[Funland] Sống bên Châu Âu có sướng ko các cụ?

gautrucbe

Xe tải
Biển số
OF-331708
Ngày cấp bằng
18/8/14
Số km
396
Động cơ
285,829 Mã lực
15 năm trước VN như thế nào?
Hiện tại, VN như thế nào?
15 năm tới VN sẽ như thế nào?
Cụ rảnh có thể qua các khu đô thị mới ở HN, hay qua các khu du lịch QN, HP để thấy được sự thay da đổi thịt của đất nước. Làm gì cũng cần có thời gian, không thể 1 bước lên tiên được.

Ngẫm lại, các bác đi Tây từ trước 2.000 rồi sau này về nước so với người ở lại thì thực sự khác biệt. Càng về sau này, người đi nước ngoài lao động quay trở về càng không có cửa so với người ở lại. Nói thì tự ái, thực sự mức lương của cụ thớt chỉ ngang bằng đi Nhật xuất khẩu lao động. Mà thị trường lao động Nhật giờ không còn hấp dẫn với giới trẻ, trừ những gia đình nghèo hoặc thất nghiệp tại VN.

Còn việc ở đó có hạnh phúc hay không thì tùy cảm quan của mỗi người, vì tiêu chí hạnh phúc của chúng ta không giống nhau. Ngay tại đất nước VN, 100% nói tiếng Việt mà mỗi lần về quê em vẫn cảm thấy có gì đó thân thương và hoài niệm. Dù đã sống ở HN ngót nghét 20 năm từ ngày thi đại học. Nhưng những cây đa, trường cũ, mái đình, bạn xưa vẫn mãi ở trong tâm trí mình. Có lẽ, lúc về già em lại trở về với thôn quê thôi.

Cụ chủ cũng 30t rồi, giờ học lại viết chữ đánh vần liệu có ổn không? Bao lâu thì giao tiếp thành thạo được như người bản địa? Mà nhân chi sơ thú vui không đơn giản là môi trường sống đâu. Ngồi uống vs bạn thân cốc bia, đi hát hò xả stress tại VN đương nhiên sẽ khác hẳn bên đó. Cụ cứ đi rồi sẽ thấy thấm. Cái quan trọng hơn cả là tìm vợ. Nói vuông cho nhanh, tụi Tây chưa bao h coi màu da nào bằng da trắng nên hy vọng lấy vợ bản địa là hão huyền. Vợ người Việt ở tại VN cụ còn khó kiếm vợ ngon, sang tận Balan cơ hội nào cho cụ???

Em thấy nhiều cụ nói rằng, 70% đi không muốn về. Con số từ đâu em không rõ nhưng chúng ta nên phân định thế này:

1. 70% phần lớn là người nghèo hay người trung lưu. Nghèo quá thì xklđ đôi khi là con đường duy nhất thoát nghèo.
2. Không về không có nghĩa là bên đó hp. Đôi khi, trở về cảm thấy thua kém bạn bè trong nước nên tự ti ko về nữa.
Em cũng đồng ý với cụ một số điểm. Thêm cả việc ngại thay đổi, đã quen với cuộc sống rồi. Nhiều người hở tý là chê bai VN chứ. Nên nhớ VN là nước đang phát triển, giàu tiềm năng nếu biết khai thác. Cách đây 15 năm được đi Vinpearl Nha trang, ngất ngây nhớ mãi. Thế mà giờ đây là bình thường, việc đi du lịch nước ngoài cũng chẳng phải với quá. Chả thế mà trước nhìn các chương trình Thúy Nga mà chẳng choáng, giờ thì các ca sỹ hải ngoại còn mong về biểu diễn kiếm cơm.
Các cụ mợ Việt kiều bên nước ngoài bị phân biệt đối xử, về đây thì nhìn người trong nước kiểu không cùng đẳng cấp.
Chủ thớt còn trẻ thì có thể ra đi thay đổi môi trường nếu chấp nhận những thua thiệt. Còn như những lý do mà các cụ khác trong thớt nói thì cũng nên cân nhắc.
 

hoviba

Xe container
Biển số
OF-375201
Ngày cấp bằng
26/7/15
Số km
5,662
Động cơ
318,232 Mã lực
Nơi ở
CH Séc
Em mạn phép đưa ra quan điểm về vấn đề này như sau, để cụ chủ thread và mọi người có thêm một góc nhìn từ một người đang sống tại một nước thuộc Đông Âu.

Đầu tiên nơi cụ chủ muốn sang là Ba Lan, đây là quốc gia cũng giống với Séc về môi trường dành cho người Việt. Cuộc sống ở đây sẽ khác với Đức, Pháp, Hà Lan, Ý, Tây Ba Nha hay Thuỵ điển,... tuy là cùng trong khối Châu Âu. Người Việt mình sang Balan, Séc hay Slovakia trong thời điểm này đa số theo mấy diện như du học, đoàn tụ hay lao động,...

Cụ chủ kể là mất khoảng 300 triệu VND để sang Balan theo dạng hợp pháp thì chắc chỉ là đoàn tụ hoặc lao động. Với những người đi theo sang dạng này thì em thấy đa số ở VN không khá giả mấy, gia đình bình thường, không có điều kiện phát triển ở VN. Trong gia đình hoặc người quen có người đã đi sang mấy nước này lập nghiệp nên cũng nắm bắt được ít nhiều thông tin.

Có một điều khẳng định là ở mấy nước như Ba Lan hay Séc thì chỉ cần chịu khó và căn cơ là có thể dành dụm được tài chính, dù chỉ mới học hết phổ thông. Đây là sự khác biệt tương đối lớn so với ở VN. Ở VN nếu chỉ học hết lớp 12, không học đại học thì khó mà có lương cao được, nhất là lại không có quan hệ gì cả. Nhưng ở các nước này thì lại khác, nếu bạn chịu khó, ham học hỏi, bạn sẽ không thiếu việc để làm và dần dần sẽ nâng cao tay nghề và mức lương. Nghĩa là cơ hội dành cho mọi người đều như nhau, ít phải dùng tới mánh khoé và mối quan hệ hay tiền bạc để kiếm vị trí tốt hơn giữa những người ngang nhau.

Em bận chút nên sẽ viết tiếp sau về những ví dụ và so sánh cụ thể trong một số trường hợp mà em trực tiếp chứng kiến, nếu mọi người có quan tâm tới vấn đề này.
 

Hanoithu

Xe tải
Biển số
OF-621341
Ngày cấp bằng
6/3/19
Số km
339
Động cơ
132,296 Mã lực
Điều kiện của cụ thớt mô tả thì sang đó giống như bên này ta nhảy việc thôi. Hỏng thì làm lại, có gì đâu mà do dự nhỉ? Có phải là 1 đi không trở về đâu?
Cụ chủ thớt có nói chi phí đi sang đó là 300 triệu. Mà sang đó liệu có thẻ xanh, giấy tờ ổn định không? Sang lương cũng chỉ có 30 tr mà chi phí ban đầu thế cần cân nhắc. Vì nếu xác định đi một thời gian ngắn để kiếm tiền rồi về VN thì mức lương đó không hấp dẫn. Còn nếu tính định cư lâu dài thì phải xem có cơ hội được thẻ xanh không. Mấy năm trước thì dễ, chứ bây giờ ở Balan cũng ko dễ có giấy tờ. Trên FB có cộng đồng người Việt ở Balan, cụ vào đó hỏi. Điều quan trọng nhất khi sống ở châu Âu là giấy tờ cư trú ạ.
 

hoviba

Xe container
Biển số
OF-375201
Ngày cấp bằng
26/7/15
Số km
5,662
Động cơ
318,232 Mã lực
Nơi ở
CH Séc
Em kể về vài trường hợp em biết khá chi tiết để cụ chủ thread và mọi người tự nhìn nhận về cuộc sống ở xã hội bên Đông Âu này.

Có một cậu đời cuối 8x, sang Séc một mình không có người thân thích từ những năm 2009, 2010 khi mà thời kỳ khủng hoảng kinh tế toàn cầu nổ ra. Cậu ấy sang đây vì có người quen giới thiệu, bởi người dân trong làng của cậu ấy đi sang đây rất nhiều. Cậu ấy chỉ mới học hết lớp 10, viết tiếng Việt còn chưa đúng ngữ pháp, nhưng vẫn quyết định sang Tây làm kinh tế như mọi người. Cả gia đình nội ngoại gom góp vay mượn để lo thủ tục cho cậu ấy sang Séc.

Cậu ấy sang tới Séc đúng lúc tình hình khủng hoảng kinh tế, nhưng may mắn là do chất phát, thật thà nên được một gia đình đồng hương nhận vào làm nhân viên bán hàng cho cửa hàng của họ. Cậu ấy cứ vậy, chăm chỉ bán hàng cho tới khi người chủ cũ nhượng lại toàn bộ cửa hàng cho chủ mới. Cậu ấy vẫn trung thành ở lại giúp chủ mới hoạt động cửa hàng ổn định. Sau này chủ mới phát triển thêm nhiều cửa hàng, cậu ấy đều đóng góp công sức vào đó.

Vì không biết viết chuẩn tiếng Việt, nên cậu ấy cũng bị hạn chế về việc học tiếng Séc nên không thể làm được thẻ vĩnh trú. Cách đây chục năm thì cậu ấy lấy vợ khi vẫn đang làm thuê. Cô vợ cũng chỉ là nhân viên bán hàng thuê ở thành phố đó. Sau khi lấy nhau thì cô vợ chuyển về làm cùng chỗ với chồng, cùng làm nhân viên cho cửa hàng cậu ấy đang làm. Hai vợ chồng cùng làm với nhau gần như không có ngày nghỉ trong 6 năm liền. Trong thời gian đó họ đều gửi tiền về xây nhà cửa khang trang cho cả hai bên nội ngoại.

Khi con trai đầu được 5 tuổi thì hai vợ chồng đủ tiền để lấy lại 1 cái cửa hàng potraviny với giá trị hơn trăm ngàn USD và tiền thuê chỗ cũng ngàn rưỡi USD mỗi tháng ở một thành phố nhỏ. Hai vợ chồng chịu khó làm thì tới giờ khi con trai đầu được 9 tuổi, con gái nhỏ được 2 tuổi thì họ đã mua đứt được cái cửa hàng đó và mua thêm được 1 cái nhà vừa kinh doanh vừa ở, để cho thuê, mỗi tháng cũng thu về vài ngàn USD. Cô vợ giờ đã có thẻ vĩnh trú vì thi được bằng tiếng Séc, còn cậu ấy vẫn chỉ có visa kinh doanh phải gia hạn 2 năm một lần.

Giờ họ ổn định cuộc sống, cửa hàng có doanh thu cao nên họ đăng ký đóng thuế giá trị gia tăng đàng hoàng. Họ cũng đón bố mẹ sang sống cùng để tiện đường chăm sóc.

Đây cũng chỉ là một trường hợp kinh doanh thành công, đi lên từ hai bàn tay trắng và trình độ kiến thức gần như số không. Nhưng nhờ chịu khó, thật thà và ham học hỏi mà họ có được cuộc sống ổn định như ngày hôm nay. Trong thời gian sống ở Séc, tự họ học hỏi được ý thức của người dân sở tại, từ cách nghiêm chỉnh tham gia giao thông, cách giữ gìn vệ sinh chung, cách giao tiếp và quan hệ tốt đẹp với người bản xứ.

Có rất nhiều những trường hợp đi lên từ kinh doanh buôn bán nhỏ lẻ này ở Séc, Ba Lan hay Slovakia.
 

hoviba

Xe container
Biển số
OF-375201
Ngày cấp bằng
26/7/15
Số km
5,662
Động cơ
318,232 Mã lực
Nơi ở
CH Séc
Ở bên Séc trong hơn chục năm đổ lại đây thì các ngành nghề cơ khí rất khan hiếm thợ lành nghề. Từ thợ nails, thợ cắt tóc, thợ hàn, thợ tiện, thợ sơn, thợ xây,... đều luôn được săn đón. Em biết có rất nhiều người làm nails thành công. Chỉ sau vài năm làm thuê cho chủ là họ đủ khả năng để mua mặt bằng, rồi mở tiệm làm chủ và phát triển đi lên. Các quán ăn do người Việt mở ra cũng vậy, đa số đều phát đạt.

Bên cạnh đó không thể không kể tới những người thợ hàn. Nhiều người sang đây không có gì cả, cũng chỉ là người thân quen giới thiệu sang. Mới đầu những người này chấp nhận vào làm thợ phụ trong các xưởng cơ khí với mức lương khởi điểm chỉ có 160 ngàn VND mỗi giờ. Sau vài tháng, họ vừa làm phụ, vừa cố gắng tự học hỏi và thi được bằng hàn CO2 với mức lương cứ tăng dần theo trình độ và thời gian làm việc. Có người chỉ sau 2 năm là đạt được chứng chỉ hàn TIG với mức lương 350 ngàn VND mỗi giờ.

Nhiều người em biết, sau vài năm làm việc, đủ kinh phí để đón vợ con qua đoàn tụ và mua nhà cửa để vợ kinh doanh buôn bán, còn mình vẫn chăm chỉ làm việc trong xưởng cơ khí.

Tất nhiên những trường hợp như thế này đều là những người rất bình thường khi ở VN. Họ cũng giống như rất nhiều người dân ở những vùng quê nghèo ở VN. Trình độ, vốn liếng đều không có, họ chỉ có sức lực và sự chịu khó. Nhưng thật sự là chỉ cần có 2 thứ đấy thôi, thì với xã hội bên đây, đủ để họ tự tay dần dần tạo dựng cho họ có được một cuộc sống ổn định, cũng không kém gì người bản xứ và bạn bè ở Việt Nam.
 

MrMilan

Xe điện
Biển số
OF-101015
Ngày cấp bằng
16/6/11
Số km
4,717
Động cơ
460,944 Mã lực
Ở bên Séc trong hơn chục năm đổ lại đây thì các ngành nghề cơ khí rất khan hiếm thợ lành nghề. Từ thợ nails, thợ cắt tóc, thợ hàn, thợ tiện, thợ sơn, thợ xây,... đều luôn được săn đón. Em biết có rất nhiều người làm nails thành công. Chỉ sau vài năm làm thuê cho chủ là họ đủ khả năng để mua mặt bằng, rồi mở tiệm làm chủ và phát triển đi lên. Các quán ăn do người Việt mở ra cũng vậy, đa số đều phát đạt.

Bên cạnh đó không thể không kể tới những người thợ hàn. Nhiều người sang đây không có gì cả, cũng chỉ là người thân quen giới thiệu sang. Mới đầu những người này chấp nhận vào làm thợ phụ trong các xưởng cơ khí với mức lương khởi điểm chỉ có 160 ngàn VND mỗi giờ. Sau vài tháng, họ vừa làm phụ, vừa cố gắng tự học hỏi và thi được bằng hàn CO2 với mức lương cứ tăng dần theo trình độ và thời gian làm việc. Có người chỉ sau 2 năm là đạt được chứng chỉ hàn TIG với mức lương 350 ngàn VND mỗi giờ.

Nhiều người em biết, sau vài năm làm việc, đủ kinh phí để đón vợ con qua đoàn tụ và mua nhà cửa để vợ kinh doanh buôn bán, còn mình vẫn chăm chỉ làm việc trong xưởng cơ khí.

Tất nhiên những trường hợp như thế này đều là những người rất bình thường khi ở VN. Họ cũng giống như rất nhiều người dân ở những vùng quê nghèo ở VN. Trình độ, vốn liếng đều không có, họ chỉ có sức lực và sự chịu khó. Nhưng thật sự là chỉ cần có 2 thứ đấy thôi, thì với xã hội bên đây, đủ để họ tự tay dần dần tạo dựng cho họ có được một cuộc sống ổn định, cũng không kém gì người bản xứ và bạn bè ở Việt Nam.


Thực ra cần cù và chăm chỉ, thì ở đâu cũng kiếm được tiền, với mức lương như cụ nói cho thợ hàn chắc tay, thì ở VN người cũng có kiếm được xấp xỉ bằng đó, nhưng bù lại chi phí sẽ ít hơn nhiều
 

Bống đáng yêu

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-756618
Ngày cấp bằng
6/1/21
Số km
799
Động cơ
58,549 Mã lực
Tuổi
37
Em kể về vài trường hợp em biết khá chi tiết để cụ chủ thread và mọi người tự nhìn nhận về cuộc sống ở xã hội bên Đông Âu này.

Có một cậu đời cuối 8x, sang Séc một mình không có người thân thích từ những năm 2009, 2010 khi mà thời kỳ khủng hoảng kinh tế toàn cầu nổ ra. Cậu ấy sang đây vì có người quen giới thiệu, bởi người dân trong làng của cậu ấy đi sang đây rất nhiều. Cậu ấy chỉ mới học hết lớp 10, viết tiếng Việt còn chưa đúng ngữ pháp, nhưng vẫn quyết định sang Tây làm kinh tế như mọi người. Cả gia đình nội ngoại gom góp vay mượn để lo thủ tục cho cậu ấy sang Séc.

Cậu ấy sang tới Séc đúng lúc tình hình khủng hoảng kinh tế, nhưng may mắn là do chất phát, thật thà nên được một gia đình đồng hương nhận vào làm nhân viên bán hàng cho cửa hàng của họ. Cậu ấy cứ vậy, chăm chỉ bán hàng cho tới khi người chủ cũ nhượng lại toàn bộ cửa hàng cho chủ mới. Cậu ấy vẫn trung thành ở lại giúp chủ mới hoạt động cửa hàng ổn định. Sau này chủ mới phát triển thêm nhiều cửa hàng, cậu ấy đều đóng góp công sức vào đó.

Vì không biết viết chuẩn tiếng Việt, nên cậu ấy cũng bị hạn chế về việc học tiếng Séc nên không thể làm được thẻ vĩnh trú. Cách đây chục năm thì cậu ấy lấy vợ khi vẫn đang làm thuê. Cô vợ cũng chỉ là nhân viên bán hàng thuê ở thành phố đó. Sau khi lấy nhau thì cô vợ chuyển về làm cùng chỗ với chồng, cùng làm nhân viên cho cửa hàng cậu ấy đang làm. Hai vợ chồng cùng làm với nhau gần như không có ngày nghỉ trong 6 năm liền. Trong thời gian đó họ đều gửi tiền về xây nhà cửa khang trang cho cả hai bên nội ngoại.

Khi con trai đầu được 5 tuổi thì hai vợ chồng đủ tiền để lấy lại 1 cái cửa hàng potraviny với giá trị hơn trăm ngàn USD và tiền thuê chỗ cũng ngàn rưỡi USD mỗi tháng ở một thành phố nhỏ. Hai vợ chồng chịu khó làm thì tới giờ khi con trai đầu được 9 tuổi, con gái nhỏ được 2 tuổi thì họ đã mua đứt được cái cửa hàng đó và mua thêm được 1 cái nhà vừa kinh doanh vừa ở, để cho thuê, mỗi tháng cũng thu về vài ngàn USD. Cô vợ giờ đã có thẻ vĩnh trú vì thi được bằng tiếng Séc, còn cậu ấy vẫn chỉ có visa kinh doanh phải gia hạn 2 năm một lần.

Giờ họ ổn định cuộc sống, cửa hàng có doanh thu cao nên họ đăng ký đóng thuế giá trị gia tăng đàng hoàng. Họ cũng đón bố mẹ sang sống cùng để tiện đường chăm sóc.

Đây cũng chỉ là một trường hợp kinh doanh thành công, đi lên từ hai bàn tay trắng và trình độ kiến thức gần như số không. Nhưng nhờ chịu khó, thật thà và ham học hỏi mà họ có được cuộc sống ổn định như ngày hôm nay. Trong thời gian sống ở Séc, tự họ học hỏi được ý thức của người dân sở tại, từ cách nghiêm chỉnh tham gia giao thông, cách giữ gìn vệ sinh chung, cách giao tiếp và quan hệ tốt đẹp với người bản xứ.

Có rất nhiều những trường hợp đi lên từ kinh doanh buôn bán nhỏ lẻ này ở Séc, Ba Lan hay Slovakia.
Kể 1 vài tấm gương thành công thì VN chém không hết.
Em có cô bạn học từ thời tiểu học, hết lớp 5 bỏ học ngang chừng. Chính tả, đọc viết còn chưa thông thạo. H live bán quần áo tháng kiếm mấy trăm củ nhà lầu xe hơi đủ cả.

Bỏ ra 300tr đi làm 30tr 1 tháng đầu tắt mặt tối tại nước ngoài. Chỉ có ăn mỳ gói và ko tiêu gì thì may ra 1 năm mới hoàn vốn đi. Cuộc sống mà như thế khác quái gì cái xác sống. Môi trường, giáo dục, y tế để làm gì khi cả ngày đến tối cắm mặt tại cửa hàng không dám sử dụng 1 dịch vụ gì???
 

trantran53

Xe đạp
Biển số
OF-802578
Ngày cấp bằng
13/1/22
Số km
30
Động cơ
11,327 Mã lực
Tuổi
34
Ba Lan trong EU là tầm trung, các thành phố lớn có an ninh ổn, dịch vụ công tốt, môi trường tốt hơn Việt Nam nhiều. Chính trị hơn thiên về hướng bảo thủ 1 chút nhưng cụ là nam chưa gia đình chắc không quan tâm.
Bên này rất nhiều dân nhập cư nên việc kì thị chủng tộc nhìn chung là đỡ hơn các nước khác. Những nơi có mật độ dân cư lớn thì tiếng anh rất phổ biến, nếu về các thị trấn nhỏ thì may thanh niên nó hiểu.

Nói thật nếu sang nước ngoài mà chỉ ru rú trong cộng đồng việt thì hơi phí :D

Cuộc sống, tâm lý của mỗi người có vô vàn khác biệt. Lời khuyên từ các cụ trong thớt này có thể đúng với các cụ ấy hoặc người thân của các cụ ấy nhưng chưa chắc cụ sẽ có trải nghiệm y chang vậy. Em chỉ có thể nói là nếu em là cụ thì em sẽ đi để mở mang tầm mắt, với điều kiện là làm thuê cho ông chú có thể đủ chi trả cuộc sống bên đó, có thời gian riêng và nó không phải là kiểu công việc tiêu hao sức khỏe nhiều. Coi người chú như chủ và mình đi xklđ nhẹ thôi, lời nói gió bay họ hứa thì mình biết chứ không nên tin 100%. Sống 1, 2 năm mà thấy không hợp thì về VN. Nếu thấy hợp thì bắt đầu tính đường dài.
 

hoviba

Xe container
Biển số
OF-375201
Ngày cấp bằng
26/7/15
Số km
5,662
Động cơ
318,232 Mã lực
Nơi ở
CH Séc
Kể 1 vài tấm gương thành công thì VN chém không hết.
Em có cô bạn học từ thời tiểu học, hết lớp 5 bỏ học ngang chừng. Chính tả, đọc viết còn chưa thông thạo. H live bán quần áo tháng kiếm mấy trăm củ nhà lầu xe hơi đủ cả.

Bỏ ra 300tr đi làm 30tr 1 tháng đầu tắt mặt tối tại nước ngoài. Chỉ có ăn mỳ gói và ko tiêu gì thì may ra 1 năm mới hoàn vốn đi. Cuộc sống mà như thế khác quái gì cái xác sống. Môi trường, giáo dục, y tế để làm gì khi cả ngày đến tối cắm mặt tại cửa hàng không dám sử dụng 1 dịch vụ gì???
Em chỉ chia sẻ những gì em chứng kiến trực tiếp và dựa theo mức số chung ở bên đây. Những hoàn cảnh em kể cũng là một vài điển hình, nhưng cũng không phải là hiếm hoi ở bên này, nếu không nói là số đông.

Ngay như một tổ thợ hàn em đang quản lý, (khoảng hơn 15 người, đa số toàn từ 28 tới 50 tuổi, đều là thợ hàn CO2), với mức lương 250 ngàn mỗi giờ, thì mỗi tháng họ cũng gửi về VN được từ 50 tới 60 triệu VND. Còn công nhân phổ thông với mức lương 170-180 ngàn mỗi giờ thì chỉ có cách như cụ nói là họ tránh thủ làm thêm giờ thì mới có tiền tích lũy. Nhưng cũng không hề ít nếu so với lao động phổ thông ở nhà (trừ chi phí mỗi tháng cũng tiết kiệm được từ 30 tới 40 triệu).

Với mức chi phí ăn uống nếu tính ra thì rẻ hơn ở VN nên chỉ những người chót dính vào cờ bạc, hay các tệ nạn khác thì mới không còn tiền. Chứ nếu chăm chỉ, căn cơ thì vẫn có tiền hàng tháng gửi đều về VN để mua đất đai nhà cửa ạ.

Cụ chủ thread có xác định được vất vả lao động thật lực để dành dụm tài chính lo cho tương lai hay không thì là ở chính bản thân cụ ấy. Còn em tin ở bên Balan hay bên Séc vẫn có cơ hội phát triển đối với những người có cơ sở ban đầu kém cả về tài chính lẫn kiến thức ạ. Tất nhiên có kiến thức thì sẽ có nhiều cơ hội hơn, nhưng kể cả kém kiến thức thì điều kiện để làm việc và phát triển vẫn có nhiều lựa chọn.
 

BMW 530

Xe tăng
Biển số
OF-756051
Ngày cấp bằng
2/1/21
Số km
1,446
Động cơ
65,949 Mã lực
Kể 1 vài tấm gương thành công thì VN chém không hết.
Em có cô bạn học từ thời tiểu học, hết lớp 5 bỏ học ngang chừng. Chính tả, đọc viết còn chưa thông thạo. H live bán quần áo tháng kiếm mấy trăm củ nhà lầu xe hơi đủ cả.

Bỏ ra 300tr đi làm 30tr 1 tháng đầu tắt mặt tối tại nước ngoài. Chỉ có ăn mỳ gói và ko tiêu gì thì may ra 1 năm mới hoàn vốn đi. Cuộc sống mà như thế khác quái gì cái xác sống. Môi trường, giáo dục, y tế để làm gì khi cả ngày đến tối cắm mặt tại cửa hàng không dám sử dụng 1 dịch vụ gì???
😀😀😀😀😀😀 còn trẻ thì đi đây đó cho biết mợ ạ !!! về già rồi sẽ cảm thấy ko nuối tiếc: nếu như!!! giá như…….!!!!
 

BMW 530

Xe tăng
Biển số
OF-756051
Ngày cấp bằng
2/1/21
Số km
1,446
Động cơ
65,949 Mã lực
Em chỉ chia sẻ những gì em chứng kiến trực tiếp và dựa theo mức số chung ở bên đây. Những hoàn cảnh em kể cũng là một vài điển hình, nhưng cũng không phải là hiếm hoi ở bên này, nếu không nói là số đông.

Ngay như một tổ thợ hàn em đang quản lý, (khoảng hơn 15 người, đa số toàn từ 28 tới 50 tuổi, đều là thợ hàn CO2), với mức lương 250 ngàn mỗi giờ, thì mỗi tháng họ cũng gửi về VN được từ 50 tới 60 triệu VND. Còn công nhân phổ thông với mức lương 170-180 ngàn mỗi giờ thì chỉ có cách như cụ nói là họ tránh thủ làm thêm giờ thì mới có tiền tích lũy. Nhưng cũng không hề ít nếu so với lao động phổ thông ở nhà (trừ chi phí mỗi tháng cũng tiết kiệm được từ 30 tới 40 triệu).

Với mức chi phí ăn uống nếu tính ra thì rẻ hơn ở VN nên chỉ những người chót dính vào cờ bạc, hay các tệ nạn khác thì mới không còn tiền. Chứ nếu chăm chỉ, căn cơ thì vẫn có tiền hàng tháng gửi đều về VN để mua đất đai nhà cửa ạ.

Cụ chủ thread có xác định được vất vả lao động thật lực để dành dụm tài chính lo cho tương lai hay không thì là ở chính bản thân cụ ấy. Còn em tin ở bên Balan hay bên Séc vẫn có cơ hội phát triển đối với những người có cơ sở ban đầu kém cả về tài chính lẫn kiến thức ạ. Tất nhiên có kiến thức thì sẽ có nhiều cơ hội hơn, nhưng kể cả kém kiến thức thì điều kiện để làm việc và phát triển vẫn có nhiều lựa chọn.
Nếu như nói tiền lương bang NRW ( Đức ) của thợ Nails tay nghề ổn 3000€ ( trung bình ) chắc ít người tin nhỉ ? đó là lương cầm tay ! thuế , aok chủ bao .
 

wave-tau

Xe container
Biển số
OF-39191
Ngày cấp bằng
26/6/09
Số km
6,965
Động cơ
542,395 Mã lực
Nếu như nói tiền lương bang NRW ( Đức ) của thợ Nails tay nghề ổn 3000€ ( trung bình ) chắc ít người tin nhỉ ? đó là lương cầm tay ! thuế , aok chủ bao .
Chi phí thuê nhà bên đấy năm nay cao ko cụ ? điện nuớc, nhà 3+1 đi chẳng hạn.
 

Thắng_Sơn Tây

Xe cút kít
Biển số
OF-455694
Ngày cấp bằng
24/9/16
Số km
17,189
Động cơ
1,134,782 Mã lực
Nơi ở
Cấm chỉ
Thì bàn là bàn theo cái chung dễ nhận biết thôi cụ ạ, còn để soi kĩ từng ngóc ngách thì tất nhiên hay cũng lắm mà dở cũng nhiều.
Quan trọng còn trẻ thì cứ phải dấn thân chứ ko nên an phận chắc cú thì khó phất lên được.
Cho dù bước vào ô bước ngoặt thì việc quay lại được hay ko đa phần lại do bản thân thôi. Việc đổ lỗi cho ngoại cảnh chỉ là ngụy biện bao che cho sự yếu đuối.
Như cụ chủ mới sắp tuổi băm, đi tầm 3 năm là có thể xác định được là nên ở hay về, tầm đó về VN vẫn còn đầy cơ hội mà.
Đi mất 300 triệu, không rõ ông chú ứng ra cho đi hay tự bỏ tiền túi. Chit tiết này rất quan trọng. Ông ấy bỏ tiền ra tức là công việc khả quan, bắt chủ thớt bỏ tiền ra tức là ít hứa hẹn hơn ( chủ quan hoặc khách quan)
 

BMW 530

Xe tăng
Biển số
OF-756051
Ngày cấp bằng
2/1/21
Số km
1,446
Động cơ
65,949 Mã lực
Chi phí thuê nhà bên đấy năm nay cao ko cụ ? điện nuớc, nhà 3+1 đi chẳng hạn.
tuỳ TP cụ ạ , vd Berlin, Düsseldorf, Köln, München khá đắt, ( 80m2 =900€-1000€ tổng cộng) cơ mà người Việt hầu hết báo lương thấp để được XH chi trả 50%- 70% tiền nhà rồi) . Em vừa mua căn hộ ( khu 4 tầng +thang máy ) trả trước 200 K € ( mỗi tháng trả 1200€ trong 20 năm ) = thuê nhà 20 năm 😀😀😀😀😅. Vùng Lepzig, Dresden…. thì rẻ hơn ( 500-600€/ tháng cho 3 phòng !
 

garungrobi

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-186832
Ngày cấp bằng
25/3/13
Số km
2,589
Động cơ
360,319 Mã lực
Có 1 thứ em thích nhất bên châu Âu ( EU ) là môi trường không bị ô nhiễm. EU họ có chính sách bảo vệ môi trường rất khắt khe, nên những con sông, hồ nước, các vùng nông thôn của họ có môi trường sống tuyệt vời, rất sạch.

Những thứ khác em nhường các cụ chém tiếp...
Vì nó giầu, đẩy công nghiệp sang nước thứ 3 vừa giảm giá thành vừa giảm khí thải.
 

Pigeon2006

Xe tải
Biển số
OF-786866
Ngày cấp bằng
7/8/21
Số km
202
Động cơ
32,917 Mã lực
Hiệu ứng cánh bướm thôi cụ, ông bô cụ được làm lại mà cố bám trụ bên đó thì chắc gì cuộc sống của cả gia đình cụ đã được như hiện tại.
Ông bô em cũng đi Đức năm 89 lịch sử đây, lúc còn ở VN thì chăm chỉ, chịu khó, thương vợ con. Khéo tay nên làm được nhiều nghề phụ. Mà sang bên đó diện xklđ rồi bám trụ đến tận 2003 mới về hẳn VN.
Thành quả là cặp bồ cặp bịch sống như vợ chồng, có cả con riêng bên đó nên không dám đón vợ con sang. Rồi thì buôn thuốc lá, buôn hàng lậu các kiểu lúc đầu thì kiếm bẫm. Sau bị cớm bên đó nó nuôi béo để hốt gọn 1 đợt cho trắng tay hết luôn, lại còn phải vào trại.
Đến khi về VN còn không trở lại Đức được nữa vì bị cộp dấu đen vào giấy tờ. Về em chả có tý tình cảm bố con gì, được vài năm vào Nam ra Bắc thì cũng ly hôn với bà bô em. Sau đó lại chạy sang Nga nhưng cũng chả đâu vào đâu. Được 1 năm về nước thì cờ bạc phải bán mảnh đất có được do mua bằng tiền chia thừa kế.
Sau đó lấy thêm tập 2 được vài năm thì mất vì tai biến sau suốt 3 năm điều trị.
Nói chung có những thứ, những việc tùy vào hoàn cảnh mà có nên tùy tiện THỬ hay không. Bởi mới có câu bước chân đi cấm kỳ trở lại. Nhiều khi thử xong lại đúng vào ô "bước ngoặt cuộc đời" có muốn sửa chữa lại cũng khó hoặc không thể ạ.
Cũng tuỳ người cụ ạ!.
Bà dì là em gái ruột mẹ vợ em đây!, 2 vợ chồng bà ấy cũng đi lao động ở Nga từ năm 8x sau đó những năm nhộm nhoạm tranh tối, tranh sáng, bức tường Berlin sụp đổ thế là 2 vợ chồng vượt sang Tây Đức!. Được cái 2 vợ chồng chịu khó làm ăn nên cũng mua được nhà, bà dì thì có cửa hàng thuê cả người Đức bản xứ và người Viêt làm luôn!. Ông chú thì đi làm cho một tiệm giặt là có chủ là người Đức!, ổng bảo công nhân nhập cư rất nhiều nhất là Thổ Nhĩ Kỳ và Ba Lan. Những công việc cần sức khỏe bê vác nặng nhọc thì người Việt mình không được chuộng bằng dân Ba Lan do đội kia nó trâu bò khỏe hơn!.
Vợ chồng bà dì ông chú em được 2 thằng con trai đều sinh bên đấy!, giờ là công dân mang quốc tịch bên ấy!. Thằng lớn vừa tốt nghiệp đại học năm 2020 giờ đang làm cho một ngân hàng của Đức!, còn thằng bé thì sinh 2007 đang học bên đó!, miễn phí hết nên khá sướng!. Cả 2 thằng nói tiếng Việt thì rất kém!, thằng lớn gần như là nghe chỉ hiểu được chút ít còn nói thì không nói nổi!.
Bà dì ngoài cửa hàng em nói ở trên thì còn có 2 cái nhà cho thuê nữa nên cuộc sống khá dư dả, nhà 3 con xe hơi!, nhà có cả mảnh vườn trồng đầy hoa hồng!, thích về Việt Nam lúc nào là về!.
Đấy!, cũng đi lên từ tay trắng thôi!, cũng chẳng phải du học sinh hay chuyên gia gì cả nhưng nhờ chịu khó nên giờ cũng ổn!. Ông bà ấy xác định không về Việt nam nữa mà chỉ về kiểu đi du lịch thôi!.
Nói ra để thấy rằng là ở đâu thì cũng phải lao động!, kiếm lấy miếng mà ăn rồi chịu khó, nhanh nhẹn nữa thì sẽ có cơ hội (cơ hội nhé chứ không phải chắc chắn có!) để mà sung sướng!. Nắm được cơ hội hay không là do mình là chính!.
Vì thế em mới nói là có đi thì ít nhất là có 50% cơ hội còn không đi thì chắc chắn là chẳng có cơ hội gì rồi!.
 

BMW 530

Xe tăng
Biển số
OF-756051
Ngày cấp bằng
2/1/21
Số km
1,446
Động cơ
65,949 Mã lực
Cũng tuỳ người cụ ạ!.
Bà dì là em gái ruột mẹ vợ em đây!, 2 vợ chồng bà ấy cũng đi lao động ở Nga từ năm 8x sau đó những năm nhộm nhoạm tranh tối, tranh sáng, bức tường Berlin sụp đổ thế là 2 vợ chồng vượt sang Tây Đức!. Được cái 2 vợ chồng chịu khó làm ăn nên cũng mua được nhà, bà dì thì có cửa hàng thuê cả người Đức bản xứ và người Viêt làm luôn!. Ông chú thì đi làm cho một tiệm giặt là có chủ là người Đức!, ổng bảo công nhân nhập cư rất nhiều nhất là Thổ Nhĩ Kỳ và Ba Lan. Những công việc cần sức khỏe bê vác nặng nhọc thì người Việt mình không được chuộng bằng dân Ba Lan do đội kia nó trâu bò khỏe hơn!.
Vợ chồng bà dì ông chú em được 2 thằng con trai đều sinh bên đấy!, giờ là công dân mang quốc tịch bên ấy!. Thằng lớn vừa tốt nghiệp đại học năm 2020 giờ đang làm cho một ngân hàng của Đức!, còn thằng bé thì sinh 2007 đang học bên đó!, miễn phí hết nên khá sướng!. Cả 2 thằng nói tiếng Việt thì rất kém!, thằng lớn gần như là nghe chỉ hiểu được chút ít còn nói thì không nói nổi!.
Bà dì ngoài cửa hàng em nói ở trên thì còn có 2 cái nhà cho thuê nữa nên cuộc sống khá dư dả, nhà 3 con xe hơi!, nhà có cả mảnh vườn trồng đầy hoa hồng!, thích về Việt Nam lúc nào là về!.
Đấy!, cũng đi lên từ tay trắng thôi!, cũng chẳng phải du học sinh hay chuyên gia gì cả nhưng nhờ chịu khó nên giờ cũng ổn!. Ông bà ấy xác định không về Việt nam nữa mà chỉ về kiểu đi du lịch thôi!.
Nói ra để thấy rằng là ở đâu thì cũng phải lao động!, kiếm lấy miếng mà ăn rồi chịu khó, nhanh nhẹn nữa thì sẽ có cơ hội (cơ hội nhé chứ không phải chắc chắn có!) để mà sung sướng!. Nắm được cơ hội hay không là do mình là chính!.
Vì thế em mới nói là có đi thì ít nhất là có 50% cơ hội còn không đi thì chắc chắn là chẳng có cơ hội gì rồi!.
Cụ đúng !!! nếu lớp trẻ sinh và được đào tạo bên này có trình độ cao thì sướng lắm cụ ạ ( lương cầm tay phải trên 5000€ !!! xe cộ công ty đài thọ ….) có điều bọn nó sống theo văn hoá phương Tây khác biệt = đâm lúc cũng cảm thấy mất mát 😃🙁
 

wave-tau

Xe container
Biển số
OF-39191
Ngày cấp bằng
26/6/09
Số km
6,965
Động cơ
542,395 Mã lực
tuỳ TP cụ ạ , vd Berlin, Düsseldorf, Köln, München khá đắt, ( 80m2 =900€-1000€ tổng cộng) cơ mà người Việt hầu hết báo lương thấp để được XH chi trả 50%- 70% tiền nhà rồi) . Em vừa mua căn hộ ( khu 4 tầng +thang máy ) trả trước 200 K € ( mỗi tháng trả 1200€ trong 20 năm ) = thuê nhà 20 năm 😀😀😀😀😅. Vùng Lepzig, Dresden…. thì rẻ hơn ( 500-600€/ tháng cho 3 phòng !
Thế thì ngon quá, họ cho hơn khối đông âu nhiều đấy cụ, bên này vn buôn bán báo thu nhập thấp đuợc hỗ trợ ít lắm, cơ mà quan trọng hơn báo sẽ có nguy cơ kiểm tra thuế nhiều hơn. :D
Chúc mừng cụ. :)
 

Thắng_Sơn Tây

Xe cút kít
Biển số
OF-455694
Ngày cấp bằng
24/9/16
Số km
17,189
Động cơ
1,134,782 Mã lực
Nơi ở
Cấm chỉ
15 năm trước VN như thế nào?
Hiện tại, VN như thế nào?
15 năm tới VN sẽ như thế nào?
Cụ rảnh có thể qua các khu đô thị mới ở HN, hay qua các khu du lịch QN, HP để thấy được sự thay da đổi thịt của đất nước. Làm gì cũng cần có thời gian, không thể 1 bước lên tiên được.

Ngẫm lại, các bác đi Tây từ trước 2.000 rồi sau này về nước so với người ở lại thì thực sự khác biệt. Càng về sau này, người đi nước ngoài lao động quay trở về càng không có cửa so với người ở lại. Nói thì tự ái, thực sự mức lương của cụ thớt chỉ ngang bằng đi Nhật xuất khẩu lao động. Mà thị trường lao động Nhật giờ không còn hấp dẫn với giới trẻ, trừ những gia đình nghèo hoặc thất nghiệp tại VN.

Còn việc ở đó có hạnh phúc hay không thì tùy cảm quan của mỗi người, vì tiêu chí hạnh phúc của chúng ta không giống nhau. Ngay tại đất nước VN, 100% nói tiếng Việt mà mỗi lần về quê em vẫn cảm thấy có gì đó thân thương và hoài niệm. Dù đã sống ở HN ngót nghét 20 năm từ ngày thi đại học. Nhưng những cây đa, trường cũ, mái đình, bạn xưa vẫn mãi ở trong tâm trí mình. Có lẽ, lúc về già em lại trở về với thôn quê thôi.

Cụ chủ cũng 30t rồi, giờ học lại viết chữ đánh vần liệu có ổn không? Bao lâu thì giao tiếp thành thạo được như người bản địa? Mà nhân chi sơ thú vui không đơn giản là môi trường sống đâu. Ngồi uống vs bạn thân cốc bia, đi hát hò xả stress tại VN đương nhiên sẽ khác hẳn bên đó. Cụ cứ đi rồi sẽ thấy thấm. Cái quan trọng hơn cả là tìm vợ. Nói vuông cho nhanh, tụi Tây chưa bao h coi màu da nào bằng da trắng nên hy vọng lấy vợ bản địa là hão huyền. Vợ người Việt ở tại VN cụ còn khó kiếm vợ ngon, sang tận Balan cơ hội nào cho cụ???

Em thấy nhiều cụ nói rằng, 70% đi không muốn về. Con số từ đâu em không rõ nhưng chúng ta nên phân định thế này:

1. 70% phần lớn là người nghèo hay người trung lưu. Nghèo quá thì xklđ đôi khi là con đường duy nhất thoát nghèo.
2. Không về không có nghĩa là bên đó hp. Đôi khi, trở về cảm thấy thua kém bạn bè trong nước nên tự ti ko về nữa.
Cụ này nói năng hơi khắc khẩu nhưng phân tích rành mạch, có cơ sở và logic:-bd
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top