[Funland] Sử dụng MIG 21 tai Châu A, ai mạnh hơn ai?

Kingpin

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-832
Ngày cấp bằng
20/7/06
Số km
10,856
Động cơ
686,853 Mã lực
Nơi ở
Hà nội tỉnh Cầu giấy huyện Nghiã đô xã
cơ cấu vũ trang Mỹ ạ
nôm na dư lài
có 5 lực lượng vũ trang tại Mỹ bao gồm

Lục quân Hoa Kỳ (USA) United States Army — được thành lập vào ngày 14 tháng 6 năm 1775
Hải quân Hoa Kỳ (USN) United States NAvy— được thành lập vào ngày 13 tháng 10 năm 1775
Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ (USMC) United States Marine Corps— được thành lập vào ngày 10 tháng 11 năm 1775
Không quân Hoa Kỳ (USAF) United States Air Force — được thành lập vào ngày 18 tháng 9 năm 1947
Tuần duyên Hoa Kỳ (USCG) United States Coast Guard — được thành lập vào ngày 4 tháng 8 năm 1790

4 lực lượng là USA USN USMC USAF nằm trong Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ. Tuần duyên Hoa Kỳ có các nhiệm vụ về thi hành luật pháp và cả quân sự. Hiện tại Tuần duyên Hoa Kỳ nằm dưới quyền lãnh đạo của Bộ Nội an Hoa Kỳ; tuy nhiên, Điều 14 Bộ luật Hoa Kỳ có nói rằng Tuần duyên Hoa Kỳ là một phần tử quân sự trong mọi lúc. Vì thế nó là một quân chủng không nằm dưới quyền lãnh đạo của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ ít nhất là thời bình; vào thời chiến, quyền lãnh đạo Tuần duyên Hoa Kỳ được chuyển sang cho Bộ Hải quân Hoa Kỳ nếu Quốc hội Hoa Kỳ tuyên chiến hoặc theo yêu cầu của Tổng thống Hoa Kỳ. Tư lệnh của Tuần duyên Hoa Kỳ báo cáo trực tiếp với Bộ trưởng Nội an Hoa Kỳ.

Vệ binh Quốc gia là một lực lượng quân sự và hoạt động dưới hướng dẫn của Điều 32 Bộ luật Hoa Kỳ và dưới quyền lãnh đạo của tiểu bang. Vệ binh Quốc gia ban đầu được thành lập ở Thuộc địa Virginia năm 1607 . Vệ binh Quốc gia có thể được liên bang công nhận như một lực lượng quân sự trù bị, lúc đó trở thành Vệ binh Quốc gia Hoa Kỳ và được Tổng thống Hoa Kỳ tổng động viên dưới Điều 10 Bộ luật Hoa Kỳ. Vệ binh Quốc gia Hoa Kỳ được Cục Vệ binh Quốc gia dưới quyền Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ điều hành cùng với một vị tướng của Lục quân hay Không quân Hoa Kỳ làm người lãnh đạo hàng đầu. Vệ binh Quốc gia Hoa Kỳ phục vụ với vai trò một thành phần trừ bị của cả Lục quân và Không quân Hoa Kỳ và có thể được gọi để phục vụ liên bang trong thời chiến hay những hình hình khẩn cấp quốc gia.
 

ducleminh

Xe điện
Biển số
OF-33764
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
2,978
Động cơ
501,270 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
cơ cấu vũ trang Mỹ ạ
nôm na dư lài
có 5 lực lượng vũ trang tại Mỹ bao gồm

Lục quân Hoa Kỳ (USA) United States Army — được thành lập vào ngày 14 tháng 6 năm 1775
Hải quân Hoa Kỳ (USN) United States NAvy— được thành lập vào ngày 13 tháng 10 năm 1775
Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ (USMC) United States Marine Corps— được thành lập vào ngày 10 tháng 11 năm 1775
Không quân Hoa Kỳ (USAF) United States Air Force — được thành lập vào ngày 18 tháng 9 năm 1947
Tuần duyên Hoa Kỳ (USCG) United States Coast Guard — được thành lập vào ngày 4 tháng 8 năm 1790

4 lực lượng là USA USN USMC USAF nằm trong Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ. Tuần duyên Hoa Kỳ có các nhiệm vụ về thi hành luật pháp và cả quân sự. Hiện tại Tuần duyên Hoa Kỳ nằm dưới quyền lãnh đạo của Bộ Nội an Hoa Kỳ; tuy nhiên, Điều 14 Bộ luật Hoa Kỳ có nói rằng Tuần duyên Hoa Kỳ là một phần tử quân sự trong mọi lúc. Vì thế nó là một quân chủng không nằm dưới quyền lãnh đạo của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ ít nhất là thời bình; vào thời chiến, quyền lãnh đạo Tuần duyên Hoa Kỳ được chuyển sang cho Bộ Hải quân Hoa Kỳ nếu Quốc hội Hoa Kỳ tuyên chiến hoặc theo yêu cầu của Tổng thống Hoa Kỳ. Tư lệnh của Tuần duyên Hoa Kỳ báo cáo trực tiếp với Bộ trưởng Nội an Hoa Kỳ.

Vệ binh Quốc gia là một lực lượng quân sự và hoạt động dưới hướng dẫn của Điều 32 Bộ luật Hoa Kỳ và dưới quyền lãnh đạo của tiểu bang. Vệ binh Quốc gia ban đầu được thành lập ở Thuộc địa Virginia năm 1607 . Vệ binh Quốc gia có thể được liên bang công nhận như một lực lượng quân sự trù bị, lúc đó trở thành Vệ binh Quốc gia Hoa Kỳ và được Tổng thống Hoa Kỳ tổng động viên dưới Điều 10 Bộ luật Hoa Kỳ. Vệ binh Quốc gia Hoa Kỳ được Cục Vệ binh Quốc gia dưới quyền Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ điều hành cùng với một vị tướng của Lục quân hay Không quân Hoa Kỳ làm người lãnh đạo hàng đầu. Vệ binh Quốc gia Hoa Kỳ phục vụ với vai trò một thành phần trừ bị của cả Lục quân và Không quân Hoa Kỳ và có thể được gọi để phục vụ liên bang trong thời chiến hay những hình hình khẩn cấp quốc gia.
Cụ chi tiết quá, vốt cụ.

Cháu nhớ không nhầm còn cái gọi là bộ tư lệnh chiến lược gì đó, nó thành lập dựa vào các đơn vị hạt nhân chiến lược như tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo, không quân ném bom chiến lược ...
Cháu thấy vệ binh quốc gia nó vẫn hoạt động và trang bị độc lập, vụ 11/9 máy bay lên chặn là của vệ binh quốc gia.
 

fanfan

Xe buýt
Biển số
OF-43193
Ngày cấp bằng
13/8/09
Số km
929
Động cơ
474,090 Mã lực
Nga cảnh cáo Trung Quốc: Muốn làm bạn, cần xử sự đàng hoàng


Nga cân nhắc trừng phạt Trung Quốc vì tội làm nhái vũ khí.

Tạp chí Kanwa Defence Review xuất bản ở Hongkong đã đăng một bài báo thú vị về hợp tác kỹ thuật quân sự Nga-Trung. Trong đó có dẫn các “nguồn ẩn danh” trong ngành công nghiệp quốc phòng Nga khẳng định rằng, những nỗ lực gần đây của Trung Quốc sao chép kỹ thuật hàng không Nga đã hủy hoại lòng tin giữa Nga và Trung Quốc.

Kanwa cho rằng, phía Nga biết việc Trung Quốc sao chép máy bay tiêm kích trên hạm Su-33. Để làm việc đó, họ đã mua từ Ukraine một trong các mẫu chế thử Su-33 và mẫu chế thử mà Trung Quốc làm ra được gọi là J-15. Ngoài ra, Moskva cũng biết Trung Quốc đã bắt đầu sản xuất lô thứ hai loại tiêm kích làm nhái Su-27SKK có tên J-11B.

Ra đòn cẩn trọng, nhưng phải mạnh

Người Trung Quốc rất hay mua của các nhà sản xuất Nga giấy phép sản xuất các tổng thành và hệ thống mà họ cần. Sau đó, họ sử dụng chúng để sản xuất mẫu vũ khí dường như hoàn toàn là của họ như pháo tự hành, xe chiến đấu bộ binh, hệ thống tên lửa phòng không, tàu chiến. Hơn nữa, việc hoàn thiện các mẫu vũ khí lai tạp này có thể do các chuyên gia Nga thực hiện.

Cả hai bên đều không muốn quảng cáo sự kiểu hợp tác này. Dĩ nhiên, hầu như không bao giờ loại hàng nhái đó sánh được với hang gốc nguyên bản. Nhưng được cái là người Trung Quốc có cái tiếng là làm ra hàng của mình.

Tuy vậy, việc mua sắm trung thực giấy phép nhiều khi chỉ xảy ra sau khi mưu đò đánh cắp và sao chép đổ vỡ. Nhưng đôi khi, trò sao chép cũng thành công. Chính vì chính sách này mà tỷ trọng Trung Quốc trong doanh thu xuất khẩu vũ khí của Nga đang giảm đi.

Tình thế đó khiến ban lãnh đạo chính trị và công nghiệp quốc phòng Nga đặc biệt quan ngại. Cuối năm 2008, hai bên đã ký hiệp định bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật quân sự. Nhưng các bạn Trung Quốc thực hiện nó một cách có lựa chọn và Nga không chấp nhận việc đó. Bởi vậy, dường như sắp tới chờ đón họ là sự nôn nao mệt nhọc sau những thành công choáng váng.

Moskva chắc chắn sẽ ra đòn vào những yếu huyệt đau đớn nhất. Trước hết, các hợp đồng chuyển giao cho Bắc Kinh các dây chuyền công nghệ sản xuất các bộ phận, linh kiện cho Su-27SKK có thể bị hủy bỏ. Các đồ nhái của Trung Quốc hiện giờ phụ thuộc nặng nề vào các bộ phận, linh kiện do Nga cung cấp. Để sản xuất các bộ phận tương tự sẽ mất nhiều thời gian và tiền bạc.


Yếu huyệt - động cơ máy bay

Yếu huyệt nguy hại nhất của công nghiệp hàng không Trung Quốc là động cơ máy bay. Họ đơn giản là không có các động cơ hiện đại, còn việc tổ chức sản xuất chúng vẫn chưa làm được. Tạm thời cơ bản họ vẫn bay bằng động cơ Nga. Vì thế, ngừng hoặc hạn chế cung cấp động cơ có nghĩa cái chết vì tắc thở đối với công nghiệp hàng không Trung Quốc.

Tiêm kích J-10, loại máy bay vốn là sửa đổi sáng tạo máy bay Lavi của Israel, lắp động cơ AL-31FN của Nga. Trên tiêm kích hạng nhẹ xuất khẩu sang Pakistan JF-17 là động cơ RD-93 của Nga. Mới đây, Nga đã dọa dừng cung cấp các động cơ này nếu họ bán JF-17 cho Ai Cập.

Trên máy bay huấn luyện L-15 đang được Trung Quốc thử nghiệm lắp động cơ Ukraine. Máy bay này được thiết kế với sự hỗ trợ của Viện thiết kế (OKB) Yakovlev dựa trên máy bay Yak 130.

Mẫu chế thử trực thăng tiến công hạng nhẹ WZ 10 xài động cơ của phân hãng Pratt&Whitney ở Canada được mua cho một loại trực thăng dân sự hoàn toàn khác. Bên kia đại dương, người ta lập tức làm om xòm lên và dừng cung cấp động cơ. Trung Quốc hiện chưa có động cơ của mình cho loại trực thăng này.

Nếu người Mỹ có hành động theo những cách đó thì tại sao Nga lại không thể? Muốn làm bạn thì không được láo xược. Động cơ máy bay có thể chỉ là một trong những cách răn dạy những đối tác ‘chơi trò giả dối’. Ngoài ra, còn có những “điểm yếu hại” khác như trong lĩnh vực phòng không, vũ khí hải quân và thậm chí cả tăng-thiết giáp.

Quả thực, Trung Quốc và Liên bang Nga ràng buộc với nhau bằng quan hệ đối tác đặc biệt. Chính điều đó tạm thời ngăn Moskva ra các đòn trừng phạt. Hơn nữ, ở thị trường bên ngoài, người Trung Quốc với những loại hàng nhái của họ hiện vẫn chưa phải là đối thủ cạnh tranh của Nga. Tuy vậy, khả năng Nga đánh đòn làm gương ngày càng trở nên rõ ràng hơn. Hiện thời, người ta đang cân nhắc các lý lẽ chính trị, nhưng chắc chắn là không lâu.

Xử lý kiểu gì?

Một khi quyết định đó được đưa ra, máy bay ném bom Trung Quốc có thể trở thành “ăn đòn” đầu tiên. Từ thập niên 1960, “những người anh em nhỏ phương Đông” đã mua của Liên Xô giấy phép sản xuất loại máy bay ném bom phản lực tầm xa đầu tiên của Liên Xô Tu-16. Trung Quốc gọi máy bay này do họ chế tạo là Н-6.

Từ đó, nó được hiện đại hóa vô số lần, nhưng dẫu sao nó cũng đã lạc hậu. Chế tạo một máy bay ném bom tầm xa hoàn toàn nội địa người Trung Quốc không làm nổi. Còn bán máy bay loại này như Tu-22М3 thì Moskva không muốn.

Bởi vậy, hiện nay, Bắc Kinh muốn bắt đầu sản xuất máy bay ném bom tầm trung mới Н-6К. Biến thể này được trang bị thiết bị avionics hiện đại, có tầm bay xa hơn và mang đến 6 tên lửa hành trình tầm xa. Tên lửa này do người Trung Quốc copy từ các mẫu thuộc biến thể đầu tên lửa Kh-55 của Nga mà họ mua được từ Ukraine. Với vũ khí này, máy bay mới sẽ có thể đe dọa lãnh thổ Mỹ.

Nhưng lại có một vấn đề - động cơ cho máy bay đó, ngoài Nga, không ai chịu bán cho Trung Quốc. Người Trung Quốc mong nhận được các động cơ này theo hợp đồng ký năm 2006. Hợp đồng bao gồm việc cung cấp 38 máy bay vận tải Il-76, Il-78 và 240 động cơ máy bay.

Nhờ các “đối tác Uzbekistan”, Nga đã phá vỡ thành công hợp đồng bán máy bay vận tải Il - nhà máy sản xuất Il-76/Il-78 ở Tashkent không có khả năng sản xuất đúng hạn số lượng máy bay cần thiết. Nhưng 32 động cơ thì dẫu sao người Trung Quốc sẽ vẫn nhận được. Khoảng một nửa số đó họ có thể sẽ lắp cho máy bay ném bom mới của mình chứ không phải cho các máy bay Il.

Nga có thể dễ dàng coi sự vi phạm hợp đồng như vậy làm cớ để “búng mũi”. Việc này rất thuận lợi vì giá trị hợp đồng không lớn và nó không đụng chạm các thỏa thuận chính về hợp tác kỹ thuật quân sự. Mặt khác, 16 động cơ chỉ đủ cho 8 máy bay - đúng là nước bỏ biển. Moskva có thể cũng nhắm mắt làm ngơ với chuyện này, nhưng cũng có thể “phạt vạ”.
 

Mazspeed

Xe container
Biển số
OF-648
Ngày cấp bằng
6/7/06
Số km
6,393
Động cơ
641,331 Mã lực
Vấn đề ở chỗ Ngố mà không chịu bán cho Khựa thì Ngố cũng bị thiệt hại nặng, giả sử Khựa nó nâng giá mua lên thì kiểu gì cuối cùng cũng vẫn phải bán.
 

supe

Xe tải
Biển số
OF-124059
Ngày cấp bằng
13/12/11
Số km
220
Động cơ
381,790 Mã lực
Cụ chi tiết quá, vốt cụ.

Cháu nhớ không nhầm còn cái gọi là bộ tư lệnh chiến lược gì đó, nó thành lập dựa vào các đơn vị hạt nhân chiến lược như tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo, không quân ném bom chiến lược ...
Cháu thấy vệ binh quốc gia nó vẫn hoạt động và trang bị độc lập, vụ 11/9 máy bay lên chặn là của vệ binh quốc gia.
Linh tinh. Linh tinh y như cái 50-70k quân.
Vệ binh quốc gia có phải là 1 quân chủng đâu mà đòi bộ tư lệnh riêng? Bình thường nó hoạt động dưới quyền điều hành của 1 tiểu bang. Khi có chiến sự nó là lực lượng dự bị của lục quân hoặc không quân, chỉ huy của nó là 1 tướng 4 sao Lục quân hoặc Không quân.
Bảo nó thành lập dựa trên nhưng đơn vị hạt nhân là nói bừa. Trang bị và hoạt động độc lập cũng bừa nốt
 

kiple

Xe tăng
Biển số
OF-36039
Ngày cấp bằng
26/5/09
Số km
1,098
Động cơ
483,700 Mã lực
Yếu huyệt - động cơ máy bay

Yếu huyệt nguy hại nhất của công nghiệp hàng không Trung Quốc là động cơ máy bay. Họ đơn giản là không có các động cơ hiện đại, còn việc tổ chức sản xuất chúng vẫn chưa làm được. Tạm thời cơ bản họ vẫn bay bằng động cơ Nga. Vì thế, ngừng hoặc hạn chế cung cấp động cơ có nghĩa cái chết vì tắc thở đối với công nghiệp hàng không Trung Quốc.

Dạ thưa! yếu huyệt là huyệt quan trọng ạ! Chắc cụ FF muốn nói đến điểm yếu của CNHK tàu! Chọc cụ tí, đừng giận nhé! Nhà êm vãn tham khảo nhiều từ cụ đấy! :-B
 

ducleminh

Xe điện
Biển số
OF-33764
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
2,978
Động cơ
501,270 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Linh tinh. Linh tinh y như cái 50-70k quân.
Vệ binh quốc gia có phải là 1 quân chủng đâu mà đòi bộ tư lệnh riêng? Bình thường nó hoạt động dưới quyền điều hành của 1 tiểu bang. Khi có chiến sự nó là lực lượng dự bị của lục quân hoặc không quân, chỉ huy của nó là 1 tướng 4 sao Lục quân hoặc Không quân.
Bảo nó thành lập dựa trên nhưng đơn vị hạt nhân là nói bừa. Trang bị và hoạt động độc lập cũng bừa nốt
Cụ đọc lại chính xác rồi hẵng comment chứ!
Đoạn văn tách bạch rõ ràng, trên nói về BTL Chiến Lược, Đoạn dưới nói về Vệ Binh
Còn cái 50-70K linh tinh ở chính mồm phát ngôn của VN thì có!
 

car_rider

Xe đạp
Biển số
OF-129314
Ngày cấp bằng
3/2/12
Số km
12
Động cơ
374,620 Mã lực
giá rẻ chất lượng cao..!!^^
 

ducleminh

Xe điện
Biển số
OF-33764
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
2,978
Động cơ
501,270 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
VN sử dụng Mig 21 hiệu quả nhất trong thực tế, ai cãi không :D
 

supe

Xe tải
Biển số
OF-124059
Ngày cấp bằng
13/12/11
Số km
220
Động cơ
381,790 Mã lực
Cụ đọc lại chính xác rồi hẵng comment chứ!
Đoạn văn tách bạch rõ ràng, trên nói về BTL Chiến Lược, Đoạn dưới nói về Vệ Binh
Còn cái 50-70K linh tinh ở chính mồm phát ngôn của VN thì có!
Dù sao thì vẫn sai, chả có cái vệ binh nào hoạt động độc lập và trang bị riêng cả, cãi cái gì nữa?
Linh tinh, chả có nguồn VN nào bảo VN mất 50-70k lính ở Khe Sanh cả.
 

dungap

Xe đạp
Biển số
OF-146
Ngày cấp bằng
8/6/06
Số km
19
Động cơ
581,170 Mã lực

haivanphe

Xe container
Biển số
OF-46470
Ngày cấp bằng
14/9/09
Số km
8,538
Động cơ
50,557 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Mig 21 bây giờ chắc chỉ để sử dụng tập bay là thích hợp nhất, chứ ra trận bây giờ thì thua là cái chắc.
 

sen

Xe tăng
Biển số
OF-84156
Ngày cấp bằng
31/1/11
Số km
1,493
Động cơ
425,210 Mã lực
Nơi ở
Bên cửa sổ
Mig 21 bây giờ chắc chỉ để sử dụng tập bay là thích hợp nhất, chứ ra trận bây giờ thì thua là cái chắc.
Bay tập lại càng không hợp. Mig 21 bay rất khó, không đơn giản như Yak hay L39.
Còn ra trận thì gói Bison thừa sức giúp Mig 21 quật chết J7G phom đầu!
còn E và PG thì chưa biết được :P
 

fanfan

Xe buýt
Biển số
OF-43193
Ngày cấp bằng
13/8/09
Số km
929
Động cơ
474,090 Mã lực
Iem tin là Mig 21 gói Bison/2000 đử sức chơi tay bo với cả họ của j7 tung cẩu.
 

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,155
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
Bay tập lại càng không hợp. Mig 21 bay rất khó, không đơn giản như Yak hay L39.
Chính xoác :)) MiG-21 bay cực khó, nhiều phi công phải ngậm ngùi xếp cánh vì không qua được các bài tập với MiG-21, nhưng mà bây giờ thì hết rồi, bay L-39 xong là cho lên Su-27 luôn hay sao á, không qua MiG-21 nữa
 
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,837
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
50
Chú F7 copy từ mig 21 thấy bảo TQ cũng đang thải dần rồi ... nhà mình có xiền nên nâng cấp loại khác thoai ... chí ít như Mig29 chẳng hạn ...
 

Xuantam

Xe đạp
Biển số
OF-130630
Ngày cấp bằng
13/2/12
Số km
13
Động cơ
373,520 Mã lực
Iem tin là Mig 21 gói Bison/2000 đử sức chơi tay bo với cả họ của j7 tung cẩu.
VN có hơn 100 MiG-21 so với số lượng 700 MiG-21 và các phiên bản J-7 khác đang hoạt động trong không lực TQ thì đú thế nào được
 

fanfan

Xe buýt
Biển số
OF-43193
Ngày cấp bằng
13/8/09
Số km
929
Động cơ
474,090 Mã lực
VN có hơn 100 MiG-21 so với số lượng 700 MiG-21 và các phiên bản J-7 khác đang hoạt động trong không lực TQ thì đú thế nào được
cái iem nói khg phải là số lượng mà là tính năng:))
 

fanfan

Xe buýt
Biển số
OF-43193
Ngày cấp bằng
13/8/09
Số km
929
Động cơ
474,090 Mã lực
Các chuyên gia cho iem hỏi nhà mình đã có cái gói 2000 này chưa ợ?

Giải pháp nâng sức chiến đấu cho MiG-21 Việt Nam sở hữu



MiG-21 là một trong những chiến đấu cơ thành công nhất trên thế giới. Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua, ngày nay vẫn còn hơn 30 quốc gia trên thế giới (Ấn Độ, Cuba, Việt Nam, Trung Quốc…) duy trì mẫu tiêm kích ‘huyền thoại’ này. Mặc dù vậy, trải qua thời gian dài thì công nghệ quân sự thế giới hiện tại đã tiên tiến hơn rất nhiều so với thời điểm cuối những năm 1950.

Tiêm kích hạng nhẹ MiG-21 đã trở nên lạc hậu so với thời đại, hầu hết những quốc gia có “khả năng” đều đã tìm cách mua mới thay thế MiG-21. Tuy nhiên, không ít quân đội nhiều nước vẫn phải chấp nhận sử dụng MiG-21 do nền kinh tế không cho phép thay thế đồng loạt ngay lập tức.

Vì vậy, giải pháp “nâng cấp, hiện đại hóa” MiG-21 sẽ trở thành lựa chọn kinh tế dành cho quốc gia “ít tiền”. Từ đầu những năm 1990, nước Nga (nơi “khai sinh” ra MiG-21) đã tiến hành nâng cấp MiG-21 cho Ấn Độ thành tiêu chuẩn MiG-21 Bison khá thành công. Quốc gia Đông Âu Rumani tự hiện đại hóa MiG-21 của mình theo chuẩn Lancer.

Máy 55 bay tiêm kích MiG-21-2000.
Israel dù không trực tiếp biên chế MiG-21 trong trang bị không quân và cũng không là “cha đẻ’ MiG-21. Tuy nhiên, họ cũng tích cực tham gia nâng cấp MiG-21 với dự án mang tên MiG-21-2000.

MiG-21-2000 tập trung vào việc cải tiến buồng lái, hệ thống điện tử hàng không và vũ khí. Chuyến bay thử nghiệm đầu tiên của MiG-21-2000 thực hiện thành công ngày 24/5/1995.

Buồng lái “thân thiện”

Các chuyên gia quân sự phương Tây luôn luôn chê MiG-21 có buồng lái khá đơn giản, chật chội, thiếu tiện nghi dành cho phi công. Điều này được các kỹ sư Israel khắc phục trên MiG-21-2000.

Buồng lái sau khi nâng cấp của MiG-21-2000.
Buồng lái được “xếp đặt” thân thiện với phi công, nó được trang bị màn hình hiển thị trước mắt (HUD), màn hình màu đa chức năng, thanh điều khiển HOTAS, cặp thiết bị bán dẫn camera.

Đặc biệt, MiG-21-2000 trang bị hệ thống tín hiệu hiển thị trên mũ phi công (DASH). Thiết bị này hiển thị mọi thông tin quan trọng ví dụ như: tình trạng tên lửa, thông tin bay, dữ liệu cảnh báo.

Hệ thống điện tử hiện đại

MiG-21-2000 lắp đặt radar kiểm soát hỏa lực đa chế độ tiên tiến EL/M-2032. Loại radar này trong chế độ không đối không cho phép phát hiện mục tiêu tầm xa và theo dõi (cự ly hoạt động 150km). Chế độ không đối đất thì nó tạo ra bức ảnh mặt đất độ phân giải cao sử dụng radar khẩu độ tổng hợp (cư ly hoạt động 150km). Cuối cùng, chế độ không đối hải thì EL/M-2032 phát hiện và phân loại được mục tiêu với tầm dò 300km.

Trên máy bay cũng sẽ thiết kế hệ thống định vị quán tính mới (INS), định vị toàn cầu (GPS), máy tính xử lý dữ kiện không khí dạng số đảm bảo tăng khả năng định vị và độ chính xác dùng vũ khí.

Hệ thống vũ khí

Nguyên bản MiG-21 ban đầu trang bị các tên lửa đối không tầm ngắn AA-2 Atoll có tầm bắn dưới 10km.

Gói nâng cấp MiG-21-2000 cho phép máy bay mang các loại tên lửa tiên tiến hơn do Israel sản xuất như Python 4. Đây là loại tên lửa không đối không thế hệ thứ tư do Israel tự phát triển. Điểm đáng lưu ý là Python 4 kết hợp được với hệ thống hiển thị tín hiệu trên mũ phi công (DASH).
Tên lửa không đối không tầm ngắn Python 4.
Python 4 đạt tầm bắn tối đa 15km, tốc độ bay Mach 3,5 hoặc hơn nữa. Tên lửa thiết kế đầu dò đa tần số tiên tiến cùng với khả năng chống các biện pháp đối phó trả đũa điện tử máy bay đối phương.

Đối với nhiệm vụ không đối đất, MiG-21-2000 chỉ có thể mang được bom không điều khiển. Tuy nhiên, nó sẽ nhận được sự hỗ trợ từ phần mềm CCIP (continuously computed impact point/Hệ thống được sử dụng để thả bom không điều khiển). Do đó, MiG-21-2000 công kích mục tiêu mặt đất đạt độ chính xác cao hơn.
 
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,837
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
50
Chú sản phẩm của những năm 5x, 6x .. nên cho lên Thái Nguyên hết, càng bay càng tốn xương máu của phi công thoai ..
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top