[Funland] So sánh các loại Frigate - Warship

Xe thể thao

Xe buýt
Biển số
OF-311088
Ngày cấp bằng
9/3/14
Số km
737
Động cơ
305,360 Mã lực
có T90 đến nơi roài mua TYPE 10 làm chi?
Có bẩu mua đâu,mà mua giề nổi.đắt lòi kèn,chỉ đợi Nhật nó hứng lên nó cho thì lấy,cùng lém bỏ tiền ra mua đạn với bảo trì thôi 8->
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Có bẩu mua đâu,mà mua giề nổi.đắt lòi kèn,chỉ đợi Nhật nó hứng lên nó cho thì lấy,cùng lém bỏ tiền ra mua đạn với bảo trì thôi 8->
Không có chuyện nó cho không đâu, các cụ đừng có mơ. Các cụ nên nhớ rằng tất cả các vũ kí của nhật đang dùng hiện nay đều có nhiều linh kiện độc quyền chỉ duy nhất Nhật sản xuất vì vậy nếu cho thì sẽ lộ hết bí mật của hắn ợ.
 

otohagiang

Xe container
Biển số
OF-57467
Ngày cấp bằng
23/2/10
Số km
5,201
Động cơ
497,962 Mã lực
Có bẩu mua đâu,mà mua giề nổi.đắt lòi kèn,chỉ đợi Nhật nó hứng lên nó cho thì lấy,cùng lém bỏ tiền ra mua đạn với bảo trì thôi 8->
mục đích dùng tăng của nhà mềnh không giống thằng Khựa Bẩn, tài trợ TYPE 10 cũng chả để làm chi, cái quan trọng nằm ở biển, Nhật nó cũng rõ điều đó, còn oánh nhau trên bộ thì chưa chắc TQ đã dám, chúng nó hiểu những năm 79-88 là thế nào rồi
giờ cần 1 trong 3 anh sau:
máy bay chiến đấu
tên lửa bờ diệt hạm
tàu khu trục
nó dám tài trợ cho mình mấy em hàng này hoặc chí ít là công nghệ sản xuất thì ngon, lo gì thằng tàu nữa
bác pháo: cái đấy em...chém bừa :P
 

Xe thể thao

Xe buýt
Biển số
OF-311088
Ngày cấp bằng
9/3/14
Số km
737
Động cơ
305,360 Mã lực
Không có chuyện nó cho không đâu, các cụ đừng có mơ. Các cụ nên nhớ rằng tất cả các vũ kí của nhật đang dùng hiện nay đều có nhiều linh kiện độc quyền chỉ duy nhất Nhật sản xuất vì vậy nếu cho thì sẽ lộ hết bí mật của hắn ợ.
Nó bán nó cho thì cũng vậy,chẳng lẻ vì cái bí mật ấy mà nó chẳng dám bán chẳng dám cho á.....trừ phi nó chẳng bán chẳng cho ai thì khỏi lo sợ lộ bí mật b-)
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Nó bán nó cho thì cũng vậy,chẳng lẻ vì cái bí mật ấy mà nó chẳng dám bán chẳng dám cho á.....trừ phi nó chẳng bán chẳng cho ai thì khỏi lo sợ lộ bí mật b-)
Cụ lại nằm mơ òy, chả có thằng nào cho nước khác cái phiên bản gốc cả, đợi mai mốt nó sửa luật cho phép xuất khẩu vũ khí thì may ra được cái biên bản xuất khẩu thui.
 

Xe thể thao

Xe buýt
Biển số
OF-311088
Ngày cấp bằng
9/3/14
Số km
737
Động cơ
305,360 Mã lực
mục đích dùng tăng của nhà mềnh không giống thằng Khựa Bẩn, tài trợ TYPE 10 cũng chả để làm chi, cái quan trọng nằm ở biển, Nhật nó cũng rõ điều đó, còn oánh nhau trên bộ thì chưa chắc TQ đã dám, chúng nó hiểu những năm 79-88 là thế nào rồi
giờ cần 1 trong 3 anh sau:
máy bay chiến đấu
tên lửa bờ diệt hạm
tàu khu trục
nó dám tài trợ cho mình mấy em hàng này hoặc chí ít là công nghệ sản xuất thì ngon, lo gì thằng tàu nữa
bác pháo: cái đấy em...chém bừa :P
Máy bay chiến đấu và tàu khu trục thì cụ mơ đứa khác nó cho đê vì Máy bay chiến đấu và tàu khu trục của Nhật nó còn vướng vô hàng Mĩ mà Mĩ thì nó đang cấm vận mềnh,chưa nói đến có khi Nhật nó còn chưa đủ xài lấy đâu ra cho mềnh.
 

Xe thể thao

Xe buýt
Biển số
OF-311088
Ngày cấp bằng
9/3/14
Số km
737
Động cơ
305,360 Mã lực
Cụ lại nằm mơ òy, chả có thằng nào cho nước khác cái phiên bản gốc cả, đợi mai mốt nó sửa luật cho phép xuất khẩu vũ khí thì may ra được cái biên bản xuất khẩu thui.
Ờ thì phiên bản xk cũng ngon rùi cũng như mềnh đi mua đó mà (like)
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Máy bay chiến đấu và tàu khu trục thì cụ mơ đứa khác nó cho đê vì Máy bay chiến đấu và tàu khu trục của Nhật nó còn vướng vô hàng Mĩ mà Mĩ thì nó đang cấm vận mềnh,chưa nói đến có khi Nhật nó còn chưa đủ xài lấy đâu ra cho mềnh.
Túm cái váy lại là các cụ bảo ông AB ông ý cho không khoảng 10 tỏi ô ba ma thì mình thích mua gì thì mua :))
 

otohagiang

Xe container
Biển số
OF-57467
Ngày cấp bằng
23/2/10
Số km
5,201
Động cơ
497,962 Mã lực
Máy bay chiến đấu và tàu khu trục thì cụ mơ đứa khác nó cho đê vì Máy bay chiến đấu và tàu khu trục của Nhật nó còn vướng vô hàng Mĩ mà Mĩ thì nó đang cấm vận mềnh,chưa nói đến có khi Nhật nó còn chưa đủ xài lấy đâu ra cho mềnh.
thế mới bẩu nó dám làm thì ngon chứ lại :P
còn máy bay với tàu của nó có mấy em hàng ngon không vướng Mỹ đâu nhá :))
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Sức mạnh tầm thế giới của hạm tàu mặt nước Trung Quốc
(QUỐC PHÒNG) - Hiện nay, lực lượng tàu mặt nước TQ được giới quân sự đánh giá thuộc top vào đầu thế giới nhưng hải quân Đài Loan cũng không chịu kém cạnh.

Lực lượng tàu mặt nước Trung Quốc có sức mạnh thuộc top đầu thế giới​
Nhằm thực hiện âm mưu bành trướng bá quyền trên biển, Trung Quốc đang dốc hết sức lực xây dựng một lực lượng hải quân biển xa tầm cỡ thế giới. Để đạt được mục đích này, Bắc Kinh đang nghiên cứu chế tạo các loại tàu khu trục có khả năng phòng không mạnh và tàu hộ vệ có khả năng tác chiến tầm xa.
Hiện 3 tàu khu trục uy lực lớn nhất Trung Quốc hiện nay lớp Lữ Dương III (Type 052D) đã hoàn thành vào giữa năm 2013. Chúng được trang bị hệ thống phòng không và hệ thống quản lý thông tin chiến đấu đa năng CMS tương tự như hệ thống Aegis trên khu trục hạm và tuần dương hạm của Mỹ. Hiện nay, chiếc mang số hiệu 172 Côn Minh đã được biên chế cho hạm đội Nam Hải.
Một nửa trong số 26 khu trục hạm hiện đang trong biên chế của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) là tàu thuộc lớp Lữ Đại (Type 051), thiếu khả năng phòng không và khả năng chống ngầm. Lớp tàu này đang được dần thay thế bằng những khu trục hạm lớp Lữ Dương I/II (052B/C). Hiện nay, Trung Quốc có 6 chiếc thuộc lớp này, ngoài ra còn có 3 chiếc đang đóng.
Trung Quốc còn có khu trục hạm lớp Lữ Hộ (Type 052A), lớp Lữ Châu (Type 051C) và lớp Lữ Hải (Type 051B), trong đó chỉ có 2 lớp tàu sau và 6 chiếc lớp Hiện Đại (lớp Sovremenny thuộc Dự án 956) là có khả năng chống ngầm tốt. Trong xu hướng phát triển vũ khí trên hạm, hệ thống phóng thẳng đứng và tên lửa tầm xa là một điểm nhấn quan trọng của những mô hình phát triển sau.
Lớp tàu khu trục Type 052A (định danh NATO là Lữ Hộ) thuộc lớp tàu khu trục tên lửa tự hành đa nhiệm hiện đại đầu tiên của Trung Quốc. Lớp này có 2 tàu mang số hiệu 112 và 113. Bắt đầu được đưa vào phục vụ từ năm 1994, đến năm 2011 cả hai đã được nâng cấp đáng kể về vũ khí.
Khu trục tên lửa Type 052B Vũ Hán (số hiệu 169)​
Tàu khu trục Type 052A có chiều dài 144 mét, rộng 16 mét, lượng giãn nước tối đa 4800 tấn. Tàu được trang bị 2 động cơ turbine khí LM2500 General Electric cho phép tàu đạt tốc độ 31 hải lý/h, phạm vi hoạt động của tàu là 5000 hải lý. Tàu có thể mang theo 1-2 trực thăng Kamov Ka-27 của Nga hoặc trực thăng nội địa Z-9C.
Loại tàu khu trục này được trang bị hệ thống vũ khí cơ bản là 04 ống phóng tên lửa chống hạm YJ-82 và 08 ống phóng tên lửa phòng không HQ-7 với 6 quả nạp sẵn và cơ số 16 quả dự trữ. Loại tên lửa phòng không tầm ngắn này có tầm phóng 700-13.000m, độ cao 5-6000m, điều khiển phóng bằng chỉ lệnh vô tuyến.
Khu trục hạm tên lửa Type 052B có lượng giãn nước thông thường 5300, đầy tải 5600 tấn. Nó có chiều dài 155,2m, rộng 17,2m, cao 35m, tốc độ tối đa 27 hải lý, phạm vi hoạt động 4000 hải lý với tốc độ tuần hành 18 hải lý/h. Tàu được trang bị tên lửa chống tàu tầm xa YJ-83 và tên lửa đối không tầm trung Shtil-1 (diệt mục tiêu ở tầm xa đến 32km).
Hiện nay, hiện đại nhất trong số các tàu khu trục tên lửa và được cho là có khả năng phòng không cấp hạm đội là các tàu khu trục lớp 051C và 052C, các tàu lớp này sẽ là tương lai của tàu khu trục Trung Quốc, thay thế các lớp tàu cũ, có khả năng phòng không yếu.
Trước khi Type 052D ra đời, tàu khu trục tên lửa Type 052C là lớp tàu khu trục mới nhất, hiện đại nhất của Trung Quốc. Nó được người Trung Quốc mệnh danh là “Lá chắn thần Trung Hoa” hay “khu trục hạm Aegis Trung Hoa”, sánh ngang tàu khu trục Aegis của Mỹ và nằm trong biên chế biên đội tàu hộ vệ tàu sân bay trong tương lai.
Hai tàu khu trục tên lửa Type 051C của Trung Quốc là Thẩm Dương (115) và Thạch Gia Trang (116)​
Type 052C có chiều dài 155,5m, rộng 17,2m, cao 36m, lượng giãn nước 6000 tấn. Nó có tốc độ tuần hành 18 hải lý/h, tối đa 29 hải lý/h, phạm vi hành trình 4000 hải lý (tốc độ tuần hành), khả năng chống chịu sóng gió cấp 12, có khả năng tác chiến ở bất cứ nơi nào trên thế giới (trừ khu vực bắc cực).
Tàu được trang bị tên lửa hành trình chống tàu/đối đất YJ-62 (tầm bắn tới 400km), tên lửa phòng không tầm xa HHQ-9, là phiên bản trên hạm của tên lửa phòng không mặt đất HQ-9, có thể diệt mục tiêu ở tầm xa đến 120km (có tài liệu cho là 200km), có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo và các hệ thống pháo, ngư lôi hạng nặng.
Còn khu trục hạm tên lửa Type 051C có lượng giãn nước đầy tải tới 6600 tấn, dài 154m, rộng 17,1m, cao 35m, tốc độ tối đa 29 hải lý/h, tốc độ tuần tra 17 hải lý/h. Khi chạy với tốc độ tuần tra nó có phạm vi hành trình tối đa 4000 hải lý, hành trình liên tục trong 15 ngày đêm.
Đây là một trong những chiến hạm mạnh nhất Hải quân Trung Quốc được trang bị hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-300FM của Nga (tầm bắn 150km), tên lửa chống tàu tầm xa YJ-83 (tầm bắn khoảng 120-150 km) và các hệ thống vũ khí khác như: 2 khẩu pháo bắn nhanh AK-630, 1 pháo hạm 100mm, 2 cụm, mỗi cụm 3 ống phóng ngư lôi chống ngầm.
Khu trục hạm Type 052D có lượng giãn nước 7.500 tấn, dài 155m, rộng 18m, mớn nước 6.5m, tốc độ tối đa 30 hải lý/giờ với thủy thủ đoàn 280 người. Tàu được trang bị hệ thống động cơ mới CODOG, bao gồm hai động cơ tuốc bin khí QC208 (công suất 37.500 mã lực) và hai động cơ diesel MTU12V1163TB83 (công suất hơn 13.000 mã lực).
Tàu khu trục tên lửa Type 052C Lan Châu (170)​
Tàu được trang bị 2 hệ thống tên lửa phóng thẳng đứng, mỗi cụm có 32 ống phóng, có thể bắn nhiều loại tên lửa khác nhau như chống hạm, chống ngầm, hệ thống tên lửa phòng không tầm xa HHQ-9 (Hải Hồng Kỳ-9), một biến thể của hệ thống phòng không trên mặt đất HQ-9, có thể tiêu diệt các mục tiêu trong vòng 120 km.
Nét mới nhất và nổi bật trong thiết kế của 052D là nó sẽ được trang bị cả tên lửa hành trình đối đất DH-10 (Đông Hải 10), biến thể song sinh với tên lửa hành trình phóng từ mặt đất và máy bay ném bom H-6K/M là CJ-10 (Trường Kiếm 10), được Trung Quốc so sánh với Tomahawk của Mỹ, có tầm bắn từ 2000-3000 km (theo thông tin của Trung Quốc).
Ngoài ra, nó còn được trang bị 1 pháo hạm tàng hình H/PJ-38 130mm, hệ thống tên lửa phòng không tầm thấp FL-3000N, tổ hợp pháo phòng không cao tốc Type 730 (H/PJ-12); hai cụm, mỗi cụm 3 ống phóng ngư lôi, rocket săn ngầm.
Hải quân Trung Quốc hiện có khoảng 50 tàu hộ vệ, nhưng một nửa trong số đó là tàu lớp Giang Hồ (Type 053), không có khả năng phòng không, hơn nữa hệ thống sonar tìm kiếm/tiến công yếu kém cũng hạn chế khả năng chống ngầm của lớp tàu này.
Hiện nay, Trung Quôc Đại lục đang đóng 7 chiếc tàu hộ vệ lớp Giang Khải II, Type 054A, có khả năng tàng hình, phòng không tầm trung và cải thiện khả năng chống ngầm. Còn lại 14 chiếc tàu lớp Giang Vệ I/II (Type 053H2G/H3) và lớp Giang Khải, Type 054 là có khả năng phòng không tạm được.
Còn Type 053H2G được đóng theo công nghệ khoảng giữa thập niên 70, có lượng giãn nước thông thường 2180 tấn, tối đa 2250 tấn; chiều dài 112m, rộng 12,1m, mớn nước 4,3m. Tàu có thể chạy với vận tốc tối đa 27 hải lý/h, phạm vi hành trình 4000 hải lý.
Tàu hộ vệ tên lửa lớp 054A số hiệu 538 Yên Đài​
Tàu được biên chế thủy thủ đoàn 168 người và 1 máy bay trực thăng. Hệ thống vũ khí trên tàu khá yếu khi chỉ được trang bị 6 quả tên lửa chống hạm tốc độ cận âm YJ-81 (tầm phóng 40km) và hệ thống phòng không HHQ-61, có tầm phóng 11km, tiếp đạn thủ công.
Tàu hộ vệ Type 053H3 có lượng giãn nước thông thường 2250 tấn, tối đa 2393 tấn. Nó có chiều dài 115,4m, rộng 14,3m, mớn nước 4,3m; vận tốc cao nhất 27 hải lý/h, phạm vi hành trình tối đa 4000 hải lý.
Tàu được biên chế 168 thủy thủ; 1 máy bay trực thăng; 8 tên lửa hành trình chống hạm YJ-83 và hệ thống phòng không tầm gần HHQ-7 (biến thể trên hạm của hệ thống phòng không đất liền HQ-7), có tầm phóng 700-13.000m, độ cao 5-6000m, điều khiển phóng bằng chỉ lệnh vô tuyến.
Tàu hộ vệ lớp Giang Khải I, Type 054 là loại tàu vệ vệ hạng nặng đầu tiên của Trung Quốc với lượng giãn nước tối đa 3900 tấn (thông thường 3500 tấn). Nó có chiều dài 134m, rộng 16m, mớn nước 5m, phạm vi hành trình 4000 hải lý, thủy thủ đoàn 180 người.
Tàu được trang bị 1 pháo chính 100mm và 4 bệ CIWS AK630, sau tháp pháo được trang bị hệ thống tên lửa hải đối không tầm thấp HQ-7 (sao chép từ tên lửa Crotale) của Pháp. Vũ khí chủ lực của Type 054 là 8 tên lửa chống hạm YJ-83 tầm bắn khoảng 120-150 km.
Khu trục hạm lớp Kidd của Đài Loan phóng tên lửa SM-2​
Hiện đại nhất và lớn nhất (trên 4000 tấn) trong số các tàu hộ vệ của Trung Quốc là lớp Giang Khải II, Type 054A. Đây là lớp tàu hộ vệ mới nhất của hải quân nước này, được trang bị toàn diện từ tên lửa phòng không cho đến ngư lôi chống ngầm, có khả năng đảm nhận nhiệm vụ hộ tống tàu sân bay.
Tàu có chiều dài 134,1m, rộng 16m, lượng giãn nước thông thường 3600 tấn, tối đa 4053 tấn, tốc độ cao nhất là 27 hải lý/h, hành trình liên tục 15 ngày trong phạm vi 4000 hải lý với tốc độ tuần tra 18 hải lý/h. Nó có thể mang theo 1 trực thăng Z-9 hoặc Ka-28.
Tàu hộ vệ Type 054A có khả năng tiêu diệt mọi mục tiêu trên biển, trên không bằng tên lửa chống tàu tầm xa YJ-83 (tầm phóng 120-150 km) và 32 ống phóng kiểu thẳng đứng tên lửa đối không tầm trung HHQ-16 (biến thể trên hạm của hệ thống phòng không tầm trung mặt đất HQ-16) cùng nhiều vũ khí pháo, ngư lôi chống ngầm hiện đại khác.
YJ-83 là loại tên lửa chống hạm tốc độ cận âm 0,85Mach. Mặc dù nó có trọng lượng không phải là nhẹ (850kg) nhưng riêng tầng đẩy đã nặng tới gần 700 kg, đầu nổ vẻn vẹn 165kg, sức công phá thấp, trong khi các loại tên lửa chống hạm hiện đại có đầu nổ thông thường là 200kg, thậm chí có loại đầu nổ tới 400-500 kg.
Hệ thống tên lửa phòng không HHQ-16 (Hải Hồng Kỳ-16), là phiên bản trên hạm của hệ thống tên lửa phòng không tầm trung lục quân HQ-16 (Hồng Kỳ-16). Nó có chiều dài 2,9m, đường kính thân 0,232m, trọng lượng 165kg, đầu nổ 17kg, vận tốc 2,8Mach (khoảng trên 3000km/h), Tên lửa này có tầm phóng 45km, độ cao tối đa 25km
Khinh hạm lớp Cheng Kung (Thành Công) đóng mới trên cơ sở tàu lớp Oliver Hazard Perry​
Trước sức ép cực lớn từ sự lớn mạnh không ngừng của hải quân Trung Quốc, hòn đảo Đài Loan buộc phải nỗ lực nâng cấp hạm đội tàu mặt nước của mình để không quá lép vế. Đài Bắc mua sắm không nhiều nhưng các tàu hộ vệ và tàu khu trục của họ rất có chất lượng, một số loại còn có tính năng cao hơn cả chiến hạm cùng loại của Đại Lục.
Đài Loan muốn trang bị cho Hải quân của mình loại khu trục hạm Aegis lớp Arleigh Burke của Mỹ, nhưng hiện nay họ mới chỉ có 4 chiếc thuộc lớp Kidd. Tuy nhiên, nó cũng thực sự là khu trục hạm đa năng có uy lực lớn, được lắp đặt tên lửa đất đối không tầm trung RIM-66L (SM-2MR Block IIIA) do công ty Raytheon sản xuất để tăng cường khả năng phòng không của tàu.
Mỹ đã bán cho đồng minh các khu trục hạm này với giá khá rẻ. Đài Loan mua được với giá là 732 triệu đô la cho cả 4 khu trục hạm bao gồm cả nâng cấp sửa chữa, huấn luyện thủy thủ đoàn, cung cấp một cơ số đạn là 148 tên lửa phòng không thế hệ Standard Missile-2 là SM-2MR Block IIIA và 32 tên lửa chống tàu Harpoon.
Khu trục hạm phòng không lớp Kidd thuộc loại tàu chiến lớn nhất của Đài Loan, có tải trọng gần 10.000 tấn, lớn hơn 2.000 tấn so với tàu khu trục tiên tiến nhất thuộc Type 052D của Trung Quốc. 4 tàu này được Đài Loan mua lại của Hải quân Mỹ năm 2001, sau thời gian sửa chữa hiện đại hóa, giai đoạn 2005-2006, chúng lần lượt được biên chế.
Khu trục hạm phòng không lớp Kidd được Đài Loan gọi là lớp Keelung, có lượng giãn nước tiêu chuẩn 7.289 tấn, đầy tải 9783 tấn. Nó có chiều dài 171,6m, rộng 17m, cao 10m. Tàu được trang bị hỏa lực cực mạnh, bao gồm: 62 tên lửa đối không tầm xa SM-2MR Block IIIA và 8 tên lửa đối hạm RGM-84 Harpoon, tầm bắn 130km (có thể thay bằng tên lửa chống hạm quốc nội Hùng Phong 3).
Khinh hạm lớp Tế Dương (Knox) của hải quân Đài Loan​
Mỗi quả tên lửa thế hệ SM-2 có giá khoảng 3 triệu USD. Với tầm bắn 167 km, tên lửa cung cấp cho các tàu chiến khả năng phòng không toàn diện hơn và xa hơn. Với tầm bắn xa như vậy, nó là đối thủ nặng ký của hệ thống phòng không HHQ-9 trên các tàu khu trục lớp 052C và 052D và hệ thống S-300F trên tàu khu trục Type 051C của Trung Quốc.
Ngoài ra, tàu còn được trang bị 2 tổ hợp pháo phòng không tầm gần Phalanx 6 nòng cỡ 20mm, 2 pháo hạm 127mm và 2 cụm máy phóng ngư lôi săn ngầm Mark 46 cỡ 324mm. Tàu có có sân đáp ở đuôi tàu cho 2 trực thăng S-70 Black Hawk. Với hệ thống tên lửa phòng không và tên lửa chống hạm mạnh mẽ, nó sẽ là đối trọng đáng gờm của các khu trục hạm Trung Quốc.
Lực lượng tàu hộ vệ Đài Loan cũng thuộc dạng mạnh hàng đầu châu Á, bao gồm toàn bộ các tàu thiết kế hiện đại theo kiểu Mỹ, Pháp. Hiện nay, hải quân hòn đảo này có 22 tàu hộ vệ hạng nặng, hỏa lực mạnh, khả năng tàng hình cao, được trang bị sonar chống ngầm hiện đại.
Đầu những năm 1990, Hải quân Đài Loan mua lại 8 khinh hạm lớp Knox (Tế Dương) của Hải quân Mỹ. Lớp tàu này có lượng giãn nước 4.260 tấn, dài 134m, thủy thủ đoàn 240 người. Tàu được trang bị tổ hợp tên lửa chống hạm RGM-84 Harpoon, pháo hạm 127mm, pháo phòng không Phalanx 6 nòng cỡ 20mm, ngư lôi chống ngầm Mark 46 và tên lửa chống ngầm tầm ngắn RUR-5 ARSOC.
Ban đầu, các tàu này chỉ được trang bị tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung RIM-7. Năm 2005, Đài Loan hiện đại hóa hệ thống phòng không và hệ thống điện tử trên cả 8 tàu. Theo đó, mỗi tàu có thêm 10 tên lửa phòng không tầm trung SM-1MR có tầm bắn 37km.
Tàu hộ vệ lớp Khang Định của hải quân Đài Loan​
Đài Loan còn có 8 chiếc khinh hạm lớp Cheng Kung (Thành Công) do họ tự đóng mới dựa theo giấy phép sản xuất lớp Oliver Hazard Perry của Mỹ từ những năm 1990. Khinh hạm lớp này có lượng giãn nước 4.169 tấn, dài 138m.
Tàu trang bị các loại vũ khí sau: 40 tên lửa đối không tầm trung SM-1MR (tầm bắn 37km), 4 tên lửa hành trình đối hạm Hùng Phong II/III (tầm bắn 160km hoặc 300km), pháo hạm 76mm, pháo phòng không 40mm và 20mm, ngư lôi hạng nhẹ Mark 46 cỡ 324mm.
Hải quân hòn đảo này còn được trang bị 6 khinh hạm lớp La Fayette (Đài Loan gọi là lớp Khang Định) mua mới của Pháp đầu những năm 1990. Tàu có lượng giãn nước 3.600 tấn, dài 125m, thủy thủ đoàn gần 100 người.
Tàu thiết kế tối ưu tàng hình đối phó hệ thống radar mặt biển đối phương. Tàu được vũ trang tổ hợp tên lửa đối hạm Hùng Phong II (tầm bắn 165km), tổ hợp tên lửa đối không tầm ngắn MIM-72 Chaparral (tầm bắn 500-9.000m), pháo hạm 100mm, 2 pháo phòng không 20mm và ngư lôi chống ngầm.
Đài Loan từng có kế hoạch hiện đại hóa hệ thống phòng không cho lớp tàu này bằng việc trang bị tổ hợp tên lửa đối không tầm ngắn hiện đại hơn là RIM-116 nhưng dường như dự định này không thể thực hiện được.
Trên đây là 4 lớp tàu chiến mặt nước lớn nhất Đài Loan, phần còn lại, chiếm tới 70% là tàu cao tốc tên lửa cỡ nhỏ được trang bị tên lửa chống hạm quốc nội Hùng Phong 2 và Hùng Phong 3 rất mạnh. Hiện nay, chính quyền Đài Bắc đặt mua 4 chiếc khinh hạm lớp Oliver Hazard Perry, thời gian nhận tàu vào năm 2015.
Có thể nói, hiện nay Bắc Kinh sở hữu lực lượng tàu mặt nước hàng đầu thế giới, tuy nhiên Đài Bắc cũng không chịu kém cạnh với những tàu khu trục và hộ vệ mạnh mẽ của Mỹ, Pháp, có thể so sánh được với lực lượng hải quân của Nhật Bản và Hàn Quốc, là đối thủ mà Trung Hoa Đại Lục không thể xem nhẹ.
 

TuDo2808

Xe điện
Biển số
OF-202035
Ngày cấp bằng
14/7/13
Số km
4,785
Động cơ
369,006 Mã lực
Thế mới thấy HQVN trang bị còn nghèo nàn lắm, hi vọng được cải thiện trong tương lai gần!8->
 

springsea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-44950
Ngày cấp bằng
29/8/09
Số km
9,681
Động cơ
536,693 Mã lực
Thế mới thấy HQVN trang bị còn nghèo nàn lắm, hi vọng được cải thiện trong tương lai gần!8->
E thấy nhà mềnh được thế này cũng là có số có má rồi, có đi đâu xa mà cần tàu lớn. Nhìn thằng U cờ ren thử xem, nó nhìn thấy đồ của mềnh có mà chết thèm :))
 
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,881
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
50
Trong khu vực Asean thì không, hải quân Việt Nam chắc chỉ thua có chú Sing lắm xiền, nhiều hàng hịn ..
 

HoangNoLX

Xe hơi
Biển số
OF-153788
Ngày cấp bằng
23/8/12
Số km
138
Động cơ
355,580 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Mình chỉ so được với khu vực, ông tàu ông so được với thế giới
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Những điều ít biết về chiến hạm Mỹ mang tên thành phố Việt Nam

(Soha.vn) - Trong biên chế Hải quân Mỹ hiện có một chiến hạm mang tên thành phố Việt Nam, đó là chiếc tuần dương hạm USS Hué City (CG-66).

USS Hué City (CG-66) thuộc lớp tuần dương hạm mang tên lửa có điều khiển Ticonderoga, được khởi đóng tại xưởng đóng tàu Ingalls Shipbuilding ngày 16/4/1987, hạ thủy 20/2/1989 và chính thức vào biên chế ngày 14/9/1991. Hiện tại, cảng nhà của USS Hué City là Mayport, Florida.

USS Hué City tại Đại Tây Dương năm 2007​
Tuần dương hạm Ticonderoga hiện là lớp tàu chiến mặt nước mạnh nhất của Hải quân Mỹ (cho tới khi DDG-1000 chính thức được đưa vào sử dụng). Ban đầu, Ticonderoga CG-47 được thiết kế để mang theo radar mảng pha quét điện tử thụ động và hoạt động với vai trò như một tàu khu trục. Tuy nhiên, sự ra đời của hệ thống tác chiến AEGIS cùng radar AN/SPY-1 đã dẫn đến việc Ticonderoga được chuyển đổi từ khu trục hạm thành tuần dương hạm mang tên lửa điều khiển ngay trước khi đặt ky.
5 chiếc Ticonderoga đầu tiên mang số hiệu từ CG-47 đến CG-51 chưa được trang bị hệ thống phóng thẳng đứng đa năng Mk-41 như sau này mà chỉ được trang bị 2 ray phóng đôi Mk-26 bố trí ở phía trước và sau tàu. Những ray phóng đôi này không cho phép khai hỏa tên lửa với tốc độ nhanh mà sau mỗi loạt phóng lại phải tái nạp một lần và còn phải lựa chọn chủng loại tên lửa cho phù hợp. Chính vì vậy 5 chiếc tuần dương hạm Ticonderoga đời đầu đã bị Hải quân Mỹ loại biên khi tuổi đời còn khá trẻ.

USS Ticonderoga CG-47 với ray phóng đôi Mk-26​
Theo quy tắc, các tuần dương hạm của Hải quân Mỹ được đặt tên theo những trận đánh lớn trên khắp thế giới mà có sự tham gia của Quân đội Mỹ, chính vì vậy CG-66 được đặt tên Hué City để kỷ niệm chiến dịch Huế, Tết Mậu Thân 1968 - nơi mà Trung đoàn 1 Thủy quân lục chiến Mỹ phải đối đấu với lực lượng quân Giải phóng miền Nam Việt Nam. Trong lễ biên chế chính thức CG-66 cho Hải quân Mỹ, 3 tiểu đoàn trưởng từng tham gia trận đánh đã được mời làm khách danh dự.
HOTGửi ý kiến, tặng 3 triệu đồng
USS Hué City có thông số cơ bản: Dài 173m; rộng 16,8m; mớn nước 10,2m; lượng giãn nước tiêu chuẩn 9.200 tấn, đầy tải 9.600 tấn. Tàu được trang bị 4 động cơ turbine khí General Electric LM2500 80.000 mã lực (60.000 kW) cho phép chạy với tốc độ tối đa 32,5 hải lý/h (60 km/h); tầm hoạt động 6.000 hải lý (11.000 km) khi chạy với tốc độ 20 hải lý/h (37 km/h) hoặc 3.300 hải lý (6.100 km) khi chạy với vận tốc 30 hải lý/h (56 km/h). Biên chế của tàu có khoảng 340 thủy thủ cùng 60 sỹ quan.
CG-66 được trang bị hệ thống điện tử cực kỳ đồ sộ gồm: Radar mảng pha đa năng AN/SPY-1A/B, radar tìm kiếm mục tiêu trên không AN/SPS-49; radar tìm kiếm bề mặt AN/SPS-73; radar kiểm soát hỏa lực tên lửa AN/SPG-62, radar kiểm soát hỏa lực pháo AN/SPQ-9; hệ thống tác chiến điện tử AN/SQL-32; hệ thống sonar AN/SQQ-89(V)1/3 - A(V)15 gồm sonar chủ động AN/SQS-53B/C/D cùng 2 sonar thụ động AN/SQR-19 TACTAS và AN/SQR-19B ITASS & MFTA cùng hệ thống hàng không AN/SQQ-28 phục vụ tác chiến chống ngầm.

Tên lửa RIM-161 SM-3 phóng đi từ tuần dương hạm USS Hué City​
USS Hué City thuộc thế hệ thứ hai của tuần dương hạm Ticonderoga nên đã được thay thế 2 ray phóng đôi Mk-26 bằng 2 cụm 61 ống phóng thẳng đứng Mk-41, mang theo hỗn hợp 122 tên lửa gồm tên lửa phòng không RIM-66M-5 Standard SM-2MR Block IIIB, RIM-156A SM-2ER Block IV, RIM-161 SM-3, RIM-162A ESSM, RIM-174A Standard ERAM, tên lửa hành trình tấn công mặt đất BGM-109 Tomahawk và tên lửa chống ngầm RUM-139A VL-ASROC. Bên cạnh đó tàu còn được trang bị 8 tên lửa hành trình chống hạm RGM-84 Harpoon bố trí ở phía đuôi tàu.

Pháo hạm 127mm Mk-45 của USS Hué City khai hỏa​

Vũ khí phụ của CG-66 gồm 2 hải pháo 127mm Mk-45 Mod 2, 2 pháo tự động 25mm Mk-38, 4 súng máy 12,7mm, 2 hệ thống phòng thủ tầm cực gần Phalanx Block 1B cùng 2 cụm 3 ống phóng ngư lôi hạng nhẹ 324mm Mk-32. Tàu có nhà chứa máy bay ở phía đuôi cho phép mang theo 2 trực thăng Sikorsky SH-60B hoặc MH-60R Seahawk trong các chuyến hải trình.
BÀI LIÊN QUAN


USS Hué City là một trong những tàu chiến Mỹ đã tham dự cuộc duyệt binh hải quân quốc tế lần thứ sáu tổ chức tại New York vào tháng 7 năm 2000 với sự có mặt của tổng thống Bill Clinton. Thời gian gần đây tàu được triển khai thực hiện nhiệm vụ tại vịnh Ba Tư và biển Ả rập.
Vào ngày 14/4/2014, một đám cháy đã bùng phát trên CG-66 trong khi tàu đang hoạt động tại vị trí cách đảo Bermuda 200 hải lý về phía Đông Bắc. Mặc dù không gây ra thiệt hại về người nhưng đám cháy đã làm tàu phải ngừng hoạt động trong ít nhất 8 tháng để điều tra và sửa chữa với tổng chi phí dự kiến ban đầu khoảng 23 triệu USD.

USS Hué City (CG-66) cũng đã từng nằm trong danh sách những tàu chiến Mỹ buộc phải loại biên sớm do thiếu kinh phí hoạt động. Tuy nhiên Quốc hội Mỹ đã bác bỏ kế hoạch này và tiếp tục cung cấp tiền để tu sửa nhằm kéo dài thời hạn phục vụ của con tàu.
Gần đây đã xuất hiện một số ý kiến trong cộng đồng mạng (chủ yếu mang tính chất vui vẻ) cho rằng sau khi bị loại biên vào năm 2021 (sau khi đã trải qua 30 năm phục vụ), Việt Nam có thể đàm phán với Mỹ để được chuyển giao CG-66, sau đó sẽ đổi tên Hué City sang Thành phố Huế.
 

TechVNS

Xe tải
Biển số
OF-18541
Ngày cấp bằng
12/7/08
Số km
498
Động cơ
509,480 Mã lực
Trong khu vực Asean thì không, hải quân Việt Nam chắc chỉ thua có chú Sing lắm xiền, nhiều hàng hịn ..
Em băn khoăn là chú Sing chú ấy có nhõn 716 km2 không bằng tỉnh bé nhất của mình mà sao nó mua lắm hàng khủng thế nhỉ. Dùng làm gì không biết, mà khi có biến thì dùng thế nào. Biết là nó lắm tiền nhưng mà cái chi phí cho quân sự dùng sang việc khác có hơn không. Sao không biến nước nó thành 1 quốc gia trung lập hoàn toàn và không có quân đội. Em nghĩ chả thằng nào dám tấn công thôn tính nó.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top