[Funland] So sánh các loại Frigate - Warship

Xe thể thao

Xe buýt
Biển số
OF-311088
Ngày cấp bằng
9/3/14
Số km
737
Động cơ
305,360 Mã lực
Hải quân Ấn Độ nhận liên tiếp 2 siêu hạm mới

Cập nhật lúc: 07:00 13/07/2014 (GMT+7)




(Kienthuc.net.vn) - Từ 10-12/7, Hải quân Ấn Độ lần lượt nhận bàn giao 2 tàu chiến mới thuộc lớp Project 15A Kolkata và Project 28 Karmota.



Theo truyền thông Trung Quốc, trong 2 ngày 10 và 12/7, Hải quân Ấn Độ liên tiếp nhận bàn giao 2 tàu chiến mới (gồm siêu hạm đa năng Project 15A Kolkata và siêu hạm săn ngầm Project 28 Kolkata) từ nhà máy đóng tàu Mazagon Dock Limited.

Với sự kiện này, các phương tiện truyền thông Ấn Độ gọi là “tuần lễ của công nghiệp tàu thủy”.

Trong đó, lớp Kolkata là tàu khu trục tàng hình hiện đại nhất Hải quân Ấn Độ hiện nay do công nghiệp quốc phòng nước này tự thiết kế và đóng mới. Chiếc đầu tiên mang tên INS Kolkta (D63) hạ thủy năm 2006, theo kế hoạch ban đầu nó phải được bàn giao năm 2010 nhưng do vấn đề kỹ thuật mà mãi tới năm 2013 con tàu mới bắt đầu ra biển thử nghiệm.


Kolkata có lượng giãn nước toàn tải 7.500 tấn, dài 163m, thủy thủ đoàn 325 người, trang bị hệ thống radar mạng pha chủ động hiện đại EL/M-2248 được đánh giá là có tính năng tương tự hệ thống radar AN/SPY-1 trong thành phần hệ thống Aegis của Mỹ.



Con tàu được thiết kế với kho vũ khí đáng gờm gồm: 32 tên lửa phòng không tầm trung Barak 8; 16 tên lửa hành trình đối đất/chống hạm tốc độ vượt âm BrahMos; ngư lôi và rocket săn ngầm.

Còn Karmota là tên gọi chiếc đầu tiên thuộc Project 28 được thiết kế chuyên biệt cho nhiệm vụ săn tàu ngầm. Con tàu có lượng giãn nước toàn tải 3.400 tấn, dài 109,1m, thủy thủ đoàn 180 người, trang bị ngư lôi và rocket săn ngầm.

Bằng Hữu
http://kienthuc.net.vn/tin-tuc-quan-su/hai-quan-an-do-nhan-lien-tiep-2-sieu-ham-moi-362711.html

Ấn Độ có con Project 15A Kolkata này ngon quá nhỉ,em mang tới 16 quả Bramốt.lợi hại đây [..] [..] [..]
 

TuDo2808

Xe điện
Biển số
OF-202035
Ngày cấp bằng
14/7/13
Số km
4,785
Động cơ
369,006 Mã lực
Anh Ấn văn Độ này làm cái gì cũng đủng đỉnh nhể!:-w
 

Xe thể thao

Xe buýt
Biển số
OF-311088
Ngày cấp bằng
9/3/14
Số km
737
Động cơ
305,360 Mã lực
Tặng cụ bộ ảnh xem cho sướng [..]

Project 15A Kolkata:























 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Khu trục hạm hiện đại nhất Ấn Độ sau 11 năm mới được chuyển giao

(Soha.vn) - Hải quân Ấn Độ đã chính thức tiếp nhận tàu khu trục INS Kolkata, chiếc tàu đầu tiên thuộc lớp Kolkata hiện đại nhất nước này.

Tàu khu trục P-15A lớp Kolkata đầu tiên đã được chuyển giao cho Hải quân Ấn Độ vào ngày 10/07 vừa qua. Dự kiến buổi lễ bàn giao chính thức và đưa tàu vào biên chế Hải quân Ấn Độ sẽ được tổ chức vào cuối tháng này tại Mumbai, với sự tham gia của Bộ trưởng quốc phòng Ấn Độ Arun Jaitley.
Trước khi được chuyển giao, tàu INS Kolkata đã hoàn thành các cuộc thử nghiệm cuối cùng vào tháng trước, trong đó có việc bắn thử tên lửa chống hạm Brahmos ngày 09/06/2014 tại khu vực ngoài khơi Karwar.

Tàu khu trục Kolkata​
Tàu khu trục tàng hình thuộc lớp Kolkata có chiều dài 163m, rộng 17,4m, lượng giãn nước 6.800 tấn. Đây là lớp tàu kế tiếp của tàu khu trục lớp Delhi (đề án P-15) do Ấn Độ hợp tác cùng viện thiết kế tàu thủy phương Bắc của Liên Xô thiết kế vào năm 1986.
Việc đóng 3 tàu khu trục P-15A lớp Kolkata đầu tiên được Ấn Độ thông qua vào tháng 05/2000 và chiếc đầu tiên thuộc lớp Kolkata, INS Kolkata, được đặt ky vào tháng 9 năm 2003, hạ thuỷ vào tháng 3 năm 2006 tại nhà máy đóng tàu Mazagon Dock ở thành phố Mumbai. Tàu thứ 2 và thứ 3, INS Kochi và INS Chennai lần lượt được hạ thuỷ vào tháng 9 năm 2009 và tháng 4 năm 2010. Hải quân Ấn Độ dự kiến sẽ đóng tàu thuộc đề án 15B sau khi đưa vào trang bị 3 tàu thuộc đề án 15A.
BÀI LIÊN QUAN


Tàu lớp Kolkata được thiết kế với khả năng tấn công, phòng thủ toàn diện. Vũ khí trang bị trên tàu có pháo hạm 130mm, 16 ống phóng thẳng đứng cho tên lửa chống hạm Brahmos với tầm bắn tối đa 300km. Ngoài ra, đây là lớp tàu đầu tiên của Ấn Độ trang bị các radar mạng pha lắp vào thượng tầng EL/M-2248 MF STAR do Israel sản xuất, tương tự radar AN/SPY-1 trang bị trên các tàu Aegis của Mỹ.
Vũ khí phòng không trang bị trên tàu là 24 tên lửa Barak-8, sản phẩm hợp tác giữa Ấn Độ và Israel, có tầm bắn tối đa 70km. Hệ thống phòng thủ tầm cực gần (CIWS) có 4 pháo AK-630M. Vũ khí chống ngầm có 2 bệ phóng rocket chống ngầm RBU-6000 và ngư lôi chống ngầm cỡ 533mm bố trí ngang thân tàu. Trên tàu có sàn đỗ và nhà chứa cho 2 trực thăng chống ngầm.

Các tàu khu trục lớp Kolkata được đánh giá là lớp tàu mạnh nhất hiện nay của Hải quân nước này và đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành các nhóm tác chiến tàu sân bay thế hệ mới của hải quân nước này. Tuy nhiên, quá trình đóng con tàu đã xảy ra rất nhiều trục trặc.
Đầu tiên phải kể đến việc liên tục trì hoãn thời gian đưa tàu vào biên chế. Do gặp nhiều khó khăn về mặt kỹ thuật nên việc xây dựng chiếc tàu đầu tiên, tàu INS Kolkata đã kéo dài đến 11 năm kể từ khi đặt ky (dự kiến ban đầu thì tàu INS Kolkata được biên chế vào khoảng giai đoạn từ năm 2009-2010). Tiếp nữa là vô số các lỗi kỹ thuật cũng như việc các nhà cung cấp vũ khí cho tàu liên tục trì hoãn mà điển hình là việc trong thiết kế ban đầu của tàu sử dụng mẫu pháo hạm Oto Melara 127/64 Lightweight (LW) nhưng sau đó phải chuyển sang sử dụng mẫu pháo hạm Oto Melara 76/62 Super Rapod (SR).
Ngoài ra, phía Israel hiện nay vẫn chưa hoàn thành xong các tên lửa Barak-8, vốn là trụ cột trong hệ thống phòng không của con tàu. Tháng 3 năm nay, một tai nạn đã xảy ra khi tàu INS Kolkata đang tiến hành thử nghiệm khiến 1 sĩ quan hải quân Ấn Độ thiệt mạng, sự việc này càng phủ bóng đen lên quá trình đóng tàu và đưa tàu vào biên chế.
Việc sắp tới đây Hải quân Ấn Độ chính thức biên chế tàu khu trục INS Kolkata sẽ đánh dấu mốc quan trọng trong một dự án đóng tàu hải quân cực kỳ tham vọng của nước này, kết thúc hơn 11 năm kể từ ngày đặt ky chiếc đầu tiên và tiến tới việc đóng các tàu khu trục thế hệ tiếp theo P-15B.
Hình ảnh tàu INS Koltaka trong một đợt thử nghiệm:




Tàu khu trục INS Kolkata chạy thử nghiệm​
 

springsea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-44950
Ngày cấp bằng
29/8/09
Số km
9,681
Động cơ
536,693 Mã lực
Thiết kế của anh Ấn này vẫn theo lỗi mòn cũ của HQ Nga thiên về đối hạm. Đặt giàn rocket chống ngầm phía trước theo e thấy rất không hợp lý. Rocket chống ngầm có thể đặt phía sau, phía trước cần đặt hệ thống CIWS. Ở vị trí này vũ khí cận chiến có thể bao quát được phía trước và phía mạn tàu 2 bên. Bố trí rocket chống ngầm phía sau ko ảnh hưởng gì đến khả năng tác chiến của nó, điều này tương tự như hệ thống tên lửa đối hạm được bố trí ngay sau tháp chỉ huy. Kế đến là hệ thống CIWS bố trí 2 pháo AK630 ở mỗi mạn, ở vị trí này ko thể bao quát được phía trước và phía sau của tàu. Một số loại tên lửa đối hạm dẫn đường thụ động có thể lựa chọn hướng tấn công từ những góc này nhằm vô hiệu hóa khả năng đánh chặn.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Kolkata của Ấn Độ có át vía được Type-052C Trung Quốc?

Quốc Việt - theo Trí Thức Trẻ | 15/07/2014 07:15



Tàu khu trục Kolkata của Hải quân Ấn Độ.
Chia sẻ:
(Soha.vn) - INS Kolkata hiện là khu trục hạm mạnh nhất của Hải quân Ấn Độ nhưng liệu nó có thắng thế trước Type-052C của Trung Quốc?

Trang mạng Livefistdefence mới đây đã đăng tải các hình ảnh thử nghiệm trên biển của tàu khu trục Kolkata Project 15A. Như vậy sau 11 năm từ ngày khởi công đóng mới, Hải quân Ấn Độ sắp sở hữu trong biên chế cỗ máy chiến tranh hàng đầu khu vực.
Sự có mặt của tàu khu trục Kolkata sẽ đưa Hải quân Ấn Độ trở thành một thế lực lớn trên đại dương. Tuy nhiên, vấn đề đang được quan tâm là so với các tàu khu trục cùng loại của các cường quốc hải quân trong khu vực, đặc biệt là so với người hàng xóm Trung Quốc Kolkata có được lợi thế nào không?
Hệ thống điện tử vượt trội
Kolkata là lớp tàu khu trục mang tên lửa điều khiển được thiết kế rất hiện đại với khả năng tàng hình cao. Đây là một chương trình đầy tâm huyết của Ấn Độ nhằm đưa hải quân nước này trở thành lực lượng hàng đầu khu vực. Bên cạnh đó đây cũng là một nỗ lực lớn của Ấn Độ nhằm bắt kịp tốc độ hiện đại hóa nhanh chóng của Hải quân Trung Quốc.

Tàu khu trục Kolkata của Ấn Độ (phía trên) vượt trội về hệ thống điện tử so với Type-052C của Trung Quốc (ở dưới)​

Kolkata được xem như câu trả lời dành cho Type-052C của Trung Quốc. Tuy nhiên, khác với tốc độ chóng của Type-052C, sự phát triển của Kolkata khá chậm chạp với rất nhiều lỗi phát sinh trong quá trình đóng, song điều đó không làm ảnh hưởng nhiều đến sức mạnh chiến đấu của con tàu.
BÀI LIÊN QUAN


Điểm vượt trội của Kolkata so với đối thủ Type-052C là hệ thống điện tử cực mạnh mà trái tim là radar quét mạng pha điện tử chủ động AESA EL/M-2248 MF-STAR gồm 4 mảng anten gắn trên đỉnh tháp radar, mang lại khả năng kiểm soát mục tiêu rất rộng.
Đây là loại radar được đánh giá tốt nhất thế giới hiện nay, nó cung cấp các hình ảnh chất lượng cao, hỗ trợ giao diện vũ khí theo từng điều kiện thời tiết và môi trường khó khăn nhất trong lĩnh vực hải quân hiện tại cũng như tương lai.
Radar này có khả năng tự động theo dõi các mục tiêu trên không và trên biển cùng lúc. Nó có khả năng chiếu xạ và dẫn hướng cho cả tên lửa hải đối không và tên lửa chống tàu, pháo hạm. EL/M-2248 MF-STAR có độ chính xác rất cao và hiệu suất tương đương với radar AN/SPY-1D trên các tàu khu trục Aegis của Mỹ.

Hỗ trợ cho radar chính là radar giám sát EL/M-2238 STAR. Cả 2 loại radar này đều do IAI Elta của Israel chế tạo. Bên cạnh đó Kolkata còn được trang bị radar giám sát trên không LW-08 của tập đoàn Thales, Pháp.
Về năng lực chống ngầm, tàu khu trục Kolkata được trang bị bộ định vị thủy âm thế hệ mới HUMSA-NG bao gồm một mảng gắn ở thân tàu và một mảng kéo theo. Hệ thống chiến tranh điện tử Deseaver MK II do Elbit Systems sản xuất và hệ thống dữ liệu chiến đấu đa mục tiêu EMCCA Mk-4 của Ấn Độ.
Trong khi đó tàu khu trục Type-052C sử dụng hệ thống điện tử do Trung Quốc chế tạo với chất lượng rất khó kiểm chứng. Xét về hệ thống điện tử, tàu khu trục Kolkata chiếm nhiều ưu thế hơn so với đối thủ Type-052C.
Nỗi kinh hoàng mang tên BrahMos
Một nhân tố khác kết hợp tạo nên sức mạnh vượt trội cho tàu khu trục Kolkata là hệ thống vũ khí tối ưu của nó. Tàu khu trục Kolkata được trang bị 4x8 hệ thống phóng thẳng đứng (VLS) sử dụng 2 loại tên lửa phòng không Barak-1 tầm bắn 12 km và tên lửa đánh chặn tầm trung Barak-8 có tầm bắn 70 km.

Tên lửa chống hạm siêu âm BrahMos (phía trên) hoàn toàn vượt trội so với YJ-62 (ở dưới) về tất cả các chỉ số.​

Tên lửa Barak-8 có khả năng hoạt động độc lập rất cao và gần như không phải phụ thuộc vào hệ thống nhắm mục tiêu hay dẫn đường. Đây là một sản phẩm liên doanh giữa Ấn Độ và Israel, tuy vậy sự phát triển của loại tên lửa này đang diễn ra khá chậm, gây ảnh hưởng nhiều đến thời gian đưa tàu khu trục Kolkata vào hoạt động.
Về khả năng phòng không, Type-052C có lợi thế hơn với hệ thống tên lửa phòng không tầm xa HHQ-9 (biến thể hải quân của HQ-9) có tầm bắn 150 km. Tuy nhiên, lợi thế này của Type-052C không phải là quá lớn. Kinh nghiệm từ các cuộc xung đột trong thời gian qua cho thấy, thắng bại trong tác chiến phòng không thường quyết định ở khu vực tầm trung.
Vũ khí đáng sợ nhất của khu trục hạm Kolkata là 16 ống phóng thẳng đứng sử dụng tên lửa hành trình chống hạm PJ-10 BrahMos. Đây là loại tên lửa chống hạm có tốc độ nhanh nhất thế giới hiện nay với tầm bắn lên đến 300 km. BrahMos thực sự là một mối đe dọa chết người cho bất kỳ tàu chiến nào.
Trong khi đó Type-052C sử dụng tên lửa chống hạm YJ-62 tầm bắn trên 300 km, tốc độ cận âm. YJ-62 chắc chắn không thể so sánh với BrahMos về tất cả các chỉ số.
Về pháo hạm, ban đầu tàu khu trục Kolkata dự định trang bị pháo hạm 130 mm của Nga, tuy nhiên sau đó lại chuyển sang sử dụng pháo hạm 76 mm của Pháp có tốc độ bắn lên đến 220 viên/phút. Type-052C được trang bị pháo hạm 100 mm có lợi thế hơn về tầm bắn còn Kolkata có lợi thế về tốc độ bắn.

Sự ra đời của tàu khu trục Kolkata đã làm cuộc đua tàu chiến mặt nước giữa Trung-Ấn trở nên nóng hơn.
Về chống ngầm, tàu khu trục Kolkata được trang bị 4 ống phóng ngư lôi 533mm cùng 2 hệ thống phóng rocket chống ngầm RBU-6000. Ngoài ra còn có sự hỗ trợ của 2 trực thăng chống ngầm Agusta Westland Sea King hoặc HAL Dhruv.
Trong khi đó Type-052C được trang bị 2 cụm 3 ống phóng ngư lôi cùng sự hỗ trợ của 1 trực thăng chống ngầm Z-9C hoặc Ka-28 của Nga. Về năng lực chống ngầm tàu khu trục Kolkata có ưu thế hơn với sự hỗ trợ của 2 hệ thống RBU-6000 còn Type-052C không có loại này.
Về khả năng phòng thủ tầm cực gần, tàu khu trục Kolkata được trang bị 4 pháo bắn siêu nhanh AK-630. Trong khi đó Type-052C chỉ được trang bị 2 hệ thống phòng thủ tầm cực gần Type-730. Khả năng phòng thủ tầm cực gần của Kolkata còn được hỗ trợ từ tên lửa phòng không tầm thấp Barak-1 còn Type-052C chỉ dựa vào pháo nên hạn chế hơn so với Kolkata.
Về hệ thống động lực của Kolkata và Type-052C là tương đương nhau. Type-052C sử dụng hệ thống động cơ đẩy hỗn hợp turbine khí-diesel CODOG còn tàu khu trục lớp Kolkata được trang bị hệ thống đẩy COGAG (động cơ tuabin khí kết hợp).
Từ các thông số kỹ thuật nêu trên cho thấy tàu khu trục Kolkata của Ấn Độ chiếm ưu thế hơn so với đối thủ Type-052C của nó, đặc biệt báo chí Ấn Độ từng nhận định rằng sử dụng tên lửa chống hạm lắp đầu tự dẫn radar thụ động hoàn toàn có thể đánh chìm tàu khu trục Type-052C với xác suất 100%.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Thiết kế của anh Ấn này vẫn theo lỗi mòn cũ của HQ Nga thiên về đối hạm. Đặt giàn rocket chống ngầm phía trước theo e thấy rất không hợp lý. Rocket chống ngầm có thể đặt phía sau, phía trước cần đặt hệ thống CIWS. Ở vị trí này vũ khí cận chiến có thể bao quát được phía trước và phía mạn tàu 2 bên. Bố trí rocket chống ngầm phía sau ko ảnh hưởng gì đến khả năng tác chiến của nó, điều này tương tự như hệ thống tên lửa đối hạm được bố trí ngay sau tháp chỉ huy. Kế đến là hệ thống CIWS bố trí 2 pháo AK630 ở mỗi mạn, ở vị trí này ko thể bao quát được phía trước và phía sau của tàu. Một số loại tên lửa đối hạm dẫn đường thụ động có thể lựa chọn hướng tấn công từ những góc này nhằm vô hiệu hóa khả năng đánh chặn.
Uk và chắc chắn ko phải là tên lửa anti ship của NATO rồi
 

Mannschaft

Xe điện
Biển số
OF-17341
Ngày cấp bằng
14/6/08
Số km
3,263
Động cơ
537,254 Mã lực
Nơi ở
Bốn bể là nhà
Leidos bắt đầu đóng tàu săn ngầm tự động đầu tiên theo chương trình ACTUV của DARPA


Là một phần của chương trình phát triển Tàu săn ngầm theo dõi liên tục không người lái (ACTUV) của Cơ quan các dự án phòng thủ tối tân (DARPA), Leidos - công ty có trụ sở chính tại Virginia đang tiến hành chế tạo con tàu tự động đầu tiên với khả năng xác định và theo dõi các tàu ngầm diesel vận hành siêu êm dưới mặt nước.

Lợi thế chiến lược của tàu ngầm chính là khả năng biến mất dưới làn nước sâu và vận hành gần như vô hình. Do đó, việc xác định và theo dõi tàu ngầm ngay cả trong thời bình là một nhiệm vụ rất quan trọng của các lực lượng hải quân trên thế giới. Đây là một nhiệm vụ mang tính sống còn, tốn nhiều thời gian và chi phí. Một bằng chứng là trong suốt cuộc chiến tranh lạnh, hải quân Hoàng gia Anh đã từng huy động gần như toàn bộ lực lượng để săn tìm tàu ngầm.

Trở lại với chương trình ACTUV của DARPA, Leidos đã nhận được sự đồng ý của Cơ quan thuộc bộ quốc phòng Hoa Kỳ này hồi tháng 2 để phát triển nguyên mẫu tàu săn ngầm tự động đầu tiên với khả năng theo dõi các tàu ngầm chạy diesel ở độ sâu lớn trong nhiều tháng liền.

Chiếc tàu 3 thân được chế tạo bằng sợi carbon tổng hợp với thiết kế dạng mô-đun. Tàu được trang bị các cảm biến định hướng và điều khiển tự động, hệ thống điện-quang học và các radar tầm ngắn/tầm dài. Để phát hiện tàu ngầm, ACTUV sẽ dựa trên các cảm biến tích hợp và các phao sonar được máy bay săn ngầm hay tàu săn ngầm thả xuống biển. Với khả năng bao phủ hiệu quả một khu vực lớn, các phao sonar sẽ cung cấp thông tin ban đầu về sự hiện diện của mục tiêu khả nghi. Sau đó, ACTUV sẽ được điều đến khu vực khoanh vùng và triển khai các cảm biến sonar chủ-bị động tầm dài hoạt động ở tần số trung bình được gắn trong các pod đặt 2 bên thân tàu nhằm xác nhận sự có mặt của tàu ngầm địch và ước định khu vực tình nghi (AOU) có thể bị đe dọa, đồng thời hạn chế di chuyển của các tàu trên mặt biển tại khu vực này.

Với 2 máy dò sonar tần số cao đặt trong vỏ tàu chính, độ chính xác và độ tin cậy của hoạt động theo dõi được cải thiện đáng kể. Một khi tiến gần đến mục tiêu, hệ thống từ kế trên ACTUV được sử dụng để cung cấp thông tin thêm về hoạt động của mục tiêu. Sau khi hoàn tất thiết lập theo dõi liên tục, ACTUV sẽ dùng các máy dò sonar tần số cao để vẽ lại hình ảnh bằng âm thanh của mục tiêu, qua đó giúp nhận biết và phân loại tàu ngầm. Khi khu vực tình nghi được xác định và mối đe dọa ngầm được nhận biết, biên giới khu vực tinh nghi AOU sẽ được thiết lập và vùng biển còn lại sẽ an toàn. Hoạt động theo dõi của ACTUV sẽ đặt các tàu ngầm địch vào tình thế nguy hiểm và dễ bị tấn công nếu đối phương có ý định công kích.

Trên thực tế, ACTUV sẽ nắm giữ vai trò của một loạt các tàu săn ngầm có người lái vận hành trên mặt biển (ASW) thường được dùng để bảo vệ các tàu chiến và tàu sân bay trong các hạm đội biển trước mối đe dọa từ tàu ngầm. Khả năng vận hành tự động của ACTUV sẽ cho phép Hải quân Mỹ ủy thác các lực lượng có sự tham gia của con người vào các hoạt động công kích và các vai trò hỗ trợ khác, để lại nhiệm vụ săn ngầm cho một nền tảng tự động.

Ngoài ra, theo Leidos thiết kế mô-đun của ACTUV không chỉ cho phép tàu thực hiện các nhiệm vụ săn ngầm mà còn có thể được tái trang bị nhằm phục vụ cho các nhiệm vụ trinh sát và do thám. Thêm vào đó, con tàu còn có thể báo cáo về tình huống và điều kiện hoạt động của nó cùng các máy tính được lập trình để nhận biết các tàu khác và dự đoán tác vụ phải thực hiện tiếp theo. Nói về cấp độ tự động của ACTUV, quản lý chương trình Scott Littlefield cho biết công nghệ tự động tiên tiến trên ACTUV cho phép hệ thống triển khai tự động để thực hiện các nhiệm vụ kéo dài nhiều tháng trong phạm vi hàng nghìn dặm dưới sự giám sát của mô hình điều khiển từ xa. Ông cho biết thêm trên thực tế, thời điểm duy nhất ACTUV cần đến sự can thiệp của thủy thủ là lúc khởi động và đưa tàu ra khỏi cảng. Các máy tính trên tàu sẽ kiểm soát phần còn lại của nhiệm vụ.

ACTUV hiện đang được chế tạo tại nhà máy đóng tàu Christensen Shipyard, Vancouver, Washington dưới sự giám sát của công ty chủ quản Leidos và Oregon Iron Works. Hoạt động chế tạo theo kế hoạch sẽ mất 15 tháng và tàu sẽ được hạ thủy vào năm sau tại sông Columbia.

Chủ tịch Leidos - John Fratamico cho biết: "Công nghệ cảm biến tiên tiến của ACTUV sẽ cho phép tàu giám sát liên tục và kết hợp với cấu trúc và thiết kế, con tàu được kỳ vọng sẽ mang lại giải pháp định hướng tự động an toàn hỗ trợ cho các nhiệm vụ của hải quân Mỹ trên phạm vi toàn cầu."

Nguồn: Leidos​
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Viễn cảnh tàu chiến ven bờ LCS mang theo F-35B có làm TQ run sợ?

(Soha.vn) - Sàn đáp trực thăng của những tàu chiến ven bờ thuộc lớp Independence (LCS-2) được đánh giá có khả năng tiếp nhận máy bay chiến đấu cất hạ cánh thẳng đứng F-35B.

Vừa qua vào ngày 24/7, trang mạng Tuần san tin tức Quốc phòng Mỹ cho biết tàu chiến ven bờ USS Coronado (LCS-4) sẽ bắn thử một quả tên lửa đối hạm NSM (Naval Strike Missile) do Công ty Kongsberg - Na Uy sản xuất tại căn cứ hải quân Point Mugu, bang California. Nếu được chấp nhận trang bị tên lửa NSM thì các tàu chiến ven bờ LCS của Hải quân Mỹ sẽ sở hữu sức mạnh tấn công đủ để làm e sợ bất kỳ đối thủ nào.

Tàu chiến ven bờ USS Independence (LCS-2)​

Đây có thể coi là câu trả lời đầu tiên của Hải quân Mỹ trước những chỉ trích cho rằng dự án chế tạo tàu chiến ven bờ LCS là một cái hố không đáy hút tiền ngân sách khi cho ra đời những chiến hạm với khả năng cả phòng thủ lẫn tấn công chỉ ở mức tối thiểu.
Những người chỉ trích ngay từ đầu có lẽ đã quên rằng LCS là loại tàu chiến được thiết kế với kết cấu module tiên tiến, có thể dễ dàng tùy biến để thích ứng với từng nhiệm vụ cụ thể. Khoảng không gian trống trên các tàu đã triển khai hiện vẫn chiếm tới 40% diện tích, nếu cần thiết con tàu có thể bổ sung những module vũ khí chống hạm, chống ngầm và phòng không trong thời gian rất ngắn. Khi được vũ trang đầy đủ, các tàu chiến ven bờ LCS sẽ thực sự trở thành những chiếc frigate có sức mạnh cả tấn công lẫn phòng thủ rất đáng gờm.
Một điểm đặc biệt nữa đó là các tàu chiến ven bờ đều có khả năng kiêm luôn nhiệm vụ của tàu đổ bộ tấn công với thiết kế có khoang đổ quân và sàn đáp trực thăng rất lớn, hơn cả khu trục hạm Arleigh Burke hay tuần dương hạm Ticonderoga, trong đó các tàu LCS mang số chẵn thuộc lớp Independence còn có thể kiêm luôn chức năng tàu sân bay hạng nhẹ.

Sàn đáp máy bay rất lớn của USS Independence​

Sàn đáp máy bay bố trí phía đuôi tàu LCS lớp Independence có diện tích lên tới 1.030 m2 được đánh giá đủ khả năng tiếp nhận cùng lúc 4 trực thăng hạng nhẹ UH-1N hoặc 2 trực thăng cỡ lớn CH-53E Super Stallion. Ngoài ra một thang máy cực lớn (cỡ 6,1 x 6,1 m) vận chuyển trực tiếp các container từ khoang chứa lên boong tàu giúp LCS-2 có khả năng vận chuyển và trao đổi hàng hóa cùng máy bay khi đang hoạt động trên biển.
Sau khi đánh giá tổng quan về sức mạnh và tiềm năng của hiện đại hóa của những tàu chiến ven bờ LCS, một câu hỏi đã được đặt ra đó là sau khi vũ trang đầy đủ, lấp kín 40% diện tích còn trống thì những con tàu trên liệu còn có thể gia tăng sức mạnh thông qua con đường nào khác. Câu trả lời rất có thể sẽ là trang bị máy bay chiến đấu cất hạ cánh thẳng đứng thế hệ 5 F-35B cho các tàu thuộc lớp Independence.

F-35B thử nghiệm cất hạ cánh trên tàu đổ bộ tấn công Wasp

Hiện tại theo như công bố chính thức từ Hải quân Mỹ thì USS Independence (LCS-2) và USS Coronado (LCS-4) chỉ có khả năng mang theo 2 trực thăng SH-60 Seahawk. Tuy nhiên với thiết kế mở và được xác định có thể trở thành tàu sân bay mini, đi kèm với việc F-35B nằm trong kế hoạch trang bị rộng rãi cho các tàu chiến của Hải quân Mỹ thì chúng ta có thể dự đoán việc sửa chữa boong tàu Independence để cho phép tiếp nhận F-35B là hoàn toàn khả thi.
BÀI LIÊN QUAN


Theo như đoạn video thử nghiệm trên tàu đổ bộ tấn công lớp Wasp thì F-35B đã thực hiện nhuần nhuyễn thao tác hạ cánh thẳng đứng và cất cánh đường băng cực ngắn. Quãng đường cần thiết để có thể cất cánh của F-35B hoàn toàn phù hợp với boong tàu Independence, thậm chí nếu cần thiết F-35B còn có thể giảm tải trọng vũ khí và nhiên liệu mang theo để thực hiện thao tác cất cánh thẳng đứng.
Trong trường hợp được vũ trang đầy đủ, lấp kín không gian trống và mang theo 2 chiếc F-35B mỗi tàu, 6 chiếc LCS lớp Independence có thể tạo ra sức mạnh tấn công lẫn phòng thủ tương đương biên đội tàu sân bay hạng nhẹ DDH-183 Izumo của Nhật Bản mà lại có sức cơ động cao hơn hẳn.

Kịch bản tàu chiến ven bờ LCS vũ trang đầy đủ và còn được trang bị F-35B có thể sẽ khiến Trung Quốc phải giật mình khi mà Hải quân Mỹ đang tích cực xúc tiến việc triển khai số lượng lớn các tàu loại này tại các quốc gia đồng minh nằm trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Với thiết kế tối ưu hóa cho khả năng tàng hình, trang bị động cơ phản lực nước tiên tiến cho phép di chuyển với tốc độ cực cao ở những vùng nước nông, có thể bí mật áp sát bờ biển đối phương và tung ra những đòn tấn công chết chóc một cách bất ngờ, rất có thể những tàu chiến ven bờ LCS này mới là vũ khí thay đổi cuộc chơi của Mỹ tại châu Á - Thái Bình Dương chứ không phải là những biên đội tàu sân bay cồng kềnh có sức cơ động kém.
Có lẽ chính Trung Quốc cũng đã nhận ra viễn cảnh này nên họ mới ra sức chê bai chương trình LCS nhằm gây sức ép lên Chính phủ và Quốc hội Mỹ với hy vọng dự án sẽ bị hủy bỏ. Tuy nhiên trước những diễn biến mới, có thể nói âm mưu của Trung Quốc đang đứng bên bờ vực phá sản.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Radar LCS là radar kém về khả năng FC cho Ashm, NSM range chỉ có 185km, tốc độ cận âm. Thua xa YJ-62/83 và sắp tới là YJ-12 của TQ. F-35B thì là bản nhiều lỗi nhất, thậm chí còn làm hư nền tàu SB của Anh và Mỹ
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Ukraine vuột cơ hội bán tàu chiến mắc kẹt hơn 20 năm với giá hời
(Soha.vn) - Hải quân Nga đã không còn "hứng thú" với tuần dương hạm Ukraina, con tàu mắc kẹt hơn 20 năm ở Ukraine.
Webiste của Tập đoàn truyền thông RBC Information Systems (trụ sở chính tại Moscow) đăng tải bài viết cho biết, người phát ngôn của Ủy ban công nghiệp quân sự (MIC) Nga đã nói với hãng tin Interfax rằng Hải quân Nga không còn muốn sở hữu tuần dương hạm Ukraina (đề án 1164).

Trước đó, các nguồn tin cho biết phía Nga đã sẵn sàng mua lại con tàu này với giá 1 tỷ rúp (khoảng 30 triệu USD).


Tuần dương hạm Ukraina.

Hiện tại con tàu đang neo tại cảng của nhà máy đóng tàu Nikolayev, Ukraine. Vào tháng 09/2013, đã có thông tin cho rằng đến cuối năm 2013, con tàu sẽ hoàn thành theo yêu cầu từ phía Nga.

BÀI LIÊN QUAN


"Phía Ukraine đã tự bỏ lỡ cơ hội bán con tàu chưa hoàn thiện với giá hời. Hiện nay chúng tôi không cần một con tàu 30 năm tuổi nữa," phát ngôn viên MIC cho biết.

Tuy nhiên, cũng theo ông này, các bên liên quan vẫn còn thời gian để thương lượng và sau này, Bộ quốc phòng Nga có thể sẽ tiếp tục các cuộc đàm phán về việc mua tàu tuần dương này nếu Hải quân Nga cần.

Tuần dương hạm tên lửa Ukraina thuộc đề án 1164 được phát triển tại Viện thiết kế tàu thủy phương Bắc. Quá trình đóng con tàu bắt đầu vào năm 1984 và hạ thủy vào ngày 11/08/1990. Tuy nhiên, do biến động từ việc Liên Xô tan rã nên con tàu đã được chuyển giao cho phía Ukraine năm 1993 và ở trong tình trạng chưa hoàn thiện do Kiev không đủ ngân sách cũng như không cần đến một tàu tuần dương hạm cỡ lớn như vậy. Hiện tại, chi phí hàng năm để duy trì con tàu này vào khoảng 6 triệu hryvnia (khoảng 500.000 USD).

Trong những năm qua, đã có nhiều cuộc đàm phán giữa Ukraine và Nga về số phận của tuần dương hạm Ukraina. Vào tháng 09-2013, số phận con tàu tưởng như đã được định đoạt khi Nga quyết định chi 1 tỷ rúp để mua lại con tàu và cùng với phía Ukraine hoàn thiện con tàu này cho hải quân Nga. Nhưng cuộc khủng hoảng ở Ukraine một lần nữa khiến số phận con tàu trở nên long đong. Hồi tháng 3 năm nay, cũng đã có thông tin cho rằng Ukraine sẽ phớt lờ Nga và bán tuần dương hạm này cho một quốc gia khác, có thể là Trung Quốc hoặc Ấn Độ. Điều này có thể đã khiến Nga không hài lòng.
 

TuDo2808

Xe điện
Biển số
OF-202035
Ngày cấp bằng
14/7/13
Số km
4,785
Động cơ
369,006 Mã lực
Nga bỏ tiền ra mua cái tàu gỉ sét cổ lỗ sĩ này mục đích chính là không muốn lộ bí mật thiết kế nó rơi vào tay các đối thủ vì Nga đang dùng loại tàu cùng lớp với con này. Để ra khơi bơi và dọa dẫm thiên hạ thì phải đổ vào đây cả đống tiền, thay thế gần như toàn bộ trừ cái xác tàu!:-?
 

Mannschaft

Xe điện
Biển số
OF-17341
Ngày cấp bằng
14/6/08
Số km
3,263
Động cơ
537,254 Mã lực
Nơi ở
Bốn bể là nhà
Nga bỏ tiền ra mua cái tàu gỉ sét cổ lỗ sĩ này mục đích chính là không muốn lộ bí mật thiết kế nó rơi vào tay các đối thủ vì Nga đang dùng loại tàu cùng lớp với con này. Để ra khơi bơi và dọa dẫm thiên hạ thì phải đổ vào đây cả đống tiền, thay thế gần như toàn bộ trừ cái xác tàu!:-?
sợ nhất tầu phù thôi. nói chung 30T mua cái thiết kế thì là rẻ
 

otohagiang

Xe container
Biển số
OF-57467
Ngày cấp bằng
23/2/10
Số km
5,201
Động cơ
497,962 Mã lực
Thông tin thớt
Đang tải
Top