[Funland] So sánh các loại Frigate - Warship

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Trung Quốc dành Type 056 cho Biển Đông
(Bình luận quân sự) - Toàn bộ chiến hạm Type 056 của Trung Quốc sẽ đóng vai trò then chốt trong nỗ lực của nước này nhằm giành quyền kiểm soát Biển Đông.

Đây là nhận định do các chuyên gia Mỹ đưa ra trong một bài viết ngắn đăng trên trang Chiến lược nhân sự kiện Trung Quốc đưa vào biên chế 2 chiến hạm Type 056 mới.
Theo đó, trong tháng 1/2014, Trung Quốc đã đưa 2 chiếc Type 056 mới vào biên chế sau khi đã trang bị 8 tàu loại này cho hải quân trong năm 2013. Chiếc Type 056 đầu tiên của Trung Quốc đưa vào phục vụ từ tháng 2/2013 và hiện nay có tổng số 20 chiếc đang được tiếp tục đóng mới tại 4 nhà máy khác nhau.
Chiến hạm Type 056 của Trung Quốc Ngoài phiên bản trong nước, Trung Quốc còn sản xuất phiên bản Type 056 xuất khẩu cho Thái Lan (tàu tuần tra bờ biển chuyên dụng) và Bangladesh (kiểu tàu khu trục nhỏ nhưng được trang bị vũ khí hạng nặng).
Trước đây, đa số ý kiến đều cho rằng Trung Quốc ồ ạt chế tạo Type 056 là nhằm chuẩn bị cho việc giành chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông mà nước này đang tranh chấp với Nhật Bản. Trong một bài viết mới đây đăng trên trang “Chính sách đối ngoại”, tác giả Kyle Mizokami nhận định Type 056 là một trong 5 trụ cột của Hải quân Trung Quốc, cùng với Type 052D, Type 071, tàu lớp Dongdiao (Đông Điệu) và Type 920.
Type 056 có hỏa lực mạnh, tính cơ động cao và đặc biệt phù hợp với các vùng nước nông xung quanh các bãi đã ngầm ở Biển Đông Cũng theo tác giả Mizokami, Trung Quốc hiện đang sản xuất Type 056 với tốc độ như “xúc xích” ra lò với ít nhất 20 chiếc đang được đóng kể từ năm 2012. Tác giả này cũng phân loại Type 056 là tàu hộ tống loại nhỏ có chức năng tuần tiễu lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế.
Type 056 có lượng choán nước 1.400 tấn, tự động hóa cao, cơ động nhanh và có thủy thủ đoàn chỉ với số lượng 60 người.
Type 056 có sự kết hợp tốt giữa các loại vũ khí tự vệ với khả năng chống hạm và săn ngầm. Tàu có pháo hạm chính cỡ 76 mm ở phía trước để tiêu diệt chiến hạm và máy bay địch, cộng với 2 hệ thống pháo 30 mm tương tự hệ thống Phalanx của Mỹ.
Toàn bộ 20 chiếc Type 056 sẽ được Trung Quốc đưa vào biên chế trước năm 2015 Để chống tên lửa, Type 056 được trang bị một hệ thống tên lửa FL-3000N Flying Leopard tương tự RAM của Mỹ. Mỗi bệ phóng được trang bị 8 quả tên lửa “Báo bay” (Flying Leopards).
Mỗi tàu Type 056 có thể “nện” một đòn tấn công dữ dội bằng 4 tên lửa đối hạm YJ-83 Eagle Strike. Loại tên lửa này có thể tấn công mục tiêu từ khoảng cách hơn 124 dặm (khoảng 200 km) với đầu đạn nặng 350 lb (khoảng 160 kg). Trong giai đoạn cuối, tên lửa bay ở độ cao 15 ft (4,5 m) trên mặt biển với tốc độ nhanh gấp 2 lần âm thanh khiến các hệ thống phòng thủ khó có thể bắn hạ.
Về khả năng săn ngầm, Type 056 có sân bay và nhà chứa máy bay cho một trực thăng Z-9 cùng 6 ngư lôi chống ngầm trên boong.
Chiến hạm Tyep 053 sẽ được thay thế bằng những chiếc Type 056 hiện đại hơn Type 056 sẽ thay thế những chiếc Type 053 đã lạc hậu của Trung Quốc vốn được sản xuất từ những năm 1990. Một chiếc Type 053 (chiếc Đông Quan 560) từng được Trung Quốc sử dụng chạy vòng quanh khu vực Bãi Trăng Khuyết thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam hồi đầu năm 2011. Chính chiếc tàu này cũng đã nổ súng vào tàu cá của Philippines. Tháng 7/2012, chiếc Đông Quan 560 đã mắc cạn ở Bãi Trăng Khuyết khoảng 10 ngày.
Một trong những nguyên nhân khiến chiếc Đông Quan mắc cạn là do có lượng choán nước lớn (2.400 tấn) cùng hệ thống dẫn đường lạc hậu. Type 056 là loại nhỏ hơn, có mớn nước nông hơn và hệ thống định vị, dẫn đường tốt hơn nên được đánh giá phù hợp cho các nhiệm vụ xung quanh các bãi đá ở Biển Đông.
 

thichxeFord

Xe tăng
Biển số
OF-294662
Ngày cấp bằng
3/10/13
Số km
1,647
Động cơ
330,860 Mã lực
Tiện đây cụ có thông tin gì về 2 chiến hạm Sigma VN đặt mua của Hà Lan không? Em nghe nói 2 cái đặt mua còn 2 cái chuyển giao công nghệ và đóng trong nước. Đươc như thế thì cũng tăng cường đáng kể đấy.

Trung Quốc dành Type 056 cho Biển Đông
(Bình luận quân sự) - Toàn bộ chiến hạm Type 056 của Trung Quốc sẽ đóng vai trò then chốt trong nỗ lực của nước này nhằm giành quyền kiểm soát Biển Đông.

Đây là nhận định do các chuyên gia Mỹ đưa ra trong một bài viết ngắn đăng trên trang Chiến lược nhân sự kiện Trung Quốc đưa vào biên chế 2 chiến hạm Type 056 mới.
Theo đó, trong tháng 1/2014, Trung Quốc đã đưa 2 chiếc Type 056 mới vào biên chế sau khi đã trang bị 8 tàu loại này cho hải quân trong năm 2013. Chiếc Type 056 đầu tiên của Trung Quốc đưa vào phục vụ từ tháng 2/2013 và hiện nay có tổng số 20 chiếc đang được tiếp tục đóng mới tại 4 nhà máy khác nhau.
Chiến hạm Type 056 của Trung Quốc Ngoài phiên bản trong nước, Trung Quốc còn sản xuất phiên bản Type 056 xuất khẩu cho Thái Lan (tàu tuần tra bờ biển chuyên dụng) và Bangladesh (kiểu tàu khu trục nhỏ nhưng được trang bị vũ khí hạng nặng).
Trước đây, đa số ý kiến đều cho rằng Trung Quốc ồ ạt chế tạo Type 056 là nhằm chuẩn bị cho việc giành chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông mà nước này đang tranh chấp với Nhật Bản. Trong một bài viết mới đây đăng trên trang “Chính sách đối ngoại”, tác giả Kyle Mizokami nhận định Type 056 là một trong 5 trụ cột của Hải quân Trung Quốc, cùng với Type 052D, Type 071, tàu lớp Dongdiao (Đông Điệu) và Type 920.
Type 056 có hỏa lực mạnh, tính cơ động cao và đặc biệt phù hợp với các vùng nước nông xung quanh các bãi đã ngầm ở Biển Đông Cũng theo tác giả Mizokami, Trung Quốc hiện đang sản xuất Type 056 với tốc độ như “xúc xích” ra lò với ít nhất 20 chiếc đang được đóng kể từ năm 2012. Tác giả này cũng phân loại Type 056 là tàu hộ tống loại nhỏ có chức năng tuần tiễu lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế.
Type 056 có lượng choán nước 1.400 tấn, tự động hóa cao, cơ động nhanh và có thủy thủ đoàn chỉ với số lượng 60 người.
Type 056 có sự kết hợp tốt giữa các loại vũ khí tự vệ với khả năng chống hạm và săn ngầm. Tàu có pháo hạm chính cỡ 76 mm ở phía trước để tiêu diệt chiến hạm và máy bay địch, cộng với 2 hệ thống pháo 30 mm tương tự hệ thống Phalanx của Mỹ.
Toàn bộ 20 chiếc Type 056 sẽ được Trung Quốc đưa vào biên chế trước năm 2015 Để chống tên lửa, Type 056 được trang bị một hệ thống tên lửa FL-3000N Flying Leopard tương tự RAM của Mỹ. Mỗi bệ phóng được trang bị 8 quả tên lửa “Báo bay” (Flying Leopards).
Mỗi tàu Type 056 có thể “nện” một đòn tấn công dữ dội bằng 4 tên lửa đối hạm YJ-83 Eagle Strike. Loại tên lửa này có thể tấn công mục tiêu từ khoảng cách hơn 124 dặm (khoảng 200 km) với đầu đạn nặng 350 lb (khoảng 160 kg). Trong giai đoạn cuối, tên lửa bay ở độ cao 15 ft (4,5 m) trên mặt biển với tốc độ nhanh gấp 2 lần âm thanh khiến các hệ thống phòng thủ khó có thể bắn hạ.
Về khả năng săn ngầm, Type 056 có sân bay và nhà chứa máy bay cho một trực thăng Z-9 cùng 6 ngư lôi chống ngầm trên boong.
Chiến hạm Tyep 053 sẽ được thay thế bằng những chiếc Type 056 hiện đại hơn Type 056 sẽ thay thế những chiếc Type 053 đã lạc hậu của Trung Quốc vốn được sản xuất từ những năm 1990. Một chiếc Type 053 (chiếc Đông Quan 560) từng được Trung Quốc sử dụng chạy vòng quanh khu vực Bãi Trăng Khuyết thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam hồi đầu năm 2011. Chính chiếc tàu này cũng đã nổ súng vào tàu cá của Philippines. Tháng 7/2012, chiếc Đông Quan 560 đã mắc cạn ở Bãi Trăng Khuyết khoảng 10 ngày.
Một trong những nguyên nhân khiến chiếc Đông Quan mắc cạn là do có lượng choán nước lớn (2.400 tấn) cùng hệ thống dẫn đường lạc hậu. Type 056 là loại nhỏ hơn, có mớn nước nông hơn và hệ thống định vị, dẫn đường tốt hơn nên được đánh giá phù hợp cho các nhiệm vụ xung quanh các bãi đá ở Biển Đông.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Điểm yếu lớn của khu trục hạm hiện đại nhất Ấn Độ



(Soha.vn)-Tàu khu trục lớp Kolkata là sự kết hợp những công nghệ hiện đại nhất mà Ấn Độ có thể mua được. Tuy nhiên, điều này lại khiến nó dễ gặp rắc rối lớn nếu xảy ra vấn đề.


Trong cuộc chạy đua phát triển năng lực quốc phòng, Ấn Độ có một lợi thế rất quan trọng so với Trung Quốc, đó là nước này không chịu sự cấm vận vũ khí từ các nước phương Tây. Trong quá khứ, Ấn Độ chủ yếu mua vũ khí từ Liên Xô hay Nga, nhưng hiện nay đang đẩy mạnh đa dạng hóa nguồn cung. Do đó, khi nước này phát triển những vũ khí của riêng mình, họ có thể chọn lựa và kết hợp những công nghệ hiện đại từ nhiều nguồn khác nhau. Tuy nhiên cách tiếp cận theo kiểu "toàn cầu hóa" này cũng không phải là không có điểm yếu. Một trong những ví dụ tiêu biểu nhất là chương trình khu trục hạm lớp Kolkata, chiến hạm hiện đại nhất của Ấn Độ hiện nay.

INS Kolkata, chiếc thứ nhất trong lớp Kolkata
Kolkata là lớp khu trục hạm đa nhiệm với lượng giãn nước gần 7.000 tấn và được xem là bước đệm trước khi Ấn Độ tiến đến làm chủ công nghệ chiến hạm viễn dương cỡ lớn, trên dưới 10.000 tấn, tương đương với những chiến hạm hàng đầu hiện nay như Arleigh Burke của Mỹ hay Sejong Đại đế của Hàn Quốc. Có thể nói Kolkata là sự kết hợp của những công nghệ hiện đại nhất mà Ấn Độ có thể mua được.
Tàu INS Kolkata trong quá trình chạy thử​


Hỏa lực hạm đối hạm rất đáng gờm với 16 ống phóng thẳng đứng cho tên lửa diệt hạm siêu thanh BrahMos, tốc độ tối đa Mach 3 và tầm bắn 300km, đặt trong các khoang phóng tên lửa thẳng đứng. Ngoài ra còn có 1 pháo 76mm của Oto Melara (Italia).

Tên lửa hành trình diệt hạm BrahMos​

Hỏa lực phòng không của nó cũng không hề kém cạnh. Lớp phòng vệ ngoài cùng là tên lửa Barak-8 của Israel, với tầm bắn 70km. Vai trò phòng không tầm gần do 16 tên lửa Barak-1 với tầm bắn tối đa 12km và 4 pháo AK-630 của Nga đảm trách.

Tên lửa Barak-8​

Tên lửa Barak-1​
Có thể thấy rõ thiết kế hình dáng bên ngoài của con tàu chịu ảnh hưởng lớn từ các thiết kế khu trục hạm của Châu Âu, như lớp F124 của Đức hay De Zeven Provincien của Hà Lan, đặc biệt là phần tháp radar. Hệ thống radar của Kolkata cũng là sự kết hợp của những tên tuổi sừng sỏ như radar quét điện tử chủ động AESA của IAI (Israel), radar cảnh báo tầm xa của Thales Group (Pháp). Hệ thống quản lý tích hợp các thiết bị trên tàu do hãng L-3 (Canada) cung cấp. Hệ thống điều khiển thông tin, tác chiến do Ấn Độ tự phát triển.

Khu trục hạm F124

Khu trục hạm De Zeven Provincien
Hệ thống động lực của Kolkata cũng là một sự kết hợp từ nhiều nguồn khác nhau. Sức đẩy chính đến từ 4 động cơ turbin khí của hãng Zorya (Ukraine) với tổng công suất 64.000 mã lực. Trong thời Liên Xô, Ukraine là trung tâm sản xuất các loại động cơ turbin cho quân đội nước này. Sức đẩy phụ là 2 động cơ diesel của hãng Bergen (Na Uy) với tổng công suất 20.000 mã lực. Chân vịt và trục chân vịt lại là sản phẩm của Baltisky Zavod Shipyard (Nga).
Tuy nhiên, kết hợp nhiều công nghệ từ các nguồn khác nhau dẫn đến nguy cơ nếu một nhà cung cấp gặp vấn đề, cả dự án có thể bị ảnh hưởng. Và trên thực tế thì chương trình Kolkata đã gặp rất nhiều trở ngại. Theo kế hoạch, Ấn Độ sẽ đóng 3 chiếc thuộc lớp này, là INS Kolkata, INS Kochi, và INS Chennai. Chiếc đầu tiên bắt đầu được đóng vào năm 2003 và dự kiến đưa vào biên chế năm 2010. Nhưng trên thực tế phải đến năm 2013, chiếc INS Kolkata mới bắt đầu chạy thử. Và đến tháng 7 năm nay, nó mới chính thức được bàn giao cho hải quân Ấn Độ.

Cả 3 chiếc Kolkata đều gặp chậm trễ so với kế hoạch

INS Kolkata trong buổi lễ hạ thủy năm 2006​

Sự chậm trễ này đến từ nhiều nguồn cung cấp khác nhau, như thép tiêu chuẩn quân sự từ Ấn Độ, động cơ từ Ukraine, hay hệ thống tên lửa Barak từ Israel…Thậm chí theo dự kiến có thể phải đến đầu năm sau thì chiếc INS Kolkata mới được trang bị đủ cơ số 64 tên lửa Barak. Ngoài ra sự thay đổi thường xuyên trong thiết kế và yêu cầu kỹ thuật cũng góp phần vào sự chậm trễ này. Ví dụ như theo kế hoạch ban đầu, tàu sẽ được trang bị pháo 100mm của Nga, sau đó chuyển thành pháo 130mm, nhưng cuối cùng pháo 76mm của Italia được chọn.
Nếu Ấn Độ muốn tận dụng được lợi thế không bị cấm vận vũ khí, họ cần phải nâng cao năng lực quản lý những dự án lớn, phức tạp như Kolkata và tránh lặp lại những sai lầm tương tự. Khi đó, những vũ khí nội địa do chính nước này phát triển có thể vượt trội so với những đối thủ như Pakistan hay Trung Quốc.
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Tính thẩm mỹ của Cà ri kém, hình thức thô kệch không cân đối. Trang bị tạp nham, không quy củ. Tàu hải quân 7000 tấn có thể trang bị : một bệ shtil 1, hai pháo xoay ciws ak630 hoặc kashtan, 16 ống phóng thẳng hạm đối hạm, một hải pháo 100li, một radar cảnh báo sớm, 4 radar mảng pha thụ động.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
DDG-1000: Siêu khu trục hạm giúp Mỹ thống trị đại dương
(Vũ khí) - Siêu khu trục hạm số 1 thế giới USS Zumwalt đã hoàn thiện tới 90%. Một kỷ nguyên mới về tác chiến trên biển sắp được mở ra.

Khu trục hạm tàng hình lớp Zumwalt được coi là tàu khu trục số 1 thế giới​
DDG 1000 USS Zumwalt chuẩn bị hoàn thiện
Theo trang thông tin Khoa học Công nghệ Quốc phòng Trung Quốc đưa tin, việc chế tạo tàu khu trục tương lai đầu tiên DDG 1000 USS Zumwalt, thuộc lớp Zumwalt của hải quân Mỹ đang tiến triển rất thuận lợi và đã hoàn tất tới hơn 90% khối lượng công việc, chuẩn bị được biên chế chính thức trong lực lượng hải quân nước này.
Tàu khu trục tương lai của hải quân Mỹ lớp “Zumwalt” được đánh giá là thế hệ tàu khu trục lớn nhất, tiên tiến nhất của Mỹ cũng như trên toàn thế giới. Đây là lớp tàu khu trục đa năng dùng để tiến công các mục tiêu trên bờ và mặt đất, cũng như để tác chiến phòng không và chi viện hỏa lực từ ngoài biển. Ngoài ra, Zumwalt sẽ còn có thể làm nhiệm vụ phòng thủ tên lửa.
Theo số liệu của nhà máy, hiện nay DDG 1000 đã hoàn thành được 90% công việc, đang được đội ngũ nhân viên của công ty Raytheon tiến hành công tác tích hợp và thử nghiệm hệ thống trên tàu, còn việc chế tạo DDG 1001 Michael Monsoor và DDG 1002 USS Lyndon B. Johnson cũng đang tiến triển và đã lần lượt hoàn thành được 78% và 8%.
Pháo quỹ đạo điện từ trên DDG-1000​
Các nhân viên kỹ thuật của các nhà thầu chế tạo và thiết kế hệ thống gần đây đã hoàn thành việc tích hợp và kết nối rất nhiều phần mềm hệ thống máy tính với trang thiết bị trên tàu, đáp ứng được yêu cầu của các cột mốc then chốt trong dự án, cuối cùng là đạt được năng lực tác chiến ban đầu (IOC). Các hạng mục mới hoàn thành như sau:
(1) Kiểm tra thử nghiệm sẵn sàng chiến đấu của hệ thống phần mềm môi trường máy tính toàn tàu (TSCE), phiên bản 7.0. Các nhân viên kỹ thuật đã viết, tích hợp, thử nghiệm và cuối cùng là bàn giao phiên bản mới bao gồm 550 nghìn dòng mã. Phiên bản mới này được hoàn thiện dựa trên tổng số 6 triệu dòng mã của hệ thống TSCE trước đây.
Tiêu biểu cho những thành công của cuộc thử nghiệm lần này là việc chính thức bàn giao lần đầu phần mềm hệ thống tác chiến có chức năng kiểm soát thân tàu, các hệ thống máy móc và hệ thống điện. Trong số 65 triệu dòng mã công ty Raytheon cung cấp, tỷ lệ sai sót được hạ thấp tới 1 lỗi/1000 dòng, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ sai sót tối đa cho phép.
DDG 1000 được triển khai đóng tại nhà máy Bath Iron Works​
(2) Radar đa chức năng AN/SPY-3 là bộ phận cấu thành quan trọng trong hệ thống phòng thủ của DDG 1000. Trong thử nghiệm, radar này đã tiến hành chuyển đổi các chế độ tìm kiếm/theo dõi khác nhau, mục tiêu và số liệu của nó được hiển thị với thời gian thực tế trên hệ thống hiển thị chung (Common Display System) của DDG 1000.
(3) Hoàn thành thuận lợi việc đào tạo giai đoạn thứ ba cho thủy thủ đoàn hệ thống kiểm soát tàu.
Tính cho đến nay, đã có hơn 55 thủy thủ tàu tiếp nhận đào tạo hệ thống này, 85 thủy thủ tiếp nhận huấn luyện thao tác hệ thống TSCE, kế hoạch huấn luyện các sĩ quan chỉ huy và thủy thủ khác cũng được triển tiến hành đồng bộ trên tàu và trong cơ sở huấn luyện có liên quan của công ty Raytheon theo đúng kế hoạch ban đầu.
USS Zumwalt được trang bị các công nghệ đem lại nhiều lợi thế cho hải quân Mỹ, nổi bật nhất là “Hệ thống máy tính tích hợp” toàn bộ con tàu và một mạng lưới an toàn độc lập kiểm soát mọi hệ thống tác chiến từ radar đến vũ khí, cho phép hạm trưởng có thể kiểm soát mọi hệ thống từ bất kỳ nơi nào trên tàu.
Thử nghiệm radar đa chức năng, 2 băng tần AN/SPY-3 (S/X-Band) và tiết diện phản xạ radar của tháp điều khiển​
Theo dự kiến ban đầu, hải quân Mỹ đóng 7 khu trục hạm lớp Zumwalt, nhưng do công nghệ quá tiên tiến, chi phí chế tạo đắt đỏ, dự tính giá mỗi chiếc lên tới hơn 3 tỷ USD, nên kế hoạch này đã được rút xuống còn 3 tàu. Các tàu này đều được đóng tại nhà máy đóng tàu Bath Iron Works.
Tính năng của siêu khu trục hạm hàng đầu thế giới
Tàu khu trục lớp Zumwalt được thiết kế và chế tạo bởi 4 nhà thầu chính, trong đó công ty Bath Iron phụ trách thiết kế, chế tạo, tích hợp, kiểm tra và bàn giao. Còn Nhà máy đóng tàu Huntington Ingalls Industries phụ trách chế tạo kết cấu tầng thượng bằng composite của DDG-1000 và DDG-1001, hệ thống phóng ở phần rìa ngoài phần đuôi.
2 nhà thầu còn lại là Công ty Raytheon phụ trách phát triển các hệ thống tác chiến, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống máy tính và phần mềm đồng thời đảm nhận tích hợp các hệ thống nhiệm vụ. Còn công ty hệ thống BAE sẽ cung cấp các hệ thống pháo hạm và vũ khí tấn công đối đất tầm xa.
Thử nghiệm kháng chấn và kháng nổ của DDG 1000​
Tàu lớp Zumwalt có lượng giãn nước 14.564 tấn, dài 182,9m, rộng 24,6m, mớn nước 8,4m, tốc độ tối đa 30 knot (55,6 km/h), thủy thủ đoàn 148 người. Với kích thước này DDG-1000 hoàn toàn có thể xếp vào loại tàu tuần dương. Ngoài ra, khu trục hạm lớp Zumwalt còn mang theo tối đa 2 máy bay trực thăng hải quân đa nhiệm Sikorsky SH-60 Sea Hawk và 3 UAV MQ-8 Fire Scout.
Hệ thống máy tính và tự động còn giúp tàu cần ít thủy thủ hơn so với các lớp khu trục hạm khác. Các tàu khu trục lớp Arleigh-Burke cần tới 210 thủy thủ, nhưng tàu lớp Zumwalt chỉ cần 130 thủy thủ để vận hành, cùng với 28 nhân viên không quân vận hành các hoạt động cất và hạ cánh của 2 chiếc trực thăng tại bãi đáp trên tàu.
Tàu được thiết kế khả năng tàng hình tối ưu, toàn bộ hệ thống vũ khí, radar, điều khiển hỏa lực,… trên tàu đều sử dụng năng lượng điện.
Về vũ khí, tàu được lắp đặt hệ thống 20 modul phóng thẳng đứng Mk57 (mỗi modul 4 ống phóng) chứa được 80 quả tên lửa gồm nhiều loại khác nhau như: Tên lửa hành trình đối đất Tomhawk; tên lửa đối không tầm trung ESSM; tên lửa đánh chặn tên lửa đạn đạo, tên lửa hạm đối hạm và tên lửa chống ngầm. Nó còn có 2 súng máy Mk 110, cỡ nòng 57 mm.
Trung tâm chỉ huy - điều khiển trên tàu Đặc biệt là tàu được trang bị 2 tháp pháo AGS 155mm (ở ngay trước tháp chỉ huy), bắn đạn có điều khiển tầm xa LRLAP (Long Range Land Attack Projectile). Đạn pháo có điều khiển tầm xa LRLAP được xem là một cuộc cách mạng đối với pháo binh. Nó có trọng lượng 11kg và đạt tầm bắn tới 154km với cơ số đạn lên tới 750 viên.
Ngoài ra, bệ pháo này còn có thể phóng tên lửa dẫn đường bằng máy tính, tiêu diệt được mục tiêu cách 101 km, gấp 3 lần tầm bắn của các loại pháo hạm hiện tại.
Tàu còn được trang bị thiết bị định vị tàu ngầm tích hợp của Raytheon, một hệ thống cảm biến chống ngầm và chống ngư lôi tối tân, tàu còn có khả năng vô hiệu hóa các hệ thống phòng thủ trên bờ, sử dụng những tên lửa tầm thấp có khả năng tránh radar.
Pháo bắn đạn có điều khiển tầm xa LRLAP đạt tầm bắn tới 154km​
Trong tương lai, tàu USS Zumwalt sẽ được tích hợp các công nghệ tiên tiến bậc nhất như súng điện từ nhanh gấp 7 lần tốc độ âm thanh, vũ khí laser hiện quân đội Mỹ đang phát triển, radar hiện đại theo dõi tên lửa đạn đạo… với tính năng tàng hình siêu hạng, hỏa lực mạnh mẽ và hệ thống chỉ huy, điều khiển, kiểm soát tiên tiến, Zumwalt được đánh giá là khu trục hạm số 1 thế giới.
Thế hệ tàu chiến “siêu tàng hình” DDG-1000 lớp Zumwalt đang được đóng sẽ có thể được sử dụng trong vai trò lực lượng nòng cốt của hải quân Mỹ để bí mật áp sát vào vùng ven biển của Trung Quốc mà không bị phát hiện và thực hiện tấn công mục tiêu bằng pháo điện từ như trong những bộ phim khoa học viễn tưởng.
Có thể nói Mỹ đang rất trông đợi ngày “xuất xưởng” của siêu tàu khu trục tàng hình lớp Zumwalt, vì Mỹ đang đặt hy vọng lớn vào dự án này để có thể thực hiện chiến lược xoay trục về châu Á, mà cụ thể là điều động 60% lực lượng hải quân và 60% tổng số máy bay ở hải ngoại về khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
 

thuongdo07

Xe tải
Biển số
OF-192165
Ngày cấp bằng
2/5/13
Số km
378
Động cơ
333,006 Mã lực
Công nghệ rất quan trọng nhưng phải kèm thêm tinh thần chiến đấu của người lính nữa . Lúc kẹt rồi lao thẳng tàu mình vào tàu địch thì nó sợ phát khiếp :P
Giờ liệu có kịp lao vào không cụ, hay chưa kịp lại gần là a văn chìm rồi :D
 

SAMA

Xe tải
Biển số
OF-330881
Ngày cấp bằng
12/8/14
Số km
435
Động cơ
286,620 Mã lực
Điểm yếu lớn của khu trục hạm hiện đại nhất Ấn Độ



(Soha.vn)-Tàu khu trục lớp Kolkata là sự kết hợp những công nghệ hiện đại nhất mà Ấn Độ có thể mua được. Tuy nhiên, điều này lại khiến nó dễ gặp rắc rối lớn nếu xảy ra vấn đề.
Con này giãn nước đến 7000 tấn mà không có các hệ thống phòng không tầm xa thì kém, 70km chỉ là tầm trung.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Sức mạnh tàu khu trục nội địa lớn nhất khiến Ấn Độ tự tin thách thức các nước

Thứ bảy 16/08/2014 18:22
ANTĐ - Ngày 16-8, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã chủ trì lễ biên chế chính thức chiếc tàu khu trục tàng hình nội địa lớn và mạnh nhất nước này mang tên INS Kolkata cho hải quân tại nhà máy đóng tàu Mumbai.

Phát biểu trước các thủy thủ tại buổi lễ, ông Modi nói: “Trong thời đại khoa học và công nghệ, tình báo và an ninh là điều tối quan trọng. Tàu khu trục INS Kolkata là chiếc tàu chiến nội địa lớn nhất trong hạm đội của chúng ta. Qua buổi lễ bàn giao này, chúng ta cho thế giới thấy được sức mạnh của Ấn Độ”.
Ông cho biết thêm rằng: “Tàu khu trục INS Kolkata là một ví dụ hoàn hảo về khả năng về công nghệ của Ấn Độ. Hãy để cho Ấn Độ trở thành quốc gia hùng mạnh và để cho các lực lượng vũ trang của chúng ta không bao giờ tụt hậu trên thế giới”.
Đến nay, tàu khu trục tàng hình INS Kolkata là chiếc tàu chiến lớn nhất do chính nước này tự chế tạo, tàu có trọng lượng lên đến 6.800 tấn. Dự kiến, 2 tàu chiến lớp Kolkata khác là INS Chennai và INS Cochin, cũng do Ấn Độ tự chế tạo, sẽ được đưa vào hoạt động từ cuối năm 2015.

Tàu khu trục INS Kolkata

Sau lễ biên chế hoạt động, tàu khu trục INS Kolkata sẽ được bàn giao cho Hạm đội miền Tây thuộc Bộ Tư lệnh miền Tây của hải quân Ấn Độ. Theo kế hoạch ban đầu, tàu khu trục INS Kolkata được bàn giao cho hải quân Ấn Độ vào năm 2010, nhưng do vấn đề về công nghệ nên việc bàn giao đã bị trì hoãn.
Thuộc Dự án Project 15-Alpha, tàu khu trục lớp Kolkata do cục thiết kế hải quân Ấn Độ thiết kế và doTàu được khởi đóng từ tháng 9-2003 và hạ thủy vào tháng 3-2006.
Tàu có chiều dài 163m, chiều rộng 17,4m, trọng lượng giãn nước 7.500 tấn và có thể mang được 2 máy bay trực thăng trên boong. Tàu có thể đạt tốc độ di chuyển tối đa là 30 hải lý/giờ.

Tên lửa BrahMos được phóng từ tàu chiến của Ấn Độ

Tàu được trang bị các hệ thống vũ khí hiện đại nhất hiện có của hải quân Ấn Độ, trong đó có cả vũ khí chống ngầm hiện đại. Tuy nhiên, hệ thống tên lửa phòng không tầm xa (LR-SAM) mà nước này đang phát triển chung với Israel vẫn chưa được lắp đặt. Dự kiến sau khi hoàn thành thử nghiệm vào tháng 9 tới, hệ thống tên lửa phòng không này sẽ được trang bị cho tàu INS Kolkata.
Các vũ khí đã được trang bị bao gồm: 16 tên lửa đối hạm, đối đất hiện đại BrahMos, 4 bệ phóng thẳng đứng cho 64 tên lửa phòng không Barak 1 và Barak 8, 2 pháo hạm Oto Melara 76mm, 2 tên lửa chống ngầm RBU-6000, 4 bệ phóng ngư lôi, 4 hệ thống vũ khí cận chiến AK-630, cùng các hệ thống tác chiến điện tử, cảm biến và định vị khác.
Với sức mạnh vượt trội của tàu, Thủ tướng Narendra Modi đã tự tin tuyên bố: “Sẽ không có nước nào dám thách thức Ấn Độ sau khi tàu khu trục INS Kolkata được biên chế hoạt động. Tàu sẽ giúp tăng cường niềm tin của các lực lượng vũ trang Ấn Độ”.
 

Xe thể thao

Xe buýt
Biển số
OF-311088
Ngày cấp bằng
9/3/14
Số km
737
Động cơ
305,360 Mã lực
Harpoon cũng được phóng thẳng đứng [..]


 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Kolkata của Ấn Độ có át vía được Type-052C Trung Quốc?

(Soha.vn) - INS Kolkata hiện là khu trục hạm mạnh nhất của Hải quân Ấn Độ nhưng liệu nó có thắng thế trước Type-052C của Trung Quốc?

Trang mạng Livefistdefence mới đây đã đăng tải các hình ảnh thử nghiệm trên biển của tàu khu trục Kolkata Project 15A. Như vậy sau 11 năm từ ngày khởi công đóng mới, Hải quân Ấn Độ sắp sở hữu trong biên chế cỗ máy chiến tranh hàng đầu khu vực.
Sự có mặt của tàu khu trục Kolkata sẽ đưa Hải quân Ấn Độ trở thành một thế lực lớn trên đại dương. Tuy nhiên, vấn đề đang được quan tâm là so với các tàu khu trục cùng loại của các cường quốc hải quân trong khu vực, đặc biệt là so với người hàng xóm Trung Quốc Kolkata có được lợi thế nào không?
Hệ thống điện tử vượt trội
Kolkata là lớp tàu khu trục mang tên lửa điều khiển được thiết kế rất hiện đại với khả năng tàng hình cao. Đây là một chương trình đầy tâm huyết của Ấn Độ nhằm đưa hải quân nước này trở thành lực lượng hàng đầu khu vực. Bên cạnh đó đây cũng là một nỗ lực lớn của Ấn Độ nhằm bắt kịp tốc độ hiện đại hóa nhanh chóng của Hải quân Trung Quốc.

Tàu khu trục Kolkata của Ấn Độ (phía trên) vượt trội về hệ thống điện tử so với Type-052C của Trung Quốc (ở dưới)​

Kolkata được xem như câu trả lời dành cho Type-052C của Trung Quốc. Tuy nhiên, khác với tốc độ chóng của Type-052C, sự phát triển của Kolkata khá chậm chạp với rất nhiều lỗi phát sinh trong quá trình đóng, song điều đó không làm ảnh hưởng nhiều đến sức mạnh chiến đấu của con tàu.
BÀI LIÊN QUAN


Điểm vượt trội của Kolkata so với đối thủ Type-052C là hệ thống điện tử cực mạnh mà trái tim là radar quét mạng pha điện tử chủ động AESA EL/M-2248 MF-STAR gồm 4 mảng anten gắn trên đỉnh tháp radar, mang lại khả năng kiểm soát mục tiêu rất rộng.
Đây là loại radar được đánh giá tốt nhất thế giới hiện nay, nó cung cấp các hình ảnh chất lượng cao, hỗ trợ giao diện vũ khí theo từng điều kiện thời tiết và môi trường khó khăn nhất trong lĩnh vực hải quân hiện tại cũng như tương lai.
Radar này có khả năng tự động theo dõi các mục tiêu trên không và trên biển cùng lúc. Nó có khả năng chiếu xạ và dẫn hướng cho cả tên lửa hải đối không và tên lửa chống tàu, pháo hạm. EL/M-2248 MF-STAR có độ chính xác rất cao và hiệu suất tương đương với radar AN/SPY-1D trên các tàu khu trục Aegis của Mỹ.

Hỗ trợ cho radar chính là radar giám sát EL/M-2238 STAR. Cả 2 loại radar này đều do IAI Elta của Israel chế tạo. Bên cạnh đó Kolkata còn được trang bị radar giám sát trên không LW-08 của tập đoàn Thales, Pháp.
Về năng lực chống ngầm, tàu khu trục Kolkata được trang bị bộ định vị thủy âm thế hệ mới HUMSA-NG bao gồm một mảng gắn ở thân tàu và một mảng kéo theo. Hệ thống chiến tranh điện tử Deseaver MK II do Elbit Systems sản xuất và hệ thống dữ liệu chiến đấu đa mục tiêu EMCCA Mk-4 của Ấn Độ.
Trong khi đó tàu khu trục Type-052C sử dụng hệ thống điện tử do Trung Quốc chế tạo với chất lượng rất khó kiểm chứng. Xét về hệ thống điện tử, tàu khu trục Kolkata chiếm nhiều ưu thế hơn so với đối thủ Type-052C.
Nỗi kinh hoàng mang tên BrahMos
Một nhân tố khác kết hợp tạo nên sức mạnh vượt trội cho tàu khu trục Kolkata là hệ thống vũ khí tối ưu của nó. Tàu khu trục Kolkata được trang bị 4x8 hệ thống phóng thẳng đứng (VLS) sử dụng 2 loại tên lửa phòng không Barak-1 tầm bắn 12 km và tên lửa đánh chặn tầm trung Barak-8 có tầm bắn 70 km.

Tên lửa chống hạm siêu âm BrahMos (phía trên) hoàn toàn vượt trội so với YJ-62 (ở dưới) về tất cả các chỉ số.​

Tên lửa Barak-8 có khả năng hoạt động độc lập rất cao và gần như không phải phụ thuộc vào hệ thống nhắm mục tiêu hay dẫn đường. Đây là một sản phẩm liên doanh giữa Ấn Độ và Israel, tuy vậy sự phát triển của loại tên lửa này đang diễn ra khá chậm, gây ảnh hưởng nhiều đến thời gian đưa tàu khu trục Kolkata vào hoạt động.
Về khả năng phòng không, Type-052C có lợi thế hơn với hệ thống tên lửa phòng không tầm xa HHQ-9 (biến thể hải quân của HQ-9) có tầm bắn 150 km. Tuy nhiên, lợi thế này của Type-052C không phải là quá lớn. Kinh nghiệm từ các cuộc xung đột trong thời gian qua cho thấy, thắng bại trong tác chiến phòng không thường quyết định ở khu vực tầm trung.
Vũ khí đáng sợ nhất của khu trục hạm Kolkata là 16 ống phóng thẳng đứng sử dụng tên lửa hành trình chống hạm PJ-10 BrahMos. Đây là loại tên lửa chống hạm có tốc độ nhanh nhất thế giới hiện nay với tầm bắn lên đến 300 km. BrahMos thực sự là một mối đe dọa chết người cho bất kỳ tàu chiến nào.
Trong khi đó Type-052C sử dụng tên lửa chống hạm YJ-62 tầm bắn trên 300 km, tốc độ cận âm. YJ-62 chắc chắn không thể so sánh với BrahMos về tất cả các chỉ số.
Về pháo hạm, ban đầu tàu khu trục Kolkata dự định trang bị pháo hạm 130 mm của Nga, tuy nhiên sau đó lại chuyển sang sử dụng pháo hạm 76 mm của Pháp có tốc độ bắn lên đến 220 viên/phút. Type-052C được trang bị pháo hạm 100 mm có lợi thế hơn về tầm bắn còn Kolkata có lợi thế về tốc độ bắn.

Sự ra đời của tàu khu trục Kolkata đã làm cuộc đua tàu chiến mặt nước giữa Trung-Ấn trở nên nóng hơn.
Về chống ngầm, tàu khu trục Kolkata được trang bị 4 ống phóng ngư lôi 533mm cùng 2 hệ thống phóng rocket chống ngầm RBU-6000. Ngoài ra còn có sự hỗ trợ của 2 trực thăng chống ngầm Agusta Westland Sea King hoặc HAL Dhruv.
Trong khi đó Type-052C được trang bị 2 cụm 3 ống phóng ngư lôi cùng sự hỗ trợ của 1 trực thăng chống ngầm Z-9C hoặc Ka-28 của Nga. Về năng lực chống ngầm tàu khu trục Kolkata có ưu thế hơn với sự hỗ trợ của 2 hệ thống RBU-6000 còn Type-052C không có loại này.
Về khả năng phòng thủ tầm cực gần, tàu khu trục Kolkata được trang bị 4 pháo bắn siêu nhanh AK-630. Trong khi đó Type-052C chỉ được trang bị 2 hệ thống phòng thủ tầm cực gần Type-730. Khả năng phòng thủ tầm cực gần của Kolkata còn được hỗ trợ từ tên lửa phòng không tầm thấp Barak-1 còn Type-052C chỉ dựa vào pháo nên hạn chế hơn so với Kolkata.
Về hệ thống động lực của Kolkata và Type-052C là tương đương nhau. Type-052C sử dụng hệ thống động cơ đẩy hỗn hợp turbine khí-diesel CODOG còn tàu khu trục lớp Kolkata được trang bị hệ thống đẩy COGAG (động cơ tuabin khí kết hợp).
Từ các thông số kỹ thuật nêu trên cho thấy tàu khu trục Kolkata của Ấn Độ chiếm ưu thế hơn so với đối thủ Type-052C của nó, đặc biệt báo chí Ấn Độ từng nhận định rằng sử dụng tên lửa chống hạm lắp đầu tự dẫn radar thụ động hoàn toàn có thể đánh chìm tàu khu trục Type-052C với xác suất 100%.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Đài Loan chạy thử “Sát thủ hủy diệt Liêu Ninh” trên biển
(Vũ khí) - Đài Loan bắt đầu thử nghiệm “Sát thủ tàu sân bay”, có khả năng làm mất sức chiến đấu hay hủy diệt những chiến hạm lớn nhất của đại lục Trung Quốc.

Phương tiện truyền thông địa phương Đài Loan đưa tin, tàu hộ vệ hạng nhẹ tàng hình “Đà Giang” (Tuo Rive) của Đài Loan (giai đoạn đầu gọi là lớp Tấn Hải/ Swift Sea) bắt đầu giai đoạn thử nghiệm trên biển tại cảng Tô Áo huyện Nghi Lan, là cảng đa chức năng và cũng là một căn cứ hải quân của Đài Loan.

“Đà Giang” là chiếc đầu tiên thuộc lớp tàu cao tốc tàng hình hai thân cùng tên. Nó được các chuyên gia quân sự ví như là một “sát thủ tàu sân bay”. Về bản chất nó là tàu cao tốc tên lửa nhưng với những trang thiết bị và số lượng vũ khí khủng mang theo, tàu này đã được xếp vào lớp tàu hộ vệ hạng nhẹ.

Tàu có chiều dài 60m, rộng 14m, lượng giãn nước khoảng 500 tấn, thủy thủ đoàn 41 người. Nó được thiết kế hai thân, toàn bộ tàu được làm bằng chất liệu nhôm để đảm bảo tốc độ hành trình cao và tính năng tàng hình.

Tàu được thiết kế theo công nghệ tàu tàng hình xuyên sóng 2 thân WPC (Wave - Piercing Catamaran), 2 thân của nó được mô phỏng theo công nghệ tiết diện tiếp nước nhỏ SWATH (Small Water Plane Area Twin Hull) được Mỹ sử dụng trong thiết kế các tàu tuần tiễu ven bờ (LCS).



Tàu hộ vệ hạng nhẹ tàng hình “Đà Giang” (Tuo Rive) của Đài Loan được mệnh danh là “sát thủ tàu sân bay”

Tàu sử dụng động cơ diezen và hệ thống động lực phản thủy lực. Chính nhờ thiết kế 2 thân và hệ thống động lực phản thủy lực mà tàu có vận tốc tối đa lên tới 38 hải lý/h (tương đương 70km/h), vận tốc bình thường là 30 hải lý/h (55 km/h).

Tàu lớp “Đà Giang” được trang bị vũ khí chủ yếu 1 khẩu pháo 76mm, 1 hệ thống vũ khí phòng không tầm gần 6 nòng kiểu “Phalanx” Mark15 do Mỹ chế tạo và vài khẩu súng máy. “Át chủ bài” của tàu này chính là 16 quả tên lửa hành trình chống hạm uy lực vô cùng mạnh.

Tàu được trang bị 8 quả tên lửa tốc độ siêu âm “Hùng Phong-3” và 8 quả tên lửa tốc độ cận âm “Hùng Phong-2”. Tên lửa “Hùng Phong-3” là loại tên lửa chống hạm thứ ba trong dòng tên lửa Hùng Phong do Viện Khoa học và Công nghệ Trung Sơn tại Đài Loan phát triển.

“Hùng Phong-3” được thiết kế với tư tưởng tác chiến là để chống lại các tàu mặt nước của lực lượng Hải quân Trung Quốc, đặc biệt là tàu sân bay CV-16 Liêu Ninh, phiên bản “mông má” của tàu sân bay “Varyag”, được Trung Quốc mua của Ukraina từ năm 1998. Vì vậy, có người còn gọi thẳng nó là “Kẻ hủy diệt Liêu Ninh”.

Tên lửa siêu âm này có chiều dài 6096mm, đường kính 4572mm, nặng 1360 kg, được trang bị hai động cơ đẩy phản lực nhiên liệu rắn và động cơ phản lực tĩnh siêu âm (động cơ xung áp/ramjet), tầm hoạt động 130 km, trần bay 125-250m, tốc độ lớn nhất 2300km, đầu đạn thông thường 400kg.



Tàu hộ vệ hạng nhẹ tàng hình “Đà Giang” (Tuo Rive) có tính năng tàng hình tốt và tốc độ rất cao

Với đầu đạn siêu nặng, Hùng Phong 3 có khả năng phá hủy hoàn toàn một khu trục hạm hoặc tuần dương hạm trên 2 vạn tấn, đánh thiệt hại nặng, thậm chí đánh chìm tàu sân bay hạng trung. Sự ra đời của Hùng Phong 3 đã giúp Đài Loan gia nhập câu lạc bộ các nước tự chế tạo được tên lửa hàng trình chống hạm siêu âm.

Tên lửa hành trình chống tàu “Hùng Phong-2” do Đài Loan tự thiết kế chế tạo, tuy chỉ đạt tốc độ bay cận âm March 0,85 nhưng tầm phóng lớn hơn Hùng Phong 3, lên tới 160km, trọng lượng đạn nhẹ hơn một nửa so với Hùng Phong 3 nhưng đầu nổ cũng nặng tới 180kg.

Tàu hộ vệ tên lửa hạng nhẹ 2 thân lớp “Đà Giang”được mệnh danh “sát thủ tàu sân bay” hoàn toàn không phải ngẫu nhiên. Công nghệ sử dụng khi chế tạo tàu này có thể ngụy trang tàu ở mức độ tối đa, làm cho nó không bị radar kẻ thù phát hiện. Tàu còn được trang bị thiết bị điện tử mới nhất của Đài Loan, gồm hệ thống dẫn đường và thiết bị tác chiến điện tử trên tàu.

Chủ nhiệm Trung tâm nghiên cứu chiến lược các vấn đề Trung Quốc của Nga, ông Alexey Maslov cho rằng, điều nói đến ở đây không phải là bắn chìm tàu sân bay (muốn bắn chìm một tàu sân bay tương đối khó) nhưng “Đà Giang”có thể áp chế thiết bị radar của địch, làm cho tàu sân bay địch mất khả năng hoạt động.



Phiên bản chống hạm của tên lửa hành trình Hùng Phong - 3 tại triển lãm hàng không Đài Bắc tháng 8 năm 2012

Một loạt vũ khí đồng bộ trên lớp tàu này có khả năng phá hoại các thiết bị dẫn đường, thiết bị giám sát và thiết bị điều khiển, từ đó làm giảm hiệu quả tấn công của tàu sân bay. Sau khi hệ thống chỉ huy radar bị áp chế, tiêm kích hạm và trực thăng trên tàu sân bay không thể cất cánh tác chiến được.

Tàu hộ vệ lớp “Đà Giang” là chiếc tàu chiến đầu tiên thuộc lớp này, do nhà máy đóng tàu nội địa tự chế tạo. Công ty công nghiệp đóng tàu Long Đức đã nhận được đơn đặt hàng trị giá 890 triệu Đài tệ (khoảng 30 triệu USD) của Hải quân Đài Loan.

Theo thông lệ từ trước đến này, Đài Loan luôn mua sắm tàu chiến của Mỹ và Pháp để đáp ứng nhu cầu của lực lượng hải quân. Nếu thử nghiệm thành công, Đài Bắc có thể sẽ tiếp tục chế tạo khoảng 10 chiếc tàu hộ vệ hạng nhẹ cùng loại. Tàu chiến mới sử dụng vũ khí tương đồng, nhưng kích cỡ và lượng giãn nước sẽ lớn hơn.

Tàu hộ vệ hạng nhẹ lớp “Đà Giang”sẽ còn trở thành một trong những lô tàu chiến đầu tiên trong khuôn khổ chương trình hiện đại hóa 20 năm của Hải quân Đài Loan, chi tiết của chương trình này sẽ công bố vào tháng 11 năm nay, nhưng hiện nay rõ ràng là tất cả tàu mặt nước và tàu ngầm mới đều sẽ do doanh nghiệp thuộc hòn đảo này chế tạo.



Tên lửa hành trình chống hạm Hùng Phong-2

Tại Triển lãm Công nghệ hàng không và quốc phòng Đài Bắc tháng 8 năm 2013 (TADTE 2013), Đài Loan đã từng đưa ra triển lãm mô hình của tàu hộ vệ hạng nhẹ này. Đầu năm 2014, Đài Loan chính thức đặt tên cho tàu hộ tống tên lửa tàng hình đầu tiên do họ tự đóng được gọi là Tuo River.

Tuo River là chiếc đầu tiên trong loạt đóng 12 tàu tên lửa 500 tấn loại này, được Đài Loan tự phát triển trong trong khuôn khổ kế hoạch phát triển tàu tác chiến ven bờ tương lai. Tàu này sẽ thực hiện hàng loạt cuộc thử nghiệm trên biển trước khi chính thức ra nhập hải quân Đài Loan vào nửa đầu năm 2015.

Ông Alexey Maslov chỉ ra, Đài Loan nghiên cứu chế tạo tàu chiến tên lửa hai thân là một biện pháp đối phó với các cuộc tấn công của Đại Lục. Xét thấy sau khi ông Tập Cận Bình lên cầm quyền, chính sách ngoại giao của Bắc Kinh rõ ràng là “tích cực và chủ động” hơn, vì vậy một khi đại cục thay đổi, Trung Quốc có thể sẽ phát động tấn công trên biển đối với hòn đảo này.

Nhà cầm quyền trước đây của Trung Quốc, có lúc cũng từng đe dọa sử dụng vũ lực, nhưng tất cả vấn đề cuối cùng đều giải quyết thông qua con đường hòa bình, không gây sức ép quân sự. Nhưng tình hình hiện nay đã có sự thay đổi rõ rệt, chính sách của nhà lãnh đạo mới rõ ràng mạnh tay hơn.

Bắc Kinh hiện đang dốc sức chế tạo tàu sân bay, tàu ngầm và tàu mặt nước. Trong kế hoạch phát triển lực lượng hải quân biển xa, nước này có thể chế tạo nhiều nhất 10 tàu sân bay. Phân tích một chút về mục tiêu có thể tấn công trước tiên của Trung Quốc, có thể nhận thấy Đài Loan là một trong những mục tiêu hàng đầu.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Tuần dương hạm Admiral Nakhimov sẽ trở thành chiến hạm mạnh nhất Hải quân Nga
QĐND - Thứ sáu, 17/10/2014 | 21:28 GMT+7

QĐND Online - Theo thông tin từ Hải quân Nga, sau khi nâng cấp, tàu tuần dương mang tên lửa hạng nặng Admiral Nakhimov sẽ được vũ trang mạnh hơn cả tàu Pior Velyki cùng lớp đang phục vụ trong biên chế Hải quân Nga. Điều đó đồng nghĩa với việc chiến hạm Admiral Nakhimov sẽ trở thành tàu nổi trang bị vũ khí hạng nặng bậc nhất không chỉ của Hải quân Nga, mà còn cả trên bình diện thế giới.

Hãng thông tấn Tass mới đây dẫn lời Tư lệnh Hải quân Nga, Đô đốc Viktor Chirkov cho biết, quá trình đại tu và hiện đại hoá chiến hạm Admiral Nakhimov đã hoàn thành 80% và con tàu sẽ được bàn giao cho Hải quân Nga sớm nhất có thể.

Tuần dương hạm Admiral Nakhimov

Từ các thông tin sơ bộ, Admiral Nakhimov sau khi nâng cấp sẽ mang theo 80 đơn vị tên lửa tấn công, chưa kể các tổ hợp tên lửa phòng thủ. Cụ thể, chiến hạm khổng lồ này sẽ mang tổ hợp tên lửa tấn công Kalibr và tổ hợp tên lửa phòng không Polyment-Redut (hiện vẫn trong quá trình thử nghiệm). Nhiều khả năng, Admiral Nakhimov sẽ không chỉ có khả năng tấn công đối hải như Pior Velyki, mà còn khả năng tấn công các mục tiêu trên bộ bằng tên lửa hành trình hiện đại.

Giám đốc Cục Thiết kế Phương Bắc, nơi chuyên phát triển các dòng tuần dương hạm hạng nặng của Nga, Vladimir Spiridopulo cho biết: “Chiến hạm mới (chiếc Admiral Nakhimov) sẽ có tính năng vượt trội so với chiếc Pior Velyki và phục vụ trong biên chế Hải quân Nga trong vòng 30-40 năm tới”.

Tuần dương hạm Admiral Nakhimov thuộc đồ án 1144 Orlan được đóng mới tại xưởng đóng tàu Nikolayev (Ukraine) năm 1982 và chuyển giao cho Hải quân Liên Xô năm 1989, nhưng do thiếu kinh phí hoàn thiện, chiến hạm này đã nằm xưởng trong thời gian dài. Hiện, Admiral Nakhimov vẫn thuộc biên chế Hạm đội Biển Bắc.

Theo khuôn khổ đồ án 1144 Orlan, đã có 4 chiến hạm được đóng mới (kế hoạch là 8), nhưng ở thời điểm hiện tại chỉ có chiến hạm Pior Veliky là đang hoạt động. Sau chiếc Admiral Nakhimov, Bộ Quốc phòng Nga cũng đang lên kế hoạch nâng cấp 2 chiến hạm khác cùng lớp là Admiral Ushako và Admiral Lazarev.

Được thiết kế là chiến hạm chủ lực của Hải quân Xô viết để đối phó với các hạm tàu sân bay, chiến hạm lớp Orlan có lượng choán nước tới 26.200 tấn và có thể đạt tốc độ tối đa là 32 hải lý/giờ. Hỏa lực cực mạnh của chiến hạm lớp Orlan là các tổ hợp tên lửa đối hạm tầm xa Granit, tên lửa chống ngầm Vodopad-NK, rocket chống ngầm Smerch-3 và Udav-1, hải pháo AK-130, ống phóng ngư lôi cỡ 533mm. Ngoài ra, chiến hạm lớp này còn mang các tổ hợp tên lửa phòng không nhiều tầm như: S-300F Fort, Osa-MA, tổ hợp pháo-tên lửa Kashtan và 3 máy bay trực thăng đa nhiệm hải quân Ka-27 PL.

TUẤN SƠN (theo vpk.name)
 

TuDo2808

Xe container
Biển số
OF-202035
Ngày cấp bằng
14/7/13
Số km
5,484
Động cơ
369,006 Mã lực
Em Admiral Nakhimov này mà nâng cấp thành tầu chiến phòng không trang bị S 400- S500 thì khủng lắm nhể!:D
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Mỹ hạ thủy chiến hạm tuần duyên LCS 7
(Vũ khí) - Hải quân Mỹ vừa tổ chức lễ rửa tội và hạ thủy thành công cho chiếc tàu tuần duyên mới, mang tên LCS 7 Detroit.
Chiến hạm tuần duyên LCS 7 Detroit được Hải quân Mỹ hạ thủy thành công hôm 18/10.
Chiến hạm tuần duyên LCS 7 Detroit được Hải quân Mỹ hạ thủy thành công hôm 18/10.

Nhà máy đóng tàu Marinette Marine Corporation của Hãng Lockheed Martin vừa tiến hành hạ thủy thành công chiếc tàu tuần duyên (LCS) thứ 7, mang tên Detroit cho Hải quân Mỹ vào hôm 18/10 vừa qua.

Sau lễ lạ thủy, LCS Detroit sẽ tiếp tục trải qua giai đoạn hoàn thiện lắp đặt thiết bị và thử nghiệm trước khi được cung cấp cho Hải quân Mỹ vào năm 2015.

Phát biểu tại buổi lễ hạ thủy, Phó Chủ tịch điều hành mảng Kinh doanh Huấn luyện và Hệ thống Nhiệm vụ của Lockheed Martin, ông Dale P. Bennett ca ngợi việc tiếp tục chế tạo các chiến hạm tuần duyên mới là một niềm vinh dự công ty trong việc hỗ trợ Hải quân Mỹ bằng các tàu chiến linh hoạt và có khả năng chiến đấu cao.

"Tàu tuần duyên của Lockheed Martin là một thiết kế có khả năng chống đỡ, sinh tồn và tấn công đối phương hiệu quả. Các tàu chiến này sẽ giúp hải quân đạt được mục tiêu của mình trong kế hoạch tăng cường sự hiện diện trên biển. Ngoài ra, LCS còn có thể dễ dàng được nâng cấp hoặc sửa đổi để đáp ứng các nhiệm vụ tương lai", ông Bennett nói.

Được biết, hợp đồng đóng tàu tuần duyên LCS Detroit được Hải quân Mỹ và Lockheed Martin ký kết hồi tháng 3/2011. Đây là một trong năm con tàu LCS đang được đóng tại nhà máy Marinette Marine.

Nhóm ngành công nghiệp của Tập đoàn Lockheed Martin đang dẫn đầu trong việc chế tạo các biến thể tàu tuần duyên lớp Feedom. Hai tàu chiến lớp này đã được họ cung cấp cho Hải quân Mỹ gồm USS Freedom (LCS 1) hoàn thành triển khai thành công ở Đông Nam Á trong năm 2013, USS Fort Worth (LCS 3) sẽ được triển khai đến Đông Nam Á vào cuối năm 2014. Milwaukee (LCS 5) sẽ được cung cấp cho Hải quân Mỹ trong năm 2015, Detroit (LCS 7) vừa được hạ thủy, Little Rock (LCS 9), Sioux City (LCS 11) và Wichita (LCS 13) đang trong giai đoạn chế tạo, còn Billings (LCS 15) sẽ bắt đầu được khởi đóng trong năm nay.

Đầu năm nay, Hải quân Mỹ cũng vừa tài trợ cho Lockheed Martin đóng thêm 2 tàu tuần duyên khác là LCS 17 và LCS 19, cả hai tàu chưa được đặt tên.

Nga phát triển siêu hạm hộ tống mới, đóng vào năm 2015
(Vũ khí) - Nga đang âm thầm phát triển một lớp tàu hộ tống thế hệ mới theo nguyên lý vũ khí mô-đun kết hợp máy bay không người lái trên biển.
Siêu hạm hộ tống thế hệ mới của Nga sẽ được phát triển dựa trên hai lớp tàu 20380 và 20385.
Siêu hạm hộ tống thế hệ mới của Nga sẽ được phát triển dựa trên hai lớp tàu 20380 và 20385.

Siêu chiến hạm hộ tống thế hệ mới của Hải quân Nga sẽ được khởi đóng vào năm 2015 và sẽ được tích hợp các hệ thống vũ khí kiểu mô-đun cùng hệ thống máy bay không người lái tiên tiến.

Việc đặt kỵ tàu hộ tống thế hệ mới thuộc Project 20386, trong đó có sự được kết hợp với nguyên lý vũ khí mô-đun và khả năng của các máy bay không người lái, đã được lên kế hoạch vào năm tới, Phó Tổng công trình sư Văn phòng Thiết kế Hải quân Trung ương Almaz, ông Igor Zakharov nói với hãng thông tấn ITAR-TASS hôm 15/10.

Trước đó, một số phương tiện truyền thông Nga dẫn thông tin từ Phòng thiết kế Almaz và Hiệp hội đóng tàu nhà nước (USC) cho biết rằng, việc chế tạo tàu chiến thế hệ mới Project 20386 sẽ dựa trên hai lớp tàu hộ tống Project 20380 và Project 20385.

"Hiện tại đang trải qua giai đoạn thiết kế kỹ thuật, bởi vậy, tôi chưa thể mô tả các đặc điểm về tàu hộ tống mới. Tuy nhiên, nó sẽ là một con tàu vạn năng với chủ yếu là các thành phần mới. Việc đặt kỵ chiếc đầu tiên trong dự án này đã được lên kế hoạch trong năm 2015", ông Zakharov tiết lộ.
Tàu hộ tống Project 20386 sẽ được Nga trang bị UAV hàng hải.
Tàu hộ tống Project 20386 sẽ được Nga trang bị UAV hàng hải.

Theo ông này, có khả năng hầu hết các tàu hộ tống thế hệ mới sẽ được khởi đóng tại nhà máy đóng tàu Severnaya Verf ở St. Petersburg, nhưng quyết định ra sao vẫn còn phụ thuộc vào Bộ Quốc phòng.

Ông Zakharov nhấn mạnh, tàu hộ tống tương lai của Hải quân nga sẽ có thiết kế không đổi, tích hợp các hệ thống vũ khí cơ bản và các mô-đun chiến đấu có dễ dàng thay thế để mở rộng số lượng nhiệm vụ mà con tàu có thể thực hiện.

Các nhà thiết kế cũng đã quan tấm đến việc triển khai một loại máy bay không người lái trên lớp tàu này, tuy nhiên mọi thứ liên quan đến vấn đề này vẫn chưa tiến triển nhanh như mong muốn. Ông Zakharov giải thích rằng, vấn đề này liên quan đến hoạt động của các phương tiện bay không người lái trong không phận chung của Nga và các vấn đề pháp lý liên quan đến an toàn hàng không.
 
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,881
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
50
Lăp chú này lên Ghẻ nhà mềnh được không hả các cụ ..


Kiến Thức) - Hải quân Israel kỳ vọng tên lửa đối không tầm trung Barak 8 có thể đối phó hiệu quả với tên lửa hành trình siêu thanh P-800 Yakhont của Syria.


Theo tờ Israel Hayom, sau nhiều năm trì hoãn Hải quân Israel đang bắt đầu lắp đặt hệ thống tên lửa phòng không tầm trung Barak 8 lên tàu chiến. Dự kiến, hệ thống này sẽ chính thức đưa vào hoạt động trong vài tháng tới.


Đây được xem là một trong những giải pháp của Israel nhằm đối phó với “sát thủ diệt hạm” siêu thanh P-800 Yakhont có trong biên chế của Hải quân Syria. Loại tên lửa được đánh giá là một trong những vũ khí chống tàu mặt nước “đáng sợ” nhất thế giới với tốc độ hành trình siêu thanh, tầm bắn cực xa, quỹ đạo bay hỗn hợp.






P-800 Yakhont là loại đạn tên lửa diệt hạm trang bị cho hệ thống phòng thủ bờ biển Bastion-P của Syria.


Barak 8 do Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Ấn Độ (DRDO) và Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Vũ trụ Israel (IAI) hợp tác phát triển, kinh phí dự án 350 triệu USD chia đều cho 2 bên.


Tên lửa được phát triển dựa trên nền tảng loại tầm ngắn Barak 1 và dự kiến trang bị đầu tự dẫn mạnh hơn, tầm bắn xa hơn với khả năng tác chiến tương đương tên lửa tầm trung RIM-162 ESSM và SM-2 của Mỹ.


IAI miêu tả Barak 8 là “hệ thống phòng không và phòng thủ tên lửa tầm xa, tiến tiến” với đặc điểm chính gồm: tầm bắn xa; trang bị đầu tự dẫn radar chủ động; phóng thẳng đứng; tiêu diệt nhiều mục tiêu cùng lúc.


Barak 8 được thiết kế để đối phó với nhiều mối nguy hiểm trên không giống như: tên lửa hành trình chống tàu, máy bay có người lái và không người lái.






Đạn tên lửa tầm trung Barak 8.


Đạn tên lửa Barak 8 dài 4,5m, đường kính thân 0,54m và sải cánh 0,94m và trọng lượng 275kg với đầu nổ 60kg.


Đạn được trang bị 2 tầng động cơ đẩy không khói, cho phép đạt tầm bắn tối đa 70km, độ cao diệt mục tiêu 16km, tốc độ hành trình Mach 2, giúp đánh chặn mục tiêu cơ động cao. Đạn tên lửa có thể tăng tầm đánh chặn mục tiêu nếu lắp thêm động cơ đẩy tăng cường.


Về phương thức dẫn đường, sau khi phóng tên lửa liên tục cập nhật thông tin dữ liệu mục tiêu từ tàu phóng qua kênh liên kết để hiệu chỉnh đường bay, ở pha cuối tên lửa sử dụng đầu tự dẫn radar chủ động để tự “tìm – diệt” mục tiêu mà không cần sự can thiệp từ tàu phóng.


Khi kết hợp với hệ thống radar bám bắt và điều khiển hỏa lực đa năng (giống như hệ thống radar mạng pha MF-STAR trên tàu khu trục lớp Kolkata Project 15 Ấn Độ), Barak 8 có khả năng đánh chặn nhiều mục tiêu cùng lúc trước một cuộc tấn công dồn dập. Thậm chí, hệ thống radar này có thể bao quát khu vực 360 độ và cho phép đánh chặn tên lửa địch ở cự ly cách 500m tính từ tàu.






Với Barak 8, Israel có thể tạm yên tâm bảo vệ tàu chiến lớn nhất hải quân nước này, Sa'ar 5.




Barak 8 thiết kế để phóng từ hệ thống phóng thẳng đứng (VLS) cấu kết 8 ống có tổng trọng lượng 1,7 tấn. Nhà thiết kế hệ thống “quảng cáo” rằng, Barak 8 có thể để dàng tích hợp mang phóng trên tàu chiến cỡ nhỏ.


Cũng theo tờ Israel Hayom, Barak 8 sẽ được tích hợp lên tàu chiến lớn nhất Hải quân Israel – hộ vệ tàng hình lớp Sa’ar 5 có lượng giãn nước toàn tải 1.227 tấn, dài 85,64m.


Hiện nay, Sa’ar 5 được trang bị hệ thống tên lửa đối không tầm ngắn Barak 1 tuy có thể đánh chặn tên lửa nhưng chỉ hữu hiệu ở tầm gần (10-12km). Trong tác chiến chống tàu, nó mang được 8 tên lửa hành trình Harpoon và ngư lôi hạng nhẹ 324mm.
 

thichxeFord

Xe tăng
Biển số
OF-294662
Ngày cấp bằng
3/10/13
Số km
1,647
Động cơ
330,860 Mã lực
Cụ có thông tin gì về việc bàn giao 2 khinh hạm lớp Gepard còn lại và 2 chiếc Sigma Việt Nam mua của Hà Lan ko ? Về tổng thể, nhìn thiết kế và hỏa lực thì Sigma ăn đứt Gepard cụ nhỉ ? Mình mua công nghệ rồi tự đóng Sigma như đã làm với Molnya thì hay quá.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top