Đó thật sự là cuộc chiến ngay trong lòng nước Mỹ.
Tổng cộng có hơn 200 tổ chức chống chiến tranh xâm lược ở trên khắp các bang ở Mỹ, 16 triệu trong số 27 triệu thanh niên Mỹ đến tuổi quân dịch đã chống lệnh quân dịch, 2 triệu người Mỹ “gây thiệt hại bất hợp pháp” vì chống chiến tranh xâm lược Việt Nam, 75.000 người Mỹ bỏ ra nước ngoài vì không chịu nhập ngũ và đấu tranh chống chiến tranh xâm lược, trong đó có cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton.
Phong trào phản đối chiến tranh Việt Nam được xem là hình mẫu của phương cách tập hợp quần chúng ở các nước phương Tây. Phong trào chống toàn cầu hóa phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây đã từng rút kinh nghiệm từ phong trào phản đối chiến tranh Việt Nam.
Có thể nói, báo chí đã đóng vai trò rất quan trọng trong phong trào phản đối chiến tranh Việt Nam. Cũng từ vai trò của báo chí Mỹ trong phong trào này, Chính phủ Mỹ đã ý thức được rằng cần phải kiểm soát chặt chẽ hơn nữa giới truyền thông. Và từ đó, trong các cuộc chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, cuộc chiến Nam Tư, Afghanistan rồi Iraq mới đây, thông tin về cuộc chiến của báo chí Mỹ bị kiểm soát chặt chẽ.
Cựu Tổng thống Mỹ Nixon đã thú nhận: “Trong cuộc chiến tranh Việt Nam, giới cầm quyền Mỹ không phải chỉ thua trên chiến trường mà còn thua ngay trên nước Mỹ, ở các hành lang của quốc hội, trong phòng ăn các công ty, trong các phòng giám đốc của các tổ chức nghiên cứu, chủ bút của các tờ báo và của hệ thống vô tuyến truyền hình, trong các hội trường ở Gorge Town, các phòng khách của “những người đẹp” ở New York và trong các lớp học của các trường đại học lớn. Đó là những tầng lớp đã đưa lại sức mạnh, bảo đảm thắng lợi cho Mỹ trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất và lần thứ hai, nhưng đã làm cho Mỹ thất bại một trong những cuộc chiến đấu trọng yếu nhất của cuộc chiến tranh thế giới lần thứ ba, đó là Việt Nam…”.
....................................................................
Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta đã được thế giới ủng hộ mạnh mẽ bằng nhiều hình thức hết sức phong phú. Trong đó, có:
* Hơn 10 Ủy ban quốc tế đoàn kết với Việt Nam của các tổ chức dân chủ, tôn giáo và tổ chức xã hội trên toàn thế giới.
* Hơn 200 tổ chức, ủy ban, phong trào đoàn kết ủng hộ Việt Nam ở hầu hết các nước trên thế giới.
* Hơn 30 hội nghị quốc tế về Việt Nam và nhiều hội nghị quốc tế khác đã dành thời gian thảo luận bàn biện pháp để ủng hộ Việt Nam.
* Một Ủy ban quốc tế và hơn 20 ủy ban quốc gia điều tra tội ác chiến tranh của Mỹ ở Đông Dương đã được thành lập. Họ đã cử nhiều đoàn sang Việt Nam điều tra tội ác chiến tranh xâm lược và mở nhiều tòa án quốc tế xét xử những tội ác chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam, nhóm họp nhiều lần ở Thụy Điển, Đan Mạch, Pháp…
* Hàng trăm nước có mít tinh, biểu tình, bãi công chống Mỹ xâm lược Việt Nam.
* Hơn 50 nước có phong trào quyên góp ủng hộ Việt Nam.
* 16 nước có phong trào hiến máu ủng hộ Việt Nam.
* 48 người ở bốn nước tự thiêu (trong đó có 16 công dân Mỹ) để phản đối chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam.
* 83 cơ quan đại diện Mỹ ở các nước bị người dân đập phá, cờ Mỹ bị nhân dân ở 73 nước đốt để phản đối chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam.
Theo Sài Gòn Giải Phóng
 

xe thủng lốp

Xe container
Biển số
OF-119659
Ngày cấp bằng
7/11/11
Số km
5,986
Động cơ
443,356 Mã lực
Nơi ở
Trong đống rơm
Điểm danh đc bao nhiêu nước rồi các cụ
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Đoạn này nói thêm 1 số thông tin bổ xung cho bài trên.
PHONG TRÀO NHÂN DÂN MỸ CHỐNG MỸ XÂM LƯỢC MIỀN NAM VIỆT NAM Phong trào phối hợp hành động chống đế quốc Mỹ xâm lược Việt Nam gồm 200 tổ chức quần chúng thuộc hầu hết các bang ở Hoa Kỳ dưới sự lãnh đạo của “Uỷ ban Phối hợp Toàn quốc đấu tranh đòi chấm dứt chiến tranh xâm lược ở Việt Nam”. Được hàng trăm thành phố, hàng chục vạn người tham gia đấu tranh bằng nhiều hình thức phong phú và quyết liệt (mít tinh, biểu tình, đốt thẻ quân dịch, bãi khoá, tự thiêu...) như: cuộc biểu tình của 10 vạn người ở 60 thành phố trong ngày quốc tế phản đối chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Miền Nam Việt Nam (15 - 17.10.1965, do “Uỷ ban Ngày Việt Nam” tổ chức); “Tuần lễ chống chiến tranh xâm lược Việt Nam” tháng 10.1967 của 200 nghìn người khắp nước Mỹ tập trung về Oasinhtơn (có sự phối hợp đấu tranh của nhân dân các nước Canađa, Anh, Cộng hoà Liên bang Đức, Pháp, Bỉ, Italia, Thuỵ Điển, Phần Lan, Na Uy, Đan Mạch, Ôxtrâylia...); có 16 vụ tự thiêu để phản đối chiến tranh; năm 1968, gần 50 nghìn thanh niên trốn lính; gần 1.000 trường cao đẳng và đại học tổng bãi khoá; gần 300 nghìn công nhân thuộc ngành hàng không, ngành điện... đình công, làm tê liệt các ngành sản xuất này. Đỉnh cao phong trào bạo động chống chiến tranh của người Mỹ da đen (7.8.1966) nổ ra ác liệt gần như nội chiến tại 100 thành phố. PTNDMCMXLMNVN là sự ủng hộ mạnh mẽ thiết thực có hiệu quả đối với Việt Nam trong Kháng chiến chống Mỹ.
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Hôm nay em mới có số liệu Nga đưa người sang giúp ta.

Nga liệt kê 7 nguyên nhân lớn quân Mỹ thất bại ở Việt Nam




(GDVN) - Mỹ thất bại trong chiến tranh Việt Nam do chiến tranh du kích, ý chí quân Mỹ kém, chiến tranh phi nghĩa, chiến tranh nhân dân, quân đội VN chuyên nghiệp...

Binh sĩ Mỹ triệt thoái phía sau (ảnh nguồn Tân Hoa xã) Tờ "Nước Nga" ngày 15 tháng 1 đưa tin, ngày 15 tháng 1 năm 1973, quân Mỹ và quân đồng minh chấm dứt các hành động quân sự ở Việt Nam. Sau khi trải qua 4 năm đàm phán ở Paris, các bên tham chiến đạt được thỏa thuận, ký kết hiệp ước hòa bình vào ngày 27 tháng 1, đã kết thúc chiến cuộc chiến tranh bắt đầu từ năm 1965 này.
Quân Mỹ tổn thất 58.000 người, đã rời khỏi Việt Nam trong bộ dạng "lấm đầy bụi đất". Các nhà sử học, chính trị và quân sự đến nay vẫn không thể trả lời rõ ràng vấn đề này: Người Mỹ làm thế nào mà lại thua cuộc chiến này, bởi vì họ chưa từng thua cuộc chiến nào?
Tờ báo "Nước Nga" của chính quyền Nga đã tổng kết quan điểm của các chuyên gia về vấn đề này, đã đưa ra 7 nguyên nhân lớn khiến cho quân Mỹ thất bại ở Việt Nam, trong đó, viện trợ của Liên Xô và Trung Quốc đứng cuối cùng. Nguyên nhân cụ thể như sau:
1. Vũ điệu địa ngục rừng cây
Binh sĩ quân Mỹ cho biết, chiến tranh Việt Nam là điệu nhảy disco địa ngục rừng cây. Quân Mỹ tuy có ưu thế mang tính áp đảo về vũ khí và binh lực, năm 1968 quân Mỹ có trên 540.000 quân ở Việt Nam, nhưng không thể chiến thắng lực lượng du kích của Việt Nam. Cho dù đã ném bom rải thảm (quân Mỹ tổng cộng ném 6.700.000 tấn bom ở Việt Nam) cũng không thể đưa Việt Nam quay trở về thời kỳ đồ đá. Thậm chí, thương vong của quân Mỹ và quân đồng minh lại tăng lên một cách "ổn định".

Mig 21 của VN được LX viện trợ

Trong Chiến tranh Việt Nam, quân Mỹ tổng cộng có 58.000 quân bị thiệt mạng, 2.300 quân mất tích, hơn 150.000 quân bị thương. Hơn nữa, danh sách thương vong được Mỹ chính thức thống kê chưa bao gồm người Puerto Rico do Mỹ thuê. Các chiến dịch quân sự cá biệt của quân Mỹ tuy thành công, nhưng Tổng thống Nixon biết rõ, Mỹ không thể giành được thắng lợi cuối cùng.
2. Tinh thần của quân Mỹ suy sụp
Trong Chiến tranh Việt Nam, quân Mỹ tiến hành đào ngũ là hiện tượng tương đối phổ biến. Võ sĩ quyền anh hạng nặng nổi tiếng Mỹ Cassius Clay khi lên đỉnh cao sự nghiệp của mình đã tình nguyện quy y đạo Hồi, đổi tên là Mohamed Ali, cũng muốn chạy trốn nghĩa vụ quân sự. Do đó, anh ta bị tước hết danh hiệu quán quân, bị cấm tham gia tất cả giải đấu trên 3 năm.
Sau Chiến tranh, Tổng thống Ford năm 1974 đề nghị đặc xá tất cả những lính đào ngũ và từ chối tham gia binh dịch, kết quả hơn 17.000 người tự thú. Năm 1977, chủ nhân mới của Nhà Trắng, Tổng thống Carter đã đặc xá cho những công dân đào ngũ và rời khỏi Mỹ.
Tên lửa phòng không Sam 2

3. Chiến tranh phi nghĩa
Một sĩ quan chỉ huy Quân đội Việt Nam từng nói với nhà sử học Mỹ, cựu binh Chiến tranh Việt Nam David Heick Worth rằng, tinh thần chiến đấu của binh sĩ Việt Nam rất cao, trong khi đó, dự trữ bom và tên lửa của quân Mỹ lại nhanh chóng bị tiêu hao.
Tuy Việt Nam tương đối yếu về mặt vật chất, nhưng ý chí chiến đấu và nghị lực mạnh hơn quân Mỹ. Nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc chiến tranh chính nghĩa, quân Mỹ lại tiến hành cuộc chiến tranh phi nghĩa. Binh sĩ quân Mỹ và nhân dân Mỹ đều hiểu rõ thực tế này.
Nhà sử học Mỹ Davidson tán thành với quan điểm này, cho rằng, trong toàn bộ thời gian của cuộc chiến tranh, Mỹ rất ít cân nhắc đến hậu quả chính trị, kinh tế và tâm lý của chiến tranh, không ai coi trọng rất nhiều dân thường bị thiệt mạng và sự phá hoại không cần thiết do chiến tranh gây ra, kết quả đã gây ảnh hưởng chính trị tiêu cực.
Hệ thống phòng thủ bờ biển K300P Bastion-P của Việt Nam, mua của Nga hiện nay
4. Chiến tranh nhân dân
Đa số người Việt Nam ủng hộ lực lượng du kích, cung cấp thức ăn, tin tức tình báo, nhân công và sức lao động cho họ. Heick Worth cho rằng, lực lượng du kích và nhân dân như “cá” với “nước” là yếu tố quyết định thắng lợi.
Nhà sử học Mỹ Davidson cho rằng, sách lược chiến tranh giải phóng cách mạng từ khi bắt đầu đã trở thành nhân tố quan trọng cứu vãn và hội tụ **** Cộng sản Việt Nam, nếu không có chiến lược này, Việt Nam không thể giành thắng lợi. Cần thông qua chiến lược chiến tranh nhân dân để xem xét Chiến tranh Việt Nam, điều này tuyệt đối không chỉ là vấn đề của con người và trang bị.
5. Đội quân chuyên nghiệp và nghiệp dư
Sự chuẩn bị chiến tranh rừng cây của binh sĩ Quân đội Việt Nam mạnh hơn nhiều quân Mỹ, từ Chiến tranh thế giới thứ hai trở đi, Quân đội Việt Nam luôn chiến đấu để giải phóng Đông Dương, đối thủ đầu tiên là Nhật Bản, sau đó là Pháp, tiếp theo nữa là Mỹ.
Tàu tên lửa lớp Moniya do Nga chế tạo, Việt Nam mua Heick Worth cho rằng, ở Việt Nam, ông từng gặp được 2 thượng tá của Quân đội Việt Nam, hầu như đã làm tiểu đoàn trưởng 15 năm, trong khi đó, trên chiến trường Việt Nam, nhiệm kỳ bình quân của tiểu đoàn trưởng và lữ đoàn trưởng của Quân đội Mỹ chỉ có 6 tháng.
So sánh như vậy giống như so sánh giữa đội bóng đá chuyên nghiệp và đội nghiệp dư; đội chuyên nghiệp hầu như là huấn luyện viên chuyên nghiệp tiến quân giành giải siêu lớn trong mỗi mùa thi đấu, còn sĩ quan chỉ huy Mỹ giống như người thày giáo toán học lý tưởng hóa, chỉ là người chơi muốn làm tướng cho dù mạo hiểm tính mạng, chỉ muốn làm tiểu đoàn trưởng 6 tháng ở Việt Nam, kết quả Mỹ đã thất bại trong cuộc chiến tranh này.
6. Thái độ phản chiến và hoạt động biểu tình của xã hội Mỹ
Hoạt động biểu tình của hàng vạn người phản đối Chiến tranh Việt Nam đã làm chấn động nước Mỹ. Thanh niên phản chiến đã mở những phong trào mới, cao trào chính là sự kiện "tiến quân vào Lầu Năm Góc".
Tàu hộ vệ tên lửa Lý Thái Tổ HQ012 của Hải quân Việt Nam Trong thời gian Đại hội **** Dân chủ vào tháng 10 năm 1967 tại Washington, tháng 8 năm 1968 tại Chicago, 10 vạn thanh niên phản chiến đã cùng phản đối. John Lennon đã sáng tác ca khúc phản chiến "Hãy cho hòa bình một cơ hội".
Hút thuốc phiện, tự sát, đào ngũ lan tràn trong quân nhân. Cựu binh Mỹ cảm nhận sâu sắc được cái khổ của "Hội chứng Việt Nam", khiến cho hàng nghìn người tự sát. Trong tình hình này, tiếp tục cuộc chiến tranh này đã hoàn toàn không có ý nghĩa gì.
7. Viện trợ của Trung Quốc và Liên Xô
Nếu như nói Trung Quốc chủ yếu cung cấp viện trợ kinh tế và nhân lực, thì Liên Xô cung cấp vũ khí trang bị tiên tiến nhất cho Việt Nam. Căn cứ vào thống kê sơ bộ, Liên Xô viện trợ khoảng 8-15 tỷ USD.
Theo thống kê hiện nay, chi tiêu chiến tranh của quân Mỹ trên 1.000 tỷ USD.
Tàu ngầm Hà Nội lớp Kilo của Hải quân Việt Nam, mua của Nga Ngoài vũ khí trang bị, Liên Xô còn cử chuyên gia quân sự tới Việt Nam. Từ tháng 7 năm 1965 đến cuối năm 1974, Quân đội Liên Xô tổng cộng có khoảng 6.500 sĩ quan và hơn 4.500 binh sĩ đến Việt Nam tham chiến. Trường quân sự của Liên Xô còn đào tạo hơn 10.000 quân nhân cho Việt Nam.
 
Chỉnh sửa cuối:

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Lão pain câu giờ lâu thế nhở ? chưa thấy lão chịu post gì :D
 

Vịtxanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-11416
Ngày cấp bằng
4/11/07
Số km
22,523
Động cơ
752,102 Mã lực
Sự đóng góp của mấy anh CuBa so với anh Khựa thì cán cân dư lào các bác, em thấy bọn ********* nói lại là Khựa nó giúp ta từ đầu của mấy cuộc kháng chiến luôn, kinh vãi :)
Nó giúp để ta khỏi thua.
Ta mờ thua, mất nước là nó chít.
Hỏi tại sao nó đổ cả triệu Chí nguyện quân vào chiến trường Cao ly???
Chả tử tế giề cả nhóe :(
 
Chỉnh sửa cuối:

tungduong0610

Xe điện
Biển số
OF-19568
Ngày cấp bằng
5/8/08
Số km
3,914
Động cơ
541,000 Mã lực
Nơi ở
Ban ngày công sở, tối quán nhậu, đêm bên gấu....

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,420
Động cơ
128,016 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
dưng các mợ ấy khỏe thật, ống nhôm thì dài thế cũng cỡ ba chục ký
Khỏe cả về thể lực và cả tinh thần. Nhắc lại nhớ hôm nọ chương trình Giai điệu tự hào, nghe Bài ca không quên, em...khóc!
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Ống nhôm cụ ợ. Có thế các cô mới vác vai mà .. vẫn cười duyên. :))
Ống này em nghi là của Ba Lan hoặc các nước đông âu viện trợ, nhìn cái đầu ống có đoạn phình là biết được kết nối bằng joăng cao su rồi
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Trong khi chờ đợi lão pain chuẩn bị tài liệu thì em có ít tư liệu phọt tạm vại :D


Giúp đỡ quân sự của Liên Xô cho Việt Nam những năm chống chiến tranh phá hoại (1965 – 1972)

Tác giả : Nguyễn Thị Mai Hoa

Tiến hành kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, trong cuộc đối đầu lịch sử với một đối phương mạnh hơn gấp nhiều lần, có tiềm lực kinh tế, quân sự vượt trội, Việt Nam luôn nhận được sự đồng tình, cổ vũ của các lực lượng khác nhautrên thế giới. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ không tách rời sự ủng hộ quốc tế to lớn, trong đó có sự giúp đỡ của Liên Xô – quốc gia có nền công nghiệp quốc phòng hùng mạnh với những vũ khí chiến lược tối tân, hiện đại. Viện trợ quân sự toàn diện của Liên Xô, nhất là vào những thời điểm quan trọng của cuộc kháng chiến, đã tăng cường và tạo ra sức mạnh đáng kể cho Quân đội nhân dân Việt Nam.
1. Quyết định tăng cường viện trợ cho Việt Nam

Từ giữa những năm 60 (XX), ở Đông Nam Á diễn ra những thay đổi nhanh chóng. Mỹ tăng cường sự hiện diện, củng cố quyền lực trong khu vực, đẩy mạnh hỗ trợ các nước Đông Nam Á chống lại “nguy cơ của chủ nghĩa Cộng sản”. Trung Quốc – đối thủ cạnh tranh của Liên Xô, một mặt, vừa tiếp tục có thái độ thù địch với Liên Xô, vừa “tìm kiếm quan hệ với Washington để cân bằng địa vị với Liên Xô”[1], đẩy nhanh hòa hoãn với Mỹ; mặt khác, tích cực giúp đỡ Việt Nam chống Mỹ, thông qua Việt Nam mở rộng ảnh hưởng đối với các nước Đông Nam Á. Những sự kiện nêu trên minh chứng cho vị trí địa – chiến lược, địa – chính trị và địa – quân sự quan trọng của Đông Nam Á nói riêng, châu Á nói chung và tác động, ảnh hưởng, buộc Liên Xô phải nhìn nhận, cân nhắc lại quan hệ với khu vực này, khởi động lại chính sách châu Á. Trên con đường khẳng định vị thế, tham gia vào các vấn đề của khu vực, Việt Nam – quốc gia “điểm nóng” là sự lựa chọn thích hợp, “một kênh quan trọng giúp Liên Xô có thể thâm nhập vào Đông Nam Á, cô lập, ngăn chặn chiến lược mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc, không rơi vào thế yếu một khi Trung Quốc hòa hoãn với Hoa Kỳ”[2]. Chuyến thăm của Đoàn đại biểu Liên bang CHXHCN Xô-viết do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô A.N. Kosygin dẫn đầu đến Việt Nam vào tháng 2-1965 là dấu mốc quan trọng, mở ra bước ngoặt trong quan hệ Việt – Xô với cam kết giúp đỡ toàn diện, cung cấp vũ khí củng cố khả năng phòng thủ của Việt Nam, chống lại sự tấn công bằng không lực của Mỹ. Đó là lựa chọn – như phân tích của Cục tình báo Trung ương Hoa Kỳ, “đảm bảo cho sự có mặt và ảnh hưởng lâu dài của Liên Xô ở Việt Nam (…). Đó cũng là cách Liên Xô giúp đỡ Việt Nam cộng sản chiến thắng – một chiến thắng không gắn với và khuyếch trương uy tín, thanh thế của Trung Quốc”[3].
[FONT=&quot]Tháng 4-1965, Lê Duẩn dẫn đầu đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam sang thăm Liên Xô, thỏa thuận và ký kết hiệp định về viện trợ quân sự. Ngày 10-7 và ngày 21-10 -1965, hai nước ký thêm hai thỏa thuận về viện trợ bổ sung. Trong các thỏa thuận và quyết định hỗ trợ quân sự cho Việt Nam của Hội đồng Bộ trưởng Liên bang Cộng hòa XHCN Xô-viết, nội dung viện trợ, giúp đỡ được thực hiện trên cơ sở các kế[/FONT]

[1]Letter from Allen S. Whiting to Henry Kissinger, 16 August 1969, enclosing report, “Sino-Soviet Hostilities and Implications for U.S. Policy”,National Archives, Nixon Presidential Materials Project, box 839, China.

[2]Alexander Okorokov: Những cuộc chiếntranh bímật của Liên Xô, Nxb. Yauza, Eksmo,M, 2008, (tiếng Nga), tr. 189.

[3]Soviet TacticsConcerningVietnam, 15 July 1965, CIA Released Documents, National Archivesand Records Administration, Special Memorandum RO,13-65.


[FONT=&quot]

[/FONT]
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
( tiếp theo )

hoạch dài hạn,bao gồm:1- Cung cấp vũ khí, thiết bị quân sự, đạn dược, phụ tùng và các vật liệu quân sự chuyên biệt; 2- Biệt phái các chuyên gia quân sự Liên Xô giúp đỡ Quân đội Việt Nam tiếp cận, sử dụng các loại vũ khí, trang thiết bị quân sự được viện trợ, giúp sửa chữa và hiện đại hóa chúng; 3- Hỗ trợ xây dựng, trang bị cơ sở vật chất cho các mục đích quân sự; 4- Chuyển giao giấy phép, các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật cho việc sản xuất đạn dược, một số loại vũ khí, thiết bị quân sự, cũng như các hướng dẫn kỹ thuật khác; 5- Đào tạo quân nhân Việt Nam trong các cơ sở quân sự của Bộ Quốc phòng Liên Xô[4]. Theo các bản cam kết và ghi nhớ, các loại trang thiết bị quân sự Liên Xô viện trợ cho Việt Nam gồm: Tên lửa đất đối không (SAM), pháo cao xạ, thiết bị ra đa, thiết bị vô tuyến điện tử, bệ phóng tên lửa, máy bay chiến đấu MiG-17, máy bay chiến đấu siêu thanh MiG-21, IL-28, máy bay tiêm kích SU-17, máy bay vận tải IL14, LI-2, xe tăng T-34 và T-54, khí tài vượt sông; một số khí tài thông tin, phòng hóa[5]… Nhìn chung, vũ khí, khí tài đa dạng về chủng loại, tối tân, hiện đại, có khả năng phát huy tốt trên chiến trường Việt Nam. Theo thỏa thuận, vũ khí, khí tài được vận chuyển tới Việt Nam qua hai ngả: Bằng đường sắt qua Trung Quốc và đường biển qua cảng Hải Phòng. Để dễ dàng, nhanh chóng vận chuyển hàng viện trợ, A.N. Kosygin đề nghị Trung Quốc cho phép sử dụng sân bay Côn Minh, lập cầu hàng không qua không phận Trung Quốc, song Trung Quốc từ chối. Sau một thời gian đàm phán, Trung Quốc đồng ý để viện trợ cho Việt Nam được vận chuyển bằng đường sắt qua lãnh thổ Trung Quốc và “để đạt được thỏa thuận, Liên Xô đã chuyển cho Trung Quốc 50 triệu rúp”[6]. Đối với vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, Liên Xô huy động thường xuyên 20 tàu vận tải cỡ lớn của Công ty vận tải Biển Đen và Viễn Đông.

Chính phủ Liên Xô khẳng định rằng, viện trợ cho Việt Nam được thực hiện trên cơ sở Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước Xô –viết, tuân thủ các điều ước, hiệp ước và thông lệ quốc tế, trên tinh thần anh em, tương trợ lẫn nhau và tình cảm quốc tế vô sản sâu sắc.

2. Viện trợ vũ khí, khí tài và đào tạo nhân lực quân sự bậc cao

Mức độ viện trợ, các loại vũ khí, khí tài Liên Xô giúp đỡ Việt Nam chưa bao giờ được hai nước công bố chính thức. Thu thập từ những nguồn khác nhau, số liệu viện trợ không thống nhất và cách thức thống kê cũng không đồng nhất: Theo số lượng, khối lượng, chủng loại, trị giá…

Theo một số tài liệu lưu trữ của Cục lưu trữ Liên bang Nga, vũ khí của Liên Xô được tăng cường chuyển tới Việt Nam từ cuối năm 1964 đầu năm 1965, mặc dù những thỏa thuận cụ thể chỉ đạt được từ tháng 4 -1965. Thực hiện các hiệp định, thỏa thuận và cam kết[7], từ tháng 3-1965, “lực lượng phòng không của Việt Nam được trang bị pháo cao xạ 37 mm và súng phòng không 57 mm. Từ tháng 7-1965, tổ hợp tên lửa đất đối không tầm cao SA-75 Dvina (SAM) đã có mặt ở Việt Nam”[8].

[FONT=&quot]Về trị giá viện trợ từng năm, theo một báo cáo của Bộ Ngoại giao Liên Xô (10-1965), từ năm 1962đến năm 1965,Liên Xô đã cung cấp cho Việt Nam trang thiết bị quân sự(trong đó cócả máy bay) trị giá gần 200 triệuUSDvàhơn một nửa số này

[/FONT] [4]**** Cộng sản Liên Xô qua các nghị quyết, quyết định của các đại hội, hội nghị và các phiên họp toàn thể của Ủy ban Trung ương(1898-1986), Nxb Chính trị, M, 1983, tr. 378.

[5]Bản ghi nhớ về viện trợ quân sự giữa Đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Đại diện Chính phủ Liên bang các nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết, ngày 21-10-1965, Trung tâm lưu trữ quốc gia Liên bang Nga, phông 17, đơn vị bảo quản số 165, hồ sơ số 140, tài liệu số 55, tr.2.

[6]Alexander Okorokov: Những cuộc chiếntranh bí mật của Liên Xô, Sđd, tr. 189.

[7]Từ năm 1965 đến năm 1972, Việt Nam và Liên Xô đã ký kết gần 20 thỏa thuận, cam kết, ghi nhớ và hiệp định về viện trợ quân sự.

[FONT=&quot][8]Báo cáo của Tổng cục 10, Bộ Quốc phòng, Liên bang các nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết, ngày 30-5-1965(tài liệu giải mật), Trung tâm lưu trữ quốc gia Liên bang Nga, phông 585, đơn vị bảo quản số 4, hồ sơ số 114, tài liệu số 15, tr.4.[/FONT]
 
Chỉnh sửa cuối:

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
(tiếp theo )

(60%)được chuyển cho Việt Namtrong năm 1965[9]. Cũng về viện trợ trong năm 1965, Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế(IISS, Luân Đôn) cung cấp số liệu sau: Năm 1965, trị giá viện trợ quân sự của Liên Xô cho Việt Nam là 210 triệu USD (chiếm 60% tổng viện trợ kinh tế)[10]. Năm 1967, theo Báo cáo thường niên của Bộ Ngoại giao Liên Xô (12-1967), đây là năm Liên Xô cung cấp viện trợ cao nhất cho Việt Nam[11], còn Viện IISS không đưa ra trị giá cụ thể, chỉ thống kê chủng loại, số lượng vũ khí: “Đến tháng 9-1967, Liên Xô đã gửi đến Việt Nam các máy bay chiến đấu MiG-17 và MiG-21, IL-28,máy bay ném bom, máy bay vận tải, máy bay trực thăng, 6.000 súng phòng không, tên lửa đất đối không và 200-250 bệ phóng tên lửa cùng hàng ngàn súng phòng không các loại”[12]. Theo thống kê của Việt Nam, trong điều kiện chiến sự diễn ra ác liệt, căng thẳng, Bộ Quốc phòng “đề nghị Liên Xô gửi gấp ngay sang số khí tài quân sự trong kế hoạch viên trợ năm 1967, đặc biệt cấp thiết là các máy bay chiến đấu MiG-21,F13 và MiG-17 F, tên lửa bổ sung cho số đã dùng trong chiến đấu, đạn cao xạ, trang bị cho đơn vị tên lửa bảo vệ bờ biển, các khí tài chống nhiễu, các trạm rađa SNAR-6, các loại khí tài bổ sung cho những thiệt hại trong chiến đấu và trang bị cho các trung đoàn tên lửa phòng không”[13]. Số lượng cụ thể Bộ Quốc phòng Việt Nam đề nghị là: “1 trung đoàn MiG-17 F (32 máy bay chiến đấu + 10 cơ số đạn + 5 cơ số bom); 1 trung đoàn MiG-21 F13 (24 máy bay chiến đấu + 2 máy bay huấn luyện + 10 cơ số đạn + 480 quả tên lửa + 5 cơ số bom); 12 MiG-17 F bổ sung cho tiêu hao. 1.500 quả tên lửa B-750B, 75 quả tên lửa CA-65M, 288 quả tên lửa CA-75M, hai bộ điều khiển tên lửa PCHA-75M, 7 bệ phóng tên lửa, 1 trạm lưu động trung tu khí tài tên lửa phòng không SA-75M. 150.000 viên đạn 57 ly, 2,5 triệu viên đạn 12,7 ly, 1,5 triệu viên đạn 14,5 ly, 3 triệu viên đạn 37 ly và 2 trạm khí tượng, rađa pháo mặt đất, cao xạ”[14]. Trả lời yêu cầu của Việt Nam, ngày 4 -5-1967, Liên Xô gửi thư thông báo về nội dung viện trợ quân sự, không chỉ đáp ứng đầy đủ, mà còn quyết định giúp đỡ thêm lương thực[15].

[FONT=&quot]Về viện trợ quân sự trong năm 1968 (thời gian Việt Nam chuẩn bị và thực hiện cuộc Tổng tiến công chiến lược Mậu thân 1968), theo thống kê của Tổng cục 10[16], Bộ Quốc phòng Liên Xô, “Liên Xô viện trợ cho Việt Nam 357 triệu rúp (tương đương 369,7 triệu USD[17]), chiếm 2/3 tổng toàn bộ viện trợ mọi mặt”[18], còn Viện IISSđưa ra con số: “Năm 1968, viện trợ quân sự của Liên Xô cho Chính phủ Bắc Việt Nam đạt 542 triệu rúp (tương đương với 209 triệu USD), trong đó 361 triệu rúp không hoàn lại”[19]. Như vậy, con số từ hai nguồn thống kê trên có sự chênh lệch và cách quy đổi tỷ giá hối đoái của Viện IISS thấp hơn một nửa so với quy định của Bộ Tài chính Liên Xô. Số liệu thống kê về viện trợ trong năm 1968 của Viện IISS gần với số liệu báo cáo của Bộ Quốc phòng Liên Xô về viện trợ trong hai năm 1966-1967: “Tổng trị giá viện trợ trang thiết bị quân sự cho Việt Nam từ tháng 1-1966 đến tháng 12-1967 là 500 triệu rúp (xấp xỉ 550,5 triệu USD)”[20]. Về phía Việt Nam, trong các tài liệu lưu trữ, chỉ có số liệu thống kê chung cho cả ba năm 1965-1968: Khối lượng viện trợ là 257.912 tấn, trị giá ước khoảng 1.173 triệu rúp[21] (khối lượng này theo Thống kê số liệu viện trợ quốc tế, Bộ Quốc phòng là 226.969 tấn[22], có sự chênh lệch, song không đáng kể). Theo đánh giá chung, những năm 1965-1968, Liên Xô là nước viện trợ quân sự chủ yếu với trị giá lớn nhất cho Việt Nam. Báo cáo của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng Việt Nam cho thấy “Liên Xô viện trợ nhiều nhất vào hai năm 1965 – 1967, có nhiều loại vũ khí tương đối hiện

[/FONT]
[9]Báo cáo của Bộ Ngoại giao Liên bang các nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết, ngày 26-10-1965, Trung tâm lưu trữ quốc gia Liên bang Nga, phông 17, đơn vị bảo quản số 165, hồ sơ số 140, tài liệu số 55, tr.2.

[10]Sources of Military Equipment to North Vietnamese Military Forces,1975, Archives,The International Institute For Strategic Studies, Volume I,p.5.

[11]Báo cáo của Bộ Ngoại giao Liên bang các nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết, ngày 28-12-1967, Trung tâm lưu trữ quốc gia Liên bang Nga, phông 17, đơn vị bảo quản số 165, hồ sơ số 152, tài liệu số 5, tr.3.

[12]Sources of Military Equipment to North Vietnamese Military Forces,1975, Tlđd,p.7.

[FONT=&quot][13]Thư đề nghị của Ban Chấp hành Trung ương **** Lao động Việt Nam và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà gửi Ban Chấp hành Trung ương **** Cộng sản Liên Xô và Hội đồng Bộ trưởng Liên bang Xô-viết về viện trợ quân [/FONT]sự khẩn cấp trong năm 1967, ngày 3-6-1967,tài liệu trữ Bộ Quốc phòng, phông BTTM, hồ sơ 1146.
[14]Thư đề nghị của Ban Chấp hành Trung ương **** Lao động Việt Nam và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà gửi Ban Chấp hành Trung ương **** Cộng sản Liên Xô và Hội đồng Bộ trưởng Liên bang Xô-viết về viện trợ quân sự khẩn cấp trong năm 1967, ngày 3-6-1967,Tlđd.

[15]Thư đề nghị của Ban Chấp hành Trung ương **** Lao động Việt Nam và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà gửi Ban Chấp hành Trung ương **** Cộng sản Liên Xô và Hội đồng Bộ trưởng Liên bang Xô-viết về viện trợ quân sự khẩn cấp trong năm 1967, ngày 3-6-1967,Tlđd.

[16]Tổng cục Hợp tác quân sự quốc tế, trực thuộc Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Liên Xô, trực tiếp điều phối và thực hiện viện trợ quân sự cho Việt Nam.

[17]Tỷ giá quy đổi USD theo tỷ giá hối đoái chính thức của Liên Xô:1USD =0,9 rúp.

[18]Báo cáo của Tổng cục 10, Bộ Quốc phòng, Liên bang các nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết,ngày 30-12-1968, Trung tâm lưu trữ quốc gia Liên bang Nga, phông 585, đơn vị bảo quản số 4, hồ sơ số 145, tài liệu số 21, tr.6.

[19]Sources of Military Equipment to North Vietnamese Military Forces,1975, Archives,The International Institute For Strategic Studies, Volume II,p.7.

[20]Báo cáo của Tổng cục 10, Bộ Quốc phòng, Liên bang các nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết,ngày 30-12-1967, Trung tâm lưu trữ quốc gia Liên bang Nga, phông 585, đơn vị bảo quản số 4, hồ sơ số 142, tài liệu số 26, tr.7.

[21]Tổng hợp số liệu, (tài liệu họp Quân ủy Trung ương), Quân ủy Trung ương, 1969, Tài liệu lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ, Bộ Quốc phòng, tr.119.

[FONT=&quot][22]Trung tâm lưu trữ Bộ Quốc phòng, Thống kê số liệu viện trợ quốc tế, hồ sơ 795, sô 15.[/FONT]
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,400
Động cơ
660,704 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
Ống này em nghi là của Ba Lan hoặc các nước đông âu viện trợ, nhìn cái đầu ống có đoạn phình là biết được kết nối bằng joăng cao su rồi
Có lẽ vậy. Poland còn cho cả xe chuyên dụng (chở cả dàn ống trên thùng hàng như BM21). Nhưng xe cồng kềnh và yếu quá nên nhà mềnh vứt sạch, vác vai cho khỏe. :))

Các ống được nối với nhau bằng loại ngàm có 2 phần bán nguyệt, chụp khít vào đầu ống rồi 2 xiết ốc nối 2 phần bán nguyệt lại là xong.
 

Mannschaft

Xe điện
Biển số
OF-17341
Ngày cấp bằng
14/6/08
Số km
3,263
Động cơ
537,254 Mã lực
Nơi ở
Bốn bể là nhà
còn loại nữa ống phíp mầu trắng trắng và loại ống kiểu composite em thấy hồi bé
không chỉ có ống nhôm đâu ợ
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
(tiếp theo)

đại, nhưng phần lớn đã qua sử dụng, trừ MiG -21, ĐKZ- B, cao xạ 23 ly, xe kéo pháo bánh xích, ô tô”[23].

Những năm 1969-1972, theo Thống kê số liệu viện trợ quốc tế,Bộ Quốc phòng, mức viện trợ quân sự của Liên Xô cho Việt Nam đạt 143.793 tấn[24]. Giai đoạn 1965-1971, theo số liệu của các nhà nghiên cứu Liên bang Nga, “tổng giá trị viện trợ quân sự của Liên Xô cho Việt Nam là 1 tỷ 579 triệu USD, tính trung bình vào khoảng 2 triệu UDS/ ngày”[25]. Về các loại vũ khí chiến lược, trong giai đoạn này,“Việt Nam nhận được từ Liên Xô 2.056 xe tăng, 1.708 xe bọc thép, 7.000 khẩu súng và súng cối, hơn 5.000 khẩu pháo cao xạ và bệ đỡ, 158 tổ hợp tên lửa, hơn 700 máy bay chiến đấu, 120 máy bay trực thăng, 100 tàu chiến”[26]. Ngoài ra, “Liên Xô giúp Việt Nam xây dựng và đưa vào sử dụng 117 cơ sở quốc phòng”[27].Trong những năm 1965-1972, riêng tên lửa phòng không, “Liên Xô đã cung cấp cho Việt Nam 95 tổ hợp SA-75 Dvina và 7.658 tên lửa”[28]. Năm 1972, khi Mỹ tiến hành chiến dịch Linebacker II, Liên Xô gửi gấp sang Việt Nam một số tên lửa S-125 (SAM 3), song do triển khai chậm, nên các tên lửa này đã không kịp tham gia chiến đấu[29].

Không chỉ viện trợ trang bị kỹ thuật, Liên Xô còn giúp Việt Nam đào tạo cán bộ, chiến sĩ để tiếp nhận, sử dụng hiệu quả vũ khí viện trợ, nhất là những vũ khí hiện đại. Báo cáo của Đại sứ quán Liên Xô tại Việt Nam cho biết: “Riêng năm 1966, đã có 2.600 người Việt Nam được gửi đào tạo ngành không quân và phòng không tại Liên Xô. Trong năm 1966, Liên Xô đào tạo cho Việt Nam đội ngũ đủ để xây dựng một trung đoàn phòng không, kỹ thuật viên cho một trung đoàn không quân và hàng chục phi công”[30]. Tháng 2-1966, “Chủ tịch **** Cộng sản Canada, Tim Buck trả lời phỏng vấn Radio Djakarta,đưa ra một thông tin về khoảng 5.000 người Việt Nam đã được đào tạo từ năm 1965 đến 1966 ở Liên Xô để phục vụ trong lực lượng phòng không, không quân”[31]. Chủ tịch Tim Buck cũng nói thêm rằng, đây là thông báo của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Đoàn đại biểu **** Cộng sản Canada đến thăm Hà Nội vào cuối năm 1965. Theo Thượng tướng A.I.Hyupenen, Trưởng đoàn chuyên gia quân sự Liên Xô tại Việt Nam (1972-1975), “riêng năm 1966, 1.342 người lính Việt Nam bắt đầu học tập trong các trường quân sự của Liên Xô; trong hai năm 1966 -1967, các cơ sở giáo dục quốc phòng Liên Xô đã đào tạo cho Việt Nam khoảng 3.000 quân nhân”[32], đến hết năm 1975, “Liên Xô đào tạo cho Việt Nam ước tính là 13,5 nghìn quân nhân”[33]. Mặc dù gặp phải rào cản ngôn ngữ, trình độ, song các học viên Việt Nam đã nắm bắt kiến thức nhanh chóng, nỗ lực hoàn thành các khóa học.

3. Gửi chuyên gia quân sự sang Việt Nam

[FONT=&quot]Ngoài việc tăng số lượng và chủng loại vũ khí trang bị, Liên Xô đề nghị gửi một số đơn vị sang bảo vệ khu vực Hà Nội, Hải Phòng, gồm: “Một lữ đoàn tên lửa, hai trung đoàn phòng không và các đơn vị kỹ thuật, bảo đảm; một phân đội máy bay MiG-21 (trong đó có 12 máy bay chiến đấu), một tiểu đoàn địa cầu, một tiểu đoàn trinh sát kỹ thuật”[34]. Phía Liên Xô dự kiến khi các đơn vị trên sang Việt Nam, Việt Nam sẽ giao nhiệm vụ chiến đấu, Liên Xô chỉ huy chiến đấu, thời gian ở Việt Nam một năm, chi phí hoạt động do Liên Xô đảm bảo, cơ sở đóng quân và bảo vệ do Việt Nam đảm nhiệm, các phân đội máy bay sử dụng sân bay Nội Bài và Cát Bi; việc ký kết hiệp định về các vấn đề nêu trên ở Hà Nội sẽ thông qua Ủy ban kinh tế hai bên.

[/FONT]
[23]Bộ Tổng tham mưu, Báo cáo Thường trực Quân uỷ Trung ương về đề nghị các nước xã hội chủ nghĩa viện trợ quân sự năm 1968,ngày 8-5-1967, tài liệu trữ Bộ Quốc phòng, phông BTTM, hồ sơ 1150.

[24]Trung tâm lưu trữ Bộ Quốc phòng, Thống kê số liệu viện trợ quốc tế, Sđd.

[25]V.A. Zolotareva (chủ biên): Nước Nga (Liên Xô) trong các cuộc chiến tranh cục bộ và các xung đột vũ trang nửa sau thế kỷ XX, Nxb. Politresyrxu, M, 2000, (tiếng Nga), tr.100.

[26]V.A. Zolotareva (chủ biên): Nước Nga (Liên Xô) trong các cuộc chiến tranh cục bộ và các xung đột vũ trang nửa sau thế kỷ XX, Sđd, tr.100.

[27]V.A. Zolotareva (chủ biên): Nước Nga (Liên Xô) trong các cuộc chiến tranh cục bộ và các xung đột vũ trang nửa sau thế kỷ XX, Sđd, tr.100.

[28]Báo cáo của Tổng cục 10, Bộ Quốc phòng, Liên bang các nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết,ngày 30-12-1972, Trung tâm lưu trữ quốc gia Liên bang Nga, phông 585, đơn vị bảo quản số 4, hồ sơ số 150, tài liệu số 25, tr.8.

[29]Alexander Okorokov: Những cuộc chiếntranh bí mật của Liên Xô, Sđd, tr. 326.

[30]Báo cáo của Đại sứ quan SSSR tại Việt Nam gửi Bộ Ngoại giao Liên bang các nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết, ngày 25-12-1966, Trung tâm lưu trữ quốc gia Liên bang Nga, phông 17, đơn vị bảo quản số 165, hồ sơ số 142, tài liệu số 12, tr.8.

[31]States of Sovist and Chinese Military Aid to North Vietnam,Special Report, Page 5, Central- intelligence agency,CIA Released Documents, National Archivesand Records Administration.

[32]A.I.Hyupenen, Hỗ trợ kỹ thuật quân sự của Liên Xô cho Việt Nam trong chiến tranh chống Mỹ, Tuyển tập “Chiến tranh Việt Nam: Nhìn lại qua tháng năm…”, M, 2000, (tiếng Nga), tr.44.

[33]Báo cáo của Tổng cục 10, Bộ Quốc phòng, Liên bang các nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết, ngày 30-12-1975, Trung tâm lưu trữ quốc gia Liên bang Nga, phông 585, đơn vị bảo quản số 4, hồ sơ số 160, tài liệu số 20, tr.9.

[FONT=&quot][34]Sổ công tác của Đại tướng Văn Tiến Dũng, Tlđd, quyển 12.[/FONT]
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top