[Funland] Sử dụng MIG 21 tai Châu A, ai mạnh hơn ai?

Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,837
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
50
So cũng khó vì nó không giống hệt nhau e cứ láng cháng như sau:
- Mig 29/35 ~ F16, F18
- Su 27/30/35~ F15
- Su 25 ~ A10
- T10 ~ F22
- Tu 160 ~ B1
- Su 24 ~ F111: cả hai chú sắp cho vào viện bảo tàng òi ...
- Miq 31: Mẽo nó chả có con nào tương đương vì dòng Mig 31 này sinh ra để chiến với máy bay trinh sát tốc độ cao kiểu như U2, SR71 .. nhưng a Ngố cũng chả có dòng máy bay trinh sát nào ntn cả ..
 

ducleminh

Xe điện
Biển số
OF-33764
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
2,978
Động cơ
501,270 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Mèo bửn ta thuộc bài ra phết.
Dưng mờ con MIG khủng nhất là con 31 thì Mèo ta lại quên.
Con này hiện nay đang là con tầu bay nhanh nhất trên đời. Nó chuyên nghề đi tìm và thịt những thằng mang ...bom nguyên tử.
Con này không nhanh bằng MIG 25. Nhưng yếu điểm mấy con siêu nhanh này của Nga là làm ẩu, gắn bừa động cơ tên lửa hành trình lên bộ khung yếu ớt làm cho nguy cơ tai nạn rất cao và tuổi thọ quá ngắn. MIG 25 chết yểu chính vì thế, MIG 31 giảm tốc độ xuống nhưng tuổi thọ không cao.
Chẳng khác gì gắn máy 4.5lit vào Kia Morning :D
 

ducleminh

Xe điện
Biển số
OF-33764
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
2,978
Động cơ
501,270 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
So cũng khó vì nó không giống hệt nhau e cứ láng cháng như sau:
- Mig 29/35 ~ F16, F18
- Su 27/30/35~ F15
- Su 25 ~ A10
- T10 ~ F22
- Tu 160 ~ B1
- Su 24 ~ F111: cả hai chú sắp cho vào viện bảo tàng òi ...
- Miq 31: Mẽo nó chả có con nào tương đương vì dòng Mig 31 này sinh ra để chiến với máy bay trinh sát tốc độ cao kiểu như U2, SR71 .. nhưng a Ngố cũng chả có dòng máy bay trinh sát nào ntn cả ..
Nếu nhớ không nhầm ngày trước Mỹ có con Aurora gì đó bay cực nhanh và cực cao và vẫn thuộc loại cực kỳ bí mật, chỉ một vài hình ảnh mờ nhạt về nó thôi. Nó chỉ xuất hiện trên báo chí một thời và trong các tiểu thuyết. Chẳng hiểu chương trình này còn hay bỏ rồi.

Mà F22 đã có con nào tương đương đâu nhỉ? PAK T50 thì mới bay thử, chưa có gì so sánh độ tàng hình.

Vấn đề che giấu động cơ của T-50

Trở lại với T-50. Dưới đây là một số những phỏng đoán về vị trí và kích thước của các khoang vũ khí kín. Vũ khí treo dưới cánh là một nguồn phản xạ radar lớn cần phải được loại trừ, do đó các máy bay tàng hình đều cần có các khoang chứa vũ khí kín đặt bên trong thân máy bay. Xin lưu ý lần nữa là các con số và hình ảnh này đều là phỏng đoán và không phải là thông tin chính thức.

Theo đó, T-50 có 2 khoang vũ khí chính nằm giữa 2 khoang động cơ, có thể chứa khoảng 4 tên lửa không đối không tầm xa, và 2 khoang vũ khí phụ nằm ở 2 chi tiết dạng hình nêm ở rìa phần mở rộng của gốc cánh dùng cho các tên lửa tầm gần.

So sánh với F-22, một điều đáng chú ý là cửa khoang vũ khí của T-50 không có dạng răng cưa, có thể sẽ làm tăng diện tích phản xạ radar đáng kể khi mở cửa khoang.

Một vấn đề lớn khi xét đến khả năng tàng hình của máy bay là khả năng 'giấu' đi bề mặt động cơ phản lực. Một trong những nguồn gốc chính của việc các máy bay thuộc thế hệ thứ 4 có diện tích phản xạ radar lên đến 2 con số (như F-15, Su-27) là do các động cơ nằm trực diện với các cửa hút gió lớn. Để ngăn chặn sóng radar phản xạ vào bề mặt kim loại của động cơ, có 2 phương pháp chính là dùng một bộ chặn radar đặt ở cửa hút gió, hoặc thiết kế ống dẫn không khí (từ cửa hút gió tới động cơ) dạng cong sao cho từ cửa hút gió không thể nhìn thấy động cơ. Hoặc có thể kết hợp cả 2 cách trên.


SR-71, F-117A, X-32 (mẫu đã cạnh tranh và thất bại trước mẫu X-35 mà sau này thành F-35), F-18E/F Super Hornet tiêu biểu cho việc sử dụng bộ chặn radar đặt ở cửa hút gió. Bộ chặn của F-117A gồm một tấm che dạng lưới bao phủ toàn bộ bề mặt của cửa hút gió. Khi được kết hợp với các bề mặt phẳng của thân máy bay, sẽ tạo thành một bề mặt dẫn điện đồng nhất cho phép sóng radar 'chảy' quanh bề mặt máy bay và thoát ra phía sau. Thiết bị chặn của X-32 được thiết kế thành 1 phần của bề mặt động cơ, còn của F-18E/F là một bộ phận tách rời đặt trước động cơ, và có kết hợp với ống dẫn khí hơi cong.


Nhược điểm của việc dùng bộ chặn là nó ảnh hưởng đến dòng không khí vào động cơ và do đó làm giảm hiệu năng của động cơ. Nó cũng tốn kém trong việc chế tạo, bảo trì. Và nếu vì một lí do nào đó như va chạm với chim chóc, đất đá trong quá trình cất hạ cánh, và thiết bị hư hỏng, cũng có thể làm giảm đáng kể tính năng tàng hình. Ngoài ra, nó cũng chỉ được dùng khi không thể che giấu toàn bộ động cơ.


Cách triệt để hơn là thiết kế ống dẫn không khí dạng cong sao cho toàn bộ động cơ được che kín từ bên ngoài. Ví dụ tiêu biểu nhất là F-22. Khi nhìn vào hình chụp phần bụng máy bay, ta có thể thấy động cơ và cửa hút gió dường như thẳng hàng với nhau.

Tuy nhiên khi nhìn kỹ vào bên trong cửa hút gió, có thể thấy rõ ống dẫn khí cong hẳn vào phía trong (đồng thời nó cũng nhường chỗ cho khoang vũ khí phụ mà ta cũng có thể thấy rõ trong hình). Sau đó ống dẫn khí sẽ cong lại ra ngoài và nối vào động cơ.

Hình dạng của ống dẫn khí trong F-22 sẽ tương tự như hình sau

F-22 có thể áp dụng cách này là do, như đã trình bày ở bài trước, nó có một thiết kế hoàn toàn hợp nhất giữa thân, cánh, phần diện tích mở rộng…do đó có đủ không gian bên trong để gắn ống dẫn cong (theo chiều ngang). Một ví dụ khác là YF-23, như trong hình dưới (so sánh với T-50 phía trên). YF-23 giấu động cơ theo chiều dọc (Typhoon cũng áp dụng cách này). Có thể thấy rõ trong khi cửa hút gió nằm dưới cách thì toàn bộ động cơ nằm phía bên trên.

Bản thân T-50 do vẫn dựa vào thiết kế của Su-27, với 2 khoang động cơ tách biệt và gắn dướ cánh thay vì hợp nhất với thân, do đó không có đủ không gian để thực hiện việc giấu theo chiều ngang như F-22. Động cơ của nó cũng không đặt đủ cao (ít nhất 1 nửa nằm bên dưới cánh cùng với cửa hút gió) để che theo chiều dọc. Có lẽ vẫn còn 1 phần diện tích bề mặt động cơ sẽ đối diện với cửa hút gió. Khi đó Sukhoi sẽ phải sử dụng bộ chặn sóng radar.

30.1.10

Cái khó ló (hay bó) cái khôn?

hêm một hình ảnh nữa về T-50, lần này là chụp trực diện từ dưới lên. Nó cho thấy rõ hơn đặc trưng không thể nhầm lẫn của dòng Su-27 với cách bố trí các khoang động cơ và phần thân trung tâm, phần đuôi 'hải ly'…Ngoài ra, nó còn cho thấy rõ hơn phần cuối của khoang động cơ vẫn giữ hình dạng trụ tròn, một điểm trừ lớn khi xét đến tính năng tàng hình. Cấu trúc thẳng nối từ cửa hút gió đến động cơ thực sự là một thách thức không nhỏ trong việc tối thiểu diện tích phản xạ radar. Trong các thiết kế tàng hình như F-22, F-35, cửa hút gió và động cơ không bao giờ thẳng hàng. Cộng với một số chi tiết thiết kế có hại cho tính năng tàng hình khác, có thể nói T-50 không phải là một thiết kế tàng hình. Nó có thỏa mãn yêu cầu về giảm thiểu diện tích phản xạ radar, nhưng tàng hình không phải là yêu cầu tiên quyết. Điều này ngược với F-22 hay F-35, với tàng hình là yếu tố quan trọng nhất, mà các yếu tố khác có thể phải hy sinh để bảo đảm sự hoàn hảo về tính năng tàng hình.

Hiện nay vừa mới xuất hiện thêm thông tin từ các nguồn của Nga cho biết diện tích phản xạ radar của T-50 là 0.05m2 thay vì 0.5m2 như trước kia. Tuy có giảm 10 lần nhưng thực tế thì mức này vẫn chỉ nằm trong khoảng 'bán tàng hình' tương đương các máy bay thế hệ 4.5 của châu Âu như Typhoon và Rafale. Với con số 0.05m2 thì T-50 vẫn là một mục tiêu lớn hơn F-22 đến 500 lần, đối với radar.

Nếu nhìn vào 2 hình trên, có thể thấy rõ sự khác biệt lớn về thiết kế giữa F-22 và T-50. Với F-22, cửa hút gió không 'gắn' vào thân (như F-16, F-15) hay cánh (như Su-27) mà hoàn toàn được hợp nhất vào thân. Do đó F-22 có phần bụng rất phẳng. Trong khi đó, thiết kế của T-50 vẫn theo kiểu Su-27, với cửa hút gió gắn vào cánh.

Một nhận xét nữa là vòm radar của T-50 có kích thước khá nhỏ, ngược hẳn với các mẫu máy bay trước kia của Nga/LX.

Tuy nhiên, không thể không đề cập đến sự khác biệt về triết lý thiết kế giữa F-22 và T-50. Rõ ràng là người Nga không xem tàng hình là mục tiêu tối thượng. Họ thừa hiểu mình không thể đuổi kịp người Mỹ với kinh nghiệm của 4 thế hệ máy bay tàng hình khác nhau. Thay vào đó, họ lấy lại những gì tinh túy nhất của dòng Su-27 và làm mọi cách để làm giảm diện tích phản xạ radar của nó mà không hy sinh điểm mạnh truyền thống của dòng Su-27. Có thể thấy rằng khả năng vận động linh hoạt vẫn là trọng tâm thiết kế T-50. Các cánh đuôi di động, chúng không sử dụng các tấm liệng vì bản thân đã là một tấm liệng lớn. Phần diện tích mở rộng của gốc cánh cũng di động. Ống xả phản lực định hướng 3 chiều. Có thể thấy rõ ràng các cánh đuôi của T-50 có kích thước khá nhỏ so với kính thước tổng thể của máy bay, cho thấy người Nga rất tự tin với khả năng của ống xả định hướng có thể thay thế một phần các chức năng của cánh đuôi. Tóm lại, T-50 chắc chắn sẽ hứa hẹn thực hiện những màn vận động trên khônh cực kỳ ngoạn mục đúng như truyền thống của dòng Su-27.


Ngoài ra, còn phải kể đến sự khác nhau về yêu cầu tác chiến. F-22 được thiết kế để tác chiến trong môi trường thù địch, phải đồng thời chiến đấu với phi cơ đối phương mà còn phải đột nhập sâu vào bên mạng lưới phòng không liên hợp của kẻ địch. T-50 ngược lại có yêu cầu tác chiến chính là phòng thủ trong lãnh thổ Nga, nơi nó được sự hỗ trợ của các hệ thống phòng không, thay vì phải chống lại.

Và cũng không thề không nhắc đến hạn chế về nguồn lực mà dự án này gặp phải. Lần cuối cùng Nga có một dự án máy bay lớn như vậy là khi LX vẫn còn tồn tại. Tình hình nay hoàn toàn khác. Mỹ có thể chi 150 tỷ dollar cho dự án F-22. Nga có thể chi khoảng 1/10 con số đó. Một điều mà không phải ai cũng nhớ ra, đó là ưu tiên cao nhất của ngân sách quốc phòng Nga vẫn là cho các hệ thống vũ khí chiến lược, tiêu biểu như tên lửa Bulava, tàu ngầm lớp Borei. Trong hoàn cảnh đó, buộc Nga không thể mạo hiểm với một thiết kế hoàn toàn mới, hoàn toàn đột phá như họ đã từng làm với T-10 (nguyên mẫu của Su-27). Thay vào đó họ vẫn lấy một xuất phát điểm có sẵn là dòng Su-27 nhằm giảm thiều rủi ro.




Một vài suy nghĩ về Raptorov

Đầu tiên, có vẻ đa số họ trong tiếng Nga kết thúc bằng ov/ev thay vì ski, do đó Raptorov có lẽ là một cái tên thích hợp hơn cho PAK-FA. Tuy vậy, nói chung về hình dạng bên ngoài thì PAK-FA trông giống như một sự kết hợp giữa cả Su-27, F-22, YF-23 và một ít Su-47. YF-23 là nguyên mẫu từng cạnh tranh với F-22 để chọn ra mẫu thiết kế cho chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 của Mỹ, tất nhiên là nó đã thất bại, nguyên nhân chủ yếu là tính năng tàng hình của nó không được như mẫu YF-22.

Cũng phải lưu ý rằng vẫn còn một đoạn đường rất dài từ khi bay chuyến bay đầu tiên cho tới khi máy bay thực sự được đưa vào sử dụng rộng rãi. Và từ nay đến đó, bất cứ thay đổi lớn nào cũng có thể xảy ra. Nguyên mẫu bay ngày hôm nay sử dụng động cơ của mẫu Su-35, và hiển nhiên là cũng chưa lắp radar cùng nhiều thiết bị điện tử khác, vốn vẫn chưa tồn tại vào thời điểm này. Tất cả những gì có thể được phân tích vào thời điểm này chỉ là thiết kế hình dạng bên ngoài của nó, vốn cũng không có gì bảm đảm sẽ giữ được giữ nguyên.

Như đã nêu trong phần nhận xét sơ bộ, PAK-FA là mẫu máy bay đầu tiên Nga hướng đến việc giảm thiểu tối đa diện tích phản xạ radar. Tuy nhiên, việc nó có giảm đến mức có thể được gọi là 'tàng hình' hay không thì lại là một vấn đề khác. Một số nguồn tin cho biết diện tích phản xạ của nó là 0.05m2. Đây là một bước tiến rất lớn nếu so với các Su-27/30, vốn có con số này từ 10-20m2. Tuy nhiên, nó vẫn còn cách quá xa để được gọi là một máy bay tàng hình. Để so sánh, diện tích phản xạ radar của F-22 là khoảng 0.0001m2, của F-35 là 0.001m2. Không có định nghĩa chính xác thế nào một máy bay 'tàng hình'. Tuy nhiên theo logic thì nó phải có diện tích phản xạ radar tương đương với F-117A, thế hệ máy bay tàng hình đầu tiên, trở xuống, nghĩa là dưới 0.01m2. Con số 0.05m2 thậm chí nếu so sánh với các máy bay thế hệ thứ 4 thì cũng chỉ tương đương với Gripen của Thụy điển, nhưng không bằng Rafale của Pháp (0.04m2), hay Typhoon của châu âu (0.03m2). Cả Rafale và Typhoon đều chỉ được coi là máy bay 'bán tàng hình'.

Thật ra điều này cũng dễ hiểu khi mà người Mỹ đã phát triển đến thế hệ máy bay tàng hình thứ 4, trong khi đây mới là thế hệ đầu tiên của Nga. Trên nguyên mẫu bay thử hôm nay vẫn còn nhiều chi tiết thiết kế bất lợi cho việc giảm tín hiệu radar phản xạ. Ví dụ như thiết bị cảm biến hồng ngoại nổi lên rất rõ phía trước buồng lái. Một mặt cầu nổi bật lên như vậy hoàn toàn không tốt cho tính năng tàng hình. Bản thân buồng lái vẫn sử dụng khung kim loại thay vì hoàn toàn trong suốt như F-22, tuy nhiên nhiều khả năng điều này sẽ thay đổi trong quá trình phát triển. Toàn bộ phần mũi máy bay vẫn còn hơi tròn, không mang thiết kế dạng kim cương một cách rõ nét. Thiết kế dạng gờ hình nêm nối giữa phần mũi và cánh máy bay, một đặc trưng của máy bay tàng hình, cũng không thật sự rõ. Ngoài ra, như trong phần nhận xét sơ bộ, phần đuôi máy bay, đặc biệt là 2 ống xả, vẫn là thiết kế cổ điển, đậm chất "Su", không phải thiết kế cho tàng hình. Điểm yếu nhất có lẽ là phần bụng máy bay, thay vì chỉ là một mặt phẳng duy nhất thì nó lại khá 'gồ ghề, khoang động cơ và thân máy bay vẫn tách biệt thành 3 phần rất rõ, vẫn đậm chất "Su-27",c hứ không tích hợp hoàn toàn với nhau.

Một chi tiết thiết kế cực kỳ quan trọng nữa khi xét tới tính năng tàng hình là vị trí tương đối giữa cửa hút gió và động cơ. Nhìn bên ngoài thì chưa thể kết luận chúng có thẳng hàng hay không (vốn sẽ làm tăng diện tích phản xạ radar rất đáng kể), mặc dù trông thì có vẻ thế. Tuy nhiên có lẽ các nhà thiết kế Nga sẽ không bỏ qua một vấn đề cơ bản như vậy trong thiết kế.


Tổng hợp chung, nếu chỉ nhìn vào thiết kế bên ngoài, thì thật sự mẫu thiết kế này vẫn chưa thoát khỏi cái bóng của dòng Su-27/30 danh tiếng. Các đặc điểm của Flanker vẫn phảng phất rất rõ trong thiết kế này như phần thân với cái 'bướu' rất đặc trưng, 2 khoang động cơ lớn, đuôi... Đó cũng là lí do vì sao vẫn còn 1 số dè dặt nhất định trong cộng đồng quân sự khi nhận xét về mẫu này. Khi YF-22, YF-23 xuất hiện, người ta có thể cảm thấy nó đến từ 1 thế giới khác so với F-15, F-16. Hay T-10S (nguyên mẫu của Su-27) thực sự là một cuộc cách mạng so với Mig-23, Su-17. Dù sao, như đã nói, đây mới chỉ là một nguyên mẫu khá sơ khai, và vẫn có thể vẫn còn nhiều điều bất ngờ phía trước.

Cũng phải nói thêm là nguyên mẫu này có 1 vài đặc điểm độc nhất, đó là phần cánh đuôi và phần diện tích mở rộng của cánh máy bay có thể di chuyển được.
 
Chỉnh sửa cuối:

pthk

Xe tăng
Biển số
OF-110173
Ngày cấp bằng
23/8/11
Số km
1,094
Động cơ
401,541 Mã lực
So cũng khó vì nó không giống hệt nhau e cứ láng cháng như sau:
- Mig 29/35 ~ F16, F18
- Su 27/30/35~ F15
- Su 25 ~ A10
- T10 ~ F22
- Tu 160 ~ B1
- Su 24 ~ F111: cả hai chú sắp cho vào viện bảo tàng òi ...
- Miq 31: Mẽo nó chả có con nào tương đương vì dòng Mig 31 này sinh ra để chiến với máy bay trinh sát tốc độ cao kiểu như U2, SR71 .. nhưng a Ngố cũng chả có dòng máy bay trinh sát nào ntn cả ..

T10 là máy bay j thế hả các, em chả biết gì về loại này? hỏi a gúc cũng ko thấy gì, có bác nà có ảnh của con này không ạ?
 
Chỉnh sửa cuối:

Lacetti_EX

Xe buýt
Biển số
OF-13819
Ngày cấp bằng
9/3/08
Số km
565
Động cơ
522,230 Mã lực
Do yếu tố lịch sử thôi Kụ ợ: Trong cuộc chiến do thái - la mã dân do thái bị mất nước, lưu đày đi tứ xứ vì thế có tinh thần đoàn kết dân tộc, tính cộng đồng (để phục quốc) rất cao, Ở đâu họ cũng bị khinh rẻ (do bị bán làm nô lệ) nên họ phải cố gắng vươn lên, bon chen tích cóp và trở nên giàu có... Chính vì đặc tính này và tài sản của họ đã khiến Hitler tiến hành thanh lọc, bài dân Do thái. Máu chiến thì do con giun xéo lắm cũng phải oằn, nhất là khi có điều kiện kinh tế, lại được anh Mẽo chống lưng thì đấm đá các chú vớ vỉn để lấy lại lãnh thổ, tiện thì xâm chiếm luôn.
Đặc điểm của dân Do thái là bao h cũng muốn hơn người, mặc cả để phải trả ít tiền hơn người, khi không trả giá rẻ hơn được thì cùng giá tiền ấy phải được dịch vụ tốt hơn, đơn giản như mua mua vé xe đi tour mở thì họ đòi phải ngồi chỗ có vị trí tốt trên xe, ở phòng Ks có hướng đẹp....
Rệp hầu hết đều thế. Cứ gì Do thái đâu bác!
 

SVC

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-52644
Ngày cấp bằng
11/12/09
Số km
19,547
Động cơ
523,681 Mã lực
À chú Mig 31 ấy có bán được cho ai đâu ... chắc sắp xếp xó thoai .. phí phết X_X
Ai bẩu là bán không ai mua???
Có chăng con 31 này có muốn mua không ai bán.
Ai đời, tiêm kích đánh chặn mà 2 seat, radar to bằng cái nia. Tên lửa khủng. Đánh nhau ngoài tầm nhìn.
Ông Syrie thèm rỏ rãi, vác bị tiền đến xếp lốt từ lâu mà chưa có kìa
 

SVC

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-52644
Ngày cấp bằng
11/12/09
Số km
19,547
Động cơ
523,681 Mã lực
So cũng khó vì nó không giống hệt nhau e cứ láng cháng như sau:
- Mig 29/35 ~ F16, F18
- Su 27/30/35~ F15
- Su 25 ~ A10
- T10 ~ F22
- Tu 160 ~ B1
- Su 24 ~ F111: cả hai chú sắp cho vào viện bảo tàng òi ...
- Miq 31: Mẽo nó chả có con nào tương đương vì dòng Mig 31 này sinh ra để chiến với máy bay trinh sát tốc độ cao kiểu như U2, SR71 .. nhưng a Ngố cũng chả có dòng máy bay trinh sát nào ntn cả ..
Mèo có biết con U2 cánh ngang í bay được bao nhiêu cây chuối giờ không???
Mang so với Chim đen SR71 thì xấu hổ quá.
Có 8 chăm thôi nha. Được mỗi cái bay được cao.
Tụi Ngố, Tầu chệt, Quy ba nó toàn xơi con này bằng SAM2 cả thôi. Cho nó rẻ nha. Mang MIG 31 ra xài thì phí. Mấy cả Ngố nó chưa bán ra ngoài cho đứa nào bao giờ cả.
 
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,837
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
50
Ai bẩu là bán không ai mua???
Có chăng con 31 này có muốn mua không ai bán.
Ai đời, tiêm kích đánh chặn mà 2 seat, radar to bằng cái nia. Tên lửa khủng. Đánh nhau ngoài tầm nhìn.
Ông Syrie thèm rỏ rãi, vác bị tiền đến xếp lốt từ lâu mà chưa có kìa
Không bán thì chỉ có giải tán nhà máy thoai .. bây h không ai chuộng dòng tiêm kích to đùng nữa, tiêm kích đa năng đang là mốt ạ ..
Cái chú to tướng này đã tham chiến ở đâu đâu mà biết được chất & tính năng ..
 

ducleminh

Xe điện
Biển số
OF-33764
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
2,978
Động cơ
501,270 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Mèo có biết con U2 cánh ngang í bay được bao nhiêu cây chuối giờ không???
Mang so với Chim đen SR71 thì xấu hổ quá.
Có 8 chăm thôi nha. Được mỗi cái bay được cao.
Tụi Ngố, Tầu chệt, Quy ba nó toàn xơi con này bằng SAM2 cả thôi. Cho nó rẻ nha. Mang MIG 31 ra xài thì phí. Mấy cả Ngố nó chưa bán ra ngoài cho đứa nào bao giờ cả.
Ngày xưa U2 suốt ngày lượn qua lại Nga, Nga cú quá ngày đó chưa có gì với được kéo tên lửa lên tận đỉnh Uran để bắn rơi một cái lấy le.
Khựa cũng huy động hơn 300 giàn phóng SAM lừa mãi mới bắn được một con U2
Cuba thì chưa nghe thấy nên không dám bàn luận.

Nhưng SR71 có tốc độ Mark 3.2+ thì MIG 3x đánh chặn cũng không được.
 

ducleminh

Xe điện
Biển số
OF-33764
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
2,978
Động cơ
501,270 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Đánh chặn chứ có đuổi mít đâu mà không đc thế cụ ;))
Chặn thì nó cua một vòng chạy mất thì phải đuổi theo chứ không chế ra máy bay đánh chặn tốc độ cao làm gì? Hay là để phòng lỡ bị máy bay địch đuổi thì chạy cho nhanh :D
 

SVC

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-52644
Ngày cấp bằng
11/12/09
Số km
19,547
Động cơ
523,681 Mã lực
Không bán thì chỉ có giải tán nhà máy thoai .. bây h không ai chuộng dòng tiêm kích to đùng nữa, tiêm kích đa năng đang là mốt ạ ..
Cái chú to tướng này đã tham chiến ở đâu đâu mà biết được chất & tính năng ..
Cái tiêm kích bay M3 to đùng 2 chỗ ngồi với radar khủng, tên lửa khủng tầm 200 cây số ấy không phải dùng để đánh chặn những thằng tẹp nhẹp.
Nó được sinh ra để thịt những thằng ăn no vác nặng, ném bom nguyên tử hay vác ALCM hoặc AWACS từ tầm rất xa, ngoài tầm nhìn.
Chuọng hay không chuộng, tớ chẳng có biết nhưng cũng ối đứa đang thèm.
Syrie đang ngồi thèm dỏ rãi con tiêm kích to đùng í đấy. Dòm từ mấy năm nay rồi.
Của gia bảo của Ngố nên nó không bán ra ngoài. Hơn nữa cũng chưa có đứa nào to gan đến trêu Ngố nên nó chưa có dịp mang ra chém thôi.
Bọn đa năng thì lại dùng vào việc khác nha Mèo.
 

SVC

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-52644
Ngày cấp bằng
11/12/09
Số km
19,547
Động cơ
523,681 Mã lực
Chặn thì nó cua một vòng chạy mất thì phải đuổi theo chứ không chế ra máy bay đánh chặn tốc độ cao làm gì? Hay là để phòng lỡ bị máy bay địch đuổi thì chạy cho nhanh :D
SR71 cua áh???
Vỉa áh???
Không có số có má như thế đâu nha.
Con SR71 đã leo lên là hầu như chỉ bay thẳng tưng như ...quả tên lửa, quỹ đạo điều chỉnh rất kém.
Nó chỉ được cái là bay rất nhanh. Nhưng mờ con này chưa dám bén mảng vào đất Ngố. Chỉ từng được xài ở Koree, Chine, Vietnam và Cuba
Có lẽ sợ "mất điện" khi gặp MIG31???
 

SVC

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-52644
Ngày cấp bằng
11/12/09
Số km
19,547
Động cơ
523,681 Mã lực
Ngày xưa U2 suốt ngày lượn qua lại Nga, Nga cú quá ngày đó chưa có gì với được kéo tên lửa lên tận đỉnh Uran để bắn rơi một cái lấy le.
Khựa cũng huy động hơn 300 giàn phóng SAM lừa mãi mới bắn được một con U2
Cuba thì chưa nghe thấy nên không dám bàn luận.

Nhưng SR71 có tốc độ Mark 3.2+ thì MIG 3x đánh chặn cũng không được.
U2 ở Cuba thì đây.
Hầu bác: http://vi.wikipedia.org/wiki/Lockheed_U-2
 

ducleminh

Xe điện
Biển số
OF-33764
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
2,978
Động cơ
501,270 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
SR71 cua áh???
Vỉa áh???
Không có số có má như thế đâu nha.
Con SR71 đã leo lên là hầu như chỉ bay thẳng tưng như ...quả tên lửa, quỹ đạo điều chỉnh rất kém.
Nó chỉ được cái là bay rất nhanh. Nhưng mờ con này chưa dám bén mảng vào đất Ngố. Chỉ từng được xài ở Koree, Chine, Vietnam và Cuba
Có lẽ sợ "mất điện" khi gặp MIG31???
U2 nó còn lựa ngố mãi nữa là SR71
Nó có bay qua sợ cũng đếch thằng nào biết biết, hoặc biết mà làm ngơ. Vả lại nó chưa từng xài ở VN bao giờ cả, bọn triều tiên, china, cuba chỉ thấy nó xài U2 thôi.
Còn việc nó có vào Nga hay không là thoả thuận của cả 2 hoặc vào mà Nga không hạ được.

MIG25 còn không ăn nhằm gì so với SR71 huống hồ đàn em MIG31 là phiên bản tốc độ thấp của MIG25.
MIG31 ra đời là do sự tệ hại của MIG25 do cố gắng gắn 2 động cơ tên lửa hành trình lên máy bay nên độ tin cậy chuối, làm cảnh là chính, thân máy bay không chịu được và luôn hỏng hóc. MIG25 gần như chỉ xuất kích vài lần, một lần bay qua Israel để doạ (tí nữa nó cho phát động chiến tranh hạt nhân). Một lần bay qua Nhật để hạ cánh và lúc đó Mỹ mới ngả ngửa ra là LX làm con MIG25 chủ yếu để dương oai.
Vì thế MIG31 ra đời thay MIG25, tốc độ thấp hơn nhiều. Tuy nhiên đỡ hỏng luôn.
MIG25 là máy bay vòng đời ngắn nhất trong lịch sử MIG, hầu như không có tác dụng.
 
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,729
Động cơ
661,245 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
U2 nó còn lựa ngố mãi nữa là SR71
Nó có bay qua sợ cũng đếch thằng nào biết biết, hoặc biết mà làm ngơ. Vả lại nó chưa từng xài ở VN bao giờ cả, bọn triều tiên, china, cuba chỉ thấy nó xài U2 thôi.
Còn việc nó có vào Nga hay không là thoả thuận của cả 2 hoặc vào mà Nga không hạ được.
Thời chiến tranh phá hoại miền Bắc bằng kg quân, ngày nào SR71 cũng làm vài chuyến vào miền Bắc. Mỗi lần nó bay vào đến đất liền là bắt đầu tăng tốc vượt bức tường âm thanh nổ cái "đùng" một phát vang cả bầu trời dù không nghe tiếng máy bay hay nhìn thấy nó.
SR71 là loại duy nhất phòng kg VN kg xử được trên bầu trời miền Bắc thời đấy và có lẽ cả bây giờ.
 
Chỉnh sửa cuối:

ducleminh

Xe điện
Biển số
OF-33764
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
2,978
Động cơ
501,270 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Thời chiến tranh phá hoại miền Bắc bằng kg quân, ngày nào SR71 cũng làm vài chuyến vào miền Bắc. Mỗi lần nó bay vào đến đất liền là bắt đầu tăng tốc vượt bức tường âm thanh nổ cái "đùng" một phát vang cả bầu trời dù không nghe tiếng máy bay hay nhìn thấy nó.
SR71 là loại duy nhất phòng kg VN kg xử được trên bầu trời miền Bắc thời đấy và có lẽ cả bây giờ.
SR71 chưa ai bắn được nó cả và năm 1998 đã vào bảo tàng rồi.

10 máy bay chiến đấu nhanh nhất thế giới


Theo các tài liệu sử học, con người sử dụng máy bay chiến đấu đầu tiên vào năm 1794 trong trận chiến Fleurus khi quân Pháp dùng một khinh khí cầu quan sát để bí mật theo dõi binh lính Áo di chuyển trên mặt trận. Sau ba thế kỉ, không còn ai dùng cỗ máy lạc hậu đó cho mục đích quân sự trên không nữa. Trái lại, bạn có thể thấy những phi cơ chiến đấu hoặc bạn sẽ không thể thấy gì nếu đó là một chiếc oanh tạc cơ tàng hình B-2 Spirit Bomber.

Dưới đây là danh sách 10 mẫu máy bay quân sự tốc độ nhất trong lịch sử từng được biết tới. Tất cả đều là máy bay có người lái và sử dụng động cơ phản lực cũng như đạt tốc độ siêu âm thanh (mach). Hầu hết máy bay này đều được tạo ra từ thời kỳ chiến tranh lạnh.

10. F-14D Super Tomcat – tốc độ 2,34 mach (Hoa Kỳ)




Chính thức được đưa vào sử dụng ngày 9/2/1990, F-14D Tomcat là mẫu cuối cùng của dòng F-14. F-14D Tomcat có khả năng đạt tốc độ 2,34 mach (cao gấp 2,34 lần tốc độ âm thanh) và có nhiệm vụ tiêu diệt máy bay địch vào ban đêm. Không chỉ có khả năng tấn công ban đêm và trong mọi thời tiết, F-14D Tomcat còn có thể ngắm tới 6 đích cùng một lúc. Nó cũng có thể dò tìm máy bay địch cách xa khoảng 160 km. Ngoài ra, F-14D được trang bị hơn những mẫu cùng dòng khác ở công nghệ vi tính cao cấp và đáng tin cậy.

Có khoảng 712 chiếc F-14D Tomcat được chế tạo, tuy nhiên hầu hết chúng ngày nay không còn bay nữa. Thư ký Bộ Quốc phòng Mỹ **** Cheney tuyên bố lý do không thể cạnh tranh được với công nghệ hiện đại do đó đã cho dừng sản xuất dòng F-14 năm 2008.

Ngày 8/2/2006 là ngày cuối cùng F-14D Tomcat tham gia chiến đấu khi nó được gọi đi thả một quả bom xuống Iraq. Căn cứ Không quân DavisMothan hiện vẫn cất giữ Tomcats. Bạn cũng có thể gặp Tomcat ở nhiều bảo tàng hàng không và vũ trụ khác nhau. Những chiếc khác đã bị phá hủy vì mục đích quân sự. Năm 2007, quân đội Mỹ đã tháo dỡ, phá hủy 23 trong tổng số 165 máy bay Tomcat. Chi phí phá hủy đúng cách mỗi chiếc lên tới 900.000 USD, bằng khoảng 42% chi phí chế tạo.

9. MiG-23 Flogger – tốc độ 2,35 mach (Liên Xô cũ)




Liên Xô cũ đã chế tạo MiG-23 Flogger nhằm thay thế cho MiG-21 Fishbed trước đó. Chiếc phi cơ được trang bị một động cơ mạnh hơn rất nhiều dòng cũ. Phi cơ chiến đấu này tích hợp hệ thống cánh cụp cánh xòe có thể thay đổi linh hoạt các biến số như tốc độ, thời gian cất cánh và thời gian hạ cánh.

Những người đã bay chiếc phi cơ này cho biết nó là một trong những chiến đấu cơ tốt nhất và tương đối dễ bay cũng như điều khiển. Năm 1985, đã có tới 769 huấn luyện viên và 4.278 chiếc MiG-23 một ghế mặc dù chiếc máy bay đầu tiên được chế tạo thành công ngày 10.6.1967 và nó chính thức tham gia phục vụ quân đội vào năm 1973. Hoa Kỳ đã mua lại và thực hiện một số thay đổi rồi đặt lại tên MiG-23 Flogger là YF-113.

Có khoảng 11.000 MiG-23 đang được dùng trên thế giới. Dù Nga ngưng sử dụng từ năm 1994, MiG-23 hiện vẫn là một máy bay rất phổ biến ở nhiều quốc gia. Tuy không được sử dụng thường xuyên như trước, quân đội Nga vẫn giữ MiG-23 tại nhiều căn cứ quân sự khác nhau. Họ dùng máy bay này để hộ tống cho Su-30. Nhiều quốc gia như Ai Cập, Syria, Angola, Ukraina, Sudan, Kazakhstan, Cuba, Bắc Triều Tiên, và Ấn Độ cũng sở hữu MiG-23. Quân đội Israel cũng sử dụng một mẫu Flogger được đơn giản hóa.

8. Su-27 Flanker – tốc độ 2,35 mach (Liên Xô cũ)




Khi Hoa Kỳ có F-15 Eagle và F-16 Fighting Falcon, không quân Nga bị đặt vào thế bất lợi rất lớn và quốc gia này cần một câu trả lời cho thách thức đó. Và câu trả lời chính là chiếc Su-27 Flanker.

Mẫu máy bay này được chế tạo nhằm bay trong vùng lãnh thổ quân địch và kiểm soát mặt trận trên không. Có khả năng bay với tốc độ 2,35 mach, Flanker thường được coi là máy bay thượng hạng trong thời đại của nó. Mẫu máy bay thử đầu tiên bay vào ngày 20/5/1977. Thiết kế cuối cùng của Su-27 được hoàn thiện vào ngày 20/4/1981. Trong suốt thời gian sử dụng, Flanker đã lập nhiều kỉ lục, bao gồm tốc độ cất cánh và độ cao bay cao nhất.

Hiện nay, Su-27 Flanker vẫn xuất hiện trên bầu trời. Mặc dù Liên bang Xô Viết không còn. Nga vẫn có 449 máy bay hiện tại đang hoạt động, Belarus có 19, Ukraina có 74 chiếc. Bên cạnh những quốc gia này, Hoa Kỳ, Ethiopia, Indonesia và những nước khác cũng sở hữu vài chiếc Su-27. Phần lớn Flanker có giá khoảng 5 triệu USD.

7. F-14 Tomcat – tốc độ 2,37 mach (Hoa Kỳ)




Mỹ chế tạo F-14 Tomcat để thay thế F-111B khi hải quân Hoa Kỳ cần một phi cơ có khả năng chiến đấu tầm xa. Nó được sản xuất năm 1970 nhưng sau đó các kỹ sư Mỹ thấy động cơ TF30 rất hạn chế. Họ liền nâng cấp động cơ. Ngoài vấn đề về động cơ ban đầu, F-14 chứng tỏ mình là một máy bay vĩ đại.

Được trang bị loại cánh cụp cánh xòe và dung tích nhiên liệu khổng lồ, F-14 Tomcat là một con át chủ bài khi đó. Máy bay này cũng có khả năng bắn tên lửa và chiến đấu với máy bay địch từ khoảng cách 160 km. Điều này tỏ ra đặc biệt hữu dụng vì như thế nó có thể bảo vệ các máy bay chuyên chở khỏi bị tấn công.

Khả năng giúp tấn công mặt đất của F-14 Tomcat bị hạn chế bớt trong suốt những năm 1990 sau khi Liên bang Xô Viết không còn tồn tại khiến Mỹ thấy các yêu cầu khả năng đó không cần thiết nữa. Ngày nay, máy bay này được thay thế bởi F/A 18E/F Super Hornet vì lý do chi phí bảo dưỡng rất tốn kém. F-14D Tomcat “nghỉ hưu” vào ngày 22/9/1996. Iran hiện là quốc gia duy nhất ngoài Mỹ vẫn sử dụng máy bay này.

6. Su-24 Fencer – tốc độ 2,4 mach (Liên Xô cũ)




Su-24 Fencer của Liên Xô cũ thường được so sánh với F-111 của Hoa Kỳ. Trên thực tế, chiếc phi cơ này được cho là một trong những phi cơ nguy hiểm nhất mà Liên bang Xô Viết từng sở hữu. So với F-111, nó nhanh hơn, nhẹ hơn, nhỏ hơn và mạnh hơn.

Điểm ưu việt của Su-24 là nó có thể đạt tốc độ 2,4 mach ở độ cao rất thấp (Để đạt được tốc độ này, thường các máy bay siêu âm thanh cần bay ở độ cao nhất định). Fencer cũng được trang bị tên lửa có thiết bị định vị mục tiêu bằng la-ze. Công nghệ này cùng với hệ thống radar mặt đất (terrain-radar) giúp Fencer trở nên siêu quyền năng. Chiếc máy bay bay thử lần đầu tiên vào ngày 2/7/1967 và chính thức được quân đội Liên Xô sử dụng từ năm 1974.

Khoảng 1.400 chiếc Su-24 Fencer đã được chế tạo, 60 chiếc này thuộc về Liên bang Xô Viết. Hiện tại, Fencer đang dần được thay thế bởi mẫu tiên tiến hơn là Su-34. Tuy nhiên, nhiều máy bay này vẫn được Không quân Nga và Không quân Ukraina sử dụng cho tới khi chính phủ Nga có thể đảm bảo đủ tiền bao quát tất cả chi phi lắp đặt Su-34. Bên cạnh hai quốc gia này, những nước như Iran, Algeria, Iraq, Lybia, Belarus và nhiều nước khác cũng trang bị Su-24 cho quân đội của mình.

5. F-111 Aardvark – tốc độ 2,5 mach (Hoa Kỳ)




F-111 Aardvark (Lợn đất F-111) có lẽ được biết đến nhiều vì khả năng tách thành hai cỗ máy con cho hai phi công trong trường hợp họ cần tách ra khẩn cấp, sau đó lại có thể ghép lại. Được phác thảo lần đầu vào năm 1960 bởi Tập đoàn General Dynamics, F-111 Aardvark được dùng làm oanh tạc cơ chiến lược. Chiếc máy bay được đưa vào sử dụng quân sự tháng 7.1967.

Nhiệm vụ của F-111 là đánh chặn máy bay địch từ xa cho hải quân Mỹ cũng như thực hiện ném bom cho không quân. Tuy nhiên, chiếc máy bay chỉ chứng tỏ hữu hụng đối với không lực bởi sau khi được lắp ghép hoàn chỉnh, nó tỏ ra quá nặng. Mặc dù vậy, không quân Mỹ vẫn sử dụng F-111 hữu hiệu. Ngay khi chào đời, F-111F tỏ ra là chiến đấu cơ đỉnh cao với động cơ mạnh, hệ thống theo dõi radar mặt đất, trang bị vũ khí được định vị mục tiêu bằng la-ze.

Trong suốt chiến tranh ở Việt Nam, Lợn đất F-111 được sử dụng rộng rãi; tuy nhiên nó đã bị tổn thất nặng nề. Hiện nay Lợn đất F-111 không còn được Hoa Kỳ sử dụng nữa. Không quân Hoa Kỳ đã ngưng sử dụng nó vào năm 1998. Úc vẫn có một hạm đội nhỏ F-111C hoạt động nhưng quốc gia này có kế hoạch thay thế nó bằng F-35 hồi cuối năm 2010 vừa qua.

4. F-15 Eagle – tốc độ 2,5 mach (Hoa Kỳ)




Năm 1965, khi muốn thay thế F-4 Phantom, không quân Hoa Kỳ ra thông cáo tìm kiếm một chiến đấu cơ siêu đẳng tầm xa. Và ý tưởng về chiếc F-15 Eagle (Đại bàng F-15) đã ra đời. Chỉ 7 năm sau, máy bay này đã lần đầu tiên cất cánh bay thử và được đưa vào dùng chính thức từ năm 1979. Công ty sáng chế McDonnell Douglas (hiện đổi tên là Boeing) đã thiết kế hệ thống cánh lớn có kích cỡ chiều dài khoảng 20 mét và chiều ngang giữa hai mút cánh 13 mét.

Mặc dù có kích cỡ lớn hơn hầu hết các máy bay chiến đấu khác, cỗ máy này được cấu thành từ kim loại Titan cũng như có cấu tạo van linh hoạt giúp điều chỉnh nén lại hoặc mở rộng ra; cho phép máy bay có thể đạt tới tốc độ 2,5 mach trong nháy mắt. Tuy nhiên, Đại bàng chỉ đạt 1,78 mach khi chở thêm vũ khí. F-15 Eagle có rất nhiều dòng khác nhau như F-15A và F-15D. Những mẫu thiết kế hiện đại hơn được trang bị thêm hệ thống radar hàng đầu, công nghệ vi tính và nhiều công nghệ khác nữa.

Hiện nay, F-15 Eagle là một trong số ít máy bay còn được sử dụng bởi quân đội Mỹ, trong đó có Cảnh vệ quốc gia và Không quân. Eagle thường được cho là một trong những máy bay chiến đấu thành công nhất từng được tạo ra. Máy bay đã thực hiện trên 100 chuyến bay nhiệm vụ từ khi xuất hiện lần đầu tiên. Chúng được dùng rộng rãi trong các cuộc xung đột Trung Đông trước đây. Trong chiến tranh Iraq, F-15 đã chứng tỏ là chìa khóa cho thành công cuộc chiến. Nhật Bản, Israel, Saudi Arabia cũng sở hữu F-15.

3. MiG-31 Foxhound – tốc độ 2,83 mach (Liên Xô cũ)




MiG-31 Foxhound được chế tạo để thay thế MiG-25; lần đầu tiên tham gia bay thử ngày 16.9.1975 và chính thức đi vào sử dụng từ năm 1983.

Nhiệm vụ MiG-31 là đánh chặn máy bay địch ở tốc độ cao cũng như cản trở tên lửa đầu đạn hạt nhân tầm thấp và các máy bay bay tốc độ thấp khác. Dù giống hệt MiG-25, Foxhound đã được cải tiến rất lớn. Cỗ máy này to hơn và khỏe hơn MiG-25. Nó có khả năng bay với tốc độ siêu thanh tại độ cao rất thấp. Foxhound có gắn động cơ hiện đại mạnh hơn và hệ thống radar dò tìm tiên tiến.

Có khoảng 400 - 500 máy bay MiG-31 được chế tạo cho Nga và Liên bang Soviet. Hiện nay Nga, Kazakhstan và Syrian cũng sử dụng MiG-31. Nga có khoảng 286 chiếc sử dụng cho mục đích quân sự với 100 chiếc còn lại được dự trữ trong trường hợp đất nước này cần dùng.

2. MiG-25R Foxbat-B, tốc độ 3,2 mach (Liên Xô cũ)




MiG-25R Foxbat được Nga cũ chế tạo nhằm cạnh tranh với Lockheed SR-71 và XB-70 của Bắc Mỹ; nhiệm vụ khi chế tạo của nó là tham gia đánh chặn và trinh sát. Tháng 3 năm 1964, chiếc MiG-25R Foxbat thực hiện chuyến bay thử đầu tiên. Năm 1972, không lực Soviet đưa MiG-25R vào dùng hẳn.

Sau đợt nâng cấp năm 1980, MiG-25R Foxbat được trang bị thêm hệ thống kiểm soát hỏa lực tự động cũng như hệ thống radar look-down/shoot-down (radar có khả năng phát hiện, theo dõi, khóa, ngắm bắn và tiêu diệt mục tiêu ở ngoài tầm "nhìn" của radar). Phi cơ này cũng có khả năng oanh tạc mục tiêu cố định bằng cách sử dụng bom thả rơi từ độ cao 19.812 mét trong khi vẫn di chuyển ở tốc độ siêu thanh. Ngoài ra nó thể thả 10 quả bom cùng lúc.

Nhiều quốc gia trên thế giới hiện vẫn sử dụng MiG-25R. Azerbaijan, Kazakhstan, Syria, Turkmenistan, Iran, và Algeria và nhiều nước khác sở hữu loại máy bay này. Tất nhiên Nga còn tiếp tục sử dụng chúng. Không lực Nga sử dụng khoảng 39 chiếc MiG-25 hoạt động hiện tại.

1. SR-71 Blackbird – tốc độ 3,2+ (Hoa Kỳ)




Dù được giới thiệu từ năm 1966, SR-71 Blackbird (Chim két SR-71) vẫn là máy bay trinh sát có người lái nhanh nhất sau 4 thập kỉ. Sản xuất bởi Lockheed, SR-71 chính thức được sử dụng từ tháng 1.1966. Có khả năng bay ở tốc độ 3,2+ Mach, SR-71 là một cỗ máy phải-có đối với Mỹ thời gian đó khi máy bay trinh sát U-2 bị phòng không Soviet cùng thời khuất phục.

Thực tế, cỗ máy bay này chưa bao giờ bị bắn hạ; thay vào đó 12 trong tổng số 32 chiếc được sáng tạo đã bị phá hủy vì tai nạn rủi ro. Máy bay này có lớp sơn công nghệ hiện đại khiến radar không thể dò ra. Hình dạng toàn thân của Chim két cũng khiến nó là một máy bay công nghệ tàng hình số một.

SR-71 đã về hưu hẳn từ năm 1998 khi Quốc hội và Không lực Hoa Kỳ thấy rõ việc bảo dưỡng và vận hành quá tốn kém. Thực chất SR-71 được chế tao như một vũ khí chạy đua trong suốt thời kì chiến tranh lạnh. Nếu muốn ngắm Chim két SR-71, bạn có thể đến bảo tàng Mỹ và Anh.
 

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,155
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
Thời chiến tranh phá hoại miền Bắc bằng kg quân, ngày nào SR71 cũng làm vài chuyến vào miền Bắc. Mỗi lần nó bay vào đến đất liền là bắt đầu tăng tốc vượt bức tường âm thanh nổ cái "đùng" một phát vang cả bầu trời dù không nghe tiếng máy bay hay nhìn thấy nó.
SR71 là loại duy nhất phòng kg VN kg xử được trên bầu trời miền Bắc thời đấy và có lẽ cả bây giờ.
Nó góp phần cung cấp hình ảnh cho việc xây dựng kế hoạch tập kích Sơn Tây đấy cụ :D
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top